intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO " Đánh giá sự thay nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện HUA NA: trường hợp nghiên cứu tại xã tiến phong, huyện quế phong, tỉnh nghệ an "

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

183
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc di dời, tái định cư sẽ dần đến những thay đổi lớn về tập quán canh tác, thay đổi nguồn sinh kế , môi trường sống ở vùng có tính đặc thù về dân tộc thiểu số và nông thôn miền núi. BÁO CÁO " Đánh giá sự thay nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện HUA NA: trường hợp nghiên cứu tại xã tiến phong, huyện quế phong, tỉnh nghệ an "

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO " Đánh giá sự thay nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện HUA NA: trường hợp nghiên cứu tại xã tiến phong, huyện quế phong, tỉnh nghệ an "

  1. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY NGUỒN SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN HỦA NA: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN The Assessment of the Livelihood Source Changes of the Immigration Resettlement People of Hua Na Hydroelectric Project: a Case Stady in Tien Phong Commune, Que Phong District, Nghe An Province Nguyễn Văn Song1, Đậu Thị Bích Hoài1 TÓM TẮT Việc di dời, tái định cư (TĐC) sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán canh tác, thay đổi nguồn sinh kế (SK), môi trường sống ở vùng có tính đặc thù về dân tộc thiểu số và nông thôn miền núi. Nhưng thực tế phần lớn những hộ dân phải di dời và TĐC trên những địa bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu tại địa bàn xã Tiền Phong, thuộc dự án thủy điện Hủa Na, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho thấy có hơn 80% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ ở nơi mới kém hơn trước. Khoangr 70% số hộ dân không hài lòng về công tác đền bù, bồi thường TĐC. Bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh, bài viết tập trung vào việc đánh giá sự thay đổi nguồn SK, tìm ra các hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu, hiệu quả nhằm ổn định SK bền vững cho người dân TĐC của công trình thủy điện Hủa Na nói riêng và các chương trình TĐC thủy điện nói chung. Từ khóa: Nguồn sinh kế, tái định cư, thủy điện, thay đổi sinh kế SUMMARY The relocation and resettlement will lead to major change in farming practices, change in sources of livelihood and the living environment in areas with characteristics of ethnic minority and mountainous countryside. The results of researche at the Tien Phong commune, Hua Na hydropower project, Que Phong district, Nghe An province show that more than eighty (80%) of households said that their life in the new place is less than the old one. About seventy percent (70 %) of households are not satisfied with the compensation, resettlement compensation. By descriptive statistics and comparative methods, the article focuses on evaluating the changes in livelihoods, finding out the existing advantages and disadvantages. Base on these results of the study, the authors propose a number of the useful, and helpful solutions to establish the sustainable live for the resettlement people of the Hua Na hydroelectric project in particular and the other hydroelectric projects in general. Keywords: Livelihood sources, resettlement, hydropower, livelihood change 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tái định cư là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt đối với những dự án di dân TĐC không tự nguyện thuộc dự án thủy lợi, thủy điện. Việc TĐC của các công trình này liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của cộng đồng người trong khu vực. Đó không chỉ là thiệt hại về vật chất như đất đai, nhà cửa, thay đổi về SK mà còn thay đổi về văn hóa và các mối quan hệ xã hội, quan hệ tộc người, môi trường sinh sống, ảnh hưởng tới tâm lý sức khỏe cộng đồng TĐC, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, một đối tượng dễ bị tổn thương. Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, nước ta đã và đang xây dựng nhiều đập lớn để giải quyết vấn đề thiếu nước cho nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ. Đặc biệt đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên việc xây dựng đập ở Việt Nam thường được triển khai tạo miền núi nơi ít có dân cư sinh sống, chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất, sinh hoạt và nền văn hoá lâu đời. Do đó, ngoài kết quả đạt được, việc xây dựng đã tác động rất lớn đến đời sống người dân, và ảnh hưởng nhiều nhât là các dân tộc thiểu số, đối tượng nghèo đói nhất trong cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi nguồn SK nhằm đề xuất các giải pháp khôi phục SK bền vững cho người dân TĐC các công trình thủy điện, thủy lợi là rất cần thiết trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải TĐC bắt buộc. Thủy điện Hủa Na là một trong những công trình thủy điện lớn của Bắc miền Trung, được xây dựng tại bản Huôi Muồng, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nhằm khai thác tiềm năng sông Chu. Đây là cơ hội tốt để Nghệ An nói chung và huyện Quế Phong nói riêng, nhất là vùng tái định cư có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, với chủ trương “bảo đảm cho người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như Đảng và Nhà nước ta đã xác định (Đặng 1
  2. Nguyên Anh, 2007). Tính đến nay sau gần ba năm cuộc sống của các hộ di dân đã có nhiều sự thay đổi so với trước thời điểm TĐC. Phạm vi nghiên cứu của bài viết tập trung ở hai điểm TĐC: Piêng Cu và Huôi Siu – Huôi Lạn thuộc khu vực di dân ngoài xã Tiền Phong với tổng số 290 hộ cơ bản đại diện cho thực trạng tình hình di dân, TĐC của dự án thủy điện Hủa Na. Phương pháp nghiên cứu thông qua thu thập nguồn số liệu từ cơ quan quản lý, người dân kết hợp với phiếu điều tra và khung phân tích sự thay đổi về nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội đã phản ánh được những thay đổi chủ yếu về nguồn SK của người dân TĐC, từ đó rút ra các mặt được, chưa được và đề xuất các giải pháp phục hồi SK sau TĐC. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguồn số liệu 2.1.1 Nguồn số liệu thứ cấp (đã công bố) Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thứ cấp được thu thập từ Ban dự án TĐC thủy điện Hủa Na, Ủy ban nhân dân xã Tiền Phong. Tài liệu bao gồm những báo cáo quy hoạch tổng thể di dân TĐC, công tác bồi thường hỗ trợ di dân của dự án thủy điện Hủa Na. Ngoài ra có sự tham khảo thêm thông tin TĐC từ các bài báo, công trình đã công bố, văn bản chính sách có liên quan… 2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp (mới) Bài viết còn sử dụng các thông tin sơ cấp được thu thập điều tra từ 60 hộ di dân tại 2 điểm TĐC của xã Tiền Phong chứa nhiều hộ di dân nhất là Piêng Cu và Huôi Siu – Huôi Lạn. Trong đó mỗi điểm là 30 hộ thông qua phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn với nội dung tập trung về sự thay đổi nguồn SK của các hộ dân trước và sau khi TĐC. Ngoài ra các phương pháp phỏng vấn KIP (Key Imformant Panel), họp nhóm cũng được sử dụng để thu thập thêm thông tin chủ chốt của những cán bộ chuyên trách thuộc ban quản lý dự án, các già làng, trưởng bản thuộc điểm TĐC, mục đích thu thập nguồn thông tin sát thực và nổi cộm trong công tác di dân, từ đó có những nhìn nhận đúng về sự thay đổi nguồn SK các hộ dân. 2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Để đánh giá được sự thay đổi nguồn SK cấu thành nên tài sản SK của các hộ TĐC, quá trình phân tích của bài viết sẽ dựa theo khung phân tích SK bền vững (DFID, 2003), cụ thể là sự thay đổi về: nguồn lực nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội. Với việc sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh và hệ thống chỉ tiêu phân tích sau khi tổng hợp các số liệu thu được nhằm thấy rõ sự thay đổi nguồn SK của các hộ di dân TĐC giữa các thời điểm và giữa các điểm TĐC. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một vài nét khái quát về các điểm tái định cư và tình hình bồi thường hỗ trợ cho hộ tái định cư thuộc xã Tiền Phong 3.1.1 Một vài nét khái quát về điểm tái định cư Piêng Cu và Huôi Siu – Huôi Lạn Để thực hiện được dự án này, hơn 4.700 nhân khẩu của 1.213 hộ thuộc 14 bản làng khu vực lòng hồ thuộc xã Đồng Văn, Thông Thụ phải di dời đến nơi ở mới tại 16 khu TĐC theo hình thức bố trí TĐC nội xã và ngoài xã. Hầu hết hình thức sản xuất của các hộ dân trước khi TĐC là sản xuất nông nghiệp. Do đó dự án TĐC thủy điện Hủa Na chủ động đầu tư cao và đồng bộ vào các vùng đất rộng, người thưa, có lợi thế về tự nhiên và kinh tế phát triển nhanh gắn với quá trình đô thị hóa, phát triển cơ hội sản xuất nông nghiệp cho người dân. Piêng Cu và Huôi Siu – Huôi Lạn là 2 điểm TĐC gần như xây dựng hoàn thiện các công trình điện, đường, trường, trạm so với các điểm khác, được TĐC theo hình thức di vén tập trung ngoài xã thuộc xã Tiền Phong. Đều nằm ở vị trí cách trung tâm xã khoảng 15km về phía Tây Bắc: Điểm TĐC Piêng Cu với tổng diện tích quy hoạch là 766 ha giao cho 146 hộ di dân từ bản Nong Đanh, Piêng Pùng thuộc xã Đồng Văn; Còn điểm TĐC Huôi Siu – Huôi Lạn tổng diện tích được quy hoạch 573 ha, chứa 144 hộ di dân từ bản Huôi Muồng xã Đồng Văn. Hầu hết người dân là dân tộc Thái với phương thức sản xuất canh tác trên nương rẫy, ngành công nghiệp và dịch vụ đều chưa phát triển. 2
  3. 3.1.2 Tình hình bồi thường hỗ trợ cho hộ tái định cư Quá trình di dân của các hộ thuộc dự án thủy điện Hủa Na bắt đầu từ cuối năm 2008. Với các quy định về mức và hình thức bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời được áp dụng theo các Quyết định 34/2010, Nghị định 197, Nghị định 84,… và các văn bản quy định riêng cho dự án. Với mục tiêu là đền bù về đất đai, tài sản, hỗ trợ kinh phí để họ có thể tạo lập cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện theo các chính sách này của dự án còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết như: Vướng mắc trong khâu thống kê đất để tính đền bù, mức hỗ trợ ổn định đời sống còn thấp và trong thời gian ngắn, thời gian trả tiền đền bù, hỗ trợ còn kéo dài. Nghiên cứu cho thấy công tác bồi thường hỗ trợ còn tồn tại nhiều bất cập về quy định và tổ chức thực hiện, có đến 70% số hộ dân không hài lòng về công tác đền bù, bồi thường TĐC, gây khó khăn cho công tác di dân TĐC. Đó là những vướng mắc trong khâu thống kê thu hồi đất để tính đền bù; số tiền hỗ trợ ổn định đời sống (tương đương 30 kg gạo/người/tháng trong vòng 2 năm) còn thấp và trong thời gian ngắn chưa đủ để người dân ổn định và tự cung cấp được sản phẩm từ sản xuất. Mặt khác, cách thức hộ dân sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ thực sự chưa hợp lý và hiệu quả. Bởi đối tượng di dân của dự án hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Với số tiền bồi thường và hỗ trợ (113,72 triệu đồng/hộ) là khá lớn nên các hộ có điều kiện xây dựng thêm cơ sở vật chất mà tại nơi ở cũ các hộ không có cơ hội mua sắm (Bảng 1). Có đến 60% số tiền nhận được dùng vào việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt (ti vi, xe máy, tủ, bàn ghế,…); 15% số tiền nhận được sử dụng vào các mục đích khác (ăn uống, vui chơi,…); 25% số tiền nhận được để đầu tư cho sản xuất (mua cây, con giống, vật tư nông nghiệp,…). Nhưng đó lại là xu hướng chung của đa số người dân nông thôn khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ. Bởi xuất phát điểm của đồng bào là nghèo, trình độ dân trí thấp, nên khi nhận được một số tiền lớn, tâm lý của họ là thích mua sắm đồ dùng mà trước đây muốn sở hữu mà không có cơ hội. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng chưa có sự tư vấn, định hướng việc sử dụng như thế nào là tốt nhất. Bảng 1. Kết quả về bồi thường, hỗ trợ cho hộ tái định cư Bồi thường bằng đất (m2) Bồi thường, hỗ trợ bằng tiền (trđ) T Loại đất/tài sản Piêng Huôi Siu- Piêng Huôi Siu – T BQ BQ Cu Huôi Lạn Cu Huôi Lạn Tổng số 21395 21968,33 21681,67 101,74 125,70 113,72 I Bồi thường 21395 21968,33 21681,67 67,61 74,23 70,92 1 Về đất 21395 21968,33 21681,67 Đất ở 395 408,33 401,67 Đất sản xuất NN 21000 21441,38 21220,69 2 Tài sản 67,61 74,23 70,92 Nhà ở 26,65 54,53 40,58 Cây trồng 40,96 19,70 30,34 II Hỗ trợ 34,13 51,47 42,79 1 Hỗ trợ di chuyển 6,10 11,00 8,55 2 Hỗ trợ sản xuất 20,00 20,17 20,08 3 Hỗ trợ ổn định đời sống 8,03 20,29 14,16 Nguồn: Phòng di dân tái định cư thủy điện Hủa Na năm 2011 3.2 Sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ dân tái định cư Tài sản SK của mỗi hộ dân được cấu thành bởi 5 nguồn lực: nguồn nhân lực (kiến thức, khả năng lao động, sức khoẻ), nguồn lực xã hội (uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội), nguồn lực tự nhiên (các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi…), nguồn lực vật chất (nhà ở, phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin…), nguồn lực tài chính (tiền, tín dụng, các nguồn hỗ trợ, viện trợ…). Tại nơi ở mới, các nguồn lực của hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là nguồn lực tự nhiên, bởi hộ dân phải di chuyển từ nơi ở cũ sang vùng đất mới. 3.2.1 Nguồn lực tự nhiên a) Sản xuất nông nghiệp 3
  4. Đối với các hộ di dân, đất đai là tư liệu sản xuất tạo ra nguồn thu nhập đáp ứng nhu cầu hàng ngày. So sánh đất đai được sở hữu trước và sau khi TĐC chính là nghiên cứu sự thay đổi nguồn lực tự nhiên trong nguồn SK của hộ (Bảng 2). Điều này có thể thấy trước khi TĐC, diện tích đất nông nghiệp của các hộ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của hộ. Sau khi TĐC, có gần 56,67% số hộ được hỏi cho biết diện tích đất sản xuất được cấp nhỏ hơn diện tích đất canh tác cũ của hộ, bởi diện tích đất canh tác nông nghiệp được cấp có hạn, hầu hết là nhỏ hơn 2 ha. Theo đánh giá của 21,67% các hộ di dân cho rằng chất lượng đất mới được khai hoang hầu như không bằng với đất canh tác cũ. Bởi hầu hết các hộ di dân là đồng bào dân tộc Thái với truyền thống canh tác lúa nước, nhưng trên thực tế đất canh tác được bồi thường chủ yếu là đất đồi, độ dốc cao. Tuy người dân vẫn tiếp tục sản xuất các cây trồng truyền thống như lúa nước, ngô, sắn… nhưng sản lượng không cao. Do đó, việc bị thu hẹp đất sản xuất và thay đổi đất canh tác khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Nên các hộ chủ yếu dựa vào tiền hỗ trợ mua lương thực phần nào khắc phục vấn đề thiếu lương thực trong thời gian canh tác những vụ đầu. Bảng 2. So sánh diện tích, chất lượng đất nông nghiệp trước và sau khi tái định cư Chỉ tiêu Số hộ CC (%) 1. Diện tích đất nông nghiệp - Diện tích được cấp lớn hơn 4 6,67 - Diện tích được cấp bằng 22 36,67 - Diện tích được cấp ít hơn 34 56,67 2. Chất lượng đất nông nghiệp - Chất lượng đất tốt hơn nơi ở cũ 12 20,00 - Chất lượng đất bằng nơi ở cũ 35 58,33 - Chất lượng đất kém hơn nơi ở cũ 13 21,67 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Mặt khác, hệ thống thuỷ lợi tại nơi TĐC chưa thực sự hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu canh tác của người dân. Mặc dù các công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ vẫn còn rất sơ sài, nhưng cũng có thể tạm đáp ứng được nhu cầu của người dân (Bảng 3). Bảng 3. Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thủy lợi tại nơi ở cũ và nơi ở mới Lúa 2 vụ Lúa 1 vụ Cây màu, lâu năm Tiêu thoát nước Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Tại nơi ở cũ Tốt 31 51,67 44 73,33 30 50,00 24 40,00 Bình thường 29 48,33 16 26,67 29 48,33 36 60,00 Không sử dụng được 0 0,00 0 0,00 1 1,67 0 0,00 Tại nơi ở mới Tốt 11 18,33 26 43,33 16 26,67 13 21,67 Bình thường 45 75,00 34 56,67 42 70,00 45 75,00 Không sử dụng được 4 6,67 0 0,00 2 3,33 2 3,33 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 b) Sản xuất lâm nghiệp Trước khi TĐC, có 85% số hộ điều tra được giao đất trồng rừng và bảo vệ rừng, hầu hết các hộ này đều có diện tích đất lâm nghiệp trên khoảng 4 ha. Sau khi TĐC, quy hoạch đất rừng cho các hộ TĐC tính trung bình cho một hộ đã giảm nhiều so với trước: tỉ lệ hộ có diện tích rừng ít hơn 1 ha từ 10% lên đến 28,33%; đặc biệt chỉ còn 11,67% hộ có diện tích rừng trên 3 ha, trong khi trước đây số hộ có diện tích trên 3 ha chiếm tỉ lệ cao nhất với 46,67%. Diện tích đất rừng của các hộ điều tra giảm dẫn đến thu nhập từ rừng giảm đi. Bởi các hộ dân ở vùng cao như nơi này đều có nguồn thu nhập từ rừng rất đáng kể, như thu nhập từ măng, nứa… Bảng 4. Diện tích lâm nghiệp của các hộ điều tra trước và sau khi tái định cư 4
  5. Diện tích Trước TĐC Sau TĐC đất lâm nghiệp Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) ≤ 1 ha 6 10,00 17 28,33 Diện tích từ 1 – 3 ha 26 43,33 36 60,00 ≥ 3 ha 28 46,67 7 11,67 Tổng 60 100,00 60 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 c) Chăn nuôi Nhìn chung, các hộ chăn nuôi vẫn duy trì cách thức chăn nuôi lạc hậu khi đến nơi ở mới, thể hiện ở số lượng vật nuôi nhỏ lẻ, xây dựng chuồng trại ngay cạnh nhà ở và cách thức chăm sóc đơn giản, chưa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, nguồn SK từ thủy sản của hộ bị mất đi do diện tích ao hồ nuôi cá không còn. Tóm lại, thay đổi đầu tiên của tự nhiên đặc biệt là đất đai, có tác động không nhỏ đến những thay đổi khác trong nguồn lực SK. Bởi quá trình TĐC chưa gắn với tái định canh, định mức diện tích đất sản xuất mới thấp hơn nhiều so với đất bị thu hồi, đất lại xấu, thiếu nguồn nước, người dân canh tác khó khăn, gây hạn chế cho đời sống người dân TĐC... 3.2.2 Nguồn lực con người Con người là loại vốn quan trọng nhất trong các các nguồn lực SK của một hộ gia đình, một cộng đồng, trong đó trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy học vấn của lao động trong các hộ điều tra mới chỉ ở trình độ tiểu học, trung học, và phổ thông trung học với tỷ lệ rất thấp, phản ánh đúng với thực tế trình độ dân trí của người dân vùng sâu vùng xa đang hạn chế về các dịch vụ giáo dục. Số lao động/hộ giảm 1,23%, trình độ học vấn của lao động được nâng lên nhưng cũng chỉ ở mức độ thấp. Con số này cũng thể hiện được phần nào ảnh hưởng của vị trí nơi ở mới, gần khu vực trung tâm xã, yêu cầu của trí thức ngày càng cao. Một câu hỏi được đặt ra, đó là làm thế nào để nâng cao dân trí cho người dân ở các điểm TĐC này. Lao động của các hộ đều thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp, nhưng nguồn lao động vẫn chưa chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Bảng 5. Tình hình lao động, trình độ lao động của hộ trước và sau khi tái định cư (Tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Trước TĐC Sau TĐC SS % (Sau/trước) 1. Tình hình lao động - Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,01 4,13 102,99 - Lao động/hộ Lđ/hộ 3,25 3,21 98,77 - Hệ số nhân khẩu/LĐ Khẩu/Lđ 1,24 1,28 103,23 2. Trình độ lao động - Đại học Lđ/hộ 0,00 0,00 - - Cao đẳng Lđ/hộ 0,00 0,00 - - Trung cấp Lđ/hộ 0,05 0,08 160,00 - Trung học phổ thông Lđ/hộ 0,31 0,38 122,58 - Trung học cơ sở Lđ/hộ 1,18 1,18 100,00 - Tiểu học cơ sở Lđ/hộ 1,08 1,00 92,59 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Số lượng, trình độ, lĩnh vực lao động của các hộ sau khi TĐC không có nhiều khác biệt so với trước TĐC. Như vậy, chương trình TĐC chưa trang bị thêm kỹ năng, kiến thức nên chưa tạo thêm việc làm mới cho người dân bị ảnh hưởng. Các nguồn SK của người dân bị co hẹp lại (do mất đất) nhưng lại không được bổ sung bằng các nguồn SK khác ngoài nông nghiệp. 3.2.3 Nguồn lực vật chất Nhà ở tại các khu TĐC được nhà nước xây dựng bằng các vật liệu kiên cố theo mẫu thiết kế có sẵn. Đa phần người dân hài lòng về kiểu dáng thiết kế nhưng sự bố trí của các hộ gia đình là quá sát nhau. Do diện tích đất cấp có hạn, nên khu vực chăn nuôi bị giảm đi nhiều, đặc biệt diện tích làm vườn của các hộ (Bảng 6). 5
  6. Bảng 6. Đánh giá về điều kiện nhà ở trước và sau khi tái định cư Diện tích nhà ở Chất lượng nhà Chỉ tiêu Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Tốt hơn nơi ở cũ 15 25,00 29 48,33 Bằng nơi ở cũ 35 58,33 22 36,67 Kém hơn nơi ở cũ 10 16,67 9 15,00 Tổng 60 100,00 60 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Ngoài ra, khả năng tiếp cận dịch vụ ở nơi ở mới tốt hơn so với nơi ở cũ do khoảng cách bình quân từ nơi TĐC đến các dịch vụ xã hội đều được cải thiện so với trước, thậm chí tại khu TĐC Piêng Cu đã được xây dựng trường tiểu học, trạm y tế ngay trong nội điểm (Bảng 7). Bảng 7. Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau khi tái định cư (ĐVT: Km) Khoảng cách Trước TĐC Sau TĐC Điểm TĐC Piêng Cu - Đến đường quốc lộ 11,67 1,03 - Đến trường tiểu học 4,71 0,36 - Đến trường trung học 10,55 5,35 - Đến trạm y tế 11,21 0,38 - Đến chợ trung tâm 11,35 9,31 Điểm TĐC Huôi Siu – Huôi Lạn - Đến đường quốc lộ 17,18 0,54 - Đến trường tiểu học 8,11 1,65 - Đến trường trung học 5,38 5,16 - Đến trạm y tế 17,20 1,65 - Đến chợ trung tâm 7,53 7,20 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Nghiên cứu cũng cho thấy hệ thống cung cấp điện và nước được cải thiện đáng kể so với nơi ở cũ. Cả hai điểm TĐC đều có điện lưới và nước sạch sử dụng (Bảng 8). Bảng 8. Điều kiện được sử dụng nước sạch, điện sáng của các hộ dân trước và sau khi tái định cư Trước TĐC Sau TĐC Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) - Dùng nước giếng đào 12 20,00 8 13,33 - Dùng nước suối 48 80,00 9 15,00 - Được lắp đặt hệ thống dẫn nước sinh hoạt 0 0,00 43 71,67 - Sử dụng điện lưới 0 0,00 60 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Như vậy, sự thay đổi nguồn lực vật chất là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, cơ sở vật chất, và các dịch vụ xã hội đều hoàn thiện so với trước đây, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ TĐC. 3.2.4 Nguồn lực tài chính Theo kết quả điều tra (Bảng 9), nguồn lực tài chính bị thu hẹp so với trước khi TĐC, do không có sự bổ sung từ nguồn SK khác, tính bình quân thu nhập một nhân khẩu khoảng 406.000 đồng/tháng, áp dụng theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015 thì hầu hết các hộ ở đây thuộc diện hộ cận nghèo và nghèo. Mức thu nhập này thấp hơn 1,23 lần so với trước đây. Nguồn lực tài chính vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp (đất đai, tự nhiên) là chính với phương thức sản xuất tự cung tự cấp lạc hậu. Từ đó cho thấy trong thời gian tới cần có sự đầu tư nhiều hơn cho sản xuất để nâng cao thu nhập của hộ để bằng và tiến tới cao hơn so với nơi ở cũ. Bảng 9. Tình hình thu chi trong sản xuất của một hộ thuần nông trước và sau khi tái định cư (ĐVT: Triệu đồng/hộ) 6
  7. Chỉ tiêu Trước TĐC Sau TĐC So sánh (%) (sau/trước) I. Tổng thu BQ hộ 34,543 30,380 87,95 - Trồng trọt, lâm nghiệp 22,557 22,748 100,85 - Chăn nuôi 11,986 7,631 50,24 II. Chi phí 10,350 6,241 60,31 - Trồng trọt, lâm nghiệp 6,360 3,986 62,68 - Chăn nuôi 3,990 2,255 56,52 III. Thu nhập của hộ 24,193 24,138 99,77 - Trồng trọt, lâm nghiệp 16,196 18,761 115,83 - Chăn nuôi 7,997 5,377 67,23 IV. Thu nhập BQ/LĐ 7,444 6,260 84,10 V. Thu nhập BQ/nhân khẩu 6,023 4,872 80,89 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra năm 2012 Mặt khác, việc sử dụng tiền dự án sau khi đã chuyển sang tay người dân chưa hiệu quả bởi nó thuộc tài sản của dân, Nhà nước không thể kiểm soát được nữa. Để có hiệu quả thì các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và cả chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm hướng dẫn hộ TĐC cách thức làm đồng tiền sinh lời, trong đó gửi sổ tiết kiệm cũng là một cách. 3.2.5 Nguồn lực xã hội Bảng 10. Thực trạng về sự tham gia các hoạt động xã hội của hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Piêng Cu Huôi Siu – Huôi Lạn BQ 1. Tỷ lệ trẻ được đến trường đúng độ tuổi % 50,00 53,33 51,67 2. Tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với dịch vụ y tế % 56,67 73,33 65,00 3. Tỷ lệ người dân tham gia sinh hoạt cộng đồng 80,00 100,00 90,00 (lễ hội cầu mùa, múa xòe,…) % Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra Các mối quan hệ xã hội của cộng đồng vẫn được duy trì. Việc xây dựng nhà họp thôn là nơi sinh hoạt không thể thiếu đối với bà con người dân tộc thiểu số. Tại nơi TĐC mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang, theo đánh giá của người dân là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động văn hoá của cộng đồng. 3.2.6 Tác động chương trình tái định cư đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ di dân "Thay đổi chiến lược SK" của các hộ di dân TĐC thủy điện Hủa Na chính là những thay đổi về sự lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn tài sản SK nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống trước sự thay đổi của các nguồn SK đã phân tích ở trên. 100% các hộ di dân trước khi TĐC đều có hoạt động SK truyền thống mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, không có đầu tư về cả kỹ thuật cũng như sự chăm sóc do vậy năng suất rất thấp và ít chú ý đến bảo vệ tài nguyên. Các hoạt động chủ yếu như: trồng trọt (các cây trồng chính là lúa rẫy, ngô, sắn, chuối), chăn nuôi, khai thác rừng… Họ hầu như không có khái niệm về thị trường, một số hộ vẫn đang sử dụng hình thức trao đổi hiện vật. Những phong tục này là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Hiện nay, do tác động của dự án di dân TĐC, các hộ gia đình đã có những thay đổi chiến lược SK truyền thống. Mô hình SK mới của dự án được áp dụng đó là đưa một số cây (ngô lai, đậu đỗ, cà phê, tiêu), con và các kỹ thuật mới đã được đưa vào sản xuất và đã có những tác động tích cực như tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, giúp bà con thêm kiến thức về luân canh, xen canh, chăn nuôi cải tiến hơn. Tuy nhiên những thay đổi đó chưa thực sự toàn diện, mới chỉ có 16,6% các hộ áp dụng mô hình SK mới. Bởi diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bị thu hẹp đi rất nhiều, trong khi cơ cấu thu nhập của người dân chủ yếu từ lĩnh vực này, mà tâm lý người dân còn ỷ lại vào tiền trợ cấp nên chưa tạo ra sự khác biệt nhiều so với trước thời điểm TĐC. Có đến 83,33% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ ở nơi mới kém hơn trước. Điều đó dẫn đến các hoạt động khôi phục SK cho người dân TĐC hiện nay là chưa bền vững, kết quả SK kém hưng thịnh hơn so với trước đây. 7
  8. 3.3 Những thành tích và hạn chế 3.3.1 Những thành tích và kết quả đạt được Chương trình TĐC thuộc công trình thủy điện Hủa Na góp phần mang lại những chuyển biến tích cực trong quá trình thay đổi nguồn SK của các hộ dân khi di chuyển đến vùng đất mới thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án trồng trọt và chăn nuôi được quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới. Với sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương, kế hoạch TĐC đã được xây dựng theo hướng tôn trọng và duy trì những giá trị văn hóa của đồng bào thiểu số trong khu vực. Đây được đánh giá là bước đi đúng hướng. Đồng thời tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế…) của hộ dân và các vấn đề xung quanh sức khỏe môi trường, điều kiện vệ sinh tại các điểm TĐC đang được chú trọng cùng với việc xây nhà, việc làm và tạo thu nhập. 3.3.2 Những hạn chế cần giải quyết a) Về nguồn nhân lực Việc quản lý yếu kém mang tính quan liêu và sự thiếu hụt cán bộ có chất lượng gây ảnh hưởng tới sự thành công của chương trình TĐC. Những thay đổi tập quán, kỹ thuật canh tác và chương trình SK là áp đặt đối với các hộ dân hầu hết là trình độ dân trí thấp. Họ không được hỗ trợ thỏa đáng kỹ năng, kiến thức trong việc chuyển đổi từ dạng canh tác trước đây (canh tác lúa nước) sang các dạng canh tác khác về sản xuất nông nghiệp nương rẫy, trồng rừng, chăn nuôi. Điều này dẫn đến sự mất an ninh lương thực lớn hơn. Nên trước mắt, người bị ảnh hưởng đang đối đầu với những khó khăn về di dời tới môi trường, cộng đồng, khí hậu mới và cuộc sống hoàn toàn khác. Về lâu dài, họ gặp rủi ro vì kỹ năng lao động không đáp ứng được. b) Về nguồn lực xã hội Những kết cấu xã hội hiện tại và các quan hệ cộng đồng đang bị phá vỡ bởi sự chia cắt các thành viên thị tộc và họ hàng không thể cùng tới một điểm TĐC mới. Mặt khác, các chương trình phục hồi kinh tế mới chỉ ở trên lý thuyết, giấy tờ mà chưa được phổ biến đến các hộ dân. c) Về nguồn lực tự nhiên Việc thiếu đất đai, chất lượng xấu trong vùng đã làm cho công tác đền bù "lấy đất đổi đất" trở nên khó khăn. Tất cả những người TĐC hiện đang không có đất canh tác nông nghiệp, hệ thống thủy lợi chất lượng kém (6,67% không sử dụng được). Đến vùng đất mới, điều kiện sản xuất chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi nên hộ còn lúng túng khi chưa có sự trợ giúp kịp thời của các cấp chính quyền. Nên năng suất sản xuất tại vùng đất này cũng thấp hơn, kéo theo các nguồn lực khác kém bền vững hơn so với trước. d) Về nguồn lực vật chất Việc tổ chức nơi ở theo quy hoạch của điểm TĐC dân cư tập trung tại xã Tiền Phong là mỗi hộ có nhà, công trình phụ, mảnh vườn nhỏ... và một diện tích đất sản xuất. Mặc dù nhà ở của khu TĐC được xây dựng theo mẫu truyền thống nhưng lại quá sát nhau và không đáp ứng hoàn toàn so với tập quán tín ngưỡng của người dân tộc. Diện tích được phân chia 400 m2 cho đất sinh hoạt (gồm cả đất vườn) cho từng hộ tại các điểm TĐC nông thôn bất kể quy mô gia đình là không công bằng cho những gia đình lớn hoặc những người có nhiều tài sản trước TĐC. e) Về nguồn lực tài chính Đa số người dân TĐC hiện đang sống nhờ tiền bồi thường thiệt hại, tiền chi phí hỗ trợ TĐC. Rất nhiều hộ khi nhận khoản tiền mặt đền bù lớn đã gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng khoản tiền này. Chỉ có 25% số hộ đầu tư vào sản xuất, trong khi đa số hộ đã mua xe máy, còn số khác lại lãng phí về uống rượu hoặc thuốc phiện. Những hộ này chắc chắn sẽ gặp cảnh thiếu lương thực trong tương lai và có thể lại rơi vào cảnh nghèo túng nếu như không tìm được những nguồn thu nhập bền vững. Tóm lại, với những hạn chế trên đây, sự thiếu hụt về đất đai (nguồn lực tự nhiên) là cản trở lớn nhất trong việc đảm bảo SK của các hộ nông dân và sự phát triển kinh tế xã hội xã Tiền Phong (khi thuỷ điện Hủa Na đi vào hoạt động - dự kiến cuối quý 4 năm 2012). 3.4 Đề xuất giải pháp ổn định sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Hủa Na tại xã Tiền Phong 8
  9. Về nguồn nhân lực: Khi đến vùng đất mới, sự yếu kém về kiến thức và kỹ năng làm việc của người lao động là trở ngại rất lớn. Làm thế nào để người dân năng động hơn trong việc tìm và huy động các giải pháp nhằm phát triển SK cho chính bản thân họ, thì Ban dự án và chính quyền địa phương cần mở lớp đào tạo nghề, hỗ trợ học tập cho dân để chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ 100% học phí đi học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong thời gian đào tạo, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra cần nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng và chính quyền địa phương. Về nguồn lực xã hội: Xuất phát từ thực tế, đồng bào chủ yếu là dân tộc Thái, có những thói quen, lối sống, tập tục canh tác riêng khác với những dân tộc khác. Chính quyền cần tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách TĐC. Phân cấp và trao quyền cho các cấp cơ sở gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, TĐC. Đồng thời tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường (ngô, lúa, tiêu..), có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu tthị trường. Về nguồn lực tự nhiên: Do dự án không đáp ứng đủ đất sản xuất cho hộ TĐC theo quy hoạch. Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất và điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân TĐC để giao cho dân đưa vào sản xuất. Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và quy mô giao đất, giao rừng tối thiểu 20-30 ha/hộ, đây là cơ sở để hộ ổn định SK nhờ rừng. Từng điểm TĐC phải có phương án sản xuất cây trồng, vật nuôi năng suất cao phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng. Nên, chính quyền cần triển khai công tác khuyến nông, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp nhất cho sản xuất của người dân. Về nguồn lực vật chất: Mặc dù tạo điều kiện cho người dân khi đến các khu TĐC mới sẽ được hưởng các chính sách về hạ tầng, nhà cửa, đất sản xuất, đất canh tác... bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, nhưng người dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Do đó chính quyền cần chú trọng công tác quản lý, khuyến khích hộ dân sử dụng hiệu quả các công trình trên. Đồng thời đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá, chợ... cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó có dân TĐC. Về nguồn lực tài chính: Tạo cơ hội cho hộ tiếp cận kinh tế rừng, cần lồng ghép thực hiện chương trình giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý bảo vệ. Bởi trên thực tế Dự án chỉ giao đất trồng rừng (đất trống đồi trọc) trung bình từ 1-3 ha/hộ là quá ít và không phù hợp với qui định của Luật Đất đai, Luật Quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền cần tìm ra các giải pháp khuyến khích hỗ trợ việc phát triển ngành nghề thủ công, thủy sản… Ưu tiên nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn nhằm đầu tư phát triển sản xuất tạo nguồn SK bền vững cho đồng bào. Cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân tại mỗi điểm TĐC, sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục SK để sử dụng tiền đền bù một cách hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn SK khác thay cho nguồn SK bị mất do việc TĐC gây ra. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu bài viết một lần nữa nhận định sự thay đổi nguồn SK của các hộ di dân TĐC được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Sự thay đổi nguồn SK của các hộ di dân TĐC được đánh giá trong đề tài chính là sự thay đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội. Khi các hộ TĐC di dân đến nơi ở mới trên địa bàn xã Tiền Phong thì sự co hẹp nguồn lực tự nhiên kéo theo sự thay đổi của các nguồn lực còn lại và những thay đổi này đều được đánh giá theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, cũng như ảnh hưởng đến quyết định thay đổi chiến lược SK của các hộ di dân. Nhưng nhìn chung các thay đổi này đều có xu hướng kém bền vững hơn so với thời điểm trước TĐC. Thực tế cho 83,33% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ ở nơi mới kém hơn trước, 70% số hộ dân không hài lòng về công tác đền bù, bồi thường TĐC là những con số rất đáng báo động về công tác di dân, đền bù, TĐC thuộc dự án thuỷ điện Hủa Na hiện nay. Để giải quyết vấn đề ‘hậu TĐC’, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp về nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội phù hợp với thực tế và tiềm lực của hộ. 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Nguyên Anh (2007). Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007). UBND huyện Quế Phong (2011). Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư công trình thủy điện Hủa Na, Quế Phong. Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD, trang web: http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571 Quyết định 34/2010/QĐ-TTg ngày 08/04/2010 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC các dự án thủy lợi, thủy điện. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2