intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo hai trường hợp hội chứng guillain - barré được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết báo cáo hai trường hợp hội chứng guillain - barré được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương: 2 bệnh nhân cùng ở độ tuổi thanh niên, khởi bệnh bằng các triệu chứng nhiễm trùng đặc hiệu và không đặc hiệu, được điều trị trong khoảng 1 tuần tại y tế cơ sở, bệnh nhân đã được giải quyết các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng... Mời các bạn cùng theo dõi báo cáo về hội chứng guillain - barré này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo hai trường hợp hội chứng guillain - barré được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ<br /> ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG<br /> Nguyễn Minh Tuấn*, Đỗ Chí Thanh*, Nguyễn Thị Mỹ Hương*, Trần Thị Thùy Dương*,<br /> Nguyễn Hồng Ánh Mai*, Dương Toàn Trung*, Nguyễn Anh Tài*, Bùi Châu Tuệ*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Hội chứng Guillain – Barré được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, với biểu hiện bệnh đa dây thần kinh<br /> có hủy myelin do tình trạng viêm tiến triển cấp tính. Hiện tại, biện pháp điều trị chủ yếu đối với các bệnh nhân<br /> hội chứng Guillain – Barré tại khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy là truyền Globulin miễn dịch đường tĩnh<br /> mạch (IVIG – intravenous immunoglobulin) cùng các biện pháp trợ giúp phòng chống các biến chứng. Y văn thế<br /> giới từ lâu nay vẫn nhắc đến phương pháp thay huyết tương, cùng những ưu nhược điểm riêng như là một chọn<br /> lựa trị liệu đầu tay khác đối với hội chứng Guillain – Barré, với mức độ hiệu quả ngang tầm với điều trị bằng<br /> globulin miễn dịch truyền đường tĩnh mạch. Từ cơ sở này, chúng tôi tiến hành áp dụng vào thực tiễn điều trị đối<br /> với hai trường hợp hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương; để từ đây có thể đưa ra<br /> những nhận xét ban đầu về những thuận lợi, khó khăn cũng như những ưu điểm, khuyết điểm khi áp dụng kỹ<br /> thuật điều trị này vào thực tiễn tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong hai trường hợp được báo cáo, nhận thấy quá trình<br /> diễn tiến bệnh lý có khá nhiều điểm tương đồng: hai bệnh nhân cùng ở độ tuổi thanh niên, khởi bệnh bằng các<br /> triệu chứng nhiễm trùng đặc hiệu và không đặc hiệu, được điều trị trong khoảng 1 tuần tại y tế cơ sở, bệnh nhân<br /> đã được giải quyết các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng. Thời điểm các triệu chứng chính của bệnh lý nhiễm trùng<br /> thoái lui cũng chính là lúc xuất hiện các dấu hiệu thần kinh – giảm dần khả năng vận động của các cơ, và một<br /> trong hai trường hợp bệnh nhân được báo cáo có kèm theo cả triệu chứng rối loạn về cảm giác ở tứ chi. Hai<br /> trường hợp đều sớm được nhập viện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định hội chứng<br /> Guillain – Barré. Ở bệnh nhân nặng hơn, hội chứng Guillain – Barré tiến triển nặng dần đến suy hô hấp, cần<br /> phải đặt nội khí quản và thở máy. Hai bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương trong 5 lần,<br /> mỗi lần cách nhau 24 giờ, dung dịch thay thế được sử dụng là albumin. Diễn tiến lâm sàng đã cải thiện ở ngày<br /> thứ 23 đối với trường hợp bệnh nhân phải thở máy, bệnh nhân có thể ngưng máy thở, tự thở khí trời, đồng thời<br /> cải thiện đáng kể sức cơ, các triệu chứng thần kinh. Bệnh nhân còn lại cũng đã được xuất viện về địa phương tiếp<br /> tục theo dõi điều trị sau khi các dấu hiệu tổn thương thần kinh bắt đầu hồi phục ở ngày thứ 21. Cả hai trường hợp<br /> đều không sử dụng corticoids trong quá trình điều trị. Qua ghi nhận hiệu quả điều trị hai trường hợp hội chứng<br /> Guillain – Barré tại khoa Nội Thần Kinh và nhìn lại y văn thế giới, việc áp dụng phương pháp thay huyết tương<br /> như một quy trình chuẩn, bên cạnh biện pháp truyền globulin miễn dịch đường tĩnh mạch trong điều trị hội<br /> chứng Guillain Barré tại bệnh viện Chợ Rẫy là rất có cơ sở để được xem xét về tính khả thi cũng như hiệu quả<br /> điều trị.<br /> Từ khóa: Guillain Barré, thay huyết tương<br /> <br /> * BV Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn<br /> <br /> ĐT: 09037332114 Email: minhtuan2066@yahoo.com.vn<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> 129<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> SUMMARY<br /> CASE REPORT TWO CLINICAL CASES OF GUILLAIN – BARRÉ COMPLETE RECOVERY WITH<br /> THERAPEUTIC PLASMA EXCHANGE<br /> Nguyen Minh Tuan, Do Chi Thanh, Nguyen Thi My Huong, Tran Thi Thuy Duong,<br /> Nguyen Hong Anh Mai, Duong Toan Trung, Nguyen Anh Tai, Bui Chau Tue<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 129 - 135<br /> Guillain – Barré syndrome is almost a clinical diagnosis, demonstrated with acute inflammatory<br /> demyelinating polyradiculoneuropathies. The current treatment for this rare but severe autoimmune disease is<br /> using intravenous immunoglobulin (IVIG) and other supportive methods preventing compications. Plasma<br /> exchange mentioned in literature as another first-line therapy for Guillain – Barré syndrome has been used in<br /> medical conditions for many years, with its efficacy being at the same level to the one of IVIG therapy. Two cases<br /> of Guillain – Barré syndrome were applied Plasma exchange therapy at Neurology department, Cho Ray hospital,<br /> so that this current treatment could be evaluated reasonably about its clinical advantages and disadvantages. Both<br /> cases follow within a few days of triggering factor: infections. The neurologic symptoms roared noticeable when<br /> the infectious signs were beginning to withdraw. One case was reported about sensational disorders in<br /> extremities. The more severe case required mechanical ventilation because of respiratory failure. Two patients were<br /> treated with 5 single Plasma Volume sessions of Plasma exchange per 24 hours, replacement solution was<br /> albumin 5%. Clinical issues were improved in 23th day of disease onset for being on ventilator patient: motor<br /> recovery, improvement in cranial nerve functions and respiratory involvement. The other patient also recovered in<br /> 21st day with remarkable clinical amelioration. There was not any corticoides during treatment period.<br /> Keywords: Guillain Barré syndrome, plasmapheresis, plasma exchange<br /> định là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> như 2/ 3 trường hợp vừa có nhiễm trùng hô<br /> Hội chứng Guillain Barré được mô tả lần<br /> hấp trên hoặc nhiễm trùng tiêu hóa hoặc sau<br /> đầu tiên vào năm 1916 bởi Guillain và Barré.<br /> một cuộc phẫu thuật hoặc chích ngừa các loại<br /> Đây là một bệnh lý tự miễn, viêm đa dây thần<br /> bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu, dại, uốn ván,<br /> kinh cấp tính và có hiện tượng mất myelin<br /> sốt bại liệt. Đặc biệt là các nghiên cứu cho thấy<br /> từng đoạn ở các rễ tủy và dây thần kinh ngoại<br /> có từ 20 đến 45% những bệnh nhân mắc hội<br /> biên, và biểu hiện trên lâm sàng là các trường<br /> chứng Guillain – Barré có bằng chứng nhiễm<br /> hợp liệt chức năng vận động tiến triển, có thể<br /> Campylobacter jejuni, Mycoplasma pneumonia và<br /> kèm theo rối loạn cảm giác hoặc không(7,26,23,5).<br /> Cytomegalovirruses(7). Hai trường hợp được mô<br /> Tỉ lệ mới mắc của hội chứng Guillain – Barré<br /> tả trong báo cáo này đều có diễn tiến bệnh<br /> hằng năm là từ 1 đến 3 trường hợp trong<br /> phù hợp với các ý kiến vừa nêu: Một trường<br /> 100.000 dân(10). Bệnh xuất hiện ở đủ mọi lứa<br /> hợp được chẩn đoán Sốt Dengue trước nhập<br /> tuổi, nhìn chung nam thường gặp hơn nữ(26,10).<br /> viện hai tuần, một trường hợp được chẩn đoán<br /> Bệnh thường ảnh hưởng đến các cơ có chức<br /> Rối loạn tiêu hóa do nhiễm siêu vi đường tiêu<br /> năng hô hấp của người bệnh, dẫn đến tỷ lệ<br /> hóa. Khi được điều trị tạm ổn các triệu chứng<br /> suy hô hấp phải đặt nội khí quản và thở máy<br /> sốt, tiêu chảy do bệnh lý nhiễm trùng thì hai<br /> trên bệnh nhân hội chứng Guillain – Barré là<br /> bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về<br /> 25 đến 30%)(24). Phần lớn bệnh nhân đều được<br /> thần kinh như: mệt, khó thở, nuốt sặc, nuốt<br /> ghi nhận có tình trạng mắc một bệnh lý nhiễm<br /> khó, tiểu khó, yếu tay chân, tê tay chân và<br /> trùng trước khi xuất hiện các biểu hiện thần<br /> được nhập viện.<br /> kinh một vài tuần(11). Bệnh lý này đã được xác<br /> <br /> 130<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP<br /> Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 25<br /> tuổi, khởi bệnh 2 tuần trước nhập viện, bệnh<br /> nhân bắt đầu sốt, không rõ nhiệt độ, không lạnh<br /> run, giảm khi uống thuốc hạ sốt. Bệnh nhân<br /> khám và điều trị tại địa phương với chẩn đoán<br /> sốt Dengue. Điều trị được 7 ngày, bệnh nhân hết<br /> sốt, được cho xuất viện. Trước nhập viện 5 ngày,<br /> bệnh nhân thấy mệt nhiều hơn, tê tay chân, tê<br /> chân nhiều hơn tay kèm theo yếu tay chân, nuốt<br /> khó nên nhập vào khoa cấp cứu bệnh viện Chợ<br /> Rẫy. Tình trạng lúc nhập viện: Bệnh nhân tỉnh,<br /> tri giác tốt, hiểu y lệnh, nhưng vận động tay chân<br /> yếu, và bệnh nhân không thể tự đi lại mà không<br /> có người giúp. Khám thần kinh lúc này ghi nhận:<br /> sức cơ hai tay 3/5, hai chân 2/5, tê chân nhiều hơn<br /> tay, tê ở ngọn chi nhiều hơn gốc chi, đối xứng<br /> hai bên, giảm trương lực cơ, mất phản xạ gân cơ<br /> ở hai chân; ngoài ra ghi nhận bệnh nhân bị liệt<br /> mặt ngoại biên hai bên, ho khạc kém, phản xạ<br /> nôn kém. Một ngày sau nhập viện, bệnh nhân<br /> suy hô hấp nên được đặt nội khí quản và bóp<br /> bóng giúp thở. Sau đó bệnh nhân được xét<br /> nghiệm dịch não tủy, ghi nhận tình trạng phân<br /> ly đạm tế bào, đo điện cơ: ghi nhận hội chứng<br /> Guillain – Barré thể kinh điển. Chẩn đoán hội<br /> chứng Guillain – Barré đã được xác định, ngoài<br /> ra kết quả xét nghiệm có các kháng thể đối với<br /> virus Dengue. Vào ngày thứ 10 kể từ lúc có các<br /> dấu hiệu bệnh lý thần kinh, được hội chẩn với<br /> khoa Thận nhân tạo và được chỉ định thay huyết<br /> tương để điều trị. Sau đó, bắt đầu từ ngày thứ 11<br /> từ lúc khởi bệnh, bệnh nhân được tiến hành thay<br /> huyết tương 5 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ,<br /> lượng dịch thay thế là 1700ml với hàm lượng<br /> albumin là 5% (trọng lượng cơ thể bệnh nhân<br /> 43kg), tốc độ thay thế là 15ml/phút, kháng đông<br /> sử dụng Heparin 2000UI bolus và duy trì 800UI<br /> mỗi giờ sau đó, đường mạch máu sử dụng là<br /> tĩnh mạch đùi, qua một catheter hai nòng với<br /> vận tốc máu 180 ml/phút, màng lọc sử dụng để<br /> tách huyết tương là Haemoselect. Khi hoàn tất 5<br /> lần thay huyết tương, rút catheter tĩnh mạch đùi.<br /> Sau 2 tuần thở máy qua nội khí quản, bệnh nhân<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> được chỉ định mở khí quản. Chức năng hô hấp,<br /> sức cơ được cải thiện sau chưa đến 2 tuần kể từ<br /> khi bắt đầu thực hiện thay huyết tương (ngày<br /> thứ 23 từ lúc khởi bệnh), bệnh nhân tự thở oxy<br /> qua đường mở khí quản, thở không co kéo và<br /> sức cơ thời điểm bấy giờ là 4/5. Vào ngày thứ 27<br /> sau khi khởi bệnh, (16 ngày từ lúc bắt đầu thay<br /> huyết tương), bệnh nhân tự thở khí trời qua<br /> đường mở khí quản, chưa tự đi lại được và được<br /> xuất viện một ngày sau đó.<br /> Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân<br /> nam, 35 tuổi, cách nhập viện 1 tuần, bệnh<br /> nhân bắt đầu sốt nhẹ, không lạnh run, không<br /> rõ nhiệt độ, giảm khi uống thuốc hạ sốt kèm đi<br /> tiêu phân lỏng, không lẫn đàm máu, không rõ<br /> lượng. Bệnh nhân điều trị tại địa phương, hết<br /> sốt, hết tiêu phân lỏng sau 6 ngày. Trước nhập<br /> viện 1 ngày, bệnh nhân thấy yếu tay chân,<br /> nuốt khó, nuốt sặc, tiểu khó nên khám tại<br /> Bệnh viện Đại học Y Dược. Tại đây, bệnh nhân<br /> được chẩn đoán Viêm đa rễ thần kinh vận<br /> động – cảm giác thể sợi trục cấp, ngày thứ 8 và<br /> được chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân<br /> nhập viện với tình trạng tri giác tốt, giọng nói<br /> yếu, khám thần kinh ghi nhận bệnh nhân<br /> nhắm mắt kín, còn nếp nhăn trán, nhưng<br /> phồng má kém, vòm hầu nâng yếu 2 bên,<br /> phản xạ nôn T (+), P (-). Yếu tứ chi, sức cơ hai<br /> tay 2/5; hai chân: 2/5. Cảm giác sờ đau nhiệt(+),<br /> cảm giáp vị trí khớp (+). Chẩn đoán lúc nhập<br /> viện là Hội chứng Guillain – Barré, thể<br /> AMSAN, ngày thứ 8. Bệnh nhân được nhập<br /> viện, điều trị hỗ trợ phòng ngừa các biến<br /> chứng, cho đến ngày thứ tư kể từ lúc nhập<br /> viện, tức ngày thứ 11 từ lúc khởi bệnh, bệnh<br /> nhân được tiến hành trị liệu với phương pháp<br /> thay huyết tương: tổng số lần thay huyết<br /> tương là 5 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, lượng<br /> dịch thay thế là 2300ml với hàm lượng<br /> albumin là 5% (trọng lượng cơ thể bệnh nhân<br /> 67kg), tốc độ thay thế là 15ml/phút, kháng<br /> đông sử dụng Heparin 2500UI bolus và duy trì<br /> 1000UI mỗi giờ sau đó, đường mạch máu là<br /> catheter tĩnh mạch đùi với vận tốc máu 200<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> 131<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ml/phút, màng lọc sử dụng để tách huyết<br /> tương là Haemoselect. Khi hoàn tất 5 lần thay<br /> huyết tương, bệnh nhân được rút catheter tĩnh<br /> mạch đùi và tiếp tục điều trị hỗ trợ phòng biến<br /> chứng. Ngày thứ 11 sau khi được điều trị thay<br /> huyết tương, tức ngày thứ 21 kể từ lúc khởi<br /> bệnh, bệnh nhân cải thiện tình trạng lâm sàng<br /> và được chuyển về cơ sở y tế địa phương để<br /> tiếp tục theo dõi.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Các thông số kỹ thuật trong chỉ định thay<br /> huyết tương<br /> Ước lượng thể tích huyết tương<br /> Có nhiều cách ước lượng thể tích huyết<br /> tương thay thế, ở đây thể tích huyết tương được<br /> ước lượng dựa vào trọng lượng của bệnh nhân<br /> và chỉ số Hematocrit theo công thức của<br /> Kaplan(12,18,20):<br /> Vp = 0.065 x W x (1 – Hct)<br /> Trong đó, Vp là thể tích huyết tương ước<br /> lượng (lít), W là trọng lượng của bệnh nhân (kg).<br /> <br /> Phương pháp tách huyết tương<br /> Đối với những trường hợp lâm sàng trong<br /> bài báo cáo này, huyết tương được tách bằng<br /> màng<br /> tách<br /> huyết tương Haemoselect<br /> Plasmafilter 0.5 của B.Braun.<br /> Các thông số kỹ thuật<br /> 2<br /> <br /> Diện tích bề<br /> 0,5 m<br /> Thể tích ngăn<br /> mặt màng lọc<br /> máu<br /> Vật liệu chế Polyethersulfone Thể tích ngăn<br /> tạo màng<br /> huyết tương<br /> Đường kính<br /> 300 μm<br /> Lưu lượng<br /> trong sợi lọc<br /> dòng máu<br /> Bề dày thành<br /> 100 μm<br /> Lưu lượng<br /> huyết tương<br /> Kích thước lỗ<br /> 0,5 μm<br /> Áp lực xuyên<br /> lọc lớn nhất<br /> màng tối đa<br /> Hệ số sàng<br /> 0,95<br /> Hệ số sàng<br /> Albumin<br /> IgM<br /> <br /> 48 ml<br /> 154 ml<br /> 60 – 180<br /> ml/phút<br /> 30% lưu<br /> lượng máu<br /> 100 mmHg<br /> 0,85<br /> <br /> Đường máu sử dụng:<br /> Bệnh nhân được tiến hành đặt catheter hai<br /> nòng vào tĩnh mạch đùi ngay trước khi tiến hành<br /> thay huyết tương, lưu lượng máu trong lúc thay<br /> huyết tương là 180ml/ phút.<br /> <br /> 132<br /> <br /> Liều lượng thuốc kháng đông<br /> Thời gian bán hủy thay đổi khác nhau ở từng<br /> bệnh nhân, điều chỉnh tùy theo bệnh nhân.<br /> Thường dùng: Heparin<br /> Liều khởi đầu: 50 UI/kg<br /> Duy trì: 1000UI/giờ<br /> Theo dõi: duy trì thời gian đông máu hoạt<br /> hóa (ACT) từ 180 đến 220 giây, (gấp 1.5 đến<br /> 2.0 lần so với trị số bình thường)(12,18,20).<br /> Tăng liều khi:<br /> Hct thấp (tăng thể tích phân bố)<br /> Tốc độ thay huyết tương cao (tăng thải<br /> heparin, do heparin có hệ số sàng là 1.0).<br /> <br /> Dịch thay thế<br /> Dịch thay thế có thể sử dụng dung dịch<br /> Albumin hoặc huyết tương tươi đông lạnh(12),<br /> trong hai trường hợp này là dung dịch<br /> Albumin 5%. Vì một số khuyết điểm nếu chọn<br /> dịch thay thể là huyết tương tươi đông lạnh<br /> (HTTĐL) như: nguy cơ lây nhiễm viêm gan<br /> siêu vi B (0,0005% mỗi đơn vị HTTĐL), viêm<br /> gan siêu vi C (0,03% mỗi đơn vị HTTĐL), HIV<br /> (0,0004% mỗi đơn vị HTTĐL). Với mỗi lần<br /> thay huyết tương, thể tích huyết tương cần<br /> thay trung bình là 2 đến 3 lít sẽ cần 10 đến 15<br /> đơn vị HTTĐL từ 10 đến 15 người cho. Ngoài<br /> ra, một số chất cần theo dõi nồng độ trong quá<br /> trình điều trị có trong huyết tương thay thế<br /> cũng sẽ làm nhiễu kết quả theo dõi diễn tiến<br /> trị liệu(12). Sử dụng dung dịch thay thế là<br /> Albumin sẽ khắc phục được các nhược điểm<br /> trên, tuy nhiên giá thành Albumin khá đắt,<br /> đồng thời các yếu tố đông máu và các globulin<br /> miễn dịch có thể sẽ bị sụt giảm trong quá trình<br /> thay huyết tương bằng dung dịch Albumin(20).<br /> Tỉ lệ dịch thay thế so với huyết tương lấy<br /> đi nên được điều chỉnh tùy theo tình trạng thể<br /> dịch của từng bệnh nhân. Thông thường, thể<br /> tích thay thế từ 100% đến nhỏ hơn 85% thể<br /> tích huyết tương lấy đi. Bù thấp hơn tỉ lệ này<br /> có thể sẽ dẫn đến các bất ổn về huyết động do<br /> giảm thể tích nội mạch(12).<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> Những khó khăn gặp phải trong thực tế<br /> điều trị<br /> Các biến chứng thay huyết tương(12,20)<br /> Nhóm biến chứng liên quan đến đường<br /> mạch máu<br /> Tụ máu (Hematoma)<br /> Tràn khí màng phổi<br /> Xuất huyết sau phúc mạc<br /> Liên quan đến quá trình điều trị<br /> Tụt huyết áp do đưa một lượng máu ra ngoài<br /> cơ thể<br /> Tụt huyết áp do giảm áp lực keo trong lòng<br /> mạch<br /> Xuất huyết do giảm nồng độ các yếu tố đông<br /> máu trong huyết tương<br /> Phù do giảm áp lực keo trong lòng mạch<br /> Mất các thành phần tế bào máu (tiểu cầu)<br /> Phản ứng quá mẫn<br /> Liên quan đến sử dụng thuốc kháng đông<br /> Chảy máu: thường do quá liều Heparin hoặc<br /> ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu.<br /> Rối loạn nhịp.<br /> Tụt huyết áp.<br /> Tê ngứa tứ chi.<br /> Ở hai trường hợp được báo cáo, không có<br /> trường hợp nào ghi nhận các biến chứng trên.<br /> <br /> Xem xét chỉ định điều trị<br /> Chỉ định điều trị<br /> Hai trường hợp này được chẩn đoán xác<br /> định là hội chứng Guillain – Barré, đây là chỉ<br /> định thay huyết tương nằm trong nhóm I của các<br /> chỉ định lọc huyết tương theo guideline của<br /> Ngân hàng Máu Hoa kỳ (American Association<br /> of Blood Banks – AABB) và Hiệp hội Apheresis<br /> Hoa Kỳ (American Society for Apheresis –<br /> ASFA), tức biện pháp điều trị thay huyết tương<br /> trong trường hợp hội chứng Guillain – Barré là<br /> một biện pháp trị liệu chuẩn, đã được chấp nhận<br /> và là biện pháp trị liệu đầu tay (first-line) so với<br /> các phương pháp điều trị khác. Hiệu quả điều trị<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> đã được xác định dựa trên những thử nghiệm<br /> lâm sàng với thiết kế nghiên cứu tốt, có nhóm<br /> chứng hoặc dựa vào các dữ liệu y học chứng cứ<br /> đã được ấn hành rộng khắp(12,20).<br /> <br /> Hiệu quả điều trị<br /> Theo các tác giả đã công bố các kết quả<br /> nghiên cứu về hiệu quả điều trị của các biện<br /> pháp điểu trị đối với hội chứng Guillain Barré,<br /> việc đơn trị liệu bằng Globulin miễn dịch đường<br /> tĩnh mạch hoặc đơn trị liệu bằng Thay huyết<br /> tương, hay kết hợp điều trị bằng cả hai phương<br /> pháp không khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br /> thời gian hồi phục(8,9,13,16,17,20,23,27,).<br /> Tuy nhiên, nếu so với hiệu quả của việc chỉ<br /> áp dụng điều trị hỗ trợ, nhóm bệnh nhân được<br /> điều trị bằng thay huyết tương có kết cục tốt hơn<br /> về thời gian hồi phục – rút ngắn thời gian tự đi<br /> lại được không cần sự trợ giúp, giảm tỉ lệ đòi hỏi<br /> thông khí nhân tạo, rút ngắn thời gian phải<br /> thông khí nhân tạo, hồi phục sức cơ hoàn toàn và<br /> giảm tỉ lệ di chứng nặng nề sau một năm, sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê(17,14,22,25). Ngoài ra,<br /> bệnh nhân được điều trị thay huyết tương gặp<br /> biến cố nhiễm trùng hay rối loạn nhịp tim do<br /> biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ hơn so với<br /> nhóm chứng(17).<br /> <br /> Vấn đề chi phí điều trị<br /> Trong hai trường hợp được báo cáo, cả hai<br /> bệnh nhân đều không tham gia bảo hiểm y tế.<br /> Tổng chi phí phải trả cho 5 lần thay huyết tương<br /> là gần sáu mươi tám triệu đồng, trong đó phân<br /> nửa là chi phí cho các vật liệu tiêu hao trong 5<br /> lần thay huyết tương (màng tách huyết tương,<br /> dây dẫn máu, y cụ, v.v...) và phần còn lại là chi<br /> phí cho Albumin thay thế.<br /> Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế, theo quy<br /> định hiện hành, chi phí cho Albumin sẽ được<br /> thanh toán theo quy định chi trả bảo hiểm y tế<br /> của từng cá nhân tham gia bảo hiểm và phần y<br /> cụ tiêu hao nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi<br /> trả. Chi phí một bệnh nhân có tham gia bảo<br /> hiểm cần phải thanh toán cho một đợt điều trị<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> 133<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0