CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 48 - 2014<br />
<br />
Một số vướng mắc trong<br />
việc tính toán biên độ<br />
thiệt hại của vụ việc điều<br />
tra chống bán phá giá<br />
Hệ thống phòng vệ thương mại của Canada<br />
và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp<br />
<br />
hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam<br />
Hội thảo về Kinh nghiệm ứng<br />
phó và sử dụng hiệu quả biện<br />
pháp phòng vệ thương mại và<br />
Cơ chế giải quyết tranh chấp tại<br />
WTO ngày 13/11/2014<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Bộ Công Thương<br />
<br />
“<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br />
của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br />
tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br />
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br />
Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Pháp luật và thực tiễn điều<br />
tra chống trợ cấp của một<br />
số nước trên thế giới<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 08/01/2014<br />
<br />
22<br />
<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, Võ Văn Thúy,<br />
Trần Thị Minh Phương, Phạm Châu Giang,Phạm Thị<br />
Quỳnh Chi, Phạm Hương Giang, Bùi Nguyễn Anh<br />
Tuấn, Phan Đức Quế, Phùng Văn Thành, Cao Xuân<br />
Quảng, Hồ Tùng Bách, Trần Diệu Loan,<br />
Tạ Mạnh Cường<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
<br />
28<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
29<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Số 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Chuyên mục<br />
<br />
Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới<br />
<br />
Luật pháp, quy định của ec về phương pháp tính toán biên độ trợ cấp<br />
trong các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp của EU<br />
<br />
K<br />
<br />
ể từ khi Việt Nam gia nhập<br />
Tổ chức Thương mại Thế giới<br />
(WTO), cùng với những lợi ích<br />
từ việc được dỡ bỏ các hàng rào thuế quan<br />
ở các thị trường lớn, hàng hóa xuất khẩu<br />
Việt Nam luôn phải hứng chịu những<br />
thách thức, khó khăn mới từ các biện<br />
pháp phòng vệ thương mại. Các biện pháp<br />
phòng vệ thương mại là công cụ để các<br />
quốc gia Thành viên WTO bảo vệ ngành<br />
sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh<br />
của hàng nhập khẩu khi các biện pháp<br />
thuế quan dần được dỡ bỏ.<br />
Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu<br />
Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng khoảng<br />
74 vụ việc phòng vệ thương mại (trong<br />
đó có 44 vụ việc chống bán phá giá, 5<br />
vụ việc chống trợ cấp, 15 vụ việc Tự vệ<br />
và 10 vụ việc điều tra chống lẩn tránh<br />
thuế). Tuy nhiên, trong những năm gần<br />
đây, việc điều tra chống trợ cấp đối với<br />
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang<br />
<br />
4<br />
<br />
có xu hướng tăng lên. Từ năm 2009 đến<br />
2013, Hoa Kỳ đã 4 lần khởi xướng điều<br />
tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập<br />
khẩu từ Việt Nam (túi PE, ống thép, mắc<br />
áo và tôm nước ấm).<br />
Bên cạnh đó, ngày 19 tháng 12 năm<br />
2013, Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi<br />
xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp<br />
liên quan đến sản phẩm sợi tổng hợp<br />
(polyester staple fibres - PSF) từ Việt<br />
Nam, Ấn Độ, Trung Quốc nhập khẩu vào<br />
EU- đây là vụ điều tra chống trợ cấp đầu<br />
tiên của EU đối với Việt Nam. Trong số<br />
các thành viên WTO áp dụng nhiều các<br />
biện pháp chống trợ cấp, không thể không<br />
kể đến EU - đứng thứ hai về sử dụng các<br />
biện pháp chống trợ cấp (sau Hoa Kỳ).<br />
Trong các vụ việc điều tra chống trợ<br />
cấp thì phương pháp tính toán nhằm xác<br />
định rõ được mức độ trợ cấp mà doanh<br />
nghiệp xuất khẩu được hưởng và sử dụng<br />
nó làm cơ sở áp thuế đối kháng là một<br />
<br />
trong những vấn đề quan trọng, có ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến biên độ trợ cấp, mức<br />
thuế mà doanh nghiệp phải chịu.<br />
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích<br />
đưa ra cái nhìn tổng quan về việc điều<br />
tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp của<br />
EC và phương pháp tính toán biên độ trợ<br />
cấp đối với các chương trình cụ thể để<br />
người đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.<br />
Theo đó, bài nghiên cứu sẽ thực hiện<br />
các mục tiêu cụ thể sau:<br />
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, các<br />
nguyên tắc chung về điều tra áp dụng<br />
biện pháp đối kháng của EC và phương<br />
pháp tính toán biên độ trợ cấp của EC<br />
- Đưa ra khuyến nghị cho Chính phủ,<br />
các nhà sản xuất/xuất khẩu, các hiệp hội<br />
ngành hàng của Việt Nam trong việc ứng<br />
phó với các vụ kiện chống trợ cấp.<br />
I. Tổng quan quy định về điều tra<br />
trợ cấp và áp dụng biện pháp đối kháng<br />
của Liên minh Châu Âu<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 48 - 2014<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Chuyên Mục<br />
<br />
Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới<br />
1. Cơ sở pháp lý<br />
Hiện nay, các quy định pháp lý về<br />
điều tra chống trợ cấp và áp dụng biện<br />
pháp đối kháng của EC được quy định tại<br />
ở Quy định số 597/2009 ngày 11 tháng 6<br />
năm 2009 về việc bảo vệ chống lại hàng<br />
hoá nhập khẩu được trợ cấp từ các nước<br />
không phải thành viên của Cộng đồng<br />
Châu Âu.<br />
Quy định này được hệ thống hoá<br />
dựa trên nhiều văn bản quy phạm pháp<br />
luật khác nhau của EU và các điều ước<br />
quốc tế mà EU là thành viên, bao gồm:<br />
(1) Điều 133 Hiệp ước thành lập Cộng<br />
đồng Châu Âu; (2) Các quy chế thành<br />
lập tổ chức chung về các thị trường nông<br />
nghiệp và Các quy chế được thông qua<br />
phù hợp với Điều 308 của Hiệp ước (1) áp<br />
dụng với hàng hoá được sản xuất từ các<br />
sản phẩm nông nghiệp, và cụ thể là các<br />
điều trong các Quy định trên cho phép<br />
miễn trừ nguyên tắc chung về các biện<br />
pháp bảo vệ tại biên giới có thể được đơn<br />
phương thay thế bởi các biện pháp được<br />
nêu trong các Quy định này; (3) Quy định<br />
của Hội đồng (EC) số 2026/97 ngày 6<br />
tháng 10 năm 1997 về việc bảo vệ chống<br />
lại hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp từ<br />
các nước không phải thành viên của Cộng<br />
đồng Châu Âu; (4) Kết quả cuối cùng của<br />
Vòng đàm phán Uruguay về thương mại<br />
đa phương, thành lập Tổ chức Thương<br />
mại thế giới (WTO); (5) Phụ lục 1A của<br />
Hiệp định thành lập WTO (Hiệp định<br />
WTO), được Hội đồng thông qua bằng<br />
Quyết định Số 94/800/EC ngày 22 tháng<br />
12 năm 1994 kết luận thay mặt cho Cộng<br />
đồng Châu Âu, trong đó, không kể các<br />
vấn đề khác, Hiệp định chung về Thuế<br />
quan và Thương mại 1994 (GATT 1994),<br />
Hiệp định về Nông nghiệp, Hiệp định về<br />
việc thực thi Điều VI của GATT 1994<br />
(Hiệp định Chống bán phá giá – ADA)<br />
và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp<br />
đối kháng (Hiệp định trợ cấp – SCM).<br />
2. Quy định về trợ cấp và biện<br />
pháp đối kháng<br />
a. Định nghĩa trợ cấp<br />
Theo quy định pháp luật của WTO<br />
tại Điều 1 Hiệp định Trợ cấp và biện<br />
pháp đối kháng (SCM Agreements), trợ<br />
cấp được coi là tồn tại nếu<br />
“(a)(1) có sự đóng góp về tài chính<br />
của chính phủ hoặc một cơ quan công<br />
trên lãnh thổ của một Thành viên (theo<br />
Hiệp định này sau đây gọi chung là<br />
“chính phủ”) khi:<br />
(i) chính phủ chuyển trực tiếp các<br />
khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay,<br />
hay góp cổ phần), các khoản chuyển vốn<br />
hoặc nhận nợ trực tiếp có khả năng xảy<br />
<br />
V C A<br />
<br />
ra (như bảo lãnh tiền vay);<br />
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính<br />
phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ:<br />
ưu đãi tài chính như giảm thuế );<br />
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá<br />
hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở<br />
chung, hoặc mua hàng;<br />
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ<br />
chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một<br />
tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều<br />
chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên<br />
đây, là những chức năng thông thường<br />
được trao cho chính phủ và công việc của<br />
tổ chức tư nhân này trong thực tế không<br />
khác với những hoạt động thông thuờng<br />
của chính phủ.<br />
hoặc<br />
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ<br />
thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung<br />
Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;<br />
và<br />
(b) một lợi ích do đó đã được cấp.”<br />
Nhìn chung, trợ cấp là một công cụ<br />
chính sách của Chính phủ các quốc gia<br />
để nhằm hỗ trợ việc phát triển kinh tế,<br />
an sinh xã hội, phát triển khoa học công<br />
nghệ, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ giáo dục,<br />
hỗ trợ dân tộc vùng miền khó khăn…<br />
Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng<br />
các khoản trợ cấp này đã góp phần gây<br />
ra sự bóp méo thương mại quốc tế hay<br />
nói cách khác các khoản trợ cấp này đã<br />
tạo ra thương mại không công bằng mà<br />
điều này cần phải được loại bỏ trong bối<br />
cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại<br />
trên toàn cầu.<br />
Do đó, WTO đã có những quy định<br />
để xử lý các hành vi trợ cấp gây ra cạnh<br />
tranh không lành mạnh giữa hàng hóa<br />
được trợ cấp và hàng hóa tương tự không<br />
được trợ cấp từ quốc gia khác. Hiệp định<br />
SCM của WTO cũng quy định cơ chế,<br />
biện pháp để đấu tranh lại với việc trợ<br />
cấp này.<br />
b. Phân loại trợ cấp:<br />
Theo quy định của WTO, có 3 loại<br />
trợ cấp như sau:<br />
- Trợ cấp bị cấm: là những khoản trợ<br />
cấp bị cấm hoàn toàn (bao gồm trợ cấp<br />
xuất khẩu và trợ cấp để ưu tiên sử dụng<br />
hàng nội địa thay vì hàng nhập khẩu)<br />
- Trợ cấp không thể đối kháng: là<br />
những khoản trợ cấp không dành riêng<br />
cho bất cứ ngành công nghiệp, doanh<br />
nghiệp hay nhóm doanh nghiệp nào (ví<br />
dụ như trợ cấp để nghiên cứu, phát triển<br />
chung, hỗ trợ vùng miền khó khăn,..) Tuy<br />
nhiên những khoản trợ cấp này đã phải<br />
chấm dứt kể từ năm 1999.<br />
- Trợ cấp có thể đối kháng: Những<br />
trợ cấp có thể đối kháng là những loại<br />
<br />
trợ cấp (ngoài những trợ cấp thuộc 02<br />
mục trên) gây ra ảnh hưởng xấu tới lợi<br />
ích của Thành viên khác. Những trợ cấp<br />
có thể đối kháng thường gây ra những<br />
ảnh hưởng sau:<br />
* Trợ cấp của một quốc gia có thể<br />
gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất<br />
trong nước của quốc gia nhập khẩu<br />
* Trợ cấp của một quốc gia có thể<br />
gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu của quốc<br />
gia khác khi cạnh tranh ở một nước thứ 3<br />
* Trợ cấp trong nội địa của một quốc<br />
gia có thể gây thiệt hại cho những nhà<br />
xuất khẩu muốn cạnh tranh ở thị trường<br />
này.<br />
c. Biện pháp đối kháng:<br />
Theo quy định của WTO, đối với<br />
những khoản trợ cấp bị cấm và trợ cấp có<br />
thể đối kháng được, thì quốc gia bị thiệt<br />
hại có thể sử dụng 02 phương pháp để<br />
giải quyết việc vi phạm của Thành viên<br />
có trợ cấp nói trên gồm: (1) sử dụng cơ<br />
chế giải quyết tranh chấp tại WTO hoặc<br />
(2) điều tra áp dụng biện pháp đối kháng<br />
(Countervailing duty). Tuy nhiên, luật<br />
pháp của EU chỉ quy định một phương<br />
pháp đó là việc điều tra áp dụng biện<br />
pháp đối kháng.<br />
Biện pháp đối kháng được sử dụng<br />
với mục đích để bù đắp những phần trợ<br />
cấp của hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm<br />
bảo điều kiện thương mại công bằng và<br />
bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi<br />
thiệt hại từ hàng hóa nhập khẩu được<br />
trợ cấp.<br />
Trong một vụ việc điều tra áp dụng<br />
biện pháp đối kháng (CVD), để áp thuế<br />
chống trợ cấp (hay thuế đối kháng) cơ<br />
quan điều tra của EU là Ủy ban Châu Âu<br />
(EC) phải điều tra và chứng minh được<br />
các chương trình trợ cấp của Chính phủ<br />
nước xuất khẩu phải thỏa mãn các điều<br />
kiện sau:<br />
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu được<br />
hưởng lợi ích từ các chương trình trợ<br />
cấp có thể đối kháng;<br />
(ii) Và hàng hóa xuất khẩu được trợ<br />
cấp này gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại<br />
đáng kể tới ngành sản xuất nội địa của<br />
Liên minh Châu Âu;<br />
(iii) Biện pháp đối kháng phải có lợi<br />
ích tới Liên minh.<br />
Nếu có kết luận về việc phải áp dụng<br />
biện pháp chống trợ cấp, thì thường ở<br />
dưới dạng thuế đối kháng hoặc cam kết<br />
giá từ nhà xuất khẩu hoặc chính phủ<br />
nước trợ cấp. Mục đích của một trong<br />
hai dạng biện pháp này là để bù đắp lại<br />
tác động của trợ cấp gây ra thiệt hại. Do<br />
đó, theo quy định của EC (Điều 15.1 quy<br />
định 2026/97), mức thuế đối kháng sẽ<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 48 - 2014<br />
<br />
5<br />
<br />