Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Qua một thời gian học tập và tìm hiểu môn lý thuyết tài chính <br />
tiền tệ và môn thị trường chứng khoán, em đã bước đầu hiểu được <br />
những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhằm đáp <br />
ứng yêu cầu của môn học và nhằm tìm hiểu rõ hơn về thị trường <br />
chứng khoán, em đã tìm kiếm ,thu thập tài liệu và viết bài luận về môn <br />
này với nhan đề “ Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam một <br />
số giải pháp để phát triển”<br />
cấu trúc của bài được chia làm 3 phẩn:<br />
Phần 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam Một số <br />
giải pháp để phát triển.<br />
Phần 3: Kết luận<br />
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài <br />
viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để <br />
bài viết này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
PHẦN 1<br />
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN<br />
<br />
1/Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán<br />
<br />
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, nhưng thị <br />
trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được <br />
quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng <br />
khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có <br />
giá hoặc bút toán ghi sổ. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường <br />
sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người <br />
phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các <br />
chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. <br />
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là <br />
nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại <br />
chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.<br />
Thị trường chứng khoán không giống với các thị trường hàng hóa <br />
thông thường khác vì hàng hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc <br />
biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị sử <br />
dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị <br />
trường thể hiện mốI quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở <br />
đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá <br />
cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khaón là hình thức phát triển bậc <br />
cao của sản xuất và lưu thông hàng hóa.<br />
2/ Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán<br />
2.1/ Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính<br />
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. <br />
Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính thể hiện:<br />
Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường <br />
vốn.<br />
<br />
<br />
2<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian đáo hạn 1 năm t<br />
Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ <br />
tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.<br />
Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường <br />
tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và <br />
các công cụ vốn (các công cụ sở hữu).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2/ Cấu trúc của thị trường chứng khoán<br />
<br />
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những <br />
sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có <br />
kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:<br />
<br />
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị <br />
trường thứ cấp.<br />
<br />
∙ Thị trường sơ cấp<br />
<br />
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát <br />
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà <br />
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát <br />
hành.<br />
<br />
∙ Thị trường thứ cấp<br />
<br />
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát <br />
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng <br />
khoán đã phát hành.<br />
<br />
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường<br />
<br />
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở <br />
giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).<br />
<br />
c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường<br />
<br />
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị <br />
trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công <br />
cụ chứng khoán phái sinh.<br />
<br />
∙ Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch <br />
và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu <br />
ưu đãi. <br />
<br />
∙ Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao <br />
dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này <br />
bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính <br />
phủ. <br />
<br />
∙ Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi <br />
bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng <br />
quyền, hợp đồng quyền chọn... <br />
3/ Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán<br />
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có <br />
tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, <br />
chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.<br />
Thứ hai, thị trường cứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối <br />
công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành <br />
chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của <br />
các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế.<br />
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở <br />
hữu và quản lý.<br />
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán . Việc <br />
mở của thị trường chứng khoán làm tăng tính thanh khoản và cạnh <br />
tranh trên thị trường quốc tế.<br />
Thứ năm, thị trường cứng khoán tạo cơ hội cho Chính Phủ huy <br />
động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời <br />
tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của <br />
Chính Phủ.<br />
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo hiệu quả <br />
về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai.<br />
4/ Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán<br />
<br />
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những <br />
sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có <br />
kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:<br />
<br />
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn<br />
<br />
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị <br />
trường thứ cấp.<br />
<br />
5<br />
∙ Thị trường sơ cấp<br />
<br />
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát <br />
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà <br />
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát <br />
hành.<br />
<br />
∙ Thị trường thứ cấp<br />
<br />
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát <br />
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng <br />
khoán đã phát hành.<br />
<br />
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường<br />
<br />
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở <br />
giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).<br />
<br />
c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường<br />
<br />
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị <br />
trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công <br />
cụ chứng khoán phái sinh.<br />
<br />
∙ Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch <br />
và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu <br />
ưu đãi. <br />
<br />
∙ Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao <br />
dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này <br />
bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính <br />
phủ. <br />
<br />
∙ Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh<br />
<br />
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua <br />
đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng <br />
quyền, hợp đồng quyền chọn... <br />
<br />
6<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
5/ Thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Trước yêu cầu về đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các <br />
điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập <br />
kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo và chọn lọc các mô hình kinh tế <br />
trên thế giớI, Việt Nam đã quyết đinh thành lập thị trường chứng <br />
khoán Việt Nam với những đặc thù riêng biệt: thành lập 2 trung tâm <br />
giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sau khi thị <br />
trường phát triển thì chuyển sang thành Sở giao dịch chứng khoán.<br />
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa <br />
vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh <br />
ngày 20/07/2000 và thực hiện việc giao dịch đầu tiên vào này <br />
28/07/2000.<br />
Các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm:<br />
Chủ thể phát hành <br />
Nhà đầu tư<br />
Các tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán<br />
Các tổ chức khác<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
PHẦN 2<br />
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT <br />
NAM<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
1/ Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán còn non <br />
trẻ của Việt Nam đã dần phát triển về nhiều mặt dần định hình trở <br />
thành một kênh huy động vốn năng động, hiệu quả cho nền kinh tế đất <br />
nước.<br />
Tính đến nay đã có 63 công ty niêm yết trên thị trường chứng <br />
khoán và mỗi phiên giao dịch có tổng khối lượng niêm yết trung bình là <br />
11363.09 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán đã huy động được một khối <br />
lượng vốn nhất định cho ngân sách nhà nước thông qua việc đấu thầu <br />
và bảo lãnh phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái <br />
phiếu của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để niêm yết trên TTGDCK. <br />
Một hệ thống các tổ chức tài chính trung gian tham gia trên thị trường <br />
với 19 công ty chứng khoán, 16 các tổ chức hoạt động lưu ký cùng với <br />
ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán đã thực hiện tốt các <br />
nghiệp vụ về kinh doanh chứng khoán, về lưu ký, đăng ký và thanh <br />
toán bù trừ. Trong những năm qua, các công ty chứng khoán đều đã <br />
triển khai được các nghiệp vụ cơ bản là môi giới và tự doanh, tích cực <br />
tham gia tư vấn niêm yết với kết quả kinh doanh có chiều hướng phát <br />
triển tốt. Các công ty phần lớn đã mở thêm chi nhánh và đại lý nhận <br />
<br />
8<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
lệnh để mở rộng phạm vi hoạt động. Đồng thời thị trường chứng <br />
khoán đã thu hút được sự tham gia của công chúng đầu tư trong và <br />
ngoài nước với số lượng hơn 53.000 tài khoản của nhà đầu tư được <br />
mở tại các công ty chứng khoán, góp phần quan trọng cho sự tồn tại và <br />
phát triển của thị trường chứng khoán. <br />
Tuy nhiên so với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, xu hướng <br />
hội nhập quốc tế thì quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn <br />
quá nhỏ bé, tổng giá trị chứng khoán niêm yết (cổ phiếu và trái phiếu <br />
tính theo mệnh giá) mới chỉ chiếm khoảng 8% GDP năm 2005, chưa <br />
đáp ứng được nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế <br />
và chưa tổ chức được thị trường thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, <br />
đặc biệt là trái phiếu Chính phủ. Thị trường chứng khoán đã trải qua <br />
nhiều biến động thăng trầm "sốt nóng và nguội lạnh" gây tâm lý dè dặt <br />
và thiếu niềm tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường. Công tác tạo hàng <br />
hoá cho thị trường gặp nhiều khó khăn, số lượng các công ty niêm yết <br />
trên thị trường chưa nhiều. Thị trường trái phiếu trong thời gian qua <br />
hoạt động chưa có hiệu quả cao, chưa thu hút được sự quan tâm của <br />
các nhà đầu tư v.v...<br />
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:<br />
Trước hết, phải nói rằng thị trường chứng khoán là một thị <br />
trường mới nên công chúng đầu tư chưa thực sự hiểu biết về hoạt <br />
động chứng khoán, cũng như chưa thấy được lợi ích của việc tham gia <br />
thị trường. Trong khi đó sự thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức (bảo <br />
hiểm, quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) <br />
trên thị trường đã ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường bởi tác <br />
động tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. vì vậy <br />
thường xuyên xảy ra nöôùc, hôiững đợt đầu tư mua bán ồ ạt theo kiểu <br />
“tâm lý bầy đàn”. Các doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tư <br />
tưởng của cơ chế bao cấp, còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãi, chưa <br />
muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp <br />
9<br />
lại e ngại kiểm toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, <br />
và sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn ra niêm yết trên thị trường <br />
chứng khoán đã không hấp dẫn các nhà đầu tư, do vậy, hàng hoá trên <br />
thị trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Thêm vào <br />
đó, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước chưa gắn kết <br />
được với việc phát chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên thị <br />
trường chứng khoán; các chính sách khuyến khích, ưu đãi, đặc biệt là <br />
ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường chưa được chú <br />
ý đúng mức có ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và phát triển <br />
của thị trường chứng khoán. Mặt khác, việc quản lý và điều hành thị <br />
trường còn bất cập, hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh <br />
nghiệm thực tiễn của cơ quan quản lý và giám sát thị trường. Điều rất <br />
quan trọng là hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng <br />
khoán thiếu đồng bộ và hiệu lực pháp lý không cao, chưa có Luật <br />
chứng khoán để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định để điều chỉnh <br />
mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực <br />
tế hiện nay và định hướng, chiến lược phát triển thị trường chứng <br />
khoán Việt Nam đến năm 2010 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc <br />
tế v.v...<br />
Thứ hai, Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của <br />
thị trường chứng khoán hiện nay ở Việt Nam còn chưa phù hợp vớI sự <br />
phát triển của thị trường. Các văn bản pháp luật hiện hành chủ yếu <br />
điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán bao gồm: Nghị định <br />
số 144/2003/NĐCP ngày 28/11/2003 (thay thế Nghị định 48/1998/NĐ<br />
CP của Chính phủ ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng <br />
khoán); Nghị định số 22/2000/NĐCP của Chính phủ ngày 10/7/2000 <br />
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường <br />
chứng khoán: Nghị định số 64/2002/NĐ/CP về cổ phần hoá các doanh <br />
nghiệp Nhà nước: Luật doanh nghiệp ban hành ngày 12/6/1999 cùng <br />
với các văn bản hướng dẫn thi hành bước đầu đã tạo được khung pháp <br />
<br />
10<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
lý góp phần xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trong thời <br />
gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị <br />
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, đến nay, hệ thống pháp luật <br />
về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bộc lộ những điểm hạn <br />
chế nhất định làm cản trở sự phát triển của thị trường, chưa bao quát <br />
và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như định hướng chiến lược phát <br />
triển thị trường chứng khoán đến năm 2010.<br />
Hơn nữa, do chưa có Luật chứng khoán nên hệ thống các văn <br />
bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở tầm Nghị <br />
định chưa mang tính pháp lý cao, chưa đồng bộ, do vậy không thể giải <br />
quyết được một cách triệt để những mâu thuẫn với các văn bản pháp <br />
luật khác có liên quan. Phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật <br />
về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn hẹp, chưa bao quát và <br />
điều chỉnh thống nhất việc phát hành chứng khoán ra công chúng, các <br />
hoạt động kinh tế chứng khoán của các đối tượng tham gia thị trường, <br />
chưa tạo cơ sở pháp lý cao cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ <br />
chứng khoán v.v...<br />
Vì vậy, việc Luật Chứng chính thức đi vào hoạt động vào ngày <br />
01/01/2007 sẽ tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, vững chắc và <br />
thuận lợi cho cơ quan quản lý cũng như mọi tổ chức, cá nhân tham gia <br />
hoạt động trên thị trường, tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân <br />
khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán và từ đó <br />
thu hút được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia. Đồng <br />
thời Luật Chứng khoán sẽ tạo cơ sở pháp lý cho thị trường chứng <br />
khoán Việt Nam phát triển an toàn, lãnh mạnh và có hiệu quả, nâng cao <br />
hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động chứng khoán, bảo vệ <br />
quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, góp phần xây dựng <br />
và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một kênh huy <br />
động vốn trung và dài hạn quan trọng và thiết yếu đáp ứng cho công <br />
cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.<br />
11<br />
2/Cơ hộI và thách thức<br />
Trong những ngày ngày tháng 11 vừa qua, cả đất nước ta thật sự <br />
vui mừng khi Việt Nam đã được gia nhập vào tổ chức thương mại thế <br />
giới (WTO). Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có cơ hội được mở rộng <br />
giao lưu buôn bán trên thị trường thế giới, các hàng hóa được tư do lưu <br />
thông giữa các nước với nhau một cách dễ dàng. Thị trường vốn cũng <br />
sẽ được tự do chuyễn từ những quốc gia phát triển sang các nước kém <br />
phát triển hơn để đầu tư. Như vậy TTCK Việt Nam sẽ càng được phát <br />
triển nhơ sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt <br />
Nam thông qua TTCK.<br />
Ngoài ra, khi các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào WTO sẽ <br />
có cơ hội phát triển, từ đó các công ty sẽ lớn mạnh và được tham gia <br />
niêm yết trên thị TTCK. Vì vậy, TTCK Việt Nam sẽ có thêm nhiều <br />
loại hàng hóa mới để các nhà đầu tư lựa chọn. Đó là những tín hiệu <br />
đáng mừng cho TTCK Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó TTCK Việt Nam cũng sẽ găợ không ít những thách <br />
thức như:<br />
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu năm 1997 từ châu <br />
Á đã lan sang Nga, Trung và Nam Mỹ, thị trường tiền tệ biến động <br />
lây lan sang thị trường chứng khoán, rồi từ quốc gia này đến quốc <br />
gia khác. Sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, sự thua lỗ của các <br />
công ty dẫn đến hiện tượng giảm giá cổ phiếu và trở thành trào lưu <br />
rút vốn ồ ạt ra khỏi TTCK của một nước rồi cả một khu vực. Đây là <br />
một nguy cơ đối với TTCK Việt Nam khi kết nối với nền kinh tế <br />
thế giới. <br />
Một nguy cơ khác, theo các chuyên gia kinh tế là sự quá phụ <br />
thuộc vào luồng vốn quốc tế, dẫn đến tình trạng lệ thuộc kinh tế và <br />
thậm chí là chính trị. Thực tế cho thấy, đây là điều đáng lo ngại vì <br />
nhiều nước không đủ khả năng kiểm soát quá trình hội nhập khiến <br />
nền kinh tế rơi vào tình trạng mất chủ quyền do áp dụng hoàn toàn <br />
12<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
những quy định của nước mạnh. Ở mức độ thấp hơn là nguy cơ <br />
biến dạng thị trường khi các cường quốc mạnh áp đặt những nguyên <br />
tắc của họ vào các nước nhỏ, làm cho những nước nhỏ phải thay <br />
đổi những nguyên tắc, chuẩn mực ban đầu của họ. Hậu quả là, thị <br />
trường một nước yếu hơn rất dễ trở thành "sân sau" của một nước <br />
mạnh hơn do những quy luật nghiệt ngã của cạnh tranh trong quá <br />
trình hội nhập. Theo các chuyên gia kinh tế khi tham gia vào quá trình <br />
hội nhập, TTCK của Việt Nam cũng có nguy cơ đối đầu với sự biến <br />
dạng này nếu không có được những biện pháp phòng ngừa hợp lý.<br />
3/ Một số giải pháp để phát triển<br />
Như vậy, để thị trường chứng khoán việt Nam phát triển hơn <br />
trong tương lai và trở thành một bộ phận quan trọng trong kênh huy <br />
đọng vốn của nền kinh tế thì cần phải có các giải pháp để khắc phục <br />
những khó khăn đang tồn tại trong TTCK Việt Nam hiện nay.<br />
Về yếu tố vĩ mô: sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ <br />
mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ <br />
lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển.<br />
Về yếu tố vi mô<br />
+ Hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ <br />
ràng. Bên cạnh đó sớm đưa luật chứng khoán vào hoạt động để thị <br />
trường hoạt động có hiệu quả hơn.<br />
+ Cung cấp một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, <br />
vận hành của trung giao dịch chứng khoán như đua vào vạn hành hệ <br />
thống giao dịch khớp lệnh liên tục để thay cho việc giao dịch khớp <br />
lệnh hệ thống như hiện nay; hoàn thiện và phát triển hệ thống công bố <br />
thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ…<br />
Ngoài ra thị trường cần đến sự tham gia của các nhà đầu tư <br />
chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào <br />
những thờI điểm mất cân đốI quan hệ cung cầu, vì vậy cần phảI đào <br />
<br />
<br />
13<br />
tạo những nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra cần có <br />
những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư lớn và có tính chuyên <br />
nghiệp tham gia vào thị trường để họ trở thành những nhà dẫn dắt <br />
chính cho thị trường phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Bài tập môn Lý thuyết tài chính tiền tệ<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
Như vậy, sau 6 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam <br />
đã đạt được những thành công bước đầu đáng nhận. Tuy nhiên trong <br />
bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển một cách <br />
mạnh mẽ thì thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải phát huy hơn <br />
nữa vai trò của mình như là một kênh huy động vốn chủ yếu của nền <br />
kinh tế. Chính vì vậy nghiên cứu thực trạng của nền ch ứng khoán Việt <br />
Nam hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết.<br />
Trong phạm vi chuyên đề này chỉ nghiên cứu một phần nhỏ <br />
những mặt còn yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra <br />
một số giải pháp để phát triển trong tương lai. Hy vọng rằng trong <br />
những năm tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển mạnh <br />
mẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước <br />
và thực sự trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của nền tài <br />
chính Việt Nam.<br />
Trong quá trình thực hiện bài viết này không thể tránh khỏi những <br />
thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết này <br />
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />