intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Halinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

113
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết và phát sinh hiệu lực đã ghi một dấu mốc đặc biệt trong tiến trình bình thường hóa quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời tạo ra những cơ sở thuận lợi để nước ta tiến vững chắc hơn trên lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ"

  1. Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ LÊ THỊ THÚY HƯƠNG Thạc sĩ, Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. HCM Sự kiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết và phát sinh hiệu lực đã ghi một dấu mốc đặc biệt trong tiến trình bình thường hóa quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời tạo ra những cơ sở thuận lợi để nước ta tiến vững chắc hơn trên lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sau thành công này, một công việc tiếp theo không kém phần quan trọng được đặt ra cho các nhà kinh doanh Việt Nam: đó là phải nắm chắc các điều khoản của hiệp định song song với việc phải tìm hiểu kỹ pháp luật của Hoa Kỳ nếu muốn tiến hành thành công hoạt động kinh doanh với bên đối tác Mỹ. Có rất nhiều quy định mà các nhà
  2. kinh doanh của ta cảm thấy xa lạ hoặc chưa có thói quen sử dụng trước đây thì nay lại được khuyến khích áp dụng trong hiệp định, trong số đó có thể kể đến các điều khoản liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài. 1. Những loại tranh chấp trong phạm vi áp dụng trọng tài Hiệp định thương mại Việt Mỹ đưa ra hai loại tranh chấp có thể áp dụng thủ tục giải quyết bằng trọng tài, đó là tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tư. Tranh chấp thương mại theo quy định tại hiệp định được hiểu là “các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại được ký kết giữa các công dân và công ty của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các công dân và công ty của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” (Chương I, Điều 7 khoản 2). Tranh chấp đầu tư là tranh chấp giữa một bên và công dân hoặc công ty của bên kia phát sinh từ hoặc
  3. có liên quan đến một chấp thuận đầu tư, một thỏa thuận đầu tư hoặc sự vi phạm bất kỳ quyền nào được quy định, thiết lập hoặc thừa nhận tại Chương IV Hiệp định, các phụ lục và các thư trao đổi có liên quan đến vấn đề đầu tư (Chương 4 Điều 1 khoản 10). Hai loại tranh chấp trên có thể sẽ xảy ra khá phổ biến khi hai bên của hiệp định xúc tiến các hoạt động thương mại và đầu tư. Nếu như ở những tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp chỉ là những công dân và công ty của hai nước, thì ở những tranh chấp đầu tư, một trong các bên tranh chấp có thể là một bên của hiệp định, nghĩa là một quốc gia, do đó tính chất của loại tranh chấp thứ hai trong một vài trường hợp sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với loại tranh chấp thứ nhất. Tuy nhiên, cho dù mức độ và tính chất của các loại tranh chấp này có thể khác nhau, Hiệp định vẫn khuyến cáo các bên tham gia vào quan hệ giao dịch thương mại cũng như quan hệ đầu tư nên thỏa
  4. thuận trước về hình thức giải quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khuyến khích các bên thỏa thuận về việc sử dụng trọng tài giải quyết tranh chấp. Quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng ngay từ những phần mở đầu của hiệp định, điều đó phần nào chứng tỏ hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được các bên của hiệp định rất chú trọng. Vậy hình thức này có những ưu thế vượt trội ra sao so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác? 2. Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài – một thủ tục có nhiều ưu điểm Trong thực tế, để giải quyết những tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tư, các bên tranh chấp có thể áp dụng rất nhiều cách thức. Có thể liệt kê ra đây những hình thức giải quyết tranh chấp như: tự thương lượng, tiến hành hòa giải, yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết hoặc giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài. Mỗi một cách thức đều có những ưu
  5. điểm và nhược điểm. Các bên thường sẽ dựa trên những ưu và nhược điểm này để cân nhắc và lựa chọn cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu như đối với các nhà kinh doanh nước ta, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp chưa được xem là sự lựa chọn phổ biến, đơn giản là vì các nhà kinh doanh của ta chưa đặt trọn niềm tin tưởng vào các Trọng tài viên, cũng như chưa hoàn toàn coi trọng hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hiệu lực thi hành của những quyết định trọng tài, nhất là trọng tài trong nước, thì ngược lại, trong thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư trên thế giới, cơ chế trọng tài lại được áp dụng rất thường xuyên và càng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Thông thường, khi sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, các nhà kinh doanh và nhà đầu tư hay chú ý đến những ưu điểm
  6. của cơ chế này so với thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án. Những ưu điểm lớn nhất của trọng tài đã được công nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế và khiến ngày càng có nhiều nhà kinh doanh và nhà đầu tư đi đến quyết định lựa chọn hình thức này chính là: Thứ nhất, thông qua con đường giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên tranh chấp có thể tự lựa chọn cho mình những chuyên gia thực sự am hiểu về lĩnh vực mà tranh chấp phát sinh. Chính điều này làm cho các bên tranh chấp rất yên tâm vì họ có cơ sở để tin tưởng rằng các chuyên gia này sẽ đảm bảo cho hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đó. Thứ hai, quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Khi xem xét thực tiễn hoạt động của trọng tài thương mại ở mỗi quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế, các nhà nghiên cứu đều nhận xét rằng quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
  7. diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp tại tòa án1. Mặc dù trong một vài trường hợp, tính nhanh chóng của thủ tục trọng tài có thể bị hạn chế và thời gian giải quyết tranh chấp phải kéo dài thêm, nhất là khi tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định của trọng tài; tuy nhiên các bên tranh chấp vẫn đánh giá cao ưu điểm này của trọng tài. Đối với các nhà kinh doanh và đầu tư Việt Nam khi tiếp cận các nhà kinh doanh Mỹ, trong khi chưa nắm vững hệ thống pháp luật vốn phức tạp và đa dạng của họ, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp vẫn là một phương án dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn cả. Thứ ba, các nhà đầu tư hoặc kinh doanh còn có một lý do nữa để lựa chọn trọng tài vì chi phí để trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ trong đa số các trường hợp thường thấp hơn so với chi phí họ phải bỏ ra tại tòa án.
  8. Thứ tư là ưu điểm về tính bảo mật của trọng tài. Trong nhiều quy tắc trọng tài, tính bảo mật được thể hiện ở chỗ: quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chức dưới hình thức họp kín và quyết định giải quyết tranh chấp chỉ được thông báo công khai khi được sự đồng ý của các bên. Quy định này làm cho các bên, nhất là bên thua, không cảm thấy lo ngại vì kết quả giải quyết tranh chấp có thể có tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của họ. Song cũng có vài ngoại lệ: nếu quá trình giải quyết tranh chấp có liên quan đến lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích công cộng thì quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài tùy trường hợp sẽ được thông báo đến bên thứ ba hoặc thông báo công khai. Đặc biệt, ngoài những ưu điểm trên, khi sử dụng trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp, các bên còn có thể đạt được nhiều sự thuận lợi khác. Đối với những tranh chấp quốc tế nói chung và các
  9. tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Mỹ nói riêng, khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án, một trong các bên tranh chấp chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảm giác bị bất lợi. Cảm giác này xuất phát từ việc họ không nắm được các quy định về thủ tục tố tụng tại một tòa án nước ngoài, bên cạnh đó rào cản về ngôn ngữ cũng làm cho họ cảm thấy không mấy thoải mái khi tham gia vào quá trình tố tụng. Thỏa thuận để trọng tài giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên phần nào thoát ra được khỏi cảm giác này. Ở thủ tục trọng tài, các bên có cơ hội để lựa chọn cho mình một quy tắc trọng tài phù hợp và như vậy không bên nào cảm thấy bất lợi hơn bên nào. Ngoài ra, vấn đề ngôn ngữ cũng có thể được khắc phục trong một chừng mực nào đó theo quy định tại quy tắc trọng tài hoặc ngay trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cuối cùng, sự hiện diện và vai trò của Công ước Liên hợp quốc ngày 10/6/1958 về công nhận và cho thi hành các quyết
  10. định của trọng tài nước ngoài (gọi tắt là Công ước New York 1958), một công ước được rất đông các nước trên thế giới phê chuẩn, trong đó có Việt Nam và Mỹ, càng giúp cho việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài trở nên có hiệu quả và đảm bảo được lợi ích của các nhà kinh doanh và đầu tư hơn. Như vậy, có thể nói, khi thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên tham gia vào các quan hệ thương mại và đầu tư hoàn toàn có lý do để tin tưởng vào hiệu quả của quá trình giải quyết đó xuất phát từ các ưu điểm đã được đề cập ở trên. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trọng tài, kể cả trọng tài trong nước lẫn trọng tài quốc tế, đang trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ thực sự phát triển trong xu thế hiện nay, theo như đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu pháp luật về trọng tài thương mại trên thế giới2.
  11. 3. Các loại trọng tài có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp Với những ưu điểm trên của hình thức trọng tài, việc Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thể hiện quan điểm khuyến khích sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp không phải là điều khó lý giải. Theo tinh thần của Hiệp định, các bên tranh chấp được quyền tự do lựa chọn bất cứ hình thức trọng tài nào cũng như luật được áp dụng trong giải quyết trọng tài và các bên của hiệp định không được ngăn cấm các bên tranh chấp thực hiện quyền này của họ (Chương I, Điều 7 khoản 5). Do đó, các nhà kinh doanh và đầu tư của Việt Nam được quyền thỏa thuận với bên đối tác Mỹ để lựa chọn bất cứ hình thức trọng tài trong nước hay quốc tế nào phù hợp. Hiện tại, phía Việt Nam có thể xem xét lựa chọn một trong những loại trọng tài sau đây: 3.1. Trọng tài trong nước:
  12. Đối với hình thức trọng tài trong nước, bên Việt Nam có thể sử dụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Trọng tài kinh tế để giải quyết cả hai loại tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tư nếu được sự đồng ý của bên đối tác. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là một tổ chức trọng tài phi chính phủ được thành lập bên cạnh phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam theo Quyết định 204/TTg ngày 28/04/1993. Trung tâm có thẩm quyền giải quyết “các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ và tín dụng, thanh toán quốc tế v.v…” (Điều 2 Quyết định 204/TTg). Trọng tài kinh tế cũng là tổ chức trọng tài phi chính phủ, được thành lập theo Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 và được tổ chức dưới hình thức các trung
  13. tâm trọng tài kinh tế, chuyên giải quyết những “tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu” (Điều 1 Nghị định 116/CP). Như vậy, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC sẽ tiến hành giải quyết các tranh chấp theo quy chế trọng tài do trung tâm xây dựng (được ban hành vào ngày 20/8/1993) trên cơ sở phù hợp với các quy tắc trọng tài quốc tế và quy định tại Quyết định 204/TTg. Còn Trung tâm trọng tài kinh tế lại tổ chức hoạt động giải quyết tranh chấp theo quy định tại Nghị định 116/CP. Có một số điểm khác biệt trong thủ tục giải quyết tranh chấp của VIAC và Trọng tài kinh tế, song một thực tại chung đáng đề cập ở đây là hiệu quả giải quyết các tranh chấp liên quan đến yếu
  14. tố nước ngoài của hai loại trọng tài trên vẫn chưa được khẳng định trong thực tế. Trong Quy chế trọng tài cũng như trong hoạt động của mình, các trung tâm trọng tài trong nước còn bộc lộ nhiều nhược điểm, nhiều hạn chế liên quan đến trình độ, năng lực của đội ngũ trọng tài viên, thủ tục giải quyết tranh chấp, nhất là đến hiệu lực và vấn đề thi hành các quyết định của trọng tài, từ đó dẫn đến uy tín của các trung tâm trọng tài trong nước chưa được củng cố một cách vững chắc3. Đặc biệt, một nhược điểm lớn nhất còn tồn tại hiện nay là, tuy Việt Nam đã tham gia phê chuẩn Công ước New York 1958 và đã ban hành Pháp lệnh công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (theo Lệnh số 42-L/CTN ngày7/9/1995), thế nhưng lại chưa có một cơ chế công nhận và cho thi hành đối với các quyết định của trung tâm trọng tài trong nước, điều này trên thực tế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
  15. của việc giải quyết tranh chấp tại các trung tâm trọng tài4. Trong khi chờ đợi các quy định về trọng tài trong nước được xây dựng một cách hoàn thiện hơn, các nhà kinh doanh và đầu tư Việt Nam có thể thỏa thuận với bên đối tác Mỹ lựa chọn những cơ chế trọng tài nước ngoài và quốc tế để tiến hành giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ của hiệp định. 3.2. Trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế: Hiệp định cho phép các bên tranh chấp được tự do lựa chọn bất cứ quy tắc trọng tài nào đã được quốc tế công nhận, kể cả các quy tắc trọng tài UNCITRAL ngày 15/12/1976 và những sửa đổi của quy tắc này để giải quyết các tranh chấp thương mại (Chương I, Điều 7 khoản 3), với điều kiện là phải xác định một cơ quan chỉ định theo những quy tắc nói trên tại một nước thứ ba, không phải là Việt Nam hay Mỹ. Tuy
  16. nhiên nước thứ ba này cũng phải là một thành viên của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài. Quy định này vừa mở ra một cơ hội thuận tiện để các bên thực hiện quyền sử dụng trọng tài, vừa đảm bảo khả năng “thi hành án” hiệu quả đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế, tạo ra sự yên tâm trong việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các thương nhân của hai nước. Hiện nay có hai trung tâm trọng tài nước ngoài vốn dĩ đã ít nhiều quen thuộc với các thương nhân Việt Nam là Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore và Trung tâm trọng tài quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia). Hai quốc gia này đều là thành viên của Công ước New York 1958, đồng thời các trung tâm trọng tài của họ cũng đã áp dụng quy tắc UNCITRAL để xây dựng quy chế trọng tài cho trung tâm mình. Bên cạnh đó,
  17. các trọng tài viên của trung tâm còn có kinh nghiệm trong việc giải quyết những tranh chấp có liên quan đến bên Việt Nam, điều này tương đối thuận lợi hơn cho các thương nhân Việt Nam nếu như họ thỏa thuận được về việc chọn các trung tâm này giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các bên trong những giao dịch thương mại cũng có thể thỏa thuận áp dụng các quy tắc trọng tài của các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế có uy tín khác như quy tắc của Tòa án trọng tài quốc tế ICC thuộc phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce) hay của Tòa án trọng tài quốc tế Luân đôn LCIA…, song nhìn chung các nhà kinh doanh và đầu tư Việt Nam nên thuyết phục bên đối tác Mỹ chọn sử dụng quy tắc của các trung tâm trọng tài nào vừa đảm bảo có uy tín, có hiệu quả, lại vừa thuận lợi hơn cho mình về việc di chuyển và chi phí thấp.
  18. 3.3. Các thủ tục trọng tài ràng buộc áp dụng cho những tranh chấp về đầu tư: Như ở phần đầu đã đề cập, khi có một tranh chấp đầu tư phát sinh mà một bên tranh chấp là quốc gia thì quy mô và mức độ sẽ phức tạp hơn nhiều so với những tranh chấp thương mại. Chính vì thế, bên cạnh việc trao cho các bên của quan hệ đầu tư quyền tự nguyện thỏa thuận trước trong các hợp đồng đầu tư về cơ chế giải quyết tranh chấp như đối với tranh chấp thương mại, Hiệp định còn đặt ra những thủ tục trọng tài ràng buộc, áp dụng trong trường hợp nếu sau 90 ngày kể từ ngày tranh chấp phát sinh, công dân và công ty của một bên hiệp định (là một bên tranh chấp) chưa đưa vụ việc ra giải quyết dưới bất kỳ hình thức nào (Chương IV, Điều 4 khoản 3A). Có bốn thủ tục trọng tài ràng buộc mà bên tranh chấp là công dân và công ty của một bên hiệp định có thể lựa chọn:
  19. Một là, giải quyết tranh chấp theo Quy chế Trọng tài ICSID. ICSID là tên viết tắt bằng tiếng Anh của “Trung tâm quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư”. Trung tâm này được thành lập bởi Công ước Washington 1965, hiện nay là một trong những tổ chức trực thuộc Ngân hàng thế giới. Được thành lập dưới dạng một tổ chức quốc tế, trung tâm ICSID đã ban hành một quy chế trọng tài khá hoàn chỉnh không những về thủ tục tố tụng mà còn về cơ chế đảm bảo thi hành quyết định trọng tài, nhằm để giải quyết “những tranh chấp phát sinh trực tiếp từ một hoạt động đầu tư giữa một quốc gia thành viên công ước với công dân của một quốc gia thành viên khác nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận bằng văn bản đưa vụ việc ra giải quyết tại trung tâm” (Điều 25 khoản 1 Công ước Washington 1965). Như vậy, có ba điều kiện để trung tâm ICSID thụ lý vụ tranh chấp và áp dụng quy chế trọng tài giải quyết:
  20. thứ nhất, tranh chấp đó phải phát sinh trực tiếp từ một hoạt động đầu tư; thứ hai, một bên tranh chấp phải là một quốc gia thành viên công ước và bên kia là công dân của một quốc gia thành viên khác; thứ ba, các bên tranh chấp phải thể hiện sự chấp thuận bằng văn bản về việc đưa vụ việc ra giải quyết tại trung tâm. Hiện nay, Mỹ đã là thành viên của của Công ước Washington 1965, nhưng Việt Nam lại chưa phải là thành viên công ước này, do vậy nếu như có tranh chấp đầu tư phát sinh trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các bên tranh chấp vẫn chưa hội đủ các điều kiện để đưa vụ việc ra giải quyết theo quy chế trọng tài của trung tâm ICSID. Song như nhiều chuyên gia đã thừa nhận, riêng trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp đầu tư có liên quan đến một quốc gia, ICSID được đánh giá là một trung tâm hoạt động chuyên biệt rất có uy tín và hiệu quả5. Vì thế sẽ rất đáng tiếc nếu như bên Việt Nam không có cơ hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1