intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn bị đau mạn tính - Giờ thì sao

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn bị đau mạn tính: Giờ thì sao? Sau nhiều năm không chắc chắn, cuối cùng bạn đã biết điều gì khiến bạn khó chịu. Đó có thể là viêm khớp, đau xơ cơ hay bất kỳ chứng bệnh nào khác. Kết quả luôn giống nhau: mạn tính. Biết được nguồn gốc của cơn đau không đủ để giảm bớt sự khó chịu. Không có cách nào có thể nhanh chóng dẹp được đau mạn tính. Và thường thì bác sỹ không làm được gì nhiều. Bạn là yếu tố chính. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình được cải thiện,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn bị đau mạn tính - Giờ thì sao

  1. Bạn bị đau mạn tính: Giờ thì sao? Sau nhiều năm không chắc chắn, cuối cùng bạn đã biết điều gì khiến bạn khó chịu. Đó có thể là viêm khớp, đau xơ cơ hay bất kỳ chứng bệnh nào khác. Kết quả luôn giống nhau: mạn tính. Biết được nguồn gốc của cơn đau không đủ để giảm bớt sự khó chịu. Không có cách nào có thể nhanh chóng dẹp được đau mạn tính. Và thường thì bác sỹ không làm được gì nhiều. Bạn là yếu tố chính. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình được cải thiện, bạn cần thực hiện một số bước để kiểm soát chứng đau. Hiểu rõ vai trò của mình Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong kiểm soát đau là chấp nhận thực tế rằng bạn có thể luôn bị đau. Một số người có thể giảm đáng kể hoặc loại trừ đau. Nhưng nếu bạn giống như phần lớn những người bị đau mạn tính, thì đau sẽ luôn là một phần cuộc sống của bạn. Kiểm soát đau mãn tính không có nghĩa là làm cho đau biến mất, mà là học cách giữ cho chứng đau ở mức độ chịu đựng được, là học cách tận hưởng cuộc sống, cho dù bị đau, và chấp nhận rằng chỉ bạn mới có thể điều khiển được tương lai của mình. Tìm đúng bác sỹ
  2. Chịu trách nhiệm về chứng đau của mình không có nghĩa là bạn không thể hoặc không nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Một bác sỹ có thể đặc biệt giúp ích khi bạn có vấn đề hoặc cần giúp đỡ. Nhưng phải đảm bảo rằng đó là bác sỹ hiểu được bệnh tình của bạn và trao đổi tốt với bạn. Bác sỹ phù hợp có thể là bác sỹ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa đã theo dõi tình trạng bệnh của bạn. Hoặc bạn có thể gặp bác sỹ nội khoa hoặc bác sỹ tâm lý chuyên về điều trị đau. Nếu bạn không đảm bảo tìm được một bác sĩ chuyên khoa về đau, hãy yêu cầu bác sỹ của bạn giới thiệu bạn đến người đó. Nói chung, khi lựa chọn bác sỹ, hãy tìm người có những đặc điểm sau: Có kiến thức về đau mãn tính  Muốn giúp đỡ  Biết lắng nghe  Tạo cho bạn cảm giác thoải mái  Khuyến khích bạn đặt các câu hỏi  Có vẻ trung thực và đáng tin cậy  Cho phép bạn không đồng ý  Sẵn sàng nói chuyện với gia đình và bạn bè của bạn  Có thái độ tích cực về cuộc sống và bệnh trạng của bạn  Tuy nhiên, trước khi chọn một bác sỹ mới, hãy hỏi cơ quan bảo hiểm y tế  của bạn để đảm bảo rằng bác sỹ đó được cơ quan bảo hiểm chấp nhận. Tìm hiểu về bệnh tình
  3. Tìm được bác sỹ phù hợp chưa phải là đã xong việc. Cần có một nhóm để điều trị chứng đau của bạn. Ðể làm cho điều này dễ dàng hơn, hãy nỗ lực học hỏi tất cả những gì có thể về bệnh trạng và chứng đau của mình. Có thông tin về sức khoẻ của mình là rất quan trọng, nhưng đừng làm quá. Dành quá nhiều thời gian để đọc về bệnh tật hoặc nói chuyện về cơn đau có thể phản tác dụng. Nó khiến bạn chú ý tới cơn đau, thay vì quên đi. Mô tả chứng đau Mô tả chính xác tình trạng đau sẽ giúp bác sỹ hiểu về kiểu đau của bạn, đưa ra chẩn đoán, phương án điều trị và theo dõi sự tiến triển. Bạn có thể giúp cho buổi đi khám bác sỹ bằng cách chuẩn bị trả lời những câu hỏi sau: Ðau ở đâu?  Đau bao lâu?  Đau thành cơn hay liên tục?  Cơn đau kéo dài bao lâu?  Điều gì làm đau hơn?  Điều gì làm đỡ đau?  Cường độ đau? Bạn có thể được yêu cầu đánh giá đau theo thang điểm từ 0  đến 10, với 0 là không đau và 10 là đau dữ dội. Đau như thế nào? Đau nhói, đau buốt, đau âm ỉ, đau dai dẳng, đau nhức,  đau rấm rứt. Càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Ðau có thay đổi kể từ lần khám trước không? 
  4. Bạn đã thử dùng thuốc gì để điều trị? Chúng có hiệu quả như thế nào?  Ðặt mục tiêu Mọi người khác nhau về mức độ đau có thể chịu đựng được. Mức độ đau không thể chịu đựng được đối với bạn lại có thể chấp nhận được đối với người khác. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định khả năng chịu đựng đau bằng cách cho bạn đánh giá tình trạng đau của mình theo một thang điểm cường độ đau. Sau đó bạn có thể đặt ra mục tiêu mong muốn. Chẳng hạn, nếu bạn đánh giá tình trạng đau của mình trung bình là 6/10 và bạn cho là mình có thể chịu đựng được mức độ đau 3/10, thì bạn và bác sỹ của bạn đã có mục tiêu rõ ràng hơn hướng tới. Bạn không thể đưa đau về mức dưới 0, nhưng thường thì sẽ có sự tiến bộ. Tập trung vào từng vấn đề một. Ví dụ, bạn có thể bị cả đau lưng và đau đầu gối, nhưng đau lưng nhiều hơn. Hãy bắt đầu bằng điều trị đau lưng và sau đó, khi lưng của bạn đã có thể chịu đựng được, hãy giải quyết vấn đề đầu gối. Thời gian cần để đạt được mục tiêu tùy thuộc vào chẩn đoán của bạn, nhưng thường thì sẽ thấy sự tiến bộ trong một vài tháng đầu tiên. Sau đó, bạn có thể hướng tới mục tiêu điều trị đau nói chung. Hiểu rõ việc điều trị của bạn Tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình điều trị khi bác sỹ khuyên những biện pháp điều trị chuyên khoa hơn. Hãy hỏi tại sao cách điều trị đó lại được đề xuất và tìm hiểu về nguy cơ, lợi ích và những biện pháp thay thế. Hãy cẩn thận khi đồng ý
  5. dùng thuốc, tiêm hoặc các biện pháp khác khi chưa biết chúng mang lại điều gì. Bất kỳ sự can thiệp nào đều có khả năng mang lại cả lợi ích và biến chứng. Hãy nói với bác sỹ của bạn để đảm bảo rằng sự cân bằng luôn nghiêng về phía lợi ích. Phải lường trước khả năng là có lúc bạn sẽ thất vọng với quá trình điều trị. Bạn có thể phải thử nhiều cách điều trị khác nhau trước khi bác sỹ tìm ra cách có tác dụng đối với bạn, vì vậy đừng thất vọng nếu cách điều trị đầu tiên không hiệu quả như bạn hy vọng. Bác sỹ sẽ điều chỉnh dần cách điều trị khi theo dõi phản ứng của cơ thể bạn với những phác đồ khác nhau. Thường thì sự tiến bộ sẽ đến trong 2 - 3 tháng đầu. Giữ liên hệ với bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu Nếu bạn đang điều trị chuyên khoa, thường thông qua bệnh viện hoặc trung tâm điều trị đau, hãy giữ liên hệ với bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bác sỹ điều trị thường chỉ tập trung vào tình trạng đau mạn tính và không theo dõi những vấn đề khác về sức khoẻ hoặc không đảm bảo là bạn được khám sàng lọc về sức khoẻ thường qui, như là chụp nhũ ảnh hoặc kiểm tra tiền liệt tuyến. Bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu mới là người chăm lo cho sức khoẻ chung của bạn. Hãy đảm bảo rằng bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu và bác sỹ điều trị đau có sự trao đổi cởi mở. Cả hai cần biết về loại thuốc giảm đau mà bạn đang dùng, người kê đơn thuốc đó và liệu bạn có đang dùng thêm những thuốc không liên quan đến tình trạng đau hay không. Ðiều này làm giảm khả năng quá liều hoặc tương tác xấu giữa các thuốc.
  6. Yêu cầu bác sỹ điều trị đau gửi một bản sao hồ sơ bệnh án của bạn cho bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thường thì bác sỹ điều trị đau sẽ kê đơn và điều chỉnh thuốc trong khi xác định phối hợp thuốc và liều lượng đúng. Khi bạn đã có phác đồ ổn định, bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể kê những đơn tiếp theo. Ðiều này cho phép bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu biết chắc rằng các thuốc và liệu pháp của bạn hoàn toàn phù hợp. Chủ động Điều quan trọng nhất là hãy chịu trách nhiệm về tình trạng đau của mình. Đừng trở nên phụ thuộc về mặt tình cảm vào bác sỹ. Bác sỹ sẽ thông cảm nhưng không quá thương xót hoặc chiều chuộng. Bác sỹ có thể giúp bạn biết cách xử lý cơn đau, nhưng rốt cuộc bạn mới là người điều khiển nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2