YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo số 409/BC-BQLKCN
130
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
BÁO CÁO Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2006
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo số 409/BC-BQLKCN
- UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN QUẢN LÝ CÁC KHU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÔNG NGHIỆP VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ Vĩnh Yên, ngày 6 tháng 7 năm 2006 Số: 409/BC-BQLKCN BÁO CÁO Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2006 Kính gửi: UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc xin báo cáo tình hình thu hút đầu tư trực tiếp trong, ngoài nước và tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2006 như sau: I. KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN. 1. Hoạt động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm 2006. - Cử cán bộ tham gia đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại các nước Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc…, in đĩa và tài liệu để quảng bá về môi trường đầu tư Vĩnh Phúc tại các nước này. - Tổ chức tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư như: tập đoàn G.O Max Hàn Quốc, tập đoàn Partner LLC… - Tham gia đoàn công tác JBIC về dự án “cải thiện môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc”. - Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tập trung kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN Chấn Hưng, Phúc Yên, Hợp Thịnh… đã trình UBND tỉnh giao Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD) làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phúc Yên và Công ty TNHH Prime Group làm Chủ đầu tư KCN Hợp Thịnh. 2. Kết quả thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2006. 6 tháng đầu năm 2006, trên địa bàn tỉnh thu hút được 37 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1.641,6 tỷ đồng và 83,3 triệu USD, cụ thể: +) Dự án thu hút mới: - Dự án DDI: thu hút được 20 dự án mới với tổng số vốn đầu tư là 1.146,5 và bằng 74,1% về số dự án và 207,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 164% kế hoạch năm. - Dự án FDI: thu hút được 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 70,8 triệu USD và tăng 21,4% về số dự án và 40% về vốn đầu tư thu hút mới so với cùng kỳ, đạt 41,65% kế hoạch năm. +) Dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất: 6 tháng đầu năm có thêm 11 dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất, gồm 03 dự án FDI với số vốn tăng là 13 triệu USD và 8 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư là 495,1 tỷ đồng, như: Dự án sân Golf Tam Đảo (266 tỷ đồng), Công ty TNHH Hà Phong (126,1 tỷ đồng), Công ty TNHH Hoàng Quy (50,2 tỷ đồng)… Trong 6 tháng đầu năm, đã làm thủ tục và giải thể trước thời hạn 02 dự án FDI (Công ty J Well Vina, Công ty Nước quả tươi và bổ dưỡng CNC), với số vốn đầu tư là 6,5 triệu USD; 10 dự án DDI với tổng
- vốn đăng ký đầu tư 398,5 tỷ đồng không tiếp tục đầu tư, tỉnh đã thu hồi lại đất giao cho các Chủ đầu tư hạ tầng và các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, đến hết tháng 6/2006, trên địa bàn tỉnh có 436 dự án còn hiệu lực gồm 101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 825,9 triệu USD và 335 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 20.216 tỷ đồng. * Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực: + Lĩnh vực công nghiệp: có 363 dự án, chiếm 83,26% tổng dự án, gồm 88 dự án FDI với số vốn đầu tư 741,3 triệu USD, chiếm 89,76% tổng vốn đầu tư FDI và 275 dự án DDI với số vốn đầu tư 12.411,5 tỷ đồng, chiếm 61,39% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 881,94 ha, chiếm 33,55% tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đô thị: có 55 dự án, chiếm 12,61% tổng dự án, gồm 7 dự án FDI với số vốn đầu tư 44,3 triệu USD, chiếm 5,36% tổng vốn đầu tư FDI và 48 dự án DDI với số vốn đầu tư 7.584,6 tỷ đồng, chiếm 37,52% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 1.611,15 ha, chiếm 61,28% tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực nông nghiệp: có 11 dự án, chiếm 2,52% tổng dự án, gồm 6 dự án FDI với số vốn đầu tư 40,3 triệu USD, chiếm 4,88% tổng vốn đầu tư FDI và 5 dự án DDI với số vốn đầu tư 97,5 tỷ đồng, chiếm 0,48% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 113,7 ha, chiếm 4,32% tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực đào tạo nghề: có 7 dự án DDI với số vốn đầu tư 122,4 tỷ đồng, chiếm 0,61% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 22,2 ha, chiếm 0,84% tổng diện tích đất cấp. 3. Kết quả triển khai thực hiện dự án 6 tháng đầu năm 2006: 3.1 Tình hình triển khai dự án: Trong tổng số 436 dự án thu hút được đến hết tháng 6/2006, có: + Số dự án đã được giao đất: có 324 dự án đã được giao đất để triển khai xây dựng và đã hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó: - 165 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 34,86% tổng số dự án đầu tư, gồm 106 dự án DDI và 59 dự án FDI. Riêng 6 tháng đầu năm có thêm 22 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (12 dự án DDI và 10 dự án FDI). - 96 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản, gồm 81 dự án DDI và 15 dự án FDI. - 36 dự án đã GPMB xong, đang san nền, (33 dự án DDI và 3 dự án FDI). - 24 dự án đang bồi thường, GPMB, gồm 19 dự án DDI và 5 dự án FDI. - 02 dự án FDI chậm triển khai, không có khả năng thực hiện (Công ty Liên doanh Thanh Phúc, Công ty TNHH Khai Phát Doãn Lộc). + Số dự án chưa giao đất: có 113 dự án chưa được giao đất, do: - 66 dự án DDI đang gặp vướng mắc trong quá trình bồi thường, vì vậy chưa có đủ điều kiện để giao đất. - 46 dự án đang làm thủ tục giới thiệu địa điểm, thủ tục đền bù và các thủ tục hành chính khác, gồm 30 dự án DDI và 16 dự án FDI.
- - 01 dự án FDI chậm triển khai, không có khả năng thực hiện, đã trả lại đất cho tỉnh (Công ty Liên doanh Khải Hoa). 3.2 Vốn thực hiện: - Dự án FDI: vốn đầu tư thực hiện đạt 40,1 triệu USD, bằng 100% so với cùng kỳ, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2006 lên 524,3 triệu USD, đạt 63,4% so với tổng vốn đầu tư. - Dự án DDI: vốn đầu tư thực hiện đạt 875,3 tỷ đồng, tăng 137% so với cùng kỳ, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2006 lên 7.026,2 tỷ đồng, đạt 34,8% so với tổng vốn đầu tư của các dự án còn hiệu lực và 50,7% tổng vốn đầu tư của các dự án đủ điều kiện triển khai. 4. Đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2006. - Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp: các dự án đi vào sản xuất đã tạo ra GTSXCN đạt 7.334,8 tỷ đồng, chiếm 92% tổng GTSXCN toàn tỉnh, gồm 1.100 tỷ đồng của các dự án DDI và 6.234,8 tỷ đồng của các dự án FDI. - Đóng góp vào xuất khẩu: các dự án đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 95,3 triệu USD, trong đó các doanh nghiệp DDI đóng góp 12 triệu USD và các doanh nghiệp FDI là 83,3 triệu USD, chiếm trên 89% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. - Nộp ngân sách trên địa bàn: các dự án nộp ngân sách đạt 1.427 tỷ đồng, trong đó các dự án DDI đóng góp 45 tỷ đồng, của các dự án FDI là 1.382 tỷ đồng, chiếm 86% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. - Giải quyết lao động: sau 6 tháng, tổng số lao động làm việc trực tiếp trong các dự án DDI và FDI trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 26.749 lao động lên 30.041 lao động, (gồm 20.500 lao động của các doanh nghiệp FDI và 10.541 lao động của các doanh nghiệp DDI), tăng 12%. 6 tháng đầu năm, số lượng dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nên các chỉ tiêu (doanh thu, nộp ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp) đều tăng so với cùng kỳ. Riêng GTSXCN của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô khu vực FDI giảm so với kế hoạch của doanh nghiệp là 7,9%, do chính sách nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng của nhà nước (chính thức từ 01/5/2006), từ đó làm chậm tốc độ tăng của khu vực này. Hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động đều có kết quả hoạt động sản xuất tốt, có kế hoạch mở rộng sản xuất, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm như Tập đoàn Vĩnh Phúc, Công ty Tràng An, Công ty Hoàng Tử, Công ty Phúc Tiến, Công ty Sữa Hà Nội…, các lĩnh vực sản xuất có tăng trưởng khá như gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, đồ nội thất, sợi dệt, sữa... các sản phẩm xe máy có tăng nhưng chủ yếu là xe giá thành thấp như Wave Anpha (tăng 75%), xe Inova (tăng 70%). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, thị trường cạnh tranh do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO... Một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất nên chưa phát huy được hết công suất hoạt động. Một số dự án sản xuất bao bì do bị ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các cổ đông không yên tâm tiếp tục đầu tư, việc góp vốn không thực hiện được, ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn, nên phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, thu hẹp quy mô hoạt động, như: Công ty TNHH Tasco giảm lượng máy móc từ 135 xuống còn 101 máy hoạt động và đề
- nghị được chuyển nhượng một phần vốn và diện tích đất cho chủ đầu tư khác thực hiện dự án, Công ty TS- Ari đã khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường, hiện tại vẫn duy trì hoạt động, tuy nhiên lượng công việc ít, lao động làm việc trong công ty phải thay phiên nghỉ việc, riêng Công ty TNHH Aripack đã bị ngân hàng phong toả tài sản. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP. 1. Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp 6 tháng đầu năm, Công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng các KCN đã đạt được nhiều kết quả tốt. - Ban đã đôn đốc và cùng với các Chủ đầu tư hạ tầng hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến việc thành lập các KCN, đến nay, KCN Bá Thiện (Công ty Bentham Iternational Co.,Ltd) đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, trình Bộ Xây dựng thoả thuận quy hoạch chi tiết và trình Bộ kế hoạch và Đầu tư báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có văn bản trình Chính phủ xem xét, chấp thuận bổ sung KCN Bá Thiện vào danh mục các KCN đầu tư trong giai đoạn đến năm 2010 và cho phép thành lập; - Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Bình Xuyên, Khai Quang đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, Ngành trung ương xem xét, thẩm tra. Ngày 28/6/2006, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có văn bản trình Chính phủ cho phép thành lập KCN Bình Xuyên. - Chủ đầu tư KCN Quang Minh đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng KCN. - Ban đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Điều lệ KCN Quang Minh và đã được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành; làm việc với Viện Năng lượng – Bộ Công nghiệp về quy hoạch phát triển điện trên địa bàn đến năm 2010, tầm nhìn 2015; Phối hợp với Điện lực Vĩnh Phúc, các Công ty Cấp nước và môi trường số 1, số 2 về cung cấp điện, nước cho các khu công nghiệp Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Chấn Hưng và Hợp Thịnh; Tham gia đoàn công tác khảo sát thực địa, quy hoạch tuyến đường BOT đi Tam Đảo 2. (Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp có báo cáo chi tiết riêng) 2. Kết quả GPMB: 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã bồi thường, GPMB xong cho 13 dự án (trong đó có 5 dự án mới bồi thường năm 2006 và 8 dự án tồn tại từ những năm trước). Diện tích đã giải phóng mặt bằng xong là 204,5 ha, với 2.207 lượt hộ dân đã nhận tiền bồi thường. Diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng tập trung chủ yếu tại KCN BáThiện (118,4 ha), các dự án đô thị của Thị xã Phúc Yên (25,14 ha), CCN Chấn Hưng, xã Vũ Di (huyện Vĩnh Tường), được 14,5 ha. - Vướng mắc về bồi thường, GPMB tại Khu công nghiệp Kim Hoa đã dần được tháo gỡ, bảo vệ thành công triển khai san lấp đường vào KCN, triển khai san gạt bên trong KCN Kim Hoa (50 ha), giải phóng mặt bằng san gạt xong 1,9 ha giao cho công ty HonDa. - Khó khăn tồn tại từ nhiều năm trước ở một số dự án trọng điểm đã được các cấp, các ngành phối hợp giải quyết, dần được tháo gỡ: 02 dự án đầu tư nước ngoài tại thôn Giai Lạc, dự án Bia Hà Nội tại xã Tiền Phong…
- - Công tác bồi thường, GPMB của khu đất dịch vụ cho nhân dân của một số địa phương đã có quy hoạch được triển khai thực hiện tốt như: thôn Đồng đạt 94%, Thôn Gia Thượng, Gia Tân đạt 76% của xã Quang Minh, Khu Chấn Hưng đạt trên 80%. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Về thu hút đầu tư: - 6 tháng đầu năm công tác vận động xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực, hình thức đa dạng (quảng bá bằng sách và in ra đĩa), việc nhiều tập đoàn doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư những dự án quy mô lớn vào tỉnh, như dự án đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đường BOT đi Tam Đảo II, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện... chứng tỏ môi trường đầu tư của tỉnh đã có nhiều bước tiến mới. - Việc mở các cụm công nghiệp, kinh tế – xã hội tại các huyện phía Bắc bước đầu đã thu hút được một số dự án DDI với vốn đầu tư lớn vào khu vực này, như dự án nhà máy sản xuất xi măng đầu tư vào huyện Tam Dương, dự án nhà máy sản xuất gạch Tuynel đầu tư vào huyện Lập Thạch. - Nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn đang chờ đợi những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới nên số vốn tăng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các dự án FDI giảm so với cùng kỳ. - Việc thay đổi địa điểm đầu tư của một số dự án tại KCN Quang Minh cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. 2. Về triển khai dự án: Về cơ bản các dự án đều tích cực triển khai xây dựng, để sớm đi vào hoạt động, như các dự án thuộc KCN Bình Xuyên, Khai Quang... Nhưng vướng mắc về bồi thường, GPMB vẫn là tình trạng chung, phổ biến, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai của các dự án. Một số dự án khó khăn về hạ tầng không có đường vào, điện, cấp thoát nước (phần diện tích mở rộng của KCN Quang Minh), Chủ doanh nghiệp phải khắc phục bằng cách sử dụng đường tạm thuê của dân nên tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng. - Trong 6 tháng đầu năm có một số dự án triển khai chậm được Ban đôn đốc kịp thời, đến nay đã bắt đầu triển khai xây dựng, như Trường THDL Ba Đình, Công ty CP Vạn Xuân, Công ty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực ngành Dệt may Việt Nam… - Có 04 dự án DDI tại KCN Quang Minh đã dừng triển khai từ cuối năm 2005 làm thủ tục chuyển đổi địa điểm để bố trí cho các dự án đầu tư FDI theo chủ trương của tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong thủ tục chuyển đổi. - Việc tuyển dụng, sử dụng lao động còn nhiều vướng mắc, trình độ công nhân tại nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số Chủ sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Lao động về ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động… đã dẫn đến đình công tại 2 doanh nghiệp FDI. 3. Về Quy hoạch, xây dựng hạ tầng các KCN - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các Khu công nghiệp chưa được đầu tư đầy đủ và đồng bộ, tại KCN Quang Minh nhiều dự án đã đi vào hoạt động nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng, nhất là điện, nước chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nguyên nhân là công tác đền bù còn nhiều khó khăn, quá trình triển khai xây dựng của các đơn vị cấp nước, cấp điện còn có nhiều vướng mắc và phụ thuộc một
- phần vào kế hoạch đầu tư, huy động vốn của các nhà đầu tư hạ tầng; các chủ đầu tư hạ tầng KCN còn hạn chế về khả năng tài chính, năng lực xây dựng và quản lý; chất lượng dịch vụ kỹ thuật trong các KCN chưa được hoàn thiện tốt; Hệ thống dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN như ngân hàng, hải quan…chưa có. Nhà chung cư phục vụ cho công nhân làm việc trong các KCN chưa được xây dựng. - Tiến độ hoàn thiện các thủ tục thành lập khu công nghiệp còn chậm, phụ thuộc các Bộ Ngành trung ương hoặc do chủ đầu tư không tích cực triển khai (hồ sơ quy hoạch chi tiết KCN Quang Minh). 4. Về Giải phóng mặt bằng: - 6 tháng đầu năm, công tác bồi thường, GPMB đạt được kết quả tốt, song chủ yếu tập trung tại những địa bàn quy hoạch KCN có nhiều đất đồi, đất bạc màu, đất rừng canh tác nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế thấp, như KCN Bá Thiện và số diện tích đất dịch vụ cho nhân dân. - Giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa dứt điểm, cả do việc cấp đất dịch vụ gặp khó khăn từ cơ sở ở khâu quy hoạch địa điểm và GPMB; giải quyết việc làm cho lao động ở những vùng có diện tích chuyển đổi để phát triển công nghiệp chưa có biện pháp thật cụ thể; hiện tượng môi giới việc làm ở một số doanh nghiệp tại KCN Quang Minh đã làm giảm lòng tin của nhân dân; tình trạng tái lấn chiếm chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu, xử lý một số doanh nghiệp vi phạm chính sách bồi thường của tỉnh chưa triệt để. IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2006. Việc thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2006 gặp nhiều thuận lợi, tuy nhiên các vướng mắc còn tồn tại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của tỉnh và việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, để hoàn thành kế hoạch năm, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Thu hút đầu tư đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2006 như sau: 1. Nhiệm vụ: 1.1 Về thu hút đầu tư: phấn đấu thu hút thêm 40 dự án mới, cụ thể: - Đầu tư trực tiếp trong nước (DDI): thu hút thêm 25 dự án, với số vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 2 tháng gần đây thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu chậm lại, để hoàn thành kế hoạch năm, 6 tháng cuối năm phấn đấu thu hút được 15-18 dự án với tổng vốn đầu tư 80-100 triệu USD. 1.2. Về triển khai dự án: tiếp tục tăng cường công tác thúc đẩy, hỗ trợ các dự án sau cấp phép, coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên, phấn đấu có thêm 21 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: - Đầu tư trong nước(DDI): có thêm 15 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Vốn thực hiện tăng thêm 500 tỷ đồng. - Đầu tư nước ngoài (FDI): từ nay đến cuối năm, tích cực đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai của các dự án, đưa thêm 6 dự án đang xây dựng cơ bản đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Vốn thực hiện tăng thêm 40 triệu USD.
- 1.3. Về quy hoạch: - Tiếp tục đôn đốc và cùng các chủ đầu tư hạ tầng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ngành liên quan trình duyệt dự án, phấn đấu có Quyết định thành lập ba KCN: Bá Thiện, Khai Quang và Bình Xuyên trong tháng 7/2006; - Trình UBND tỉnh ban hành Điều lệ quản lý hai KCN Khai Quang và Bình Xuyên; Kêu gọi và trình UBND tỉnh giao chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Chấn Hưng; Hướng dẫn, giúp đỡ chủ đầu tư các khu công nghiệp: Phúc Yên, Hợp Thịnh lập các thủ tục thành lập KCN; Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư hạ tầng trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; Làm việc và đôn đốc các ngành Điện lực, Cấp nước, Bưu điện đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng liên quan đến các khu, cụm công nghiệp. 1.4. Về Giải Phóng Mặt Bằng: - Từng bước tổ chức triển khai công tác bồi thường, GPMB cho từng dự án đã có phương án bồi thường, tập trung tổ chức bồi thường, GPMB cho 27 dự án chưa bồi thường xong tại KCN Quanh Minh, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài ở thôn Giai Lạc, như: Công ty TNHH Yufon và Yufu, Công ty Elastec, đề xuất cưỡng chế 09 hộ chưa nhận tiền bồi thường trong phần diện tích đất của công ty TNHH MUTO Hà Nội, xử lý cưỡng chế 01 hộ dân trong dự án của Công ty TNHH VTRAC, bồi thường, GPMB diện tích đất thuộc đường 26m, đường 24m hạ tầng KCN Quang Minh để triển khai xây dựng hạ tầng KCN (GĐI). Giải quyết dứt điểm 8 hộ dân chưa nhận tiền trong dự án của Tổng công ty Bia, Rượu và nước giải khát Hà Nội, tập trung giải quyết: 61 hộ dân chưa nhận tiền đất quỹ I, KCN Kim Hoa (GĐI), 30 ha đất tái lấn chiếm thuộc dự án Sân Golf Đại Lải (xã Ngọc Thanh). Tiếp tục GPMB cho các dự án đang bồi thường dở dang ở thôn Do Thượng, Do Hạ, Gia Trung. - Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành chức năng trong công tác bồi thường, GPMB tại các địa bàn: KDL Đại Lải, Khu vực Thị xã Phúc Yên, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Chấn Hưng, CCN Làng nghề Tề Lỗ. 2. Giải pháp: 2.1 Về thu hút đầu tư: Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, phối hợp với các chủ đầu tư hạ tầng KCN trong công tác kêu gọi đầu tư và chuẩn bị mặt bằng sẵn sàng giao đất cho doanh nghiệp. 2.2 Về triển khai dự án: Tập trung tăng cường kiểm tra, rà soát và đôn đốc các dự án đã được giao đất triển khai xây dựng, đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Đối với các dự án đã đôn đốc nhiều lần mà không thực hiện, kiên quyết đề nghị UBND tỉnh có biện pháp xử lý thu hồi. - Tiếp tục rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp triển khai dự án; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để các doanh nghiệp này gia tăng sản lượng sản phẩm, góp phần tăng thêm doanh thu và giá trị sản xuất. - Tập trung phối hợp với Cục thuế, Sở Kế hoạch rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp thành lập pháp nhân hạch toán độc lập tại Vĩnh Phúc để quản lý dự án và thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách cho tỉnh. - Phối hợp với công đoàn KCN đôn đốc doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tập trung rà soát các doanh nghiệp về thực hiện chế độ lao động đối với công nhân;
- phát hiện và kịp thời ngăn chặn các doanh nghiệp vi phạm trong quản lý và sử dụng lao động, không để xảy ra tình trạng đình công. - Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các dự án sau đầu tư, đặc biệt là các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức hội nghị các doanh nghiệp theo từng khu vực và ban hành quy định cụ thể về chế độ, nội dung báo cáo, chế tài đối với đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định. 2.3 Về giải phóng mặt bằng: - Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng trong công tác bồi thường, GPMB, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân. - Tập trung dự phối kết hợp các cấp, các ngành từ tỉnh xuống xã để giải quyết dứt điểm tình trạng tái lấn chiếm tại các khu vực trọng điểm, đồng thời khẩn trương xúc tiến công tác xây dựng các khu tái định cư để di chuyển các hộ dân trong phạm vi dự án đến nơi ở mới. - Tiếp tục triển khai công tác cấp đất dịch vụ cho nhân dân ở những nơi đã được UBND tỉnh phê duyệt, đặc biệt là địa bàn xã Quang Minh để nhân dân yên tâm chuyển đổi đất, từ đó nhân rộng, rút kinh nghiệm làm ở các địa bàn khác. - Tập trung giải quyết tốt các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, môi giới việc làm ở các doanh nghiệp…, đề xuất với UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, làm rõ các vấn đề này để nhân dân yên tâm và tin tưởng chấp hành tốt các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn