Báo cáo khoa học: "LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT"
lượt xem 4
download
Tóm tắt: Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng từ rất lâu và đóng vai trò không thể thiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT"
- LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TS. BÙI TRỌNG CẦU Bộ môn Xây dựng cơ sở hạ tầng Viện KH và CN xây dựng GT Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng từ rất lâu và đóng vai trò không thể thiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ... của con người. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể và có hệ thống mới chỉ phát triển gần đây. Bài báo này trình bày một cái nhìn tổng quát về lịch sử cũng như xu hướng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Summary: Infrastructure systems including systems of transport, electricity supply, water drainage, water supply etc., are constructed for thousands of years and play essential roles in human’s activities. Surprisingly, overall and systematic researches on infrastructure systems have only taken place recently. This paper presents an overview of the history and trends of research and development of infrastructure systems. MỞ ĐẦU Thuật ngữ “Hạ tầng” với cách hiểu hẹp là hạ tầng kỹ thuật (như Luật xây dựng của Việt nam) được sử dụng lần đầu vào quãng năm 1927 ở Mỹ. Hạ tầng – Infrastructure – là từ ghép của TCT1 hai từ “phía dưới” (Infra-) và “công trình” hay “kết cấu” (structure) có nghĩa là “công trình dưới mặt đất”. Tuy nhiên, thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Đặc biệt, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong chiến tranh chống Mỹ khi người Mỹ nói về các căn cứ quân sự của quân Giải phóng miền Nam. Tới năm 1981 cuốn sách “America in Ruins: The Decaying Infrastructure” của P.Choate và S. Walter ra đời, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi như ngày nay. Trong rất nhiều tài liệu, các công trình cơ sở hạ tầng được định nghĩa ngắn gọn là các công trình công cộng (public works). Theo hầu hết các từ điển Anh ngữ, các hệ thống cơ sở hạ tầng là các nền móng kỹ thuật, xã hội và kinh tế của một cộng đồng hay quốc gia với thành phần là các hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, cung cấp năng lượng, bưu chính viễn thông, ngân hàng, giáo dục, y tế, sức khoẻ v.v... Theo Luật xây dựng hiện hành của Việt nam, các hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các công trình hạ tầng xã hội. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò không thể thiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt v.v... của con người. Việc nghiên cứu về từng hệ thống hạ tầng kỹ thuật riêng rẽ như hệ thống giao thông, hệ thống điện hay hệ thống cấp nước, thoát nước đã được thực hiện từ rất lâu ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là các
- nghiên cứu về các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể và có hệ thống chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày một cái nhìn tổng quát về lịch sử cũng như xu hướng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới. Đó là các xu hướng nghiên cứu và phát triển hiện đang được hết sức quan tâm. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng cùng với quá trình đô thị hoá từ cả ngàn năm trước. Việc nghiên cứu và xây dựng các hệ thống hạ tầng riêng lẻ đã phát triển hết sức mạnh mẽ và đạt được rất nhiều thành tựu vĩ đại để nhân loại có được một xã hội văn minh, hiện đại như hôm nay. Rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật vĩ đại như các cây cầu lớn, kênh đào Panama, Kênh đào Xuy-ê, nhưng hệ thống xa lộ cao tốc ở Mỹ và Châu Âu khiến mọi người phải kinh ngạc và trầm trồ thán phục. Ở các trường Đại học Tổng hợp và Kỹ thuật trên thế giới đều có các khoa, bộ môn chuyên ngành về Giao thông, Cấp thoát nước, Cấp điện, Thông tin liên lạc v.v... Cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2, cả nghiên cứu và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đã có một bước tiến vượt bậc so với những thế kỷ trước nhờ sự ra đời của các vật liệu mới, kết cấu mới và công nghệ xây dựng mới. Tuy nhiên, cuộc “khủng hoảng hạ tầng” ở Mỹ cuối những năm 1970 cùng với cuốn sách “America in Ruins: The Decaying Infrastructure” (tạm dịch: Nước Mỹ trong đổ nát: Hạ tầng mục nát) của P. Choate và S. Walter do NXB Duke Press phát hành năm 1981 đã làm nảy sinh một hướng mới trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nước Mỹ và các nước khác. Đó là hướng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể chứ không chỉ nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách riêng rẽ. Việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể được đặt ra CT 1 do chính những bất cập thực tiễn mà các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các nước phát triển gặp phải. Những bất cập này là do không nhận thức được các đặc điểm chung của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật dẫn tới sự thiếu đồng bộ trong qui hoạch, xây dựng và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Có thể kể một số đặc điểm chung nổi bật của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như sau: 1. Những người sử dụng các dịch vụ do các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp rất đa dạng: cơ quan, công ty, xí nghiệp, cá nhân thuộc đủ mọi lứa tuổi, thành phần: người khoẻ mạnh, người ốm, người tàn tật v.v... 2. Những người sử dụng các dịch vụ mà các hệ thống hạ tầng cung cấp phải tuân theo các qui tắc nhất định, chẳng hạn ai đến trước sẽ được phục vụ trước, phải sử dụng các dịch vụ đúng cách thức theo qui định để bảo đảm an toàn, tránh ô nhiễm môi trường, phải trả tiền cho các dịch vụ thông qua vé, hoá đơn thanh toán v.v... 3. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ mà các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp của những người sử dụng cũng rất phức tạp: có thể đồng thời bởi nhiều người hoặc theo thứ tự, có thể định kỳ hoặc bất chợt, cường độ sử dụng có thể thay đổi theo mùa trong năm, theo ngày trong tháng và thậm chí theo giờ trong ngày v.v... 4. Thông thường, những người sử dụng có rất ít lựa chọn và trong nhiều trường hợp, người sử dụng bắt buộc phải sử dụng các dịch vụ của một nhà cung cấp độc quyền như dịch vụ đường hàng không hay điện, nước v.v... 5. Các hệ thống hạ tầng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, hầu như không thể chia cắt hay hoạt động độc lập. Thí dụ, hệ thống cấp nước hay hệ thống giao thông công cộng như
- Metro, tàu điện không thể hoạt động nếu không được cung cấp điện. 6. Nhiều công trình và dịch vụ công cộng chỉ được sử dụng (used) chứ không bị tiêu thụ (consumed) ngoại trừ một số ít như nước sạch hay điện. Vì vậy, rất khó kiểm soát việc sử dụng vì ai cũng có thể sử dụng thoải mái với một số tiền nào đó và khi dịch vụ bị hạn chế thì những người có nhu cầu sử dụng có thể không có dịch vụ để sử dụng. 7. Nhiều công trình và dịch vụ công cộng tồn tại cho tất cả mọi người nhưng cũng “không tồn tại cho ai cả” (binary in nature) chẳng hạn như các dịch vụ sức khoẻ và vệ sinh môi trường phải hoạt động hằng ngày. 8. Các đặc điểm về vật lý và kỹ thuật của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá đa dạng, phức tạp và không có khuôn mẫu chung cho mọi loại hệ thống. Nhìn chung, các hệ thống trên mặt đất có thể dễ dàng được sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp và dễ dàng áp dụng các thành tựu công nghệ và kỹ thuật mới hơn là các hệ thống bên dưới mặt đất. 9. Việc xây dựng một hệ thống hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Đối với các công trình hạ tầng, hiệu quả kinh tế gián tiếp và hiệu quả xã hội quan trọng hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế trực tiếp. 10. Lợi ích mà người sử dụng có tính cách cá nhân thu được từ các dịch vụ của các hệ thống hạ tầng, suy cho cùng, có thể qui về hai yếu tố là thời gian và sức khoẻ. Mặc dù các nhà khoa học đã nhận thức được việc phải nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể, mãi tới cuối năm 1989, một số trường Đại học hàng đầu của Mỹ và các nước phát triển như MIT, Đại học Stanford, Đại học Tokyo v.v... mới thành lập các Bộ môn nghiên cứu về xây dựng và quản lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Mãi tới năm 1995, Hội Xây dựng Mỹ mới cho ra đời Tạp chí Các Hệ thống Hạ tầng (Journal of Infrastructure Systems). Ở Việt nam, một số trường đại học như Đại học Kiến trúc Hà nội, Đại TCT1 học Kiến trúc TP HCM, Đại học Giao thông Vận tải vài năm gần đây mới thành lập ngành Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị chủ yếu nhằm đáp ứng với nhu cầu đô thị hoá mạnh mẽ trong thời gian qua. Vụ Cơ sở Hạ tầng của Bộ Xây dựng cũng mới được thành lập vài năm nay còn Vụ Cơ sở Hạ tầng Giao thông của Bộ Giao thông Vận tải mới được thành lập trong năm nay. XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Quan điểm nghiên cứu tổng thể về các hệ thống hạ tầng kỹ thuật do các nhà khoa học ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, khởi xướng. Không kể tới các nghiên cứu chuyên biệt cho các hệ thống hạ tầng riêng lẻ như giao thông, cấp điện, cấp nước v.v..., hiện nay, các nghiên cứu về các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tập trung vào một số vấn đề sau đây: 1. Nghiên cứu phát triển các hệ thống quản lý hạ tầng (Infrastructure Management Systems - IMS) Do các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các nước phát triển đã được xây dựng từ lâu và xem như đã tương đối “hoàn thiện” như đã nói ở trên, việc quản lý có hiệu quả nhất các hệ thống này bằng việc xây dựng các hệ thống quản lý hạ tầng (IMS), tiến tới xây dựng các hệ thống quản lý hạ tầng tích hợp (Integrated Infrastructure Management Systems - IIMS) là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học ở các nước phát triển về hạ tầng hiện nay. 2. Nghiên cứu qui hoạch xây dựng các hệ thống hạ tầng một cách tổng thể từ qui hoạch ngắn hạn (hàng năm) tới qui hoạch dài hạn (10-30-50 năm). Những nghiên cứu này nhằm khắc phục những bất cập về qui hoạch mà các nước phát triển đã gặp phải để áp dụng cho các nước đang phát triển. Vấn đề thứ nhất là xác định qui mô đầu tư
- cho các kế hoạch trung hạn và dài hạn. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta thường hô hào “hạ tầng phải đi trước một bước” nhưng không ai biết “một bước” đó “dài” bao nhiêu là vừa ! Theo “Lý thuyết sản xuất tân cổ điển” (Neo-classical Theory of Production) các tác động của các hệ thống hạ tầng được thể hiện thông qua hàm chi phí và sản xuất. Hình 1 dưới đây mô tả các tác động tăng sản lượng và giảm các chi phí nhờ đầu tư vào các hệ thống cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trên hình 1 ta thấy, khi hệ thống hạ tầng không đủ năng lực đáp ứng với nhu cầu của sản xuất, các công ty, xí nghiệp sẽ phải sản xuất với các chi phí biên cao hơn tại mọi mức sản lượng (MC1) và chỉ có thế sản xuất được số sản lượng ở mức giá thị trường chấp nhận là Q1. Khi đầu tư xây dựng, cải tiến hệ thống hạ tầng để bảo đảm đủ năng lực đáp ứng với các yêu cầu của sản xuất, đường chi phí biên sẽ dịch chuyển xuống mức chi phí thấp hơn (MC2) và vì thế sẽ tiết kiệm được các chi phí nếu sản xuất với mức sản lượng Q1 hoặc tăng sản lượng (bằng Q1- Q2) với cùng chi phí. Tuy nhiên, khi đầu tư cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhiều hơn mức yêu cầu thì sẽ dẫn tới ứ đọng và lãng phí vốn đầu tư. Hằng năm, thế giới chi khoảng 2000 tỷ USD cho đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật nên việc xác định sai qui mô đầu tư sẽ gây thiệt hại rất lớn. Vấn đề thứ hai là nghiên Chi phÝ cứu phương pháp qui hoạch (®ång) MC1 MC2 các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong không gian 3 chiều. b e Gi¸ Trước kia, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật được coi là “ở dưới mặt đất”. Hiện nay, khái a c niệm đó đã lạc hậu. Cho tới d thời điểm này, mặc dù đã tìm CT 1 kiếm (qua Internet) ở các nhà Q1 Q2 S¶n l−îng sách và các thư viện lớn nhất MC1: Chi phÝ biªn khi hÖ thèng h¹ tÇng kh«ng ®ñ n¨ng lùc ®¸p øng thế giới, chúng tôi mới thấy MC2: Chi phÝ biªn khi c¸c hÖ thèng h¹ tÇng ®ñ n¨ng lùc ®¸p øng có một cuốn sách duy nhất về “Qui hoạch các hệ thống hạ Hình 1. Tác động của các hệ thống hạ tầng tới hiệu quả của sản xuất tầng” song, theo chúng tôi, nội dung vẫn khá mơ hồ, thiên về định tính. 3. Nghiên cứu các phương pháp sửa chữa, và hiện đại hoá các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có. Nhìn chung, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất có thể dễ dàng được sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp và dễ dàng áp dụng các thành tựu công nghệ và kỹ thuật mới hơn là các hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên dưới mặt đất. Đây là vấn đề được quan tâm. Trong các số báo của tạp chí Các hệ thống hạ tầng của Hội Xây dựng Mỹ từ năm 1995 tới nay, có tới trên 30% bài báo đề cập tới các vấn đề xác định năng lực vận hành, độ bền, tuổi thọ còn lại, chiến lược sửa chữa và hiện đại hoá các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 4. Nghiên cứu các vật liệu mới và công nghệ xây dựng mới các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đây là lĩnh vực mà các nhà khoa học và các công ty xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng rất quan tâm. Trong những năm qua, một số vật liệu mới đã được sản xuất như các đường ống siêu bền, các vật liệu không thấm nước v.v... Các công nghệ thi công mới nhằm bảo đảm không
- ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của thành phố như các phương pháp mới thi công đường xe điện ngầm, cải tạo hệ thống đường ống v.v... cũng phát triển mạnh. 5. Nghiên cứu phương pháp đánh giá các dự án hạ tầng kỹ thuật. Như đã nói ở trên, từ quan điểm của Nhà nước, hiệu quả kinh tế gián tiếp và hiệu quả xã hội của các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế trực tiếp. Vì vậy, việc đánh giá các công trình hạ tầng kỹ thuật bằng các phương pháp phân tích Kinh tế - tài chính là hoàn toàn không thoả đáng. Năm 1992, nhà khoa học Ấn độ Amartya Sen cùng các đồng sự đã đề xuất một phương pháp đánh giá các dự án công cộng dựa trên Suất chiết khấu xã hội và Hàm mục đích tiêu thụ hỗn hợp. Chính phương pháp này đã góp phần mang lại cho ông giải Nobel nhưng phương pháp này vẫn chưa được áp dụng (thậm chí chưa được biết tới) ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu thêm để có thể áp dụng có hiệu quả phương pháp này ở các nước đang phát triển 6. Nghiên cứu biện pháp huy động vốn để xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật. Theo truyền thống, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư và quản lý bởi Nhà nước. Sự ra đời của mô hình đầu tư BOT cho các công trình hạ tầng do Thủ tướng Thổ nhĩ kỳ Targut Ozal đưa ra năm 1980 cùng với mô hình tư nhân tham gia xây dựng các hệ thống hạ tầng (PFI – Private Finance Initiative) khi xây dựng đường hầm qua eo biển Măng-sơ năm 1987 đã làm thay đổi hẳn quan niệm cũ. Hiện nay, các mô hình này vẫn đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở các nước đang phát triển. KẾT LUẬN Bài báo đã trình bày vắn tắt về lịch sử cũng như xu hướng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện nay. Đó là xu hướng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách tổng thể chứ không chỉ cho các hệ thống hạ tầng riêng lẻ. TCT1 Việc nghiên cứu phát triển các hệ thống quản lý hạ tầng (Infrastructure Management Systems - IMS) là một thành tựu mới cho phép việc đầu tư vào các hệ thống hạ tầng hiệu quả hơn. Những thành tựu nghiên cứu khác, nhất là các mô hình BOT, PFI đã giúp các nước đang phát triển nhanh chóng xây dựng được các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Việt nam đang gấp rút xây dựng các hệ thống hạ tầng phục vụ cho kế hoạch hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Theo chúng tôi, Việt nam cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, áp dụng nhanh chóng các công nghệ xây dựng mới và các phương pháp quản lý hiện đại vào việc xây dựng và phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của mình. Ngoài ra, cần quan tâm quản lý sử dụng, bảo trì tốt các công trình hạ tầng hiện có hơn là chỉ quan tâm xây dựng các công trình hạ tầng mới. Tài liệu tham khảo [1]. F. Humphlick – Buit – Systems (Bài giảng) – MIT 1995. [2]. N.S. Grigg – Infrastructure Engineering and Management. Wiley Interscience 1998. [3]. W. Ronald Hudson etc., - Infrastructure: Design, Construction, Maitenance, Rehabilitaion, Renovation – McGraw-Hill 2004 [4]. Bui Trong Cau – Planning and Development of Infrastructure Systems (lectures) – The University of Tokyo 2006 ♦
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo trên truyền hình
8 p | 848 | 239
-
Luận văn: “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”
113 p | 349 | 60
-
Báo cáo khoa học: Về từ tượng thanh tượng hình trong tiếng Nhật
10 p | 415 | 55
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT VÀ TỪ TIẾNG HÁN TƯƠNG ỨNG CÙNG NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÁN
6 p | 278 | 55
-
Báo cáo khoa học :Một số cơ sở khoa học trong nghiên cứu phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái
3 p | 251 | 51
-
Báo cáo Khoa học: Lịch sử phát triển khoa học hành chính
100 p | 219 | 50
-
Báo cáo khoa học: Ai là cha đẻ của văn học thiếu nhi?
2 p | 182 | 25
-
BÁO CÁO KHOA HỌC:XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11)
9 p | 172 | 21
-
Báo cáo khoa học : Bảo tồn tôn tạo nhà ở truyền thống và khai thác tiềm năng du lịch của di sản Huế
3 p | 98 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông "
0 p | 133 | 17
-
Báo cáo khoa học: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận vỡ thực tiễn trong cách mạng tháng tám - một số bài học kinh nghiệm
7 p | 115 | 15
-
Báo cáo khoa học: Tổng quan về địa hệ tự nhiên – kỹ thuật
7 p | 135 | 11
-
Báo cáo khoa học: Lịch sử hình thành ngôn ngữ học nhân học ở Việt Nam:Cái nhìn tổng quát
15 p | 85 | 9
-
Báo cáo khoa học: Chất thần bí trong văn học thời Lý
6 p | 66 | 7
-
Báo cáo khoa học: Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật
13 p | 65 | 7
-
Báo cáo khoa học: Tuyên ngôn độc lập:Văn kiện lịch sử vô giá
2 p | 121 | 6
-
Báo cáo khoa học: Đặc trưng lịch sử- đặc trưng văn hóa trong tiếng Nhật
12 p | 84 | 5
-
Báo cáo khoa học:Kỹ năng sử dụng trực tiếp nguyên bản tiếng Anh DDC 22 cho các thư viện Việt Nam
2 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn