Bài thực hành 4: Tính chất của cơ
lượt xem 20
download
Mục đích của bài thực hành nhằm giúp học sinh thấy được sự co cơ khi có kích thích, từ đó nắm được tính chất cơ bản của cơ là sự co rút, biết cách bố trí thí nghiệm dùng máy đo nhịp tim, nhịp cơ bằng điện. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 4: Tính chất của cơ
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 8? Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với cuốn "Thí nghiệm thực hành sinh học 8" mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình, làm cơ sở để tập huấn cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm, những kiến thức mở rộng giúp hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏitrả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm Quế Nham Tân YênBắc Giang ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết Bài, phần SGK TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của 3. TN 8 8PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho 6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của 7. TN 13 13Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim 10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho 11. TH 39 37 116 trước
- Tìm hiểu chức năng của tuỷ 139 12. TH 46 44 sống 13. 4.Tn: tính chất của cơ (Tiết 9 Bài 9 phần 2 SGK.Tr 32) IMục đích: Học sinh thấy được sự co cơ khi có kích thích, từ đó nắm được tính chất cơ bản của cơ là sự co rút. Biết cách bố trí thí nghiệm dùng máy đo nhịp tim, nhịp cơ bằng điện. IINội dung AChuẩn bị aDụng cụ 1.ếch (mỗi nhóm 12 con) 2.Dụng cụ mổ, khay mổ (mỗi nhóm 1 bộ). 3.Máy đo nhịp cơ dùng điện (mỗi nhóm 1 chiếc) 4.Giá thí nghiệm (mỗi nhóm 1 chiếc) 5.Dung dịch sinh lí 0,65% NaCl, cốc thuỷ tinh, bông thấm ... bphương tiện Những kiến thức bổ trợ cần thiết trong bài: +Cách chọc tuỷ ếch, cách làm ếch tuỷ: Phá tuỷ ếch làm cho ếch bất động: Dùng kim nhọn chọc tuỷ, điểm chọc là hố khớp giữa xương sọ và đốt sống đầu tiên. Cầm ếch bằng tay trái, tay phải cầm dùi, dùng ngón tay ấn đầu ếch gập xuống, nhìn chỗ da hơi lõm xuống (đỉnh tam giác có cạnh đáy là hai mắt) đó là hố khớp. Đâm dùi vào hố khớp, luồn nhẹ vào ống tuỷ, xoáy thẳng theo cột sống, nếu ếch duỗi thẳng hai chân sau và run run, sau đó mềm ra là chọc đúng. Cách làm ếch tuỷ: Dùng kéo luồn qua miệng ếch, qua hai mắt và cắt bỏ hàm trên của ếch (bỏ não), để sau 57 phút cho ếch hết choáng thì mới tiến hành các thí nghiệm. BTiến hành thí nghiệm:
- Hoạt động 1: +Phá tuỷ ếch, cắt da đùi và cẳng chân, bóc cơ bám vào xương, để lộ dây thần kinh và cắt cơ cẳng chân ra khỏi chân ếch (đầu dưới là gân asin) hình 92SGK Tr32. +Lắp đặt máy đo nhịp cơ, đầu gân asin nối với cần ghi, que điện cực để kích thích cắm vào cực ra 6V, kiểm tra hoạt động của máy và điều chỉnh cần ghi cho phù hợp, bút ghi, giấy ghi ... Dùng bông tẩm dung dịch sinh lí và bôi vào phần cơ để khỏi khô. +Đóng mạch điện và kích thích vào dây thần kinh cho cơ co rút. Hoạt động 2: +Quan sát hiện tượng xảy ra khi có kích thích, khi ngừng kích thích, hình dạng của bắp cơ kho co, khi giãn: Khí có kích thích: cơ co Khi ngừng kích thích: cơ dãn +Đồ thị của cơ co trên giấy cho ta biết : Cơ co hay dãn, mức độ co, dãn của cơ Nếu dùng dòng điện kích thích một thời gian ngắn, ta thấy cơ co và dãn ra mau theo chu kỳ khoảng 0,1 giây. (Đồ thị có hình các chữ V ngược) Nếu ta cho kích thích cách nhau dưới 0,5 giây thì cơ co liên tục và chỉ dãn ra khi ngừng kích thích, khi đó chính là co cơ rung. (Đồ thị có hình đoạn thẳng) Hoạt động 3: Cơ chế của phản xạ đầu gối +Khi ta dùng búa gõ vào hõm gối: Đã có kích thích cơ học vào hõm gối. +Thần kinh thụ cảm nhận kích thích và truyền về trung ương thần kinh (tủy sống) +trung ương phân tích KT gửi về và xuất hiện luồng thần kinh ly tâm tớ cơ quan trả lời (cơ ở chân) +Cơ co làm chân bật lên khỏi vị trí ban đầu hoàn thành 1 cung phản xạ (Phản xạ này được vận dụng để kiểm tra sức khỏe, phản ứng của cơ thể, phản xạ của cơ thể, sự co cơ khi khám sức khỏe) Hoạt động 4: +Kết luận về hoạt động của cơ khi có kích thích: có KTCơ co, ngừng KTCơ dãn.
- +Tính chất của cơ : (là co và dãn cơ). +Khi cơ co có sinh được công cơ học: (có vì đã có sự dịch chuyển cơ học của đòn ghi hay vật nặng) CCâu hỏibài tập 1Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co, dãn Trả lời: 2Khi chúng ta ngủ thì đa số cơ vân co hay duỗi? Vì sao? Trả lời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 39 thực hành số 4 TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN
6 p | 887 | 66
-
Bài 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
4 p | 827 | 45
-
Giáo án hóa học lớp 11 nâng cao - BÀI 45: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4. ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETYLEN, AXETYLEN
4 p | 848 | 44
-
Giáo án Khoa học 4 bài 21: Ba thể của nước
5 p | 621 | 27
-
Giáo án bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
9 p | 803 | 26
-
Giáo án bài 5: Từ Hán Việt - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 387 | 24
-
Giáo án tuần 15 bài Tập đọc: Hai anh em - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
6 p | 413 | 24
-
Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Bài giảng Ngữ văn 8
9 p | 735 | 16
-
Bài giảng Quang hợp ở thực vật - Sinh 11
18 p | 195 | 15
-
Bài 4: Đại từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 448 | 15
-
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
3 p | 490 | 14
-
Bài 4: Những câu hát châm biếm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 207 | 10
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 211 | 10
-
Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 305 | 9
-
Giáo án lớp 4: Ngữ pháp BỔ NGỮ
4 p | 95 | 9
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 370 | 9
-
Giáo án bài 3: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa - Âm nhạc 7 - GV:T.K.Ngân
5 p | 227 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn