
Bài toán năng lực cạnh tranh
lượt xem 86
download

Thực ra, cạnh tranh không phải là một vấn đề. Năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn để đáng bàn. Năng lực cạnh tranh yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài toán năng lực cạnh tranh
- Bài toán năng lực cạnh tranh Trong những món "quà Tết” mà năm 2007 ban tặng cho chứng ta có một thứ mang tính chất hai mặt. Cái thứ mang tính chất hai mặt đó chính là cạnh tranh - cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà của chúng ta. Cạnh tranh là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với cả những "gã khổng lồ" có tiềm lực to lớn và có kinh nghiệm đầy mình. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức ép lành mạnh để vươn lên. Không có sức ép, chắc gì chúng ta đã chịu từ bỏ cách nghĩ, cách làm cũ. Thực ra, cạnh tranh không phải là một vấn đề. Năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn để đáng bàn. Năng lực cạnh tranh yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những nguyên nhân nằm ở cái sự "trẻ người, non dạ” của nền kinh tế thị trường mà chứng ta đang trong quá trình xây đựng. Ví dụ, phần lớn trong hơn 200.000 doanh nghiệp tư nhân của nước ta vừa mới được hình thành sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời cách đây chưa đến chúc năm. Mà như vậy, thì các doanh nghiệp tư nhân, chủ thể quan trọng hàng đầu của kinh tế thị trường, nói chung đều khá nhỏ bé, năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều. Đó là chưa nói tới các truyền thống kinh doanh cha truyền con nối đã bị đứt đoạn và mới chỉ được chắp nối một phần. Những nguyên nhân như vậy chỉ có thể khắc phục được trong quá trình phát triển tiếp theo và qua chọn lọc tự nhiên của thị trường. Mọi sự "quá trẻ” đều chỉ là vấn đề của thời gian. Có những nguyên nhân nằm ở cơ chế . Ví dụ thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng. Ví dụ thứ hai, hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Ví dụ thứ ba, các đầu tư công kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế... Để loại bỏ những nguyên này điều cần thiết là phải đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và tiến hành những cải cách sâu rộng về pháp luật và thể chế. Có những nguyên nhân nằm ở mối quan hệ lao động. Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng ở đây là phải hình thành một văn hoá đối thoại giữa những người lao động với những người sử dựng lao động, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở thương thuyết và mặc cả. Muốn vậy tổ chức công đoàn phải mạnh và phải gắn bó với những người công nhân cả về quyền lợi và trách nhiệm. Chính quyền khó có thể áp đặt cách giải quyết của mình cho mọi cuộc tranh chấp lao động, nhưng có thể báo đảm một môi trường lao động lành mạnh và các khuôn khố pháp lý để dẫn dắt hành vi cho cá hai bên tranh chấp nhằm tránh xung đột và đổ vỡ.
- Cuối cùng, có những nguyên nhân nằm ở hệ thống giáo đục và đào tạo. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhưng người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này. Cuối cùng, với món quà cạnh tranh, chúng ta không thể không cám ơn hội nhập. Tuy nhiên, sau ơn huệ, điều quan trọng phải làm ngay là xây dựng và triển khai một chiến lược toàn điện để nâng cao năng lực canh tranh.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THẢO LUẬN: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DA GIẦY VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
17 p |
167 |
63
-
Bài giảng Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 - GS. Michael E. Porter
34 p |
82 |
17
-
Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ năng lực cạnh tranh toàn cầu?
4 p |
53 |
7
-
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh các bến cảng container tại Hải Phòng
6 p |
46 |
2
-
Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 năm 2018 của Việt Nam, ý nghĩa và các vấn đề đặt ra
19 p |
48 |
2
-
Việt Nam thăng hạng năng lực cạnh tranh: Nội lực đã thực sự được cải thiện?
2 p |
45 |
2
-
Chỉ số đổi mới công nghệ Kinh nghiệm quốc tế và định hướng áp dụng cho Việt Nam
5 p |
40 |
1
-
Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
17 p |
6 |
1
-
Tác động của CPTPP đến ngành nông nghiệp Việt Nam
4 p |
19 |
1
-
Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn
12 p |
33 |
1
-
Cạnh tranh có hiệu quả trong hội nhập và cải cách doanh nghiệp nhà nước
13 p |
27 |
1
-
Việt Nam tiến 5 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
1 p |
69 |
1
-
Phát huy tiềm năng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Mấy giải pháp từ thực tiễn
7 p |
40 |
1
-
Mô hình cạnh tranh đô thị và các yếu tố ảnh hưởng
6 p |
28 |
1
-
Nghệ An trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2017 một sự khởi sắc
6 p |
20 |
0
-
Năng lực cạnh tranh Việt Nam so với các nước ASEAN
14 p |
32 |
0
-
Nhận rõ rào cản để vươn lên trong cạnh tranh
17 p |
9 |
0


intNumView=229
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
