Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Luật biển quốc tế và lợi ích kinh tế của các quốc gia đang phát triển"
lượt xem 26
download
Luật Biển quốc tế nhìn từ khía cạnh kinh tế Năm 1974 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về việc thiết lập một “trật tự kinh tế thế giới mới”(New International Economic Order NIEO)1, trong đó chỉ ra rằng việc “thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới phản ánh một cam kết của tất cả các quốc gia bảo đảm những quan hệ kinh tế bình đẳng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển và một sự nỗ lực trong một thời gian dài và có kế hoạch để...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Luật biển quốc tế và lợi ích kinh tế của các quốc gia đang phát triển"
- Luật biển quốc tế và lợi ích kinh tế của các quốc gia đang phát triển TRẦN PHÚ VINH Khoa Luật quốc tế ĐH Luật Tp. HCM 1. Luật Biển quốc tế nhìn từ khía cạnh kinh tế Năm 1974 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về việc thiết lập một “trật tự kinh tế thế giới mới”(New International Economic Order - NIEO)1, trong đó chỉ ra rằng việc “thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới phản ánh một cam kết của tất cả các quốc gia bảo đảm những quan hệ kinh tế b ình đẳng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển và một sự nỗ lực trong một thời gian dài và có kế hoạch để góp phần vào việc phát triển của các quốc gia đang phát triển”2. Trật tự mới này dựa trên “cơ sở công bằng” để “sửa lại những bất bình đẳng và bất
- công đang tồn tại” và để “làm những gì có thể để loại bỏ khoảng cách khá xa giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển”3. Với nghị quyết nói trên, những nguyên tắc mới đã được hình thành và áp dụng trong thực tiễn của hệ thống Liên hợp quốc, đặc biệt là nguyên tắc đối xử ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển. Vấn đề đặt ra tại bài viết này là những nguyên tắc của “trật tự kinh tế thế giới mới” đã được đề cập như thế nào trong các qui phạm của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 19824. Câu trả lời không chỉ chứng minh một cách thực tế rằng luật biển đề cập sâu rộng đến lợi ích kinh tế nói chung mà rất đặc biệt bởi ngay tại Lời nói đầu của Công ước 1982 đã đặt ra mục tiêu “sẽ góp phần thiết lập nên một trật tự kinh tế đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến lợi ích và nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, dù có biển hay không có biển”5.
- 2. Lợi ích từ một trật tự kinh tế thế giới mới và Công ước 1982 Những nguyên tắc của một “trật tự kinh tế thế giới mới” được thể hiện trong Công ước 1982 trên bốn lĩnh vực: Thứ nhất, Công ước 1982 qui định những chế độ pháp lý cho quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hay không sinh vật của biển, hạn chế nguyên tắc tự do trên biển, bảo vệ lợi ích của các quốc gia ven biển, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Thứ hai, Công ước qui định một chế định mới liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền của quốc gia ven biển (gọi là “Vùng” (Area)) và qui định “vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại” (Common heritage of Mankind)6.
- Thứ ba, Công ước đưa ra nhiều qui phạm áp dụng chung, áp dụng đặc biệt cho lợi ích và sự cần thiết của các quốc gia đang phát triển. Thứ tư, Công ước giới thiệu các quyền ưu đãi đặc biệt (exclusive preferential rights) cho các quốc gia đang phát triển. 2.1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tài nguyên biển Luật biển quốc tế “cũ” - được pháp điển hóa trong hai Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển tại Geneva năm 1958 và 1960 - công nhận quyền tài phán của quốc gia ven biển rất giới hạn, phần lớn biển và đại dương được điều chỉnh bởi nguyên tắc tự do trên biển. Công ước mới của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, với sự đấu tranh không mệt mỏi của các quốc gia đang phát triển, đã qui định những nội dung thay đổi quan trọng sau đây:
- Thứ nhất, công nhận lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển có chiều rộng tối đa là 12 hải lý7. Với việc ghi nhận này đã chấm dứt sự tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ về chiều rộng của lãnh hải. Thứ hai, công nhận thềm lục địa pháp lý của các quốc gia ven biển. Công ước qui định thềm lục địa của quốc gia ven biển kéo dài cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nếu bờ ngoài của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì được quyền lấy đến 200 hải lý, nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở nằm ngoài giới hạn 200 hải lý thì được kéo dài hoặc tới 350 hải lý hoặc thêm 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500 mét là đường nối các điểm có độ sâu 2500 mét8. Thứ ba, công nhận khái niệm vùng đặc quyền kinh tế. Trong phạm vi giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hay không sinh vật, của
- vùng nước phía trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì lợi ích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển còn có quyền tài phán liên quan đến (1) lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; (2) nghiên cứu khoa học về biển; và (3) bảo vệ môi trường biển. Hơn nữa, quốc gia ven biển còn có các quyền khác do Công ước qui định9. Thứ tư, công nhận khái niệm vùng nước quần đảo và đường cơ sở quần đảo. Điều này có nghĩa là các quốc gia được cấu thành bởi một hoặc nhiều quần đảo có đầy đủ chủ quyền đối với vùng nước được bao bọc bởi đường cơ sở quần đảo là đường nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc nổi lúc chìm của quần đảo với điều kiện tỷ lệ diện tích nước so với đất ở giữa 1/1 và 9/1. Chiều dài của
- đường cơ sở trong trường hợp này không được vượt quá 100 hải lý, ngoại trừ tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có chiều dài lớn hơn nhưng cũng không quá 125 hải lý10. Với qui định này quốc gia quần đảo có chủ quyền đối với một khu vực biển rất lớn so với nguyên tắc tự do trên biển trước đây. Trong thực tế, ngoài một vài ngoại lệ thì tất cả các quốc gia quần đảo đều là các quốc gia đang phát triển. Indonesia và Philippines là những ví dụ rõ nhất. Nội dung thứ ba và thứ tư nói trên lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước 1982 đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các quốc gia ven biển mà chủ yếu là các quốc gia đang phát triển. 2.2. Vùng là di sản chung của nhân loại Công ước 1982 tuyên bố: “Vùng và tài nguyên thiên nhiên của Vùng là di sản chung của nhân loại”11. Trước đây đáy biển (Vùng) bên ngoài giới hạn quyền
- tài phán của các quốc gia ven biển được điều chỉnh bởi nguyên tắc tự do trên biển thì nay nằm dưới sự quản lý của một Cơ quan quyền lực có trách nhiệm trong việc thăm dò và khai thác các tài nguyên khoáng sản của Vùng. Theo tinh thần của Công ước không một quốc gia nào có quyền đòi chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một cá nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. (…) Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt, có tất cả các quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của Vùng12. Như vậy, tất cả các hoạt động trong Vùng sẽ “được thực hiện (…) vì lợi ích của toàn thể loài người”, và Cơ quan quyền lực sẽ “đảm bảo việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi
- ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do các hoạt động tiến hành trong Vùng”13. 2.3. Những qui định được áp dụng đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển Công ước 1982 đã dành nhiều qui định đặc biệt quan tâm đến lợi ích kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Nhiều điều khoản như vậy được tìm thấy tại Phần XI14 như: những hoạt động trong Vùng sẽ “thúc đẩy sự hợp tác quốc tế vì sự phát triển toàn diện của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển”15; Cơ quan quyền lực sẽ tránh mọi sự phân biệt đối xử trong khi thi hành quyền hạn và chức năng của mình, nhưng lại “dành sự quan tâm đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển”16; và Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực khi xem xét và phê chuẩn các qui tắc, qui định và thủ tục liên quan đến việc phân chia công bằng các nguồn lợi về tài chính và các nguồn lợi về kinh tế khác thu được từ
- các hoạt động tiến hành trong Vùng, sẽ “quan tâm đặc biệt đến quyền lợi và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển”17. 2.4. Những quyền ưu đãi đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển Công ước 1982 dành nhiều điều khoản lưu ý đặc biệt tới lợi ích và sự cần thiết của các quốc gia đang phát triển như: 2.4.1. Về vùng đặc quyền kinh tế: Mỗi quốc gia ven biển sẽ tự mình ấn định khối lượng (khả năng) khai thác đối với các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được (maximum sustainable yield) thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuận, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt. Trong trường hợp này, các quốc gia không có biển hoặc bất
- lợi về mặt địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật đó. Vấn đề đặt ra ở đây là các quốc gia đang phát triển không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý có quyền khai thác như nói ở trên ở bất cứ đâu, trong vùng đặc quyền kinh tế của cả các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển, thì các quốc gia phát triển không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý sẽ chỉ có quyền “tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực”18 mà thôi. 2.4.2. Về thềm lục địa: Qui định những khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật vào việc khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý. Khoản đóng góp này tính theo toàn bộ sản phẩm thu hoạch được ở một điểm khai thác nào đó sẽ bắt đầu sau 5 năm đầu khai thác. Từ năm thứ 6, mỗi năm tỷ
- lệ này tăng lên 1% cho đến năm thứ 12 và bắt đầu từ năm thứ 12 trở đi tỷ lệ đó ở mức là 7%. Tuy nhiên, “quốc gia đang phát triển nào là nước chuyên nhập khẩu một khoáng sản được khai thác từ thềm lục địa của mình được miễn các khoản đóng góp đối với loại khoáng sản đó”19. 2.4.3 Về Vùng: Những hoạt động tiến hành trong Vùng phải nhằm “bảo vệ các quốc gia đang phát triển khỏi những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hay thu nhập về xuất khẩu của họ do việc hạ giá của một khoáng sản trong số các khoáng sản khai thác trong Vùng hay do sự giảm bớt khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này”20. Vì vậy, trong chính sách sản xuất của mình, Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực sẽ “thiết lập một hệ thống bù trừ hoặc thi hành các biện pháp trợ giúp khác (…) để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế và thu nhập xuất khẩu bị ảnh hưởng
- nghiêm trọng trước những tác động bất lợi do một khoáng sản trong số các khoáng sản khai thác được từ Vùng bị hạ giá hay do khối lượng xuất khẩu các loại loại khoáng sản này của họ bị giảm sút do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây nên”21. 2.4.4. Về kiểm soát ô nhiễm: Công ước 1982 qui định một sự đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển. “Các tổ chức quốc tế dành sự đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển hoặc để hạn chế đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của nó, trong việc: (a) trợ cấp vốn và các phương tiện giúp đỡ kỹ thuật thích hợp, và (b) sử dụng các cơ sở chuyên môn của mình”22. 2.4.5 Về giúp đỡ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Thỏa thuận (Agreement) về việc áp dụng Phần XI của Công ước 1982 qui định: “Nếu các quốc gia đang phát triển chưa thể nắm được công nghệ khai thác tài
- nguyên khoáng sản của Vùng thì Cơ quan quyền lực yêu cầu tất cả hoặc một số bên trong hợp đồng (các quốc gia phát triển) chuyển giao công nghệ đó với các điều kiện và điều khoản công bằng và hợp lý, có tính tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”23; và mỗi bên trong hợp đồng sẽ phải vạch ra các chương trình đào tạo nhân viên của (cơ quan quyền lực) và của các quốc gia đang phát triển24. 3. Kết luận Sự đấu tranh lâu dài và liên tục của các quốc gia thuộc thế giới thứ ba vào việc xây dựng các qui phạm pháp luật quốc tế đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những nguyên tắc của một “trật tự kinh tế thế giới mới” đã được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 đem lại sự công bằng và bảo đảm lợi ích kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Nhiều qui phạm của Công ước 1982 đã thể hiện nội dung của nguyên tắc bảo vệ lợi ích kinh tế của
- các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia phát triển- thành viên của Công ước không nhận được bất cứ một khoản bồi hoàn nào từ những quyền ưu đãi đặc biệt mà họ đã dành cho các quốc gia đang phát triển. Nhiều đặc quyền mà chỉ quốc gia đang phát triển được hưởng còn quốc gia phát triển thì không. Điều đó chứng tỏ rằng đã tồn tại nguyên tắc không có đi có lại (non-reciprocity) trong mối quan hệ giữa các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển trong các quan hệ do Luật Biển quốc tế điều chỉnh mà phần ưu đãi được dành riêng cho các quốc gia đang phát triển. 1 Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3201(S-VI) ngày 01/05/1974. 2 Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 31/178. 3 Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3201(S-VI) ngày 01/05/1974.
- 4 Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển, ký ngày 10/12/1982, có hiệu lực ngày 16/11/1994 (sau đây viết tắt là Công ước 1982). Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Minh Nghĩa, Vũ Phi Hoàng, Viễn Đông và Trần Công Trục, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1993. 5 Sđd, tr.16. 6 Sđd, tr.100, Điều 136. 7 Sđd, tr.20, Điều 3. 8 Sđd, tr.69, Điều 76. 9 Sđd, tr.51, Điều 56. 10 Sđd, tr.44, Điều 47. 11 Sđd, tr.100, Điều 136. 12 Sđd, tr.100, Điều 137.1,2. 13 Sđd, tr.102, Điều 140.1,2. 14 Được cụ thể hóa trong Thỏa thuận ngày 28/07/1994 (về việc áp dụng Phần XI của Công ước).
- 15 Sđd, tr.109, Điều 150. 16 Sđd, tr.117, Điều 152.2. 17 Sđd, tr.126, Điều 160.2(f)(i). 18 Sđd, tr.64, Điều 69.4. 19 Sđd, tr.74, Điều 82.3. 20 Sđd, tr.110, Điều 150(h). 21 Sđd, tr.116, Điều 151.10. 22 Sđd, tr.164, Điều 203. 23 Thỏa thuận ngày 28/07/1994, Điều 5. 24 Sđd, tr.280, Phụ lục III, Điều 15.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn