Bài tập trắc nghiệm đột biến cấu trúc NST
lượt xem 29
download
Tài liệu tham khảo các phương pháp giải bài tập hóa học nhằm củng cố nâng cao kiến thức của học sinh 12. Đồng thời học liệu có đưa một số bài tập cho các em tự luyện tập. Chúc các em học tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập trắc nghiệm đột biến cấu trúc NST
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Bài tập trắc nghiệm đột biến cấu trúc NST Câu 1: Đột biến chuyển đoạn lớn có đặc điểm: A. làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng. B. không ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật bậc thấp. C. thường ít có hại, nó làm tăng tính đa dạng của sinh vật. D. gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. Câu 2: Nghiên cứu cấu trúc NST ở một loài thực vật, người ta thấy trên một đoạn NST có trình tự các gen như sau: ABCDEFGHIKLMN. Do đột biến nên trình tự các gen trên đoạn NST đó là ABCDEFGH. Đột biến này thuộc dạng: A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn trên một NST. C. đảo đoạn. D. mất đoạn. Câu 3: Dạng đột biến NST được sử dụng để chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác là: A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. lặp đoạn. Câu 4: Dạng đột biến làm tăng số lượng gen trên NST là: A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. thêm vài cặp nucleotit trên gen. Câu 5: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST? A. chuyển đoạn tương ứng giữa hai NST trong cặp NST tương đồng. B. chuyển đoạn trong cặp NST tương đồng. C. mất một đoạn gồm nhiều cặp nucleotit. D. mất một đoạn chứa gen. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 6: Mất đoạn lớn NST thường: A. gây chết hoặc làm giảm sức sống. B. không gây chết, chỉ làm giảm khả năng sinh sản. C. không làm giảm sức sống, chỉ làm giảm khả năng sinh trưởng. D. tạo ra các alen mới quy định tính trạng xấu. Câu 7: Trong một quần thể cây trồng, người phát hiện một nhiễm sắc thể có 3 dạng khác nhau về trình tự các đoạn là: 1. ABCDEFGH 2. ABCDGFEH 3. ABGDCFEH Qúa trình phát sinh các đoạn này do đảo đoạn theo sơ đồ: A. 1 --> 2 -->3. B. 2 --> 1--> 3. C. 3 --> 2 --> 1. D. 2--> 3 --> 1. Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được vận dụng để loại bỏ gen có hại là: A. chuyển đoạn lớn nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. Câu 9: Nghiên cứu cấu trúc NST ở một loài thực vật, người ta thấy trên một đoạn NST có trình tự các gen như sau: ABCDEFGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên đoạn NST đó là ABCDEFGDEFGHIK. Đột biến này thuộc dạng: A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn trên một NST. C. đảo đoạn. D. mất đoạn. Câu 10: Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn NST là do: A. hiện tượng chuyển đoạn không đồng đều. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ B. trao đổi chéo không đều giữa các cromatit ở kì đầu của giảm phân. C. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn. D. sự đứt gãy trong quá trình phân ly của các NST đơn về các tế bào. Câu 11: Dạng đột biến nào sau đây ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sống của sinh vật? A. mất đoạn lớn NST. B. mất đoạn và chuyển đoạn. C. chuyển đoạn lớn NST. D. đảo đoạn NST. Câu 12: Sự trao đổi chéo không cân bằng giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong một cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến: A. lặp đoạn và chuyển đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn. C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ. Câu 13: Xét một cặp NST tương đồng: NST có nguồn gốc từ bố là ABCDE, NST có nguồn gốc từ mẹ là abcde. Tế bào chứa NST tương đồng đó giảm phân tạo giao tử, thấy có giao tử chứa NST với kí hiệu là ABDE. Hiện tượng, hậu quả của dạng đột biến là: A. mất đoạn, làm giảm mức độ biểu hiện của tính trạng. B. mất đoạn, làm giảm sức sống hoặc gây chết. C. mất đoạn, làm tăng mức độ biểu hiện tính trạng. D. chuyển đoạn, làm giảm sức sống hoặc gây chết. Câu 14: Sơ đồ minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào? A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST. B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST. D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. (1): ABCD.EFGH ---> ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH ---> AD.EFGBCH Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 15: Bệnh nhân bị mất 1 đoạn NST số 21 sẽ mắc bệnh: A. Đao. B. Máu khó đông. C. Ung thư máu. D. Hồng cầu liềm. Câu 16: Đột biến chuyển đoạn NST là đột biến trong đó có sự: A. chuyển vị trí các đoạn trong một NST, hoặc có sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng. B. trao đổi đoạn tương ứng giữa hai NST đồng dạng. C. trao đổi chéo không cân giữa hai NST đồng dạng. D. đảo ngược 1800 của một đoạn NST. Câu 17: Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là: A. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn. B. do sự trao đổi chéo không đều giữa các cromatit ở kì đầu của giảm phân I. C. do sự đứt gãy trong quá trình phân ly của các NST đơn về các tế bào con. D. do tác nhân đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn rồi nối lại một cách ngẫu nhiên. Câu 18: Đột biến làm cho một đoạn của NST hoặc cả NST này sát nhập vào NST khác thuộc dạng đột biến? A. lặp đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. chuyển đoạn tương hỗ. Câu 19 : Những dạng đột biến cấu trúc NST là: A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn. B. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nucleotit. C. mất một hoặc một số cặp NST. D. thêm một hoặc một số cặp NST. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 20: Đột biến là gì? A. Đột biến là những biến đổi trong tế bào chất. B. Đột biến là những biến đổi trong nhân tế bào. C. Đột biến là những biến đổi trong cơ thể sinh vật. D. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. Câu 21: Thể đột biến là những cá thể: A. mang đột biến. B. mang mầm đột biến. C. mang đột biến biểu hiện ở kiểu hình. D. mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. Câu 22: Đột biến NST là: A. những biến đổi liên quan tới số lượng NST. B. sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng NST. C. những biến đổi trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc. D. những biến đổi trong cấu trúc của ADN. Câu 23: Đột biến cấu trúc NST là: A. những biến đổi trong cấu trúc của NST. B. những biên đổi về số lượng của NST. C. những biến đổi về hàm lượng ADN. D. sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. Câu 24: Nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc NST là: A. Các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt. B. Các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. C. Các rối loạn trong quá trình sinh lí hóa sinh của tế bào. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 25: Hậu quả của đột biến chuyển đoạn lớn NST là: A. gây chết hoặc làm giảm sức sống. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ B. làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng. C. ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. D. gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật. Câu 26: Dạng đột biến cấu trúc NST nào có ý nghĩa tiến hóa đối với hệ gen: A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. lặp đoạn. Câu 27: Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc NST thấy rõ nhất là: A. Quan sát tế bào kết thúc phân chia. B. Nhuộm băng NST. C. Phát hiện thể đột biến. D. Quan sát kiểu hình. Câu 28: Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là: A. lặp đoạn và đảo đoạn. B. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. C. mất đoạn và lặp đoạn. D. đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 29: Những đột biến nào thường gây chết: A. mất đoạn và lặp đoạn. B. mất đoạn và đảo đoạn. C. lặp đoạn và đảo đoạn. D. mất đoạn và chuyển đoạn. Câu 30: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là: A. mất đoạn NST 22. B. lặp đoạn NST 22. C. đảo đoạn NST 22. D. chuyển đoạn NST 22. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP TRĂC NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN
2 p | 947 | 246
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan về Nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
10 p | 912 | 177
-
Đề trắc nghiệm sinh bài Đột biến
21 p | 475 | 149
-
ÔN TẬP SINH HỌC 12 Chương I: Đột biến gen
95 p | 686 | 133
-
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ADN - GEN
5 p | 510 | 112
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan về Điều hòa hoạt động gen và Đột biến gen
11 p | 619 | 81
-
Bài tập Đột biến nhiễm sắc thể
16 p | 453 | 60
-
Bài tập Đột biến gen
31 p | 278 | 45
-
câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh ĐỘT BIẾN GEN
10 p | 263 | 39
-
Sổ tay hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm Sinh học theo chủ đề (Phần Di truyền và Sinh thái học): Phần 1
68 p | 155 | 26
-
Đột biến gen (Bài tập tự luyện)
0 p | 217 | 24
-
Tổng hợp các phương pháp và kỹ năng giải 1206 bài tập trắc nghiệm Sinh học (Tập 1): Phần 2
132 p | 143 | 11
-
Bài tập trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Sinh 12
15 p | 88 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Tuyển chọn 1206 bài tập trắc nghiệm Sinh học - Phương pháp và kỹ năng giải bài tập (Tập 1): Phần 2
132 p | 40 | 2
-
Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm và tự luận Sinh học 12 (Phần cơ chế di truyền, biến dị cấp độ tế bào và phân tử): Phần 1
156 p | 8 | 2
-
Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm và tự luận Sinh học 12 (Phần cơ chế di truyền, biến dị cấp độ tế bào và phân tử): Phần 2
216 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn