intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nêu lên lãi suất là một công cụ tài chính nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay và bên vay có nghĩa vụ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Qua các lần sửa đổi Bộ luật dân sự Việt Nam, lãi suất là một nội dung có nhiều sự thay đổi so với các quy định khác trong chế định hợp đồng vay tài sản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 BÀN VỀ TỶ LỆ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Lê Thị Bích Chia*, Nguyễn Thị Thu Hoàia, Lê Minh Bảo Trunga a Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Email: chiltb@dlu.edu.vn Tóm tắt Lãi suất là một công cụ tài chính nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay và bên vay có nghĩa vụ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Qua các lần sửa đổi Bộ luật dân sự Việt Nam, lãi suất là một nội dung có nhiều sự thay đổi so với các quy định khác trong chế định hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, các Bộ luật dân sự đều không có định nghĩa về lãi suất và tỷ lệ lãi suất được quy định trong các Bộ luật dân sự dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau và áp dụng không thống nhất. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra quan điểm cá nhân về khái niệm lãi suất, tỷ lệ lãi suất và cách tính lãi. Từ khoá: Bộ luật dân sự, lãi suất, hợp đồng vay tài sản 325
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 DISCUSSING THE INTEREST RATE IN LOAN CONTRACT ACCORDING TO VIETNAM’S CIVIL LAW SYSTEM Le Thi Bich Chia*, Nguyen Thi Thu Hoaia, Le Minh Bao Trunga a The Faculty of Law, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: chiltb@dlu.edu.vn Abstract Interest is a financial instrument that ensures the right of the lender and the borrower is only obligated to pay interest if agreed or required by law. Through the amendments to the Civil Code of Vietnam, interest has a lot of changes in comparison with other contents in the regulation of the loan contract. However, the Civil Code has no definition of interest and interest rates is defined in the Civil Code lead many different views and inconsistent application. Therefore, in this paper, we will present our points of view on interest definition, interest rate and how to count. Keywords: Civil Code, interest, loan contract 326
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp đồng vay tài sản là một trong số những hợp đồng thông dụng, phổ biến nhất trong các quan hệ dân sự. Nó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giải quyết được vấn đề cơ bản, cấp bách nhất của nền kinh tế là vấn đề vốn. Trong thực tế, hợp đồng vay có thể nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ hoặc kinh doanh thu lợi nhuận tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng cũng như sự thỏa thuận giữa các bên về nghĩa vụ trả lãi khi thực hiện hợp đồng vay. Chế định về hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và được tiếp tục hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 (được Quốc hội thông qua ngày 24-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017). Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vật, tiền hoặc tài sản khác có thể giao dịch theo quy định của pháp luật dân sự nhưng trong thực tế, tiền là đối tượng giao dịch phổ biến nhất trong hợp đồng vay. Bên cạnh đó, trong hợp đồng vay tài sản, lãi suất là một phần không thể thiếu của hợp đồng nhưng hiện nay, về mặt lý luận có nhiều ý kiến trái chiều về tỷ lệ lãi suất, cách tính lãi và kết quả là, thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay thường không có sự thống nhất trong việc xác định tỷ lệ lãi suất và cách tính. Với những lý do trên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn luận các vấn đề pháp lý liên quan đến tỷ lệ lãi suất và cách tính lãi trong hợp đồng vay tiền. 2. PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 2.1. Khái niệm lãi suất Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 giữ nguyên định nghĩa về hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005 với nội dung như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” 1. Theo các Bộ luật dân sự, lãi suất là một công cụ để tính lợi nhuận nhằm đảm bảo quyền của bên vay và bên cho vay; trả lãi là một trong những nghĩa vụ của bên vay để đảm bảo quyền của bên cho vay, tiền lãi phải trả phụ thuộc vào khoản tiền vay, tỷ lệ lãi suất và thời hạn vay. Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tỷ lệ lãi suất, nguyên tắc áp dụng nhưng không định nghĩa về lãi suất. Vì vậy, hiện nay có một số định nghĩa về lãi suất như là “Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm)” (Bách khoa toàn thư mở, 2018, tr.1) hoặc “Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian vay” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr.163). Điểm chung của những quan 1 So với Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 467), hai bộ luật sau này có sự thay về câu chữ để làm rõ đối tượng trong hợp đồng vay tài sản: tiền hoặc vật, cụ thể, Điều 467 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền hoặc vật; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. 327
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 điểm này là đều thừa nhận các tiêu chí xác định lãi suất bao gồm: tỷ lệ (thường là tỷ lệ %); số tài sản hoặc số tiền đã vay; đơn vị thời gian vay (có thể là ngày, tuần, tháng hoặc năm) do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Vì vậy, theo chúng tôi, lãi suất trong hợp đồng vay tiền có thể được định nghĩa như sau: là tỷ lệ % mà bên vay tiền phải trả cho bên cho vay phụ thuộc vào đơn vị thời gian vay theo thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. 2.2. Phân loại lãi suất Dựa vào nhiều tiêu chí, lãi suất có thể được phân thành nhiều loại như: Theo cơ sở xác định lãi suất thì có lãi suất theo thỏa thuận (có thỏa thuận thì có lãi suất; thỏa thuận tính lãi, thỏa thuận tỷ lệ lãi suất với điều kiện thỏa thuận phải nằm trong giới hạn quy định của luật) và lãi suất theo luật (lãi suất theo Bộ luật dân sự và lãi suất theo Luật các tổ chức tín dụng); Trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về việc thu hút tiền gửi và cho vay thì lãi suất được phân thành lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu; Theo chính sách lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố thì lãi suất có thể được phân loại thành lãi suất cơ bản, lãi suất cao nhất; Theo thời hạn vay và cách tính lãi trong quá trình thực hiện hợp đồng vay thì có lãi suất trong hạn, lãi suất nợ quá hạn và lãi phạt; Theo căn cứ phát sinh lãi suất thì lãi suất có thể được phân loại thành lãi suất cho vay, lãi suất chậm trả nợ gốc, lãi suất chậm trả nợ lãi và lãi suất chậm trả khác. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về lãi suất theo thỏa thuận và lãi suất theo luật. 2.3. Tỷ lệ lãi suất và căn cứ tính lãi trong các Bộ luật dân sự Tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng vay được xác định theo nguyên tắc do các bên thoả thuận nhưng để hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi cũng như có căn cứ để xác định tỷ lệ lãi suất cao nhất làm khung pháp lý khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức lãi đã thỏa thuận nên Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ đều có quy định khống chế thỏa thuận lãi suất thông qua căn cứ tính lãi và tỷ lệ lãi suất khống chế. 2.3.1. Tỷ lệ lãi suất và căn cứ tính lãi theo Bộ luật dân sự năm 1995 Khoản 1, Điều 473 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Theo quy định này, căn cứ để tính lãi là “lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng” và tỷ lệ lãi suất khống chế là “không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất”. Về tỷ lệ lãi suất này, “Trong thực tiễn áp dụng pháp luật suốt thời gian qua thì cái ngưỡng 50% này luôn được hiểu và vận dụng nhất quán: lãi suất thoả thuận không được vượt giới hạn nhiều hơn gấp rưỡi, nghĩa là phần vượt quá phải ít hơn hoặc bằng 50% (và được xác định theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất trần + lãi suất trần x 50%)” (Đỗ, 2006). Chúng tôi thống nhất với quan điểm này vì đây cũng là hướng dẫn tính lãi suất vượt quá theo điểm b, khoản 4, Mục I Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản: 328
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 “b) Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp dụng khoản 1, Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng. Ví dụ: A vay của B 10.000.000 đồng vào ngày 30-12-1995 với thời hạn vay là 6 tháng và với lãi suất là 4%/tháng. Hàng tháng A đã phải trả lãi cho B. Tháng 7-1996 A ngừng trả lãi cho B. Do đòi nhiều lần không được, nên tháng 11-1996 B khởi kiện yêu cầu toà án buộc bên A phải trả cả nợ gốc và lãi cho B. Khi giải quyết vụ kiện này, toà án buộc A trả cho B tiền nợ gốc là 10.000.000 đồng và tiền lãi theo cách tính như sau: - Thời điểm A vay B là tháng 12-1995: Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28-12-1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 2,55%/tháng (1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng)”. 2.3.2. Tỷ lệ lãi suất và căn cứ tính lãi theo Bộ luật dân sự năm 2005 Khoản 1, Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 có hai nội dung thay đổi: một là căn cứ để tính lãi (lãi suất cơ bản) và hai là tỷ lệ lãi suất khống chế (không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản). Căn cứ tính lãi theo Bộ luật dân sự năm 2005 là cần thiết vì “hiện nay Ngân hàng Nhà nước không còn công bố mức lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn mà chỉ công bố mức lãi suất cơ bản” (Đinh, 2005, tr.198); đó là kết quả của sự pháp điển hoá Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 (được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 02-8-2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 05-8-2000): khoản 12, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”; Điều 18 Luật này cũng quy định: “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam thay cho cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay. Về tỷ lệ lãi suất khống chế: vẫn là theo nguyên tắc “không được vượt quá” một tỷ lệ % nhất định dựa vào căn cứ tính lãi nhưng Bộ luật dân sự năm 2005 có sự thay đổi tỷ lệ từ 50% thành 150%. Sự thay đổi con số này dẫn đến hai quan điểm trái ngược nhau: Quan điểm thứ nhất: “ví dụ mức lãi suất cơ bản là 1%/tháng thì mức lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 1,5%/tháng” (Đinh, 2005, tr.198). Điều này có nghĩa, tuy tỷ lệ lãi suất tối đa được thể hiện trong hai Bộ luật bằng hai con số khác nhau nhưng thực tiễn được áp dụng cùng một cách tính. Quan điểm thứ hai: “nếu mức lãi suất cơ bản là 1% thì mức lãi suất tối đa được phép thoả thuận sẽ là 2,5% (= 1% + 1% x 150%), trong đó phần vượt quá là 1,5%, tức 329
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 bằng 150% của mức lãi suất cơ bản 1% (nghĩa là tiếp tục xác lập theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản + lãi suất cơ bản x 150%” (Đỗ, 2006). Chúng tôi đồng tình với lập luận “lời văn khoản 1, Điều 473 Bộ luật dân sự năm 1995 đã không chuyển tải đúng ý đồ nhà làm luật (thay vì phải xác định giá trị của tỷ lệ cần so sánh trực tiếp giữa 2 mức lãi suất là đối tượng cần quan tâm với nhau chứ không thể bóc tách phần vượt quá để so sánh – nghĩa là phải lấy giá trị 150% chứ không phải là 50%)”(Đỗ, 2006) nên mặc dù khoản 1, Điều 473 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tỷ lệ lãi suất khống chế là “không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất” thì như chúng tôi đã luận giải, thực tiễn áp dụng pháp luật tỷ lệ này vẫn được tính là 150% dựa vào căn cứ tính lãi, ví dụ: căn cứ tính lãi là 0,65%/tháng hay 7,8%/năm thì lãi suất tối đa là 0,975%/tháng hay 11,7%/năm. Vậy nên, chúng tôi thống nhất với quan đểm thứ nhất về cách tính tỷ lệ lãi suất khống chế trong Bộ luật dân sự năm 2005. Nói cách khác, tuy cách diễn đạt tỷ lệ lãi suất khống chế trong hai Bộ luật là khác nhau (50% theo Bộ luật dân sự năm 1995 và 150% theo Bộ luật dân sự năm 2005) nhưng khi xác định tỷ lệ lãi suất cao nhất (tỷ lệ lãi suất khống chế) được phép thỏa thuận trong hợp đồng vay thì có cùng một cách tính đều là 150% của lãi suất cơ bản (hoặc lãi suất cao nhất theo Bộ luật dân sự năm 1995 là căn cứ tính lãi). Ví dụ, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 0,75%/tháng (9%/năm) thì mức lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá 1,125%/tháng (13,5%/năm). Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 có sự thay đổi về căn cứ tính lãi để phù hợp với thực tế: dựa vào tỷ lệ lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng nhưng từ năm 2009, “Ngân hàng nhà nước không công bố lãi suất cơ bản” (Nguyễn, 2015) và chúng tôi đồng tình với quan điểm “lãi suất cơ bản không có ý nghĩa kinh tế, mang nặng tính hành chính và chỉ phù hợp với giai đoạn thị trường không ổn định. Nếu quay lại cơ chế trần lãi suất sẽ là bước lùi trong quá trình tiến tới tự do hóa lãi suất” (Nguyễn, 2015). Điều này có nghĩa, căn cứ tính lãi theo Bộ luật dân sự năm 2005 không còn phù hợp. Đây chính là lý do cần thiết phải có những quy định thay đổi về chính sách lãi suất trong các hợp đồng vay để đảm bảo tính công bằng giữa các chủ thể trong hợp đồng, thực hiện nguyên tắc tự do hóa lãi suất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.3.3. Tỷ lệ lãi suất và căn cứ tính lãi theo Bộ luật dân sự năm 2015 Khắc phục những hạn chế nói trên, Bộ luật dân sự năm 2015 tiếp tục quy định nguyên tắc: mức lãi suất vay tiền cũng theo thỏa thuận nhưng “không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” (khoản 1, Điều 468). Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi suất sẽ là 10%/năm. Như vậy, điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 là ấn định cụ thể tỷ lệ lãi suất cao nhất (20%/năm) mà không phụ thuộc vào tỷ lệ lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố như các quy định trước đây. Như chúng tôi đã trình bày, Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017 và tỷ lệ lãi suất được quy định trong Bộ luật này khác với Bộ luật dân sự năm 2005. Theo điểm a, khoản 1, Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự đang 330
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11”, vì vậy khi áp dụng pháp luật về hợp đồng vay đối với những vụ việc cần làm rõ tỷ lệ lãi suất, căn cứ tính lãi thì phải dựa vào các quy định đang có hiệu lực vào thời điểm hợp đồng vay được xác lập. 2.4. Luật điều chỉnh hợp đồng vay tiền giữa tổ chức tín dụng và khách hàng Rõ ràng là, tỷ lệ lãi suất khống chế theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 (không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) chắc chắn được áp dụng bắt buộc đối với các chủ thể trong hợp đồng vay tiền là cá nhân nhưng điều đó không đủ cơ sở để khẳng định: quy định này không ràng buộc bên cho vay tiền là các tổ chức tín dụng nên vấn đề các chủ thể này có được áp dụng một mức lãi suất cho vay khác cao hơn 20%/năm hay không hiện đang gây ra nhiều quan điểm trái chiều vì khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 loại trừ: “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Trong khi đó, khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng2 quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Theo một quan điểm, “Mức lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 20%/ năm của khoản vay” (Hương, 2017). Điều này có nghĩa, theo quan điểm này, mặc dù, Luật các tổ chức tín dụng không có quy định khống chế tỷ lệ lãi suất cụ thể như Bộ luật dân sự nhưng có ràng buộc: quyền thỏa thuận về lãi suất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Theo nhiều chuyên gia, đây là cách quy định “lòng vòng” (Đá, 2016), vì “theo quy định của pháp luật” tức là vẫn có thể hiểu phải theo quy định của Bộ luật dân sự bởi lẽ: Bộ luật dân sự năm 2015 được khẳng định là “luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự” (Điều 4) và Luật các tổ chức tín dụng được xem là một trong những luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể vì Luật này điều chỉnh hoạt động tín dụng và một trong những nội dung của hoạt động tín dụng là cho vay giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, pháp nhân3. Theo Bộ luật dân sự năm 2015: nếu một vấn đề cùng đồng thời được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng và Bộ luật dân sự thì sẽ “ưu tiên” áp dụng Luật các tổ chức tín dụng; nếu Luật các tổ chức tín dụng không quy định hoặc có quy định nhưng trái với năm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự (Điều 4). Như vậy, khi xác lập, thực hiện hợp đồng nói chung, kể cả hợp đồng vay tiền thì các chủ thể trong hợp đồng (bao gồm các tổ chức tín dụng) phải được đảm bảo quyền “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” (khoản 2, Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo nguyên tắc tự do thỏa thuận khi xác lập, thực hiện hợp đồng vay tiền với tổ chức tín dụng: các bên có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng vay, kể cả tỷ lệ lãi suất nhưng đảm 2 Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16-6-2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011; được sửa đổi bổ sung ngày 20-11-2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15-01-2018 3 Xem thêm các Điều 1, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 331
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 bảo “không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Và tỷ lệ lãi suất: “không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay” như là điều cấm của luật. Ngược lại, theo một quan điểm khác, dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng (Điều 91); Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 167/2001/QĐ- NHNN (Điều 11); Thông tư 12/2010/TT-NHNN (Điều 1): “lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng do các bên thỏa thuận mà không bị ràng buộc bởi các quy định trần lãi suất trong Bộ luật dân sự, vì hoạt động của các tổ chức tín dụng phải theo luật chuyên ngành” (Nguyễn & Lê, 2013). Điều này có nghĩa, theo quan điểm này, mối liên hệ giữa khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 và khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng là mối liên hệ loại trừ. Vì vậy, “Trên thực tế mấy năm gần đây, nhìn chung lãi suất cho vay của các ngân hàng không quá 20%/năm. Tuy nhiên, riêng lãi suất cho vay thông qua thẻ tín dụng thì lại phổ biến trong khoảng 20-35%/năm, đặc biệt là lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính phổ biến ở mức 20-40%, có khi lên đến 50-70%” (Trương, 2016). Theo chúng tôi, mặc dù, lãi suất trong hợp đồng vay tiền được điều chỉnh đồng thời bởi Bộ luật dân sự và Luật các tổ chức tín dụng nhưng tỷ lệ lãi suất khống chế trong Bộ luật dân sự năm 2015 không có giá trị áp dụng bắt buộc đối với hợp đồng vay tiền của tổ chức tín dụng vì những lý do sau: Thứ nhất, Luật các tổ chức tín dụng là luật khác có liên quan điều chỉnh các quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể nên được ưu tiên áp dụng trước các quy định của Bộ luật dân sự. Thứ hai, mặc dù khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng chỉ quy định các chủ thể trong hợp đồng vay có quyền thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật nhưng điều đó không có nghĩa “theo quy định của pháp luật” ở đây bắt buộc phải là theo Bộ luật dân sự. Trong khi đó, khoản 1, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12- 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về lãi suất cho vay như sau: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này”. Về lãi suất cho vay theo quy định này, Điều 5 Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14-3-2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v giải đáp các câu hỏi liên quan đến quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN giải đáp như sau: “Theo quy định tại khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, thì lãi suất thỏa thuận của khoản tiền vay không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật; trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng nhà nước có quyền quy định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Như vậy, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định khác về lãi suất cho vay so với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Do vậy, lãi suất cho vay thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Căn cứ khoản 3, Điều 90; khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Thông tư số 39 đã quy định cụ thể về lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu 332
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng; trừ trường hợp khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn và khách hàng này đáp ứng các điều kiện vay vốn, được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, thì lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định trong từng thời kỳ”. Như vậy, theo các quy định này, lãi suất vay trong hợp đồng tín dụng không phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, để đảm bảo hài hòa nội dung giữa khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 và khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; tránh trường hợp có nhiều quan điểm khác nhau về cách tính tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng như đã trình bày, theo chúng tôi khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nên được sửa đổi như sau:“Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của luật này4”. 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN VỀ TỶ LỆ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT 3.1. Về yêu cầu đòi tiền lãi Bộ luật dân sự quy định: Bên vay chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thực tiễn xét xử các tranh chấp về hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân cho thấy: Tòa án chỉ chấp nhận hợp đồng vay có lãi nếu trong hợp đồng có thể hiện rõ về việc trả lãi hoặc tuy hợp đồng không thể hiện nhưng các bên thống nhất là hợp đồng vay có lãi. Vụ việc 01: Chị Trịnh Thị T khởi kiện yêu cầu chị Nguyễn Thị H có nghĩa vụ trả số tiền vay là 80 triệu đồng và tiền lãi kể từ ngày 06-4-2017 dương lịch cho đến ngày xét xử (ngày 18-7-2018) là 15 tháng 12 ngày với lãi suất là 0,75%/tháng = 9.240.000đ. Khi cho vay có giấy biên nhận do chị Nguyễn Thị H ký và nhận tiền, nhưng không ghi lãi trong giấy biên nhận mà lãi chỉ thỏa thuận miệng 0,75%/tháng (Tòa án nhân dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, 2018). Theo Tòa án, đối với yêu cầu trả tiền lãi “chị Trịnh Thị T không đưa ra được tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc cho vay có lãi và trong giấy biên nhận không ghi lãi suất, nên không có căn cứ chấp nhận” mặc dù tỷ lệ lãi suất nguyên đơn yêu cầu là 0,75%/tháng (tương đương 9%/năm, phù hợp với tỷ lệ lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo chúng tôi, lập luận này của Tòa án hoàn toàn phù hợp vì đây là hợp đồng vay giữa các cá nhân, không thuộc trường hợp pháp luật có quy định bên vay bắt buộc phải trả lãi nên bên cho vay chỉ được chấp nhận yêu cầu đòi lãi nếu có căn cứ chứng minh có thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng (được thể hiện rõ trong hợp đồng hoặc bên vay đồng ý với lãi suất bên cho vay đưa ra). Vì bên cho vay không chứng minh được có sự thỏa thuận lãi suất nên không được đòi tiền lãi. 4 Cụm từ “Luật này” thay thế “Luật các tổ chức tín dụng” 333
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Vụ việc 02: bà Bà Võ Thị V khởi kiện yêu cầu chị Phạm Thị C trả cho bà số tiền 5.800.000 đồng (vì ngày 21-8-2017 dương lịch bà có cho chị Phạm Thị C vay số tiền 5.800.000 đồng, không thế chấp tài sản, hình thức trả nợ là mỗi ngày góp 200.000 đồng, không thỏa thuận lãi suất nhưng chị C có hứa khi góp xong sẽ gửi cho bà một ít tiền xài), đồng thời, bà V còn yêu cầu Tòa án tính lãi theo quy định pháp luật từ ngày 21-8-2017 dương lịch (Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh, 2018). Đối với nợ gốc, Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bà Võ Thị V vì giấy mượn tiền ghi ngày 21-8- 2017 là chữ viết, chữ ký của chị C. Đối với yêu cầu tính lãi, theo Tòa án: “Xét thấy giao dịch dân sự giữa bà V với chị C là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn, không ghi lãi suất nhưng thỏa thuận trả góp mỗi ngày là 200.000 đồng. Từ khi vay cho đến nay, chị C không trả tiền cho bà V là vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên buộc chị C phải trả tiền lãi theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự là phù hợp, cụ thể: 5.800.000 đồng x 10 tháng 12 ngày (từ ngày 21-8-2017 dương lịch đến ngày 03-7-2018 dương lịch) x 10%/năm thành tiền 4.990.000 đồng”. Chúng tôi cho rằng, “thỏa thuận trả góp mỗi ngày là 200.000 đồng” giữa bà V và chị C không đủ căn cứ để khẳng định thỏa thuận vay giữa họ là có lãi trong khi chính nguyên đơn thừa nhận “không thỏa thuận lãi suất” vì vậy, việc Tòa án áp dụng khoản 2, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng này là không phù hợp. Bên cạnh đó, đối với những hợp đồng vay các bên có thỏa thuận lãi suất khi xác lập hợp đồng nhưng bên cho vay không yêu cầu trả lãi khi các bên phát sinh tranh chấp thì Tòa án không giải quyết phần lãi suất nên cũng không cần xem xét tỷ lệ lãi suất có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Vụ việc 03: ngày 09-6-2017 Bà Nguyễn Thị Ngọc L
có cho Bà Đàm Thị Khắc Y vay số tiền 300.000.000đ để lo công việc gia đình, hai bên có viết giấy tờ và hẹn 01 tháng sau bà Y phải trả số tiền vay. Khi vay lãi suất hai bên thỏa thuận là 2%/tháng. Tuy nhiên sau khi vay số tiền trên bà Y không trả tiền lãi và tiền gốc như thỏa thuận nên ngày 24-7- 2017 bà đã làm đơn khởi kiện vợ chồng bà Y, ông Th đến Tòa án, đề nghị Tòa án giải quyết buộc vợ chồng bà Y ông Th phải trả cho bà số tiền 300.000.000đ; không yêu cầu trả lãi (Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 2018). Bà Y thừa nhận có vay của bà L số tiền 300.000.000đ. Vì vậy, Tòa án “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ngọc L. Buộc bị đơn vợ chồng ông Bùi Văn Th, bà Đàm Thị Khắc Y có trách nhiệm liên đới trả cho nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ngọc L số tiền 300.000.000đ”. Vụ việc 04: ngày 21-9-2017 bà Trương Thị D có cho ông Hoàng Nam Đ vay 2.200.000.000đ, lãi suất 2%/tháng. Theo bà D thì quá trình thực hiện hợp đồng, ông Đ chỉ mới trả được 1.900.000.000đ nợ gốc, cụ thể: ngày 22-9-2017 trả được 600.000.000đ, ngày 29-9-2017 trả 1.300.000.000đ, còn nợ lại 300.000.000đ. Nay bà yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Đ phải trả lại số tiền 300.000.000đ còn thiếu, không yêu cầu tính lãi (Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 2018). Ông Đ thừa nhận có vay và trả nợ như bà D trình bày, nay đồng ý trả lại cho bà D số tiền gốc còn thiếu. Vì vậy, Tòa án “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị D về việc kiện tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản. Buộc ông Hoàng Nam Đ có nghĩa vụ thanh toán cho bà Trương Thị D số tiền nợ gốc là 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng)”. 334
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Qua hai bản án này, chúng tôi cho rằng, về khoản nợ và yêu cầu trả nợ thì kết quả giải quyết của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục vì cả bên cho vay và bên vay đều thống nhất khoản nợ còn lại, không có yêu cầu trả lãi thì Tòa án không giải quyết phần lãi mặc dù, theo bên cho vay lãi suất thỏa thuận khi vay là 2%/tháng (24%/năm là vượt quá tỷ lệ cho phép). 3.2. Về tỷ lệ lãi suất Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các tranh chấp về hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân được xác lập kể từ ngày 01-01-2017, chúng tôi nhận thấy các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay được đa số Tòa án áp dụng phù hợp, có căn cứ thuyết phục, tỷ lệ lãi suất luôn được xem xét khi giải quyết yêu cầu đòi lãi. Cụ thể: Vụ việc 01: chị Trịnh Thị D khởi kiện yêu cầu chị Nguyễn Thị Thu B phải trả cho chị 28.757.500đ (tiền gốc là 25.000.000đ và tiền lãi là 3.757.500đ) vì: ngày 08-02-2017 chị D cho chị Nguyễn Thị Thu B vay 25.000.000đ, lãi suất thoả thuận là 4%/tháng, không thỏa thuận thời hạn trả nợ. Chị B đã trả tiền lãi cho chị D được hai tháng là tháng 3-2017 và tháng 4-2017 tổng cộng là 2.000.000đ. Đến tháng 7-2017 chị B tiếp tục trả thêm 1.000.000đ tiền lãi, từ tháng 8 đến tháng 12-2017 chị B nói do hoàn cảnh khó khăn không có khả năng trả lãi theo thỏa thuận nên chỉ trả tiền lãi mỗi tháng là 500.000đ với số tiền đã trả trong 5 tháng là 2.500.000đ. Chị D yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị B phải trả số tiền gốc còn nợ là 25.000.000đ và tiền lãi theo mức lãi suất 1,67%/tháng cho những khoảng thời gian từ khi vay đến nay chị B chưa trả (tháng 5-2017, tháng 6-2017 và từ tháng 01-2018 đến tháng 7-2018) với số tiền là 25.000.000đ x 1,67% x 9 tháng = 3.757.500đ (Tòa án nhân dân thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, 2018). Chị Nguyễn Thị Thu B thừa nhận có vay của chị D 25.000.000đ, lãi suất vay 4%/tháng, không thỏa thuận về thời hạn vay. Sau khi vay chị B đã trả lãi được 3 tháng, từ tháng 3-2017 đến tháng 5-2017, với số tiền 3.000.000đ. Sau đó vì không còn khả năng trả nợ nên chị B xin chị D không trả lãi mà chỉ trả tiền gốc, tháng 7-2017 chị B trả 1.000.000đ, đưa trực tiếp cho chị D; từ tháng 8-2017 đến tháng 12-2017 chị B đã trả mỗi tháng 500.000đ tiền gốc, cháu Nguyễn Anh T là con của chị D đến nhận. Tổng cộng tiền gốc đã trả là 3.500.000đ, như vậy hiện nay chị B chỉ còn nợ chị D 21.500.000đ. Đối với yêu cầu về tiền lãi 3.757.500đ thì chị B không đồng ý trả vì hiện nay điều kiện kinh tế của chị rất khó khăn, chị B yêu cầu được trả dần số tiền gốc còn nợ, mỗi tháng trả 500.000đ cho đến khi hết số tiền còn nợ là 21.500.000đ. Như vậy, trong hợp đồng này, các bên không thống nhất về số tiền lãi đã thanh toán của tháng 5-2017 và về mục đích của việc thanh toán 3.500.000đ trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12-2017: trả nợ lãi hay trả dần nợ gốc. Đối với tiền lãi của tháng 5-2017: chúng tôi đồng tình với lập luận của Tòa án “Chị B cho rằng đã trả cho chị D tiền lãi từ tháng 3-2017 đến tháng 5-2017 là 3.000.000đ 335
  12. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 nhưng không cung cấp được chứng cứ gì cho lời trình bày của mình, do vậy cần chấp nhận theo lời trình bày của nguyên đơn là chị B chỉ trả tiền lãi tháng 3-2017 và tháng 4- 2017 là 2.000.000đ. Như vậy, khoản tiền lãi của tháng 5-2017 bên vay chưa thanh toán. Đối với số tiền 3,5 triệu bên vay đã thanh toán cho bên cho cho vay: theo Tòa án “chị B không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì chứng minh đã trả cho chị D số tiền gốc là 3.500.000đ. Do vậy cần xác định số tiền 3.500.000đ chị B đã trả cho chị D từ tháng 7- 2017 đến tháng 12-2017 là tiền lãi”. Nhận định này là hoàn toàn thuyết phục. Đối với tỷ lệ lãi suất, cách tính lãi và tính lại nợ gốc: Theo Tòa án: “Tuy trong giấy mượn tiền không ghi rõ việc thoả thuận về lãi suất tuy nhiên các bên đều thừa nhận lãi suất thoả thuận là 4%/tháng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì “Trường hợp các bên thoả thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay”, “Trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do vậy mức lãi suất các bên thoả thuận được Toà án chấp nhận là 20%/năm tương ứng 1,67%/tháng, phần tiền lãi mà bên vay đã trả vượt quá 1,67%/tháng sẽ được trừ vào tiền gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay”. Chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhận định của Tòa án về tỷ lệ lãi suất có hiệu lực là 1,67%/tháng và “phần tiền lãi mà bên vay đã trả vượt quá 1,67%/tháng sẽ được trừ vào tiền gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cách tính lại theo bản án này là không phù hợp. Khoản 4, Mục I Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản quy định: số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết lại, nếu mức lãi suất mà các bên thoả thuận cao hơn mức lãi suất được quy định. Nhưng rất tiếc, văn bản này không hướng dẫn cụ thể về cách tính lại tiền nợ gốc sau khi thanh toán thừa tiền lãi. Điều này có thể dẫn đến hai cách tính lại tiền nợ gốc không thống nhất: Nợ gốc được xác định ngay tại thời điểm thanh toán thừa tiền lãi hay chỉ dùng tiền thừa để thanh toán nợ gốc vào thời điểm có tranh chấp (hoặc vào thời điểm Tòa án giải quyết). Chúng tôi đồng ý với đề xuất: “Nếu bên nhận lãi quá cao thì khoản tiền thừa đã nhận so với mức cho phép được coi như là đã nhận để trả vào tiền gốc” (Đỗ, 2008, tr.217) vì cách tính này hoàn toàn thực tế: thực tế bên cho vay đã nhận tiền lãi từ bên vay nhiều hơn số tiền mà bên cho vay lẽ ra được nhận nên để đảm bảo công bằng với bên vay, số tiền này phải được trừ vào nợ gốc kể từ khi bên cho vay thực nhận nhưng phải đảm bảo tại thời điểm trừ lãi vào nợ gốc bên vay không còn nghĩa vụ trả lãi nào trước đó. Điều này có thể gây khó khăn, phức tạp cho Tòa án khi tính toán nhưng phù hợp với pháp luật về thời hạn thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng như nghĩa vụ thanh toán tiền theo Điều 278 Bộ luật dân sự năm 2015 (Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn). Cách tính này cũng sẽ thay đổi đến khoản lãi cuối cùng bên vay phải trả cho bên cho vay. Vì vậy, theo chúng tôi, nợ gốc và lãi trong hợp đồng vay giữa chị Trịnh Thị D và chị Nguyễn Thị Thu B sẽ được tính như trong Bảng 1. 336
  13. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Bảng 1. Ví dụ về nợ gốc và lãi trong hợp đồng vay giữa chị Trịnh Thị D và chị Nguyễn Thị Thu B (Đơn vị: VNĐ) Tiền lãi tính Tiền lãi đã trả Tiền lãi thừa Tháng Nợ gốc Ghi chú theo luật (1) (2) =(2)-(1) 3-2017 25.000.000 417.500 1.000.000 582.500 4-2017 24.417.500 407.772 1.000.000 592.228 5-2017 23.825.272 397.882 0 0 6-2017 23.825.272 397.882 0 0 -795.764 7-2017 23.825.272 397.882 1.000.000 602.118* -193.646 8-2017 23.825.272 397.882 500.000 102.118** -91.528 9-2017 23.825.272 397.882 500.000 102.118*** 10.590 10-2017 23.814.682 397.882 500.000 102.118 11-2017 23.712.564 397.705 500.000 102.295 12-2017 23.610.269 395.997 500.000 104.003 1-2018 23.506.266 394.260 0 0 2-2018 23.506.266 394.260 0 0 3-2018 23.506.266 394.260 0 0 4-2018 23.506.266 394.260 0 0 5-2018 23.506.266 394.260 0 0 6-2018 23.506.266 394.260 0 0 7-2018 23.506.266 394.260 0 0 2.759.820 Ghi chú: Nợ gốc: khoản vay ban đầu là 25.000.000đ; từ tháng 4-2017 trở đi khoản nợ này = 25.000.000đ – tiền lãi thừa; Tổng tiền lãi của tháng 4 và tháng 5-2017 là: 795.764đ; 602.118* là khoản tiền thừa lãi của tháng 7-2017 nhưng khoản tiền này không được trừ vào nợ gốc vì tháng 4 và tháng 5-2017 bên vay còn nợ lãi là: 795.764đ nên tính đến tháng 7-2017 bên vay vẫn nợ lãi là 193.646đ (=795.764đ - 602.118đ); 102.118** là khoản tiền thừa lãi của tháng 8-2017 nhưng khoản tiền này không được trừ vào nợ gốc vì vì tính đến tháng 7-2017 bên vay vẫn nợ lãi là 193.646đ nên tính đến tháng 8-2017 bên vay vẫn nợ lãi là 91.528đ (=193.646đ - 102.118đ); 102.118*** là khoản tiền thừa lãi của tháng 9-2017 nhưng vì tính đến tháng 8-2017 bên vay vẫn nợ lãi là 91.528đ nên chỉ được trừ vào nợ gốc 10.590đ (=102.118đ - 91.528đ) Như vậy, tiền lãi B phải trả cho D đối với khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 7-2018 là 2.759.820đ. Thời gian bắt đầu hợp đồng vay giữa chị Trịnh Thị D và chị Nguyễn Thị Thu B là từ ngày 08-02-2017, nghĩa là chu kỳ tính lãi bắt đầu từ khoảng thời gian này nhưng khoảng thời gian từ ngày 08-8-2018 đến thời điểm Tòa án xét xử (ngày 15-8-2018) bên cho vay không yêu cầu Tòa án giải quyết tiền lãi nên Tòa án không xem xét giải quyết là phù hợp. Vụ việc 02: ông Vũ Hữu Thái H khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim L đòi 1.840.000.000đ nợ gốc và 167.000.000đ tiền lãi vì ông H cho bà L vay số tiền 1.840.000.000đ, chia làm nhiều lần cụ thể như sau: 337
  14. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018  Ngày 01-12-2016 cho vay số tiền 100.000.000đ; ngày 01-01-2017 cho vay số tiền 400.000.000đ; không thỏa thuận lãi suất; thời hạn trả của hai khoản vay này là vào ngày 01-9-2017;  Ngày 25-3-2017 cho vay số tiền 100.000.000đ, không thỏa thuận lãi suất và thời hạn trả nợ (ghi thêm vào giấy vay ngày 01-12-2016);  Ngày 27-7-2017 cho vay số tiền 740.000.000đ; không thỏa thuận lãi suất, thời hạn trả vào ngày 27-9-2017;  Ngày 10-8-2017 cho vay số tiền 200.000.000đ, không thỏa thuận lãi suất, thời hạn trả vào ngày 27-9-2017;  Ngày 27-7-2017 cho vay số tiền 300.000.000đ, không thỏa thuận lãi suất, thời hạn trả vào ngày 01-10-2017 (Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 2018). Theo ông H thì dù trong các giấy nhận nợ các bên không thỏa thuận lãi suất nhưng trong thực tế thì lãi suất là 1,5%/tháng. Do quá trình thực hiện hợp đồng bà L không trả nợ gốc và lãi như đã thỏa thuận nên nay ông có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà L phải trả số tiền gốc đã vay đồng thời phải chịu tiền lãi, cụ thể như sau: Số tiền 500.000.000đ từ ngày 01-12-2016 đến 01-3-2018 là 14 tháng x 01% = 70.000.000đ; Số tiền 940.000.000đ từ ngày 27-7-2017 đến ngày 27-02-2018 là 07 tháng x 01 % = 65.000.000đ; Số tiền 300.000.000đ từ ngày 27-7-2017 đến 27-02-2018 là 07 tháng x 01% = 21.000.000đ; Số tiền 100.000.000đ từ ngày 25-3-2017 đến ngày 25-02-2018 là 11 tháng x 01% = 11.000.000đ; Tổng tiền lãi ông H yêu cầu là 167.000.000đ. Cộng cả hai khoản ông H yêu cầu bà L phải thanh toán là 2.007.000.000đ. Bà Nguyễn Thị Kim L thừa nhận có vay tiền của ông H như trong thực tế bà chỉ vay 940.000.000đ gồm cả lãi nhập vào gốc, lãi được tính là 4.000.000đ/100.000.000đ/tháng; do vậy bà không đồng trả nợ theo như yêu cầu của nguyên đơn. Kết quả giải quyết của Tòa án như sau: Buộc bà Nguyễn Thị Kim L có nghĩa vụ trả cho ông Vũ Hữu Thái H số tiền nợ gốc là 1.840.000.000đ và số tiền lãi 85.158.000đ. Như vậy, yêu cầu đòi tiền lãi của bên cho vay không được Tòa án chấp nhận toàn bộ. Đối với vụ án này, chúng tôi có một số nhận xét như sau: 338
  15. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Về khoản tiền vay: ông H khẳng định cho bà L vay 1.840.000.000đ theo các giấy vay tiền nói trên; Bà L thừa nhận có vay tiền của ông H nhưng cho rằng chỉ nợ tiền gốc và lãi là 940.000.000đ nhưng không xuất trình được căn cứ chứng minh, ông H lại không thừa nhận. Chúng tôi cho rằng Tòa án xác định khoản tiền bà L nợ ông H 1.840.000.000đ là hoàn toàn thuyết phục vì ông H có bằng chứng chứng minh khoản tiền vay này là thực tế thông qua các giấy vay tiền. Về thời gian vay và tỷ lệ lãi suất:  Khoản vay 100.000.000đ ngày 01-12-2016, thời hạn trả ngày 01-9-2017 Trong các khoản vay nói trên thì có khoản vay này được xác lập khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực nên tỷ lệ lãi suất phải được áp dụng theo quy định của Bộ luật này: “không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Theo quy định tại Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước thì mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, tương đương 0,75%/tháng nên các bên trong hợp đồng vay được thỏa thuận lãi suất tối đa là 1,125%/tháng (=0,75%/tháng x 150%), tương đương 13,5%/năm (=9%/năm x 150%). Theo ông H thì dù trong các giấy nhận nợ các bên không thỏa thuận lãi suất nhưng trong thực tế thì lãi suất là 1,5%/tháng; tuy nhiên khi khởi kiện, đối với tất cả các khoản vay ông H chỉ yêu cầu tính lãi là 1%/tháng, tương đương 12%/năm. Bên cạnh đó, chính bên vay cũng thừa nhận các hợp đồng vay này có lãi, “lãi nhập vào gốc 5, lãi được tính là 4.000.000đ/100.000.000đ/tháng 6 . Vì vậy, chúng tôi cho rằng, đối với khoản vay 100.000.000đ ngày 01-12-2016 phải áp dụng Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết, theo đó: Trong khoảng thời gian từ ngày 01-12-2016 đến ngày 01-9-2017 (09 tháng – là thời hạn hợp đồng vay), tiền lãi được tính theo khoản 2, Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005: “Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Từ ngày 01-9-2017 đến ngày Tòa án công khai chứng cứ, hòa giải (ngày 25-02- 2018) theo yêu cầu tính lãi của bên cho vay, tiền lãi được tính theo nợ quá hạn được quy định tại khoản 5, Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. 5 Vì bên vay không có chứng cứ chứng minh lãi nhập vào gốc nên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đề cập đến vấn đề lãi nhập vào nợ gốc. 6 Tiền lãi 4.000.000đ/100.000.000đ/tháng tương đương với tỷ lệ lãi suất là 4%/tháng, nghĩa là giữa các bên không có sự thống nhất về tỷ lệ lãi suất: theo bên cho vay tỷ lệ này là 1,5%/tháng nhưng theo bên vay là 4%/tháng 339
  16. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Việc Tòa án gom khoản vay này với các khoản vay được xáp lập kể từ ngày 01- 01-2017 và áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết là không phù hợp.  Đối với các khoản vay còn lại Các khoản vay này được xác lập khi Bộ luật dân sự năm 2015 đã có hiệu lực nên tỷ lệ lãi suất phải được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, cụ thể: lãi suất vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, nếu vượt quá thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ. Vì vậy, chúng tôi đồng ý với lập luận: “mặc dù trong các giấy vay nợ không thể hiện các bên có thỏa thuận lãi suất, tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án ông H cho rằng lãi suất thỏa thuận là 1,5%/tháng, bà L lại cho rằng lãi suất được tính theo mức 4.000.000đ/100.000.000đ/tháng như vậy bằng 4%/tháng; do vậy cần căn cứ vào quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 để tính lãi suất… Do cả ông H và bà L đều thừa nhận vay có lãi nhưng có sự tranh chấp về lãi suất nên căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015; buộc bị đơn phải chịu lãi suất với mức lãi 0,83% là phù hợp, ông H yêu cầu tính lãi với mức lãi suất là 1%/tháng là cao hơn so với quy định...”. Đối với hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân, tỷ lệ lãi suất và từng khoản lãi luôn được Tòa án xem xét, đánh giá theo quy định của Bộ luật dân sự nhưng qua nghiên cứu vụ việc điển hình sau đây7 giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và khách hàng vay, tỷ lệ lãi suất luôn được Tòa án chấp nhận theo yêu cầu của bên cho vay mà không xem xét đến giới hạn 20%/năm. Chúng tôi cho rằng, cách giải quyết này là không thực sự thuyết phục vì như chúng tôi đã luận giải, tỷ lệ lãi suất không được vượt quá 20%/năm được áp dụng cả trong hợp đồng vay của tổ chức tín dụng. Vụ việc 03: tranh chấp hợp đồng tín dụng số 902060000002378000 giữa Công ty tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quốc tế V và bà Ngô Thị Út B (Tòa án nhân dân huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, 2018): ngày 15-3-2017 bà B có vay 20.000.000 đ, lãi suất là 3,80%/tháng để tiêu dùng cá nhân, vay tín chấp không có thế chấp tài sản. Bà B có trách nhiệm thanh toán số tiền 30.988.207đ bao gồm vốn và lãi, trả trong vòng 24 tháng, trong đó 23 tháng đầu trả 1.285.015đ/tháng, tháng cuối cùng trả 1.432.862đ, kỳ thanh toán đầu tiên từ ngày 12-4-2017. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà B đã nhận đủ tiền. Từ ngày 19-4-2017 đến ngày 01-8-2017 bà B đã thanh toán cho công ty số tiền 5.153.157đ. Kể từ ngày 01-8-2017 đến nay thì bà B không thanh toán thêm bất cứ khoản nào mặc dù công ty nhiều lần nhắc nhở. Hiện bà B còn nợ công ty số tiền 21.785.083đ (trong đó nợ gốc là 17.772.371đ, tiền lãi 2.512.712đ và phí tất toán hợp đồng trước hạn là 1.500.000đ). Vì vậy Công ty khởi kiện yêu cầu bà B trả số tiền nói trên. Theo Tòa án, hợp đồng này là hợp pháp, tự nguyện và đã được thực hiện; vì vậy, Tòa án áp dụng Điều 91, Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Điều 463, Điều 466 Bộ luật dân sự năm 7 Khó khăn của chúng tôi khi thực hiện bài viết này đối với thực tiễn xét xử tranh chấp hợp đồng vay tiền được xác lập từ ngày 01-01- 2017 mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì đến ngày 26-9-2018, trong danh mục tài liệu chúng tôi nghiên cứu thì vụ việc này là vụ việc duy nhất chúng tôi nghiên cứu được nên chúng tôi cho rằng, những nhận xét về thực tiễn áp dụng vấn đề này chưa thật sự thuyết phục. Tuy vậy, với những lập luận chúng tôi trước đó, chúng tôi chắc chắn rằng, những nhận này là có căn cứ pháp lý vững chắc. 340
  17. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 2015 để “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quốc tế V. Buộc bà Ngô Thị Út B có trách nhiệm trả cho Công ty tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quốc tế V số tiền 21.785.083đ”. Chúng tôi cho rằng, lập luận này là thuyết phục vì như đã phân tích, hợp đồng tín dụng không bị ràng buộc bởi tỷ lệ lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 nên mặc dù theo hợp đồng tín dụng số 902060000002378000, lãi suất thỏa thuận là 3,80%/tháng (tương đương 45,6%/năm) nhưng tỷ lệ lãi suất này vẫn được Tòa án chấp nhận toàn bộ. Chính vì vậy, khi giải quyết vụ án này, Tòa án đã không viện dẫn tỷ lệ lãi suất theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 làm căn cứ pháp lý khi giải quyết. 4. KẾT LUẬN Với những lập luận dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vay tài sản nói chung và hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là các tổ chức tín dụng, bài viết thảo luận những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật có liên quan về vấn đề này, đặc biệt, chúng tôi: Đưa ra khái niệm lãi suất trong hợp đồng vay tiền; Xác định trường hợp loại trừ áp dụng tỷ lệ lãi suất theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015; Phân tích một số vụ việc được giải quyết tại Tòa án về tỷ lệ lãi suất và cách tính lãi; Kiến nghị sửa đổi khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bách khoa toàn thư mở. Được truy lục từ https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3i_su%E1%BA%A5t ngày 14-9-2018 Đá, B. 2016. Từ 1-1-2017. quy định pháp lý về lãi suất thay đổi. Được truy lục từ https://www.thesaigontimes.vn/155314/Tu-1-1-2017-quy-dinh-phap-ly-ve-lai- suat-thay-doi-.html ngày 21-9-2018 Đinh, T.T. 2005. Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự năm 2005. NXB Tư pháp. Hà Nội, tr.198 Đỗ, H.T. 2006. Cần hiểu như thế nào về quy định: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Tạp chí ngân hàng số 13/2006. Được truy lục từ http://thongtinphapluatdansu.blogspot.com/2008/06/cn-hiu-nh- th-no-v-quy-nh-li-sut-vay-do.html ngày 21-9-2018 Đỗ, V. Đ. 2008. Luật hợp đồng Việt Nam. Bản án và bình luận án. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, tr.217 Hương, L. 2017. Mức lãi suất trong hợp đồng tín dụng cao bất thường. Được truy lục từ https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dan-su/muc-lai-suat-trong-hop-dong-tin- dung-cao-bat-thuong-.aspx ngày 21-9-2018 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016- TT-NHNN-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang- nuoc-ngoai-338877.aspx 341
  18. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2017). Công văn số 1576/NHNN-CSTT. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Tien-te-Ngan-hang/Cong-van-1576- NHNN-CSTT-giai-dap-Thong-tu-39-2016-TT-NHNN-2017-346015.aspx Nguyễn & Lê. 2013. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt – số 7 (10/2013), tr.133- 134 Nguyễn. 2015. Được truy lục từ http://duthaoonline.quochoi.vn/ DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=2324 ngày 21-9- 2018 Quốc hội. (1995). Bộ luật dân sự. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-39391.aspx Quốc hội. (2005). Bộ luật dân sự. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/ van- ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-2463.aspx. Quốc hội. (2010). Luật các tổ chức tín dụng. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Luat-cac-to-chuc-tin- dung-2010-108079.aspx Quốc hội. (2015). Bộ luật dân sự. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx Quốc hội. (2017). Luật các tổ chức tín dụng. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Luat-sua-doi-Luat-cac- to-chuc-tin-dung-2017-356283.aspx Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Bản án số: 09/2018/DS-ST ngày 03-7- 2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta152826t1cvn/chi-tiet-ban-an Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Bản án số: 03/2017/DS-PT ngày 15- 01-2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta109736t1cvn/chi-tiet-ban-an Tòa án nhân dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bản án số: 02/2018/DS-ST ngày 18-07- 2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta153251t1cvn/chi-tiet-ban-an Tòa án nhân dân thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Bản án số: 12/2018/DS-ST ngày 15-8-2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta152987t1cvn/chi-tiet-ban-an Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Bản án số: 84/2018/DS-PT ngày 28-6-2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta131563t1cvn/chi-tiet-ban-an Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Bản án số: 99/2018/DS-PT ngày 28-8-2018 V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Được truy lục từ https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta141774t1cvn/chi-tiet-ban-an 342
  19. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Trường Đại học Luật Hà Nội. 2006. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2. NXB Công an nhân dân. Hà Nội, tr.163 Trương, T. Đ. 2016. Luật thay đổi bốn loại lãi suất. Được truy lục từ https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop- y/15330/luat-thay-doi-bon-loai-lai-suat ngày 20-9-2018 343
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0