YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo nhóm: Chủ nghĩa tự nhiên và ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố
41
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ nghĩa tự nhiên xuất hiện trong tiểu thuyết Giông tố rất rõ ràng và đậm nét với mục đích phản ánh hiện thực cuộc sống của thời kỳ bấy giờ. Nhìn lại tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng ta thấy được ông đã đóng góp vào dòng văn học dân tộc những giá trị tinh thần đáng kể. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung tài liệu!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nhóm: Chủ nghĩa tự nhiên và ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố
- ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO NHÓM CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ” 1
- MỤC LỤC 1. Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Giông tố” 1.1 Tiểu sử Vũ Trọng Phụng 1.2 Đặc trưng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 2. Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa tự nhiên 2.1 Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên 2.1.2 Những nguyên tắc sáng tác chính của chủ nghĩa tự nhiên 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên 2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết 2.3.1 Sơ lược về tác phẩm “Giông tố” 2.3.2 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tiểu thuyết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng 3. Kết luận 4. Tư liệu tham khảo 5. Nhóm thực hiện 2
- 1. Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Giông tố” 1.1 Tiểu sử Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng (1912 1939) sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo, cha mất sớm khi nhà văn vỏn vẹn mới được 7 tháng tuổi, được mẹ đơn thân tảo tần nuôi dạy. Ngay sau khi tốt nghiệp cấp tiểu học, Vũ Trọng Phụng phải đi làm kiếm sống, sống chật vật bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. Dù lao động, sáng tác cật lực, nhưng ngòi bút của ông vẫn không đuổi nuôi sống gia đình. 1937 1938, ông mắc bệnh lao phổi nhưng không có điều kiện chạy chữa. Đến năm 1939, ông mất tại Hà Nội khi chỉ mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi. Những tác phẩm của ông đều đi sâu vào phản ánh hiện thực và các vấn đề tệ nạn xã hội trong thời kỳ bấy giờ. Đặc biệt, những tác phẩm tiểu thuyết của ông đã gây cuộc tranh cãi về vấn đề “dâm hay không dâm” ông cổ vũ cho quan điểm nghệ thuật hiện thực, các sáng tác tiểu thuyết của ông đều theo khuynh hướng tả thực. Phần lớn, các sáng tác của ông đều hiện thực hóa, phải nhìn thẳng vào sự thật đời sống, phanh phui tội ác xã hội “tiểu thuyết là sự thật ở đời”. Đó là sự thật về cuộc sống của người dân lao động, về vô vàn tội ác của bọn quan lại, địa chủ, tư sản. Từ đó, thể hiện khát vọng tư tưởng vị nhân sinh, hướng tới tính nhân đạo, thể hiện thái độ câm phẫn với xã hội “chó đểu”. Nghệ thuật trào phúng là một yếu tố đặc trưng trong những sáng tác tiểu thuyết của ông, được thể hiện qua nhân vật trào phúng, tình huống trào phúng, giọng điệu trào phúng và ngôn ngữ trào phúng. Cụ thể hơn, nhân vật trào phúng được ông khắc họa dựa trên những nét trào phúng thông qua cử chỉ trong các sự việc mà người đọc tự nhận thấy đặc trưng tính cách của nhân vật cũng như tính chất châm biếm, mỉa mai. 3
- Từ đó, nhà văn không phải miêu tả kỹ càng tâm lý nhân vật, suy nghĩ của từng nhân vật. 1.2 Đặc trưng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng là một nhà văn đa tài, ông có thể sáng tác các thể loại khác nhau, trong số đó, các tác phẩm tiểu thuyết của ông đã gây được nhiều tiếng vang. Ông để lại rất nhiều tiểu thuyết xuất sắc như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ, Trúng số độc đắc…, Nhiều năm trôi qua, với sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, nhiều tác phẩm của nhiều tác giả đã dần trở nên lạ lẫm và đi vào sự quên lãng. Nhưng đối với Vũ Trọng Phụng, các tác phẩm của ông dường như có khả năng vượt thời gian một cách kỳ diệu, luôn được nhiều độc giả quan tâm và được đánh giá cao. Trong giới tiểu thuyết những năm ba mươi của thế kỉ XX, Vũ Trọng Phụng có con đường đi rất riêng, rất khác biệt với các tác giả viết tiểu thuyết cùng thời. Ông vô cùng nhạy cảm trước thời cuộc, các tác phẩm của ông cập nhật liên tục những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của thời đại. Thông qua những trải nghiệm của bản thân, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả hết sức sắc sảo đời sống và tâm lý của lớp người dưới đáy xã hội. Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng không ngần ngại phê phán, phanh phui những điều xấu xa, dơ bẩn của xã hội đương thời. Bên cạnh đó, ông đặt tấm lòng đầy sự chân thành, trân trọng khi viết về những con người sống có lí tưởng, có nhân cách cao thượng, sống vì lợi ích chung của cộng đồng. Do theo sát những vấn đề của cuộc sống, của thời sự nên tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mang nhiều tính chất phóng sự, cũng vì vậy, ông đã có được đóng góp quan trọng cho nền văn học Nam. Đó là sự kết hợp giữa những đặc trưng trong tiểu thuyết và tính chất cơ bản của phóng sự, một cách tân về mặt thể loại. Sự kết hợp ấy đã làm tăng chất hiện đại cho tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng và làm cho người đọc ngạc nhiên và bất ngờ, thích thú. Với khả năng phát hiện nhanh nhạy những vấn đề đáng quan tâm nhất của thời đại mình cùng với những hiểu biết sâu sắc về người và đời, Vũ Trọng Phụng có thể được xem là “nhà tiên tri” dự cảm. 4
- Nét độc đáo và sức lôi cuốn của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng được thể hiện ở nhiều phương diện: chất liệu cuộc sống, cốt truyện, chủ đề tư tưởng, nhân vật. Các chất liệu cuộc sống mà ông sử dụng để tạo nên các tác phẩm không ở đâu xa xôi, mà chính là những câu chuyện được rút ra từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày xung quanh. Vũ Trọng Phụng chủ yếu viết về nếp sống sinh hoạt của các tầng lớp viên chức, trí thức, tư sản, nhất là bọn dốt nát gặp thời, bọn lưu manh trụy lạc, những “thành quả” mà xã hội đương thời đã tạo ra. Ở ông, cốt truyện không rườm rà mà chỉ xoay quanh số phận của một gia đình và một vài nhân vật. Ngòi bút tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng còn độc đáo, sắc sảo ở cách xây dựng hình tượng nhân vật. Ông sáng tạo ra những hình tượng điển hình trong văn học mà ít có nhà văn nào cùng thời có thể đạt được. Nhắc đến nhân vật của Vũ Trọng Phụng ta không thể nào quên được những cái tên như: Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, thật là một đỉnh cao, độc đáo tài hoa của sáng tạo nghệ thuật, đó là những tính cách làm sống lại cả một thời đại. Biệt tài của Vũ Trọng Phụng là chỉ qua một cái tên, một vài câu nói, một vài chi tiết tiêu biểu, đặc trưng đã đủ sức khắc họa nên những nhân vật, những tính cách có một không hai, không trùng lắp, không trộn lẫn với một ai. Một điều ngạc nhiên ở nhà văn này là ngay khi ở độ tuổi còn rất trẻ, ông đã có sự hiểu biết và sự trải nghiệm phong phú đến vậy. Cũng vì thế, những bức tranh mà ông đã dựng lên về cuộc sống vô cùng đa dạng và chân thực. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng thường là những con người có cá tính, có ý thức về hoàn cảnh mình đang sống và họ luôn cố gắng để thích nghi, hòa hợp để có thể thoát khỏi những bế tắc, hoặc “vươn lên” hoặc lợi dụng thời thế để nổi danh, để hưởng thụ như Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan hay cả cô gái nhà quê như Thị Mịch. Những người như ông Hải Vân, Tú Anh, Phú, giáo Minh lại thoát ra khỏi hoàn cảnh bằng cách cố giữ gìn nhân cách của mình, sống có lí tưởng, chịu thiệt thòi, hi sinh để làm những việc có ích, để đi theo lý tưởng Cách mạng. Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng luôn sống, luôn vận động không ngừng trong một không gian rộng lớn với hàng loạt mối quan hệ xã hội phức tạp, đa 5
- chiều. Cái xấu, cái ác luôn tràn ngập trong xã hội lúc bấy giờ nhưng đâu đó vẫn còn những con người có phẩm chất cao cả, sống vì lẽ phải. Cuộc sống không chỉ là bóng tối mà còn có ánh sáng, có thiên đường tươi đẹp và có hi vọng, nhưng cái hi vọng ấy quá mong manh nên sự bi quan vẫn còn tràn ngập trong tư tưởng của người cầm bút. Qua các nhân vật của Vũ Trọng Phụng, mỗi con người ai cũng đều có số phận, không ai có thể thoát khỏi số phận ấy, đó có thể được coi là định mệnh hay là quy luật của tạo hóa dành cho con người. Vũ Trọng Phụng vẫn chưa dám tin là con người có thể vượt lên trên định mệnh và hoàn cảnh xã hội để tự cứu lấy bản thân mình. Tuy vậy, ông vẫn tin rằng cái xấu, cái ác có thể loại trừ, có lẽ vì vậy mà ông đã dành hết tâm huyết của mình để sáng tác nên các tác phẩm phơi bày cái xấu của con người để họ nhìn vào đó mà tự soi lại mình. Vũ Trọng Phụng thường xây dựng hình tượng cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm với đủ mọi tầng lớp xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ những tầng lớp dưới đáy xã hội đến bọn thống trị. Vũ Trọng Phụng còn được xem là cây bút trào phúng bậc thầy bởi lối viết táo bạo, sắc sảo và gây cấn. Ông dùng tiếng cười mang tính chất chê bai, phê phán, răn bảo để chế giễu, đả kích những thói hư tật xấu, những con người và sự việc tiêu cực. Với nghệ thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt chân dung biếm hoạ có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiêu biểu là trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc, thông qua bức tranh xã hội đầy rẫy những ngẫu nhiên vô nghĩa lí của cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm, đả kích những kẻ có tiền nhưng vô đạo đức lúc bấy giờ. Điều đó đã góp phần đặt Vũ Trọng Phụng vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Khác với những cây bút trào phúng như Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng là tác giả của những phóng sự, tiểu thuyết dài nên tác phẩm của ông thường là một chuỗi liên kết hàng loạt tình huống gắn với hàng loạt mâu thuẫn phức tạp. Các tình huống trào phúng ấy tạo nên sức cuốn hút đầy kịch tính của văn chương, đồng thời bộc lộ sâu sắc tính chất nghịch lý, phi lý của cuộc đời. 6
- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống và con người. Ông là nhà văn đổi mới mạnh bạo trong thời đại của mình và có những đóng góp quan trọng bậc nhất vào việc hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết ở nước ta trong thời kì hiện đại của lịch sử văn học Việt Nam. 2. Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa tự nhiên 2.1 Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa tự nhiên vừa có nghĩa là trào lưu vừa có nghĩa là phương pháp sáng tác, hình thành một cách tiêu biểu trong trong văn học Pháp nửa sau thế kỷ XIX và đã một thời tác động rất mạnh vào văn học Âu Mỹ vì nó ra đời dựa trên những thành tựu của khoa học tiên tiến có nhiều sức thuyết phục, nhất là đối với các nhà văn trẻ đang khao khát tìm kiếm một phương thức nghệ thuật mới đủ sức thể hiện những nhận thức mới của họ về cuộc sống và con người trong một thực tại xã hội phức tạp mà lý luận những trào lưu cũ tỏ ra không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu tái hiện nó. Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tự sự sản trở nên gây gắt, nhà văn tuy nhìn thấy những mặt thối tha của xã hội nhưng không có khả năng và cũng không muốn đi sâu vào những cội nguồn xã hội... chủ nghĩa tự nhiên đã hình thành và phát triển trên mảnh đất và tâm trạng bi quan của một số nhà văn mà tiêu biểu là Zola. Chủ nghĩa tự nhiên đã được Emile Zola phổ biến trong những bài viết được ông công bố từ năm 1866, khi Zola tiếp xúc với tinh thần khoa học của bộ Encyclopédie. Từ đó khi vận dụng chủ nghĩa tự nhiên trong văn học ông đã thể hiện được sự sáng tạo, đề tài về xã hội khắc nghiệt và số phận con người trong xã hội đó. Tái hiện một cách trung thành với tự nhiên ở một mảng hiện thực nào đó, chú trọng đến tính quy luật của môi trường tự nhiên, hoàn cảnh vật chất, quy luật tâm sinh lí, bệnh lí, nhưng không loại trừ bản chất xã hội, lịch sử của chúng. Chủ nghĩa tự nhiên là một tìm tòi của các nhà lý luận, nhà văn đương thời khi chủ nghĩa hiện thực không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu nghệ thuật trong thời đại mới có nhiều biến chuyển sâu 7
- sắc về xã hội, đây là phương thức mới hữu hiệu hơn để thâm nhập vào sự thật đời sống. Sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên đã có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn học như: mở rộng đề tài, xới lên những tầng mới của hiện thực cuộc sống, chú ý đến cái dạng vật thể của con người (mặt mũi, hình dáng) và các sinh hoạt vật chất của nó nhất là sinh hoạt sinh lí, giới tính cùng với vai trò vô thức trong tâm lí con người. Giúp con người có khả năng tiếp cận, mở rộng góc nhìn về nhiều chủ đề trong đời sống như: chủ đề thuộc tầng lớp thấp hơn liên quan đến các hoạt động bạo lực và cấm kỵ, miêu tả môi trường, di truyền và điều kiện xã hội kiểm soát con người, về các chủ đề bạo lực nghèo đói, tham nhũng, mại dâm.. 2.1.2 Những nguyên tắc sáng tác chính của chủ nghĩa tự nhiên Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hoạt động theo bản năng và sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó nên người đọc có thể dễ dàng nhận ra bản chất thật của từng nhân vật trong tác phẩm. Nhận thức bằng khoa học có những điểm giống với nhận thức nghệ thuật vì đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, xoay quanh về sự tồn tại và phát triển của con người, lấy sự thể hiện đầy đủ hành vi nhận thức (sinh hoạt vật chất, tâm sinh lí,...) làm tiêu chuẩn căn bản về thẩm mỹ và cơ sở cho sáng tác. Họ từ bỏ việc thể hiện đạo đức, mà cho rằng thực tại được miêu tả một cách lãnh đạm, đúng với cuộc sống. Như: Teredơ, một nhân vật khác của Zola, không thỏa mãn với chồng nên tìm đến thông dâm với một họa sĩ tên là Lôrăng, một con người cường tráng hừng hực lửa tình, đối lập với sự khờ khạo, yếu đuối của chồng mình. Nhân một cuộc du thuyền, họ dìm chết người chồng, rồi lấy nhau. Nhưng hình ảnh người chồng cứ bám riết làm cho họ dằn vặt, mê hoảng, điên loạn suốt đêm ngày. Khối thịt đông lạnh và rữa nát của chồng như luôn xen vào nằm giữa hai người. Dần dần họ căm ghét nhau, muốn tố cáo và hạ sát nhau, nhưng rồi tha thứ cho nhau và cùng tự sát. 8
- Trong bối cảnh lịch sử mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã trở nên gay gắt, chế độ tư bản bộc lộ rõ bản chất bốc lột trên mọi lĩnh vực đời sống. Làm cho cuộc sống con người rơi vào cảnh khốn cùng, khó khăn. Về hoàn cảnh thì chỉ có tác động đến cơ thể trong phạm vi sinh lý,.. nơi ăn chốn ở, sỏi đá, cây cối,..hoặc miêu tả những môi trường như quán rượu, nhà thổ, những môi trường có tác dụng kích thích tính dục của con người. Đối với văn hoá tình hình lịch sử đã làm cho một bộ phận trí thức tuy thấy được những thối nát của xã hội, nhưng chưa vượt qua những thiên kiến giai cấp, sống xa rời đời sống của nhân dân, cảm thấy hoàn toàn bất lực trước tội ác và cái xấu đang ngày một bao vây dày đặc. Tính cách con người vốn được quy định bởi bản chất sinh lí học. Đời sống con người bị chi phối bởi môi trường vật chất và sinh hoạt trực tiếp chứ không tính đến các nhân tố xã hội lịch sử. Sự nhận thức nghệ thuật luôn có một phần giống với khoa học nhưng hai lĩnh vực này hoàn toàn không đồng nhất với nhau. Nếu như đối tượng của khoa học là sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập với ý thức con người thì đối tượng của nghệ thuật là tất cả những gì quan hệ với con người. Vì vậy mỗi người nghệ sĩ cần giữ cho mình những nét đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật: Con người trong nghệ thuật phải là con người xã hội có tình cảm cảm xúc, giữ được những cá tính riêng biệt sinh động của nó bảo đảm cho con người có sức sống hoạt động và phát triển như trong hiện thực cuộc sống. Đồng thời giữ được những mối quan hệ xã hội, bản năng, quy luật tự nhiên của đời sống con người. Nhà khoa học và nhà nghệ thuật cũng quan tâm tới thế giới tự nhiên. Nhưng đối tượng của nhà khoa học sẽ là bản chất, quy luật vận động, thuộc tính phổ quát độc lập khách quan với ý thức của con người thì nhà nghệ thuật lại chọn cho mình trong giới tự nhiên những phương diện liên quan đến ý thức con người, đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc con người, đến đời sống tinh thần của con người. Chẳng hạn, mưa đối với nhà khoa học là quá trình ngưng tụ của hơi nước khi gặp lạnh và rớt xuống. Nhưng mưa đối với nhà thơ bao giờ cũng có hồn người trong đó. “Nặng lòng xưa hạt mưa đau 9
- Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà” (Tố Hữu) Đa phần, hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm của họ bao giờ cũng có sự gọt dũa, trau chuốt, hư cấu từ ngôn ngữ hình ảnh đến nhân vật,... ít tác giả nào thể hiện hiện thực cuộc sống như nó vốn có. Nhưng đến với chủ nghĩa tự nhiên, các nhà văn phải viết trung thực, có sao nói vậy, không thêm bớt, tô điểm, vẽ vời, tức là tôn trọng người đọc, nêu cao tinh thần khoa học, để có thể khám phá chân lí cuộc sống. Người nghệ sĩ phải có một con mắt tinh thường, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng sắc bén để tạo ra những tác phẩm mang giọng nói của riêng mình. Đồng thời, phải thể hiện một cách nhìn, nhận thức đúng đắn về con người và cuộc sống phản ánh một cách chân thật khách quan, vì sáng tạo không có nghĩa là bịa đặt. Sáng tạo nghệ thuật giống như sáng tạo cuộc sống, cần có tính chân thật cao mới có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người tiếp nhận. Chính nỗ lực sáng tạo của nhà văn đã làm nên sức sống của văn chương, thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng nói riêng, âm sắc riêng. Nó đòi hỏi các nhà văn phải miệt mài trên con đường sáng tạo, không ngừng nghỉ tác phẩm phải mang màu sắc của riêng mình. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn chương, ấy là sức sống là dấu ấn riêng để lại ấn tượng của nhà văn trong lòng độc giả. Nếu các nhà văn, nhà thơ chỉ biết hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tượng riêng. Chính vì vậy những tác phẩm ấy nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người đọc như một cơn gió thoáng qua. Vì thế mà yêu cầu sáng tạo, gợi nhắc về những nhà văn, nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương. Bởi cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật. Cùng viết về đề tài người nông dân, nhưng mỗi nhà văn lại có một cách thể hiện khác nhau. Như Nguyễn Công Hoan đã xây dựng khá thành công hình ảnh người nông dân điêu đứng, phá sản vì thủ đoạn tranh cướp ruộng đất của bọn địa chủ cường hào trong tiểu thuyết “Bước đường cùng”. Ngô Tất Tố với tiểu thuyết “Tắt đèn” nói lên số phận long đong, khốn 10
- khổ của những người nông dân Việt Nam trước cảnh sưu cao thuế nặng thì Nam Cao lại viết về số phận bi thảm, cùng cực của người nông dân qua cuộc sống hàng ngày của họ. Cuộc sống luôn đa dạng, tốt xấu, vinh nhục, cao cả thấp hèn hoà lẫn, đan xen vào nhau. Có nhà văn thì cảm thấy chán ghét thực tại cuộc sống nên họ mong muốn thoát li, xa rời thực tế đến với một thế giới khác tốt đẹp hơn bằng bút pháp lãng mạn. Và ngược lại có những nhà văn dám nhìn thẳng vào vấn đề chấp nhận hiện thực và đối mặt với nó. Chính vì thế mà những đề tài của họ là sự trải nghiệm, cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống, về con người, đề cập đến những vấn đề suy tàn thấp kém trong xã hội, nơi đầy rẫy cạm bẫy khiến con người dễ dàng sa ngã. Qua đó mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra những giá trị cuộc sống mà tác giả đã xây dựng thông qua cốt truyện. Sự mở rộng hệ đề tài, chú ý tới những hiện tượng bình thường của cuộc sống vì cho rằng không có cốt truyện nào bất lợi, cũng như không có đề tài nào bất cập đã giúp cho chủ nghĩa tự nhiên chiếm lĩnh những đề tài mới, khai thác được nhiều hơn những khía cạnh hiện thực nằm sâu bên trong lòng xã hội. Chủ nghĩa tự nhiên giải thích các hiện tượng thối nát của xã hội bằng các nguyên nhân sinh lí. Trong các tác phẩm văn học các nhà văn thường nêu ra bản chất con người về các vấn đề loạn dâm, lợi ích cá nhân, lối sống trụy lạc, những dục vọng bản năng thấp hèn và xoay quanh đó là môi trường vật chất của một xã hội mục nát, nơi mà đồng tiền có thể chi phối mọi thứ. Chủ nghĩa tự nhiên không xây dựng “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” mà những cảm nghĩ và hành động của nhân vật đều chịu sự chi phối của sinh lý, di truyền theo bản năng và sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó. Tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử, nhưng tính cách con người được quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường được quan niệm chủ yếu là môi trường sinh hoạt vật chất, tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử. Mặt khác, sự thâm nhập của sự thật đời sống vào tác phẩm văn học của các tác giả theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên đã lật đổ những nguyên tắc lí thuyết và khiến cho một số tác phẩm ưu tú của chủ nghĩa tự nhiên có một tác động nghệ thuật 11
- không nhỏ. Chính sự nghiên cứu sinh học vật chất đã giúp phần nào cho các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa phát hiện ra bản chất giai cấp của ý thức. 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên. Sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng diễn ra trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Các sự kiện lịch sự ấy ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của nhà văn. Thời gian mà tác giả tiếp nhận văn học cũng là thời kỳ mà chủ nghĩa tự nhiên hình thành, phát triển vì thế trong các tác phẩm của ông ảnh hưởng một phần từ chủ nghĩa tự nhiên. Các tác phẩm làm nên tên tuổi của Vũ Trọng Phụng như “Giông Tố”, “Số đỏ” hay “Làm đĩ”,… đều miêu tả một cách khách quan thực tại và tính cách con người bị ảnh hưởng từ xã hội lúc bấy giờ. Mà chủ nghĩa tự nhiên hướng vào sự miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại và tính cách con người vốn bị quy định bản chất sinh học, từ môi trường vật chất và sinh hoạt trực tiếp, không tính đến các nhân tố xã hội – lịch sử. Độc giả có thể bắt gặp những điều này trong văn chương Vũ Trọng Phụng, thấy được sự tiếp nhận của nhà văn đối với chủ nghĩa tự nhiên. Vần văn của ông hướng tới con người lao động, con người thấp cổ bé họng, khắc họa lại bức tranh thường nhật của xã hội đương thời. Có quan niệm cho rằng “ quan niệm văn chương của một nhà văn được bộc lộ qua phát ngôn lẫn hành động thực tế”, bởi vì thế người đọc thường nắm bắt những quan điểm của tác giả qua những lời văn, và cũng có khi độc giả còn phải dựa vào những dữ liệu để suy đoán. Nếu nhìn một cách bao quát toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ta dễ dàng nhận ra sự tập trung và nhất quán về phương diện đề tài của nhà văn. Về các thể loại truyện ngắn, kịch, phóng sự hay tiểu thuyết… có thể thấy tiêu điểm của sự chú ý trong văn chương của tác giả không gì khác ngoài những nhố nhăng xô bồ, những thói hư tật xấu của con người, những tình huống oái oăm trong cuộc sống. Trong quá trình mổ xẻ đó, ta thấy được tâm trạng phẫn uất cao độ của ông, nỗi căm giận của một con người thua thiệt. Ông vừa thuật kể, miêu tả sự thật, vừa cố kìm nén cơn giận dữ tưởng chừng như sắp bùng phát. Và cũng không ít khi ông đã chẳng giữ được sự bình thản, lạnh lùng của người phát ngôn sự thật. Những lúc đó ông buộc phải trút giận lên nhân vật, 12
- lên sự vật, lên cuộc đời. “Thi pháp tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” của Nguyễn Thành cũng nói lên hướng tiếp cận của Vũ Trọng Phụng Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chịu ảnh hưởng từ các tác giả Phương Tây và tiêu biểu có thể kể đến là Émile Zola. Nói đến các nhà văn lớn phương Tây đi theo chủ nghĩa tự nhiên thì Émile Zola – nhà văn người Pháp nổi tiếng với tiểu thuyết “The Exprimental”. Theo Zola, tiểu thuyết gia không còn là một người quan sát đơn thuần, ghi chép hiện tượng mà là một nhà thí nghiệm tách biệt, người đặt các nhân vật của mình cùng với niềm đam mê của họ vào một loạt các thử nghiệm, đồng thời cũng là người làm việc với các sự kiện xã hội và cảm xúc như một nhà hóa học làm việc với vật chất. Vào đầu thế kỉ XX có rất nhiều tác giả văn xuôi chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học phương Tây, tiêu biểu là nhà văn độc đáo Vũ Trọng Phụng. Độc giả có thể nhận thấy phong cách chủ nghĩa tự nhiên của Émile Zola trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Bởi sống trong thời kì chịu sự tác động của thực dân Pháp, tư tưởng của nhà văn cũng vì thế chịu sự tác động phần nào vào hoàn cảnh đời sống. Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng vẫn giữ được một tinh thần cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên để nhìn cuộc đời qua đôi mắt nghệ thuật của một nhà sáng tác văn chương. Yếu tố khách quan giúp Vũ Trọng Phụng dễ dàng bắt gặp chủ nghĩa tự nhiên là những hoàn cảnh sống, những cuộc sống phù phiếm hoa lệ của những kẻ quyền lực, giàu có hay sự rẻ túng của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội lúc bấy giờ. Xét về yếu tố chủ quan, Vũ Trọng Phụng căm hờn, phỉ báng sự xảo huyệt, đê tiện, bẩn thỉu thối nát của một xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông hiểu được cái đáy xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào những trang văn của tác giả. Đồng thời những quan niệm và tư tưởng của tác giả qua các tác phẩm cũng như thái độ qua các bài tranh luận trên các báo giấy đương thời một phần nào đó trùng khớp với tinh thần chủ nghĩa tự nhiên. Đó là tâm trạng bi quan, lo lắng trước sự thay đổi của xã hội, con người khi tiếp thu những cái mới mà quên đi bản chất của nó. 13
- Vũ Trọng Phụng – một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể thấy những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã kết hợp và tạo ra một phong cách sáng tạo đầy mới mẻ của nhà văn khi khai thác các tác phẩm dựa trên chủ nghĩa tự nhiên. Bên cạnh đó Vũ Trọng Phụng cũng tiếp nhận các trào lưu văn học hiện đại trong văn xuôi như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại. Ông là một người hiểu sâu sắc và năm bắt rõ thời thế nên trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn được đáng giá sôi nổi và nếu dựa trên những yếu tố chủ quan có thể thấy rằng trào lưu chủ nghĩa tự nhiên phù hợp với quan niệm, tư tưởng của tác giả. Để tạo nên chỉnh thế toàn vẹn, thống nhất, chủ nghĩa tự nhiên trong các sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng phải dung hòa với các trào lưu khác như chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hiện thực. Nhà văn – nhà báo Vũ Trọng Phụng nổi tiếng là một cây bút mới lạ trong thời kì XIXXX. Tác giả có thái độ phê phán kịch liệt vấn đề Âu hóa, bởi trong thấy những di sản tiêu cực của quá trình này và ông biết giữ lại niềm kính trọng đối với những nếp sống và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, ông đã mô tả trong tiểu thuyết “Giông Tố” hình ảnh một người tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nếu suy xét một cách bóng gió thì rõ ràng đó là người Cộng Sản, được miêu tả như một nhân vật nho sĩ quen thuộc của Việt Nam, biết thuật xem bói tay, có khả năng tiên tri và bói toán. Thứ ngôn ngữ cầu kì, lịch thiệp của nhân vật này là thứ ngôn ngữ kiểu cách của nhà nho. Nhìn chung, ông là một người sống với tư tưởng gìn giữ sự thuần khiết của dân tộc, chỉ tiếp nhận những gì thật sự tốt đẹp cho chúng ta. Thấy rõ trong các tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn chứa đựng một tác động tích cực của chủ nghĩa tự nhiên như trong việc mở rộng đề tài, xới lên những tầng lớp mới trong đời sống và những tâm lí vốn có của con người trong những tình huống. 2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết. 2.3.1 Sơ lược về tác phẩm “Giông tố” 14
- “Dông” là hiện tượng khí quyển phức tạp, thường xảy ra vào tháng 678, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét. Bên cạnh đó, còn có những ý kiến khác xoay quanh “giông” hay “dông”. Cách viết đúng, cách viết đầu tiên là “dông”, còn “giông” đã được coi như một dạng biến thể của “dông”. Tuy nhiên, cách viết “giông tố” của nhà văn Vũ Trọng Phụng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thể tác phẩm, vẫn được đại chúng chấp nhận. Tiểu thuyết Giông tố (1936) được ra mắt công chúng vào ngày 1/1/1936 trên Hà Nội báo số 1. Tác phẩm được ông sáng tác trong bối cảnh Việt Nam dưới thời Pháp thuộc những năm 19301940. Phong trào cách mạng yêu nước của nhân dân nổi ra sôi nổi nhưng lien tục thất bại, bị Thực dân Pháp khủng bố, đàn áp hết sức dã man. Cộng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nền kinh tế n ước ta vốn đã khủng hoảng lại càng trở nên thiếu hụt hơn ( doanh nghiệp phá sản, công nhân thất nghiệp tràn lan, quan lại, tay sai giàu có đầu cơ tích trữ, bóc lột dân nghèo...) đời sống nhân dân điêu đứng, nhiều người phải tha phương cầu thực, rời nông thông lên thành thị và một trong số họ đã trở thành những con người lưu manh, tha hóa. Bối cảnh lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để Vũ Trọng Phụng phát huy tối đa những câu chuyện trào phùng giàu hiện thực của mình. Tác phẩm gồm có 30 chương và một đoạn kết. Bắt đầu từ một buổi đêm, khi xe ô tô của Nghị Hách – tên tư sản vô cùng giàu có ở thành thị, bỗng bị hỏng giữa con đường làng qua cánh đồng, hắn chờ cho hai người lái xe đang hí húi sửa. Một mình hắn đi thong dong dọc con đường. Một lúc sau, hắn gặp bốn người nông dân đi gánh rạ đêm. Trong bốn người đó, có một cô gái gánh rạ đi cuối cùng tên là Thị Mịch. Tính dâm dê trỗi dậy, hắn lừa hỏi mua rạ của Thị Mịch, lệnh cho ba người còn lại đi trước. Rồi kéo cô gái ấy lên xe ô tô, trả cho 5 đồng. Sau khi cuộc cưỡng bức thô bạo có trả tiền đó xong xuôi, hắn đẩy Thị Mịch ra ngoài xe rồi cho tài xế lái xe chạy thẳng, lao tới người đi tuần trong làng đang chặn phía trước xe. Hai sự việc ấy đã khiến Nghị Hách vướng phải một cuộc kiện tụng của dân làng. Trong cuộc kiện tụng ấy, quan huyện Cúc Lâm là người đứng giữa xét xử. Cúc 15
- Lâm là một người quan ngay thẳng, từ chối mọi cám dỗ nhan sắc và tiền bạc mà Nghị Hách đưa ra để bảo vệ người dân. Tuy nhiên, Nghị Hách lại thông đồng với quan trên khiến ông phải từ chức, mở một văn phòng Luật sư, một cơ quan ngôn luận khác. Cuộc kiện tụng của dân làng bị thất bại. Thị Mịch là một cô gái quê, là người yêu sắp cưới của Long. Cuối cùng, khi Thị Mịch có bầu, buộc phải trở thành vợ lẽ của Nghị Hách, Long cũng trở nên đau khổ mà chơi bời, trác táng. Dù đã làm lẽ Nghị Hách nhưng đôi khi Thị Mịch và Long vẫn tư tình vụng trộm với nhau. Nghị Hách không biết chuyện, thậm chí, Long còn thông dâm cả với người vợ lẽ khác của Nghị Hách. Trong khi đó, Tú Anh – mang danh con của Nghị Hách, mai mối, chấp thuận cho Long cưới Nguyệt – con gái Nghị Hách làm vợ. Về tên Nghị Hách, hắn ứng cử thành công ghế Nghị trưởng – một vị trí quan trọng trong xã hội ngày trước. Trong buổi tiệc thiết đãi ở Tiểu Vạn Trường Thành, hắn đã đọc một bài diễn văn rất êm tai về bình đẳng, bác ái, nhân đạo, bao dung, đạo đức,…., mang đậm tính chất mỉa mai, trắng trợn, độc ác của Vũ Trọng Phụng dành cho nhân vật. Một hôm hắn nhận được tin vợ mình bị bắt cóc. Đây cũng là lúc ông già Hải Vân – người cách mạng – cũng là bố đẻ của Tú Anh đã giúp Nghị Hách nhận ra sự thật về bi kịch của chính mình. Vợ của ông già Hải Vân đã sinh ra Long nhưng chính Long lại là máu mủ của Nghị Hách. Ngược lại, ông già Hải Vân lại thương yêu vợ Nghị Hách mà sinh ra Tú Anh – người trước đây Nghị Hách vẫn lầm là con đẻ. Như vậy, bi kịch gia đình của Nghị Hách thực sự quá sức tưởng tượng. Bố cưỡng bức, lấy vợ chưa cưới của con. Con trai thông dâm với hai người vợ lẽ của bố. Hai anh em ruột lấy nhau. Kết thúc tiểu thuyết, tên Nghị Hách mất tiền, mất vợ, đến ngay cả Thị Mịch – đang là vợ lẽ cũng bế con trở về quê. Nhân vật Long chết vì tự sát. Tác phẩm còn khắc họa nhiều kiểu loại nhân vật khác: thôn quê có, thành thị có, từ quê lên thành thị cũng có, người được học thức có, người bị bán làm lẽ có, người 16
- làm cách mạng cũng có,… nhưng hai nhân vật là Thị Mịch và Nghị Hách được xây dựng nổi bật nhất tác phẩm. 2.3.2 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tiểu thuyết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng Ta có thể hiểu rằng chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương miêu tả những gì diễn ra trong cuộc sống này một cách chân thực nhất, đây cũng là tiền đề quan trọng nhất. Chủ nghĩa tự nhiên là lấy tự nhiên và con người làm đối tượng, phản ánh các khía cạnh của cuộc sống con người một cách khách quan, nói lên những vấn đề sâu sắc nhất về mặt trái mỗi con người đó là những hành vi thiếu đạo đức, nhân cách bị tha hóa và nói lên những chi tiết thật đến mức khiến người đọc phải khó xử. Đồng thời các tác phẩm mang khuynh hướng chủ nghĩa tự nhiên nói lên những biểu hiện sinh lí, bản năng của con người và con người trong chủ nghĩa tự nhiên là những người chỉ hành động theo bản năng, phần con trong chính họ được lô rõ nên ng ̣ ười đọc có thể dễ dàng nhận ra bản chất thật của từng nhân vật trong tác phẩm. Qua các yếu tố trên ta càng nhìn nhận rõ hơn việc phơi bày thực tại của chủ nghĩa tự nhiên, đó là sự sao chép đời sống một cách vô cảm và chú ý phần lớn đến các chi tiết vụn vặt nhằm vạch trần các mặt sai trái của bên trong mỗi con người. Đa số các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa tự nhiên đều chứng kiến sự oái oăm, ngang trái của con người trong thực tại xã hội đầy rẫy sự lố lăng, giả dối, một xã hội tồn tại những con người không có đạo đức và nhân cách, cùng là con người với nhau nhưng có sự phân biệt rõ rệt, không công bằng. Hiện thực đời sống có ảnh hưởng rất lớn đến ngòi bút của nhà văn, Vũ Trọng Phụng cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, ông đã đứng lên phơi bày hiện thực của xã hội lúc bấy giờ, vạch trần những con người xấu xa, ghê tởm, vì những lợi ích, thú vui riêng biệt của bản thân mà hạ thấp giá trị của người khác. Chủ nghĩa tự nhiên giải thích các hiện tượng thối nát của xã hội bằng những nguyên nhân sinh lí. Trong các tác phẩm phần chính thường được đưa ra về các vấn đề loạn dâm, lợi ích cá nhân, lối sống sai trái của xã hội đương thời. 17
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn tiêu biểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa tự nhiên, bởi lẽ, xã hội mà ông sống luc b ́ ấy giờ là một xã hội đang được giao thời chuyển mình từ thực dân phong kiến sang quá trình Âu hóa và đô thị hóa, xã hội bao hàm những bất công, những trò chơi dâm ô, cưỡng hiếp, lố lăng, hỗn loạn, méo mó, ̣ ực tại đen tối, đầy rẫy những cạm bẫy mà con người ta dễ dàng ngã vào. Trong môt th cái xã hội ấy cái ác trong con người liên tục trỗi dậy, sự giàu nghèo được phân biệt rõ ràng khi những người có tiền dù phạm sai trái đến mức nào cũng được xóa tội qua lời nói cậy quyền cậy thế hoặc những người nghèo dù bị hại cũng trở thành người mang tội, tầng lớp thấp kém của xã hội. Nếu con người ta nhìn đời băng con măt tích c ̀ ́ ực, nhận thấy cuộc sống này đáng sống, đáng trân trọng ta đã có những án văn tràn đầy niềm vui và hy vọng; nhưng với cuộc sống đày ải, những tình tiết mang nhiều sự oái oăm ấy, Vũ Trọng Phụng đã hoàn toàn bất lực, gieo vào tư tưởng của ông những nỗi thất vọng, bất bình. Nhìn chung, chính vì sống trong một xã hội đầy thối nát nên Vũ Trọng Phụng càng thấu hiểu được số phận bất công và chứng kiến những mặt trái của xã hội làm ông càng phẫn nộ, mất niềm tin hoàn toàn vào tinh thần và giá trị của con người. Và có lẽ từ đây, những yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên đã bắt đầu ảnh hưởng đến ngòi bút của ông, giúp ông tổ điểm thêm cho các tác phẩm của mình những màu sắc tràn đầy tính chân thật. Yếu tố cua chu nghia t ̉ ̉ ̃ ự nhiên đã đi sâu vào quá trình sáng tác của Vũ Trọng Phụng, các chi tiết được nói lên như một sự phơi bày về xã hội vô cùng bất công, hành vi đạo đức đầy tội lỗi của con người. Các nhân vật mà ông đặc tả rất chân thực, hầu hết các nhân vật được đề cập đến đều xoay quanh vấn đề về cái dâm va b ̀ ản năng của mỗi con người. Những nhân vật mà ông xây dựng lên mang suy nghĩ, tư tưởng và tính cách khác nhau nhưng điểm chung của họ là sự tồn tại một con người sinh lý, con người của tự nhiên. Các nhân vật như đại diện cho từng cá thể khác nhau trong xã hội chúng ta, đủ các kiểu người, đủ các tầng lớp, đa dạng từ ngoại hình đến tính cách, trong đó có những nhân vật bị tha hóa bởi hoàn cảnh, môi trương,... Th ̀ ế giới nghệ thuật trong văn chương Vũ Trọng Phụng có bình diện của riêng nó, đó là không gian, 18
- thời gian, âm thanh, màu sắc và con người riêng. Những nét riêng ấy đã giúp ông tạo nên một đời sống nghệ thuật náo loạn, ồn ào, nhiều tình huống và đầy bi kịch, cho thấy rõ bản năng con người bị trổi dậy và không màng đến giá trị của cuộc sống là gì. Với tiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã tả thực được toàn bộ cái dâm ô uế lúc bấy giờ, là một xã hội mục nát nơi mà đồng tiền có thể chi phối mọi thứ. Ở đó những nhân vật bộc lộ rõ về con người của tự nhiên và con người của sinh lí, dù là ai đi chăng nữa, ở họ đều có những góc khuất hoặc những khoái cảm riêng. Sự dâm dục và đồng tiền là yếu tố chính xoay quanh tác phẩm. Hầu như các tệ nạn xã hội đã được Vũ Trọng Phụng phơi bày lên trong tiểu thuyết Giông tố khiến người đọc nhìn rõ được con người trong xã hội là như thế nào, đồng thời thể hiện được cái yếu tố từ bên trong tính cách, sự nhận thức, suy nghĩ, bản năng đến vẻ bề ngoài từ hành động, cử chỉ của các nhân vật. Từ các tình huống, diễn biến tâm lí của từng nhân vật được Vũ Trọng Phụng miêu tả một cách khéo léo khiến người đọc cảm nhận được sự gần gũi và nhìn rõ hơn về những vấn đề sai trái của xã hội đương thời. Có lẽ nhân vật Nghị Hách mang đầy đủ khía cạnh về mặt trái con người trong xã hội, là đại diện trong yếu tố chủ nghĩa tự nhiên. Một nhân vật nhìn mọi mặt đều thấy những tội lỗi đáng lên án, là nhân vật đi từ lòng tham tiền đến lòng tham của sự dục vọng, bộc lộ rõ phần bản năng dâm ô, quái đản của con người. Nghị Hách là nhân vật mở đầu tiểu thuyết, với vẻ bề ngoài của Trần Đình Hách được nhà văn họ Vũ khắc họa lên, “một người gần 50 thân thể vạm vỡ, hơi lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen, rọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn và bóng lộn, làm cho lão có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú học làm người văn minh...”. Cái dáng vẻ vừa sang trọng vừa quê kệch của Nghị Hách xuất thân từ việc làm thợ cai nề thuộc tầng lớp bình dân như bao người khác nên mới mang dáng vẻ nửa mùa và nhờ chuyến đi Lào trở vê khiên cho vi ̀ ́ ệc làm ăn ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, giờ đây đa tr ̃ ở thành cái tên giàu có đứng đầu cả tỉnh, từ nông thôn đến thành thị ai cũng biết đến. 19
- Tuy nhiên, điều người khác nhắc đến Nghị Hách không phải là sự giàu có đáng ngưỡng mộ mà là những lời nói khiển trách, người ta nhận dạng bằng những chuyện xấu ông gây ra như: “Thằng cha có hai chục con vợ lẽ trong đồn điền ấy à?”, “cái thằng bỏ bã rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan và chỉ một thủ đoạn ấy đã tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ ấy à?”, “cái thằng cha độc ác đánh chết người làm rồi vứt xác người ta xuống giếng, mà khai người ta tự tử ấy à?”... Ta càng thấy rõ Nghị Hách là con người độc ác, giá trị đạo đức không còn, một người có gia tài khủng như ông, uy quyền như vậy thì mỗi sự việc ông gây ra đáng lẽ cần phải trừng phạt lai tr ̣ ở nên vô nghĩa “nó kình địch với tôi thì tôi sẽ làm cho nó mất cái tri huyện”. Cũng vì nắm trong tay được tiền bạc vật chất nên ông có thêm tiếng nói và địa vị trong xã hội, muốn dìm chết ai thì dìm, muốn đặt chân lên chữ Nghị trưởng cũng hóa dễ dàng. Nghị Hách sống thản nhiên và tận hưởng một cuộc sống với nhiều thú vui ở cái ấp Tiểu Vạn Trường Thành của mình, ở đo có hai m ́ ươi cô vợ lẽ, là những cô gái mà ông nhặt về sau những cuộc vui của mình, gái nông thôn có, gái thành thị cũng có. Với bản năng đầy dâm ô của Nghị Hách thì sự tồn tại của đàn bà, phụ nữ cũng là chuyện quá đỗi bình thường. Ông coi giá trị của người phụ nữ thấp hèn hơn những đồng tiền mà ông đưa ra để mua họ về hầu hạ cho cái bản năng đầy dâm đãng thối nát của mình “Chết! Vài trăm bạc! Mày điên! Mày có biết những nàng hầu của tao ở đây, đáng giá bao nhiêu mỗi thị không? Cái đứa đẹp nhất, tao cũng chỉ mua của bố mẹ nó có bảy chục. Còn phần nhiều không mất xu nào. Có bảy chục bạc còn phải về hầu hạ người ta suốt đời, huống chi... chỉ có một lần mà những vài trăm bạc!”. Với một đại tư sản giàu có, sở hữu hàng trăm cái đồn điền nên cái ấp của Nghị Hách cũng phải khiến người ta ngỡ ngàng trước sự lộng lẫy, nguy nga của chúng “cái ấp của nhà triệu phú Tạ Đình Hách thật là đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan Công sứ cũng không to tát bằng...khiến cho khách bộ hành từ đằng xa đã thấy một quả núi nhỏ xanh đen mà trên ngọn là ba tòa nhà tây, toàn giữa thì ba tầng, hai tòa bên thì hai tầng, trông kiên cố và oai nghiêm như một trại binh vậy...mặc sức tung hoành như những người nhà của ông chủ”. 20
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn