Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH WALDENSTROM ĐIỀU TRỊ<br />
BẰNG GẠN TÁCH HUYẾT TƯƠNG VÀ HÓA TRỊ<br />
VỚI PHÁC ĐỒ BORTEZOMIDE, RITUXIMAB, DEXAMETHASONE<br />
Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Trường Sơn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi báo cáo một ca bệnh nam được chẩn đoán bệnh Waldenstrom với các triệu chứng lâm sàng thiếu<br />
máu mạn, suy thận cấp. Bệnh nhân đáp ứng tốt sau khi được điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với<br />
phác đồ phối hợp Bortezomide, Rituximab, Dexamethazone.<br />
Từ khóa: Waldenstrom, gạn tách huyết tương, Bortezomide, Rituximab<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CASE REPORT: A PATIENT DIAGNOSED WALDESTROM DISEASE WHO TREATED WITH<br />
PLASMAPHERESIS AND CHEMOTHRARAPY IN COMBINATION WITH BORTEZOMIDE,<br />
RITUXIMAB, DEXAMETHAZONE<br />
Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Truong Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 27 - 31<br />
We report a case of an old patient who diagnosed Waldenstrom macroglobulinemia with chronic anemia and<br />
acute renal failure. He was treated with plasmapheresis and chemotherapy in combination with Bortezomide,<br />
Rituximab, Dexamethazone and had a good response.<br />
Keys words: Waldenstrom, plasmapheresis, Bortezomide, Rituximab<br />
dễ bỏ sót.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh đại phân tử globuline máu<br />
Waldenstrom<br />
(Waldenstrom<br />
Macroglobulinemia-WM) là bệnh lý rối loạn<br />
tăng sinh lympho mạn tính, đặc trưng bởi tăng<br />
tiết một paraprotein IgM đơn dòng và sự thâm<br />
nhiễm tế bào lympho-plasmocyte ác tính trong<br />
tủy xương và một số cơ quan khác. Biểu hiện<br />
lâm sàng của bệnh Waldenstrom chủ yếu là hậu<br />
quả của thâm nhiễm tế bào u trong các cơ quan,<br />
tăng độ quánh máu và khác với đa u tủy xương,<br />
hiếm có biểu hiện hủy xương, suy thận. Bệnh<br />
hiếm gặp (chiếm khoảng 2% trong các bệnh máu<br />
ác tính), tần suất mắc mới hằng năm khoảng 3<br />
trường hợp bệnh/ 1 triệu dân. Diễn biến bệnh<br />
chậm và triệu chứng khởi phát thường kín đáo<br />
và không đặc hiệu(3,5). Chính vì những lý do trên<br />
nên bệnh có thể được chẩn đoán khá muộn và<br />
<br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhập viện khoa<br />
Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29/11/2011<br />
vì mệt mỏi, chóng mặt.<br />
<br />
Bệnh sử<br />
Bệnh nhân đã được điều trị tại khoa Huyết<br />
học từ tháng 10/2011 với chẩn đoán tăng tiểu<br />
cầu tiên phát/ Suy thận mạn, điều trị Hydra 0.5g<br />
3viên/ ngày, Aspirin 81mg/ngày, Clopistad 75<br />
mg/ngày. Bệnh nhân mới xuất viện được 1 tuần,<br />
nhập viện lại vì mệt mỏi nhiều, hoa mắt chóng<br />
mặt, nhìn mờ, đau đầu.<br />
<br />
Tiền căn<br />
Bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Truyền<br />
máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ<br />
tháng 6/2011 với chẩn đoán “Tăng tiểu cầu nghĩ<br />
<br />
* Khoa Huyết học BV Chợ Rẫy; ** Giám đốc BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hoàng Thị Thúy Hà,<br />
ĐT: 0908456307,<br />
<br />
Email: thuyhado@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
27<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
do thứ phát/ Suy thận mạn, Tăng huyết áp, hội<br />
chứng thận hư, u xơ tiền liệt tuyến, theo dõi u<br />
đầu tụy, trĩ độ 3”. Bệnh nhân đã được làm tủy<br />
đồ và sinh thiết tủy xương tháng 7/2011. Sau đó<br />
được giới thiệu khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì<br />
lý do suy thận, u đầu tụy.<br />
<br />
- Điện di protein: Albumin giảm 42.3%,<br />
tăng gamma globulin 36.6%.<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện<br />
Bệnh nhân có thiếu máu nặng, không xuất<br />
huyết, không đau xương, không ghi nhận tình<br />
trạng nhiễm trùng, gan lách hạch không to.<br />
<br />
Xét nghiệm cận lâm sàng lúc nhập viện<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh điện di protein huyết thanh<br />
<br />
- Công thức máu: huyết sắc tố giảm 66 g/l,<br />
Số lượng bạch cầu bình thường 4.2 G/l, Số lượng<br />
tiểu cầu giảm 98 G/l<br />
<br />
- Sinh hóa: Protid máu 80g/l, định lượng<br />
IgG giảm 250 mg%, IgA 120 mg%, IgM tăng cao<br />
2410 mg%, định lượng Kappa, Lambda bình<br />
thường.<br />
<br />
- Sinh hóa máu: chức năng gan, thận, ion<br />
đồ trong giới hạn bình thường.<br />
Bệnh nhân được chỉ định làm lại tủy đồ,<br />
dấu ấn miễn dịch tế bào tủy, điện di protein<br />
máu, định lượng Globulin miễn dịch.<br />
<br />
Diễn biến bệnh và quá trình điều trị<br />
Ngày 1 - ngày 5 (29/11- 4/12): Lâm sàng bệnh<br />
biểu hiện thiếu máu nặng, được truyền hồng<br />
cầu lắng 700ml.<br />
- Kết quả huyết - tủy đồ (2/12): Huyết đồ:<br />
hồng cầu kết chuỗi tiền, bạch cầu và tiểu cầu<br />
giảm. Mật độ tế bào tủy trung bình, dòng hồng<br />
cầu giảm sinh, dòng bạch cầu hạt giảm, tăng<br />
sinh tương bào 25%, lymphoblast 8%,<br />
lymphocyte 20%.<br />
<br />
- Protein niệu 100 mg%.<br />
- Định gen JAK-2 âm tính<br />
- XQ xương: không có dấu hiệu hủy<br />
xương.<br />
Ngày 6- ngày 7 (5/12-6/12): Ngày thứ 6 bệnh<br />
nhân xuất hiện vô niệu, nước tiểu 24h < 50 ml,<br />
dùng Lasix 20 mg 2 ống x 2/ ngày không cải<br />
thiện. Bệnh nhân có thêm triệu chứng sốt, ho<br />
đàm, khó thở nhẹ, phổi ran ẩm. Huyết áp tăng<br />
160/90 mmHg<br />
- Xét nghiệm sinh hóa: BUN 66 mg%,<br />
Creatinin 4.96 mg%, K+ 5.6 mmol/l, Procalcitonin<br />
tăng cao 5.56. XQ phổi: thâm nhiễm 2 phổi<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Suy thận cấp - viêm phổi bệnh viện/ theo dõi<br />
đa u tủy<br />
- Xử trí: truyền dịch, Kayexalat, Sorbitol,<br />
lợi tiểu, hạ áp, kháng sinh Imipenem 0,5 g x 2<br />
lần/ngày phối hợp Sulperazol 2 g x 2 lần/ ngày.<br />
- Kết quả dấu ấn miễn dịch tế bào (6/12):<br />
3% quần thể tế bào bất thường dương tính với<br />
CD19, CD 20, 10,5% quần thể tế bào bất thường<br />
âm tính với các CD của dòng tế bào máu.<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh tủy đồ<br />
<br />
28<br />
<br />
Sau đó chúng tôi đề nghị xin hồi cứu kết quả<br />
tủy đồ và sinh thiết tủy tại Bệnh viện Truyền<br />
máu huyết học. Kết quả tủy đồ (6/2011) cho thấy<br />
tăng lymphocyte, dòng hồng cầu không đáp<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
ứng tình trạng thiếu máu ngoại vi. Sinh thiết tủy<br />
(7/2011) mô tả tủy giàu tế bào, dòng hồng cầu<br />
giảm nặng, tăng sinh dòng hạt, có nhiều tế bào<br />
to, nhân dị hình, kém bắt màu; nhuộm hóa mô<br />
CD 20++++ trên 90%, CD3-; kết luận<br />
“Lymphoma tế bào to lan tỏa CD 20+”.<br />
Ngày 8 (7/12) Lâm sàng: bệnh nhân vô niệu,<br />
mệt đừ, sốt cao liên tục, tình trạng viêm phổi<br />
nặng hơn, phù toàn thân, huyết áp tăng.<br />
- Kết quả định lượng IgM lần 2 (7/12): IgM<br />
tăng cao 3164 mg%. Chức năng thận giảm<br />
nhanh BUN 82 mg%, Creatinin 6,59 mg%.<br />
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và xét<br />
nghiệm, chúng tôi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
bệnh Waldenstrom (thiếu máu, IgM > 3g/l. thâm<br />
nhiễm<br />
tủy<br />
xương<br />
tế<br />
bào<br />
dạng<br />
lymphoplasmocyte, dấu ấn miễn dịch tế bào tủy<br />
CD 20+) có biến chứng suy thận cấp. Sau khi<br />
chẩn đoán xác định bệnh và hội chẩn với Lãnh<br />
đạo Bệnh viện, khoa Thận nhân tạo, chúng tôi<br />
quyết định phương pháp điều trị là phối hợp<br />
gạn tách huyết tương (plasmapheresis), thận<br />
nhân tạo và hóa trị đặc hiệu với phác đồ<br />
Bortezomide -Velcade (V) + Rituximab (R) +<br />
Dexamethasone (D), bên cạnh điều trị viêm<br />
phổi, kiểm soát huyết áp.<br />
<br />
Diễn biến sau điều trị được tóm tắt trong<br />
bảng sau<br />
Lâm sàng BUN Creatinin Định<br />
(mg% (mg%) lượng IgM<br />
)<br />
(mg%)<br />
8/12 Thận nhân Phù, nước 77<br />
5.96<br />
1150<br />
tạo,<br />
tiểu 24h <<br />
Plasmapheres 50 ml<br />
is<br />
Hóa trị VDR<br />
10/12 Thận nhân Phù không 77<br />
5.3<br />
500<br />
tạo,<br />
giảm, nước<br />
Plasmapheres tiểu 24h:<br />
is<br />
300-400 ml<br />
Hóa trị VDR<br />
13/12 Thận nhân Phù giảm, 96<br />
3.65<br />
490<br />
tạo,<br />
tiểu >1000<br />
Plasmapheres ml/24h<br />
is<br />
Hóa trị VDR<br />
Ngày<br />
<br />
Xử trí<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đoạn hồi phục, các chỉ số sinh hóa chức năng<br />
thận về bình thường. Tuy nhiên, tình trạng viêm<br />
phổi của bệnh nhân diễn biến nặng hơn, chúng<br />
tôi đã phối hợp kháng sinh mạnh, liều cao<br />
(Meropenem 3g/ngày + Vancomycin 2g/ngày +<br />
Sulperazol 6g/ngày). Trong quá trình điều trị<br />
bệnh nhân có 2 đợt phù phổi cấp, tăng huyết áp<br />
và đã được kiểm soát tốt. Sau 28 ngày điều trị<br />
bệnh nhân xuất viện (27/12).<br />
Kết quả điều trị ban đầu: bệnh nhân có cải<br />
thiện về lâm sàng (mất các triệu chứng tăng độ<br />
quánh máu) và huyết học: tình trạng thiếu máu<br />
giảm, sau 10 ngày hóa trị không cần truyền<br />
máu, số lượng tiểu cầu tăng (267G/l). Chức năng<br />
thận hồi phục hoàn toàn. Tình trạng viêm phổi<br />
và tăng huyết áp ổn định. Định lượng IgM lúc<br />
xuất viện 630 mg%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh WM được JG Waldentrom mô tả lần<br />
đầu vào năm 1948 là bệnh lý ác tính của tế bào<br />
dạng lymphoplasmocyte tiết IgM - một globulin<br />
miễn dịch cấu trúc đại phân tử gồm 5 đơn vị và<br />
là phân tử lớn nhất trong các immunoglobuline.<br />
Bệnh hiếm gặp, tần suất mắc mới hàng năm<br />
khoảng 3/1 triệu dân, thường gặp ở người lớn<br />
tuổi (tuổi mắc bệnh trung bình 64 tuổi), nam<br />
nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh không<br />
rõ, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ như môi<br />
trường, gia đình, di truyền và tác nhân virus<br />
(virus viêm gan B,C, Herpes…)(3,5).<br />
WM là bệnh tăng sinh lympho tiến triển<br />
chậm, các tế bào lympho B ở giai đoạn biệt hóa<br />
trung gian giữa lympho B của bạch cầu mạn<br />
dòng lynpho (CLL) và plasmocyte của bệnh đa<br />
u tủy xương. Các lympho B tổng hợp IgM màng<br />
nhưng chỉ các tế bào trưởng thành hơn như<br />
lymphoplasmocyte hoặc plasmocyte mới có<br />
IgM nội bào và có khả năng tiết IgM. Nồng độ<br />
IgM không tỷ lệ với sự tăng sinh khối u. Biểu<br />
hiện lâm sàng chính của bệnh do 2 thành phần:<br />
Tăng IgM dẫn đến tăng độ quánh máu và thâm<br />
nhiễm tế bào lymphoplasmocyte.<br />
<br />
Từ ngày thứ 15 (16/12): Tình trạng suy thận<br />
cải thiện nhanh từ giai đoạn đa niệu đến giai<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
thường biết, cũng không loại tăng tiểu cầu phản<br />
ứng trong giai đoạn đầu của bệnh WM (là bệnh<br />
lý ác tính tại tủy). Ở trường hợp này chúng ta<br />
thấy đến giai đoạn bệnh toàn phát, số lượng tiểu<br />
cầu lại giảm.<br />
Vì bản chất của tế bào ác tính là tế bào trung<br />
gian giữa lympho và plasmocyte, có lẽ vì lý do<br />
trên nên hình thái tủy trong bệnh WM khó phân<br />
tích, dễ nhầm lẫn tình trạng tăng sinh lympho.<br />
Như trường hợp này chúng ta thấy, tủy đồ thực<br />
hiện 6/2011 thấy hình ảnh tăng lymphocyte,<br />
tăng tiểu cầu thứ phát và giảm dòng hồng cầu.<br />
Kết quả sinh thiết 7/2011 kết luận “lymphoma tế<br />
bào B”. Cũng như tủy đồ được thực hiện<br />
11/2011 tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả tăng<br />
tiểu cầu. Đến kết quả kiểm tra lần 2 mới thấy<br />
được hình ảnh thâm nhiễm tế bào<br />
lymphoplasmocyte.<br />
<br />
Hình 3: Cấu trúc phân tử IgM<br />
Trường hợp bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi là một bệnh nhân nam, lớn tuổi<br />
(67 tuổi), tiền căn tăng huyết áp và u xơ tiền liệt<br />
tuyến, diễn biến bệnh tiến triển chậm, nổi bật là<br />
tình trạng thiếu máu mạn. Bệnh nhân đến khám<br />
tại Bệnh viện Huyết học trước đó 6 tháng vì lý<br />
do trên. Quá trình điều trị tại đây bệnh nhân<br />
được chẩn đoán tăng tiểu cầu thứ phát, suy thận<br />
mạn, hội chứng thận hư. Mặc dù bệnh nhân<br />
cũng đã được tầm soát khá đầy đủ, trước kết<br />
quả tủy đồ và sinh thiết tủy như đã mô tả ở trên,<br />
nhưng vẫn bị bỏ sót chẩn đoán bệnh. Có lẽ do<br />
bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện khá nghèo nàn mà<br />
không có các triệu chứng khác của bệnh (chỉ<br />
biểu hiện thiếu máu mạn trên nền suy thận mạn)<br />
nên chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu cũng dễ<br />
thỏa mãn là do suy thận. Bên cạnh đó, bệnh<br />
nhân có tăng tiểu cầu thứ phát, đây cũng có thể<br />
là một nguyên nhân mà các nhà lâm sàng không<br />
nghĩ đến bệnh lý ác tính tại tủy mà đi tìm<br />
nguyên nhân bệnh lý ngoài tủy (CT nghi ngờ u<br />
đầu tụy). Khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện<br />
Chợ Rẫy, chúng tôi đã loại trừ u đầu tụy bằng<br />
các xét nghiệm chẩn đoán.<br />
Vì vậy, trước một bệnh lý tăng tiểu cầu thứ<br />
phát, ngoài các nguyên nhân như chúng ta<br />
<br />
30<br />
<br />
Đến 12/2011, bệnh nhân nhập khoa Huyết<br />
học với triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ hơn,<br />
đó là biểu hiện thiếu máu nặng, tăng độ quánh<br />
máu và suy thận cấp. Chúng tôi đã làm bilan<br />
chẩn đoán, hồi cứu hồ sơ, qua những kết quả<br />
thu được đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh WM.<br />
Chúng ta hoàn toàn có đủ phương tiện để chẩn<br />
đoán bệnh, vấn đề là chúng ta bỏ sót và chẩn<br />
đoán muộn có lẽ do ít nghĩ đến bệnh lý hiếm<br />
gặp và chúng ta sớm thỏa mãn với chẩn đoán<br />
ban đầu. Chỉ đến khi bệnh biểu hiện nặng, rầm<br />
rộ, bệnh nhân mới có chẩn đoán xác định.<br />
Tình trạng tăng độ quánh máu chúng tôi<br />
mới chỉ đánh giá qua triệu chứng lâm sàng, rất<br />
tiếc không đo được do không có thiết bị để thực<br />
hiện.<br />
Ngoài điều trị nâng đỡ, điều trị bệnh WM<br />
bao gồm 2 phương pháp cơ bản: điều trị biến<br />
chứng tăng IgM (gạn tách huyết tươngplasmapheresis) và điều trị u lympho (hóa trị và<br />
ghép tế bào gốc). Theo các tài liệu y khoa, hóa trị<br />
bệnh WM chủ yếu dựa trên nền điều trị kháng<br />
tế bào CD 20+ (Rituximab) phối hợp với một<br />
hoặc nhiều loại thuốc hóa trị khác(1,4). Trong đó,<br />
phác đồ phối hợp Rituximab (Mabthera),<br />
Bortezomide (Velcade) và Dexamethazone cho<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
hiệu quả điều trị khá cao (tỷ lệ đáp ứng, cải<br />
thiện triệu chứng thiếu máu và triệu chứng thần<br />
kinh). Đó là lý do chúng tôi lựa chọn phác đồ<br />
trên(2,4,6).<br />
Do bệnh nhân có biểu hiện tăng độ quánh<br />
máu, suy thận cấp nên chúng tôi đã phối hợp<br />
với khoa Thận nhân tạo chạy thận và gạn tách<br />
huyết tương cho bệnh nhân 3 lần. Kết quả cho<br />
thấy triệu chứng lâm sàng cải thiện khá nhanh,<br />
chức năng thận hồi phục hoàn toàn, định lượng<br />
IgM giảm về gần bình thường sau quá trình<br />
điều trị. Gạn tách huyết tương là một kỹ thuật<br />
mới được triển khai tại bệnh viện Chợ Rẫy, và<br />
đây cũng là trường hợp đầu tiên được áp dụng<br />
phương pháp điều trị trên. Chúng tôi tin tưởng<br />
rằng, phương pháp điều trị này sẽ được sử<br />
dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả<br />
điều trị tốt hơn trong nhiều bệnh lý khác của<br />
nhiều chuyên khoa như thận, huyết học,<br />
khớp….<br />
Thời gian bệnh nhân nằm viện khá lâu do<br />
bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh kèm theo (viêm<br />
phổi, biến chứng phù phổi cấp, tăng huyết áp),<br />
quá trình điều trị rất khó khăn. Được sự hỗ trợ<br />
của nhiều chuyên khoa khác như Hô hấp, Tim<br />
mạch, bệnh nhân đã đáp ứng tốt với điều trị.<br />
Kết quả đánh giá đáp ứng bệnh khá khả<br />
quan, đến nay bệnh nhân đã hóa trị được 2 chu<br />
kì, thể trạng chung tốt hơn, thiếu máu cải thiện<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(2 tháng nay chưa phải truyền máu), chức năng<br />
thận bình thường. Tuy nhiên đây là những kết<br />
quả ban đầu, bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục<br />
theo dõi và hóa trị theo chương trình, chúng tôi<br />
sẽ có đánh giá đầy đủ và theo dõi sau kết thúc<br />
điều trị.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh WM là bệnh lý hiếm gặp, diễn biến<br />
chậm, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên chẩn<br />
đoán muộn và dễ bỏ sót. Do vậy cần tầm soát<br />
bệnh ở những bệnh nhân lớn tuổi, biểu hiện<br />
thiếu máu mạn tính và có tổn thương cơ quan<br />
đích. Điều trị bệnh với phác đồ phối hợp<br />
Rituximab, Bortezomide và Dexamethazone cho<br />
kết quả điều trị ban đầu khá tốt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Ghobrial IM and col (2010). Phase II trial of weekly Bortezomide<br />
in combination with Rituximab in untreated patient with<br />
Waldenstrom macroglobulinemia. AmJ Hematolol. 85, 670<br />
Kaplan AA (2012). Plasma exchange in the hyperviscosity<br />
syndrome due to immunoglobulins. www.uptodate.com<br />
Nguyễn Ngọc Minh (2007). Bệnh lý đại phân tử globulin máu<br />
Waldenstrom. Bài giảng Huyết học -Truyền máu sau đại học, tr<br />
326-333.<br />
Treon SP and col (2009). Primary therapy of Waldenstrom<br />
macroglobulinemia with Bortezomide, Dexamethazone and<br />
Rituximab. WMCTG clinical trial 05-180. J Clin Oncol. 27, 3830.<br />
Vincent S.R (2012). Treatment and prognosis of Waldenstrom<br />
macroglobulinemia. www.uptodate.com<br />
Vincent SR (2012). Epidemiology, pathogenesis, clinical<br />
manifestations<br />
and<br />
diagnosis<br />
of<br />
Waldenstrom<br />
macroglobulinemia. www.uptodate.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
31<br />
<br />