intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ

Chia sẻ: Thoanhien Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

574
lượt xem
237
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN. KHOA TÀI CHÍNH ­ NGÂN HÀNG. Báo cáo thảo luận. Môn Lý thuyết tài chính tiền tệ. Chính sách tỷ giá & tác động của nó  đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. NHÓM 4. LỚP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 45C. 1. Nguyễn Thị Phương Bình. 7. Đặng Minh Phương. 2. Nguyễn Thị Thu Hằng. 8. Nguyễn Thị Diệp Quỳnh. 3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. 9. Nguyễn Quang Sơn. 4. Trần Xuân Hưng. 10. Mai Thanh Thảo. 5. Nguyễn Việt Khoa. 11. Vũ Quang Vinh. 6. Phùng Thị Lan. Hà Nội, tháng 11/2005. http://www.TCDN45C.net.tf
  2. Mục lục. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.............................4 VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ...............................................................................4 1.1. Tỷ giá hối đoái .....................................................................................4 1.1.1. Khái niệm và phân loại...................................................................4 1.1.2. Xác định tỷ giá hối đoái..................................................................5 1.2. Chính sách tỷ giá.................................................................................6 1.2.1. Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá ......................................6 1.2.2. Các công cụ của Chính sách tỷ giá.................................................6 1.2.3. Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế....................7 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ...............................................9 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách tỷ giá.............10 1.3.1. Nhóm các nước có đồng tiền mạnh ............................................10 1.3.2. Nhóm các nước đang chuyển đổi về cơ cấu kinh tế (Ba Lan, Nga, Séc…) .............................................................................................10 1.3.3. Nhóm các nước Châu Á và khu vực ASEAN...............................11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM.......13 2.1. Giai đoan trước 1989: Cố đinh và đa tỷ gia.....................................13 ̣ ̣ ́ ́ ̉ ́ 2.1.1. Bôi canh kinh tê.............................................................................13 2.1.2. Chinh sach tỷ giá (phương phap xác định, chinh sach quan ly)....13 ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ́ 2.1.3. Tac đông đên nên kinh tế ...............................................................14 ́ ̣ ́ ̀ 2.2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nôi” tỷ giá hôi đoai.................................14 ̉ ́ ́ ́ ̉ ́ 2.2.1. Bôi canh kinh tê.............................................................................14 2.2.2. Chinh sach tỷ gia............................................................................15 ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ 2.2.3. Tac đông đên nên kinh tê. ..............................................................15 2.3. Thời kỳ 1992-2/1999...........................................................................15 ́ ̉ ́ 2.3.1. Bôi canh kinh tê.............................................................................15 2.3.2. Chinh sach tỷ gia............................................................................16 ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ 2.3.3. Tac đông đên nên kinh tê. ..............................................................17 2.4. Giai đoan 1999 đên nay: thả nôi có điêu tiêt....................................17 ̣ ́ ̉ ̀ ́ ́ ̉ ́ 2.4.1. Bôi canh kinh tê.............................................................................17 2.4.2. Chinh sach tỷ gia............................................................................17 ́ ́ ́ 2.4.3. Tac đông đên nên kinh tế ...............................................................17 ́ ̣ ́ ̀ 2.4.4. Ưu điêm và han chê.......................................................................18 ̉ ̣ ́ CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ........20 Ở VIỆT NAM..................................................................................................20 3.1. Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập quốc tế........................................................................................................20 3.1.1. Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt và theo hướng thị trường hơn..........................................................................................20
  3. 3.1.2. Chính sách tỷ giá Việt Nam điều chỉnh theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng USD. ........................................................................21 3.2. Giải pháp chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam.............................21 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối.....................................................................................21 3.2.2. Hoàn thiện thị trường ngoại hối...................................................23 3.2.3. Phá giá nhẹ đồng Việt Nam..........................................................24 3.2.4. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ.................................................25 3.2.5. Tạo điều kiện để đồng Việt Nam có thể chuyển đổi được.......25 3.2.6. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác....................................................................................................25
  4. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ. 1.1. Tỷ giá hối đoái 1.1.1. Khái niệm và phân loại 1.1.1.1. Khái niệm Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước nay sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. 1.1.1.2. Phân loại * Theo phương tiện chuyển hối: - Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. -Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư. * Theo phương tiện thanh toán quốc tế: - Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ghi bằng ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu ghi bằng ngoại tệ. * Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ: - Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán bán các món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá áp dụng cho mua bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. * Theo phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ : - Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc. - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng sẽ được thực hiện sau một khoảng thòi gian nhất định. * Theo chế độ quản lý ngoại hối: - Tỷ giá hối đoái chính thức: là tỷ giá hối đoái do nhà nước công bố - Tỷ giá tự do là tỷ giá được hình thành tự phát và diễn biến theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường.
  5. 1.1.2. Xác định tỷ giá hối đoái Do tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối nên cầu về ngoại tệ chính là cung về đồng nội tệ và cung về ngoại tệ là cầu nội tệ. Do đó khi xác định tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ ta có thể xem xét hoặc là cầu và cung về ngoại tệ hoặc là cung và cầu về nội tệ. Để tiện phân tích ta sẽ xem xét cầu và cung về USD và tỷ giá của USD tính theo số VND. Cung về USD bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế tạo ra thu nhập về đô la. Nguồn cung quan trọng về đô la trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá dịch vụ của Việt Nam. Cầu về USD trên thị trường bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế. Ngược với cung về đô la các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng nước ngoài sẽ có cung nội tệ để chuyển đổi sang đô la. Khi không có sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu về đô la phát sinh từ các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế, chính là điểm E0 ở đồ thị trên. Đó chính là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Khi NHTW can thiệp bằng cách thay đổi dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá ở một mức nhất định đã được công bố trước, ta có chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Muốn cố định tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng thị trường (điểm E1) thì NHTW phải dùng dự trữ ngoại tệ để bán ra thị trường, điều này làm giảm dự trữ ngoại tệ của NHTW và tăng cung ngoại tệ trong nền kinh tế.
  6. 1.2. Chính sách tỷ giá 1.2.1. Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là tổng thể các nguyên tắc công cụ biện pháp được nhà nước điều chỉnh tỷ giá của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó. Để quản lý và điều hành tỷ giá NHTW thường sử dụng các chính sách chủ yếu sau: - Chính sách chiết khấu: khi NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu làm lãi suất trên thị trường tăng, làm các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào nước mình để thu lợi tức cao làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung ngoại hối do đó làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại. - Chính sách hối đoái: khi tỷ giá lên cao NHTW bán ngoại hối ra thị trường kéo tỷ giá tụt xuống và ngược lại. Tuy nhiên NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn, nếu cán cân thanh toán thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ ngoại hối thực hiện phương pháp này. - Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức TGHĐ hay là việc nhà nước hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ làm đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại làm tỷ giá bớt căng thẳng. - Nâng giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm xuống. 1.2.2. Các công cụ của Chính sách tỷ giá 1.2.2.1. Nhóm công cụ trực tiếp NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông. Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ được thực hiện thông qua việc NHTW tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị trường của NHTW làm giảm cung ngoại tệ do đó làm tăng tỷ giá hối đoái và ngược lại. Do đó đây là công cụ có tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là việc NHTW mua bán có chứng từ có giá. Tuy nhiên nó chỉ tác động gián tiếp đến tỷ giá mà lại có tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô khác (lãi suất, giá cả). Nó được dùng phối
  7. hợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ để khử đi sự tăng, giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây ra. Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng biện pháp can thiệp hành chính như biện pháp kết hối, quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời gian mua ngoại tệ, nhằm giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định. 1.2.2.2 Nhóm công cụ gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất. Cơ chế tác động đến tỷ giá hối đoái của nó như sau: Khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó tác động đến xu hướng dịch chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Cụ thể lãi suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi suất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng tỷ giá sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu. Muốn giảm tỷ giá hối đoái thì Chính Phủ có thể quy định mức thuế quan cao, quy định hạn ngạch và thực hiện trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Và ngược lại sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái. Ngoài ra Chính Phủ có thể sử dụng một số biện pháp khác như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ vớiNHTW, quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. 1.2.3. Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế 1.2.3.1. Đối với cán cân thanh toán Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào những ngành sản xuất mà giờ đây có thể cạnh tranh hiệu quả hơn so với hàng nhâp khẩu và cũng vào ngành xuất khẩu mà giờ
  8. đây có thể có hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân thanh toán được cải thiện. 1.2.3.2. Với lạm phát và lãi xuất Khi các yếu tố khác không đổi TGHĐ tăng làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ. Các hộ gia đình,các nhà sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu phải tiêu dùng hàng nhập khẩu với mức giá tăng cùng tỷ lệ phá giá. Kết quả mức giá chung trong nền kinh tế trở nên cao hơn đặc biệt là nền kinh tế nhỏ, mở cửa với thế giới bên ngoài có xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao so với GDP. Nếu TGHĐ tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm có nghĩa là lạm phát đã tăng. Nếu lãi xuất tăng ở mức vừa phải có thể kiểm soát sẽ kích thích tăng trưởng nhưng nếu lạm phát tăng quá cao sẽ tác động làm lãi xuất tăng làm giảm đầu tư ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế giảm sút. 1.2.3.3. Với sản lượng và việc làm Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khi TGHĐ tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại. 1.2.3.4. Đối với đầu tư quốc tế - Đầu tư trực tiếp: TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài. Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không. - Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường. Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong nước.
  9. Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 1.2.3.5. Với nợ nước ngoài Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đó hoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài. Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì các nước đặc biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ 1.2.4.1. Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ Do tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối và nguyên tắc một giá nên khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại 1.2.4.2. Cán cân thanh toán quốc tế Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong những yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá. Đánh giá chung có tính chất truyền thống đối với sự biến động của TGHĐ, các nhà kinh tế đều cho rằng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ quốc gia là những nhân tố cơ bản đứng sau lưng tăng giá TGHĐ. Tình trạng của cán cân thanh toán tác động đến cung cầu về ngoại hối do vậy, tác động trực tiếp đến TGHĐ. 1.2.4.3. Yếu tố tâm lý Dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện kinh tế, chính trị của một nước và tình hình thế giới, cả chính trị và kin tế có liên quan các nhà kinh doanh ngoại hối bao gồm các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và kể cả người đầu cơ tùy theo sự phán đoán đó mà hành động. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng một cách hết sức nhạy cảm đối với thị trường tài chính, trong đó có thị trường hối đoái. Tuy nhiên những biến động này bao giờ cũng mang tính chất ngắn hạn, xác lập một vị thế ngắn hạn. 1.2.4.4. Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương Chế độ tỷ giá mà phần đông các nước vận hành là thả nổi có quản lý do đó vai trò can thiệp của nhà nước giữ vị trí quan trọng. NHTW tự biến mình thành một bộ phận của thị trường, quyện chặt với thị trường, lúc với tư cách người mua lúc khác là tư cách người bán, nhằm tác động về phía cung hay
  10. cầu của quỹ ngoại hối thị trường nhằm cho ra một tỷ giá phù hợp như ý đồ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên điều kiện vật chất để có thể can thiệp là thực lực về tiềm năng quốc gia biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá, bao gồm ngoại tệ dự trữ quốc gia. 1.2.4.5. Năng suất lao động Nếu năng suất lao động trong nước có sự gia tăng sẽ làm cho mức giá tương đối có xu hướng sụt giảm làm đồng ngoại tệ có xu hướng giảm hay đồng nội tệ lên giá làm tỷ giá giảm xuống. 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách tỷ giá Hiện nay trên thế giới, các quốc gia nhìn chung đều sử dụng chính sách thả nổi có quản lý nhưng mức độ quản lý hay thả nổi là khác nhau ở các quốc gia khác nhau. 1.3.1. Nhóm các nước có đồng tiền mạnh Những nước này gần như tự do ngoại hối và thống nhất một tỷ giá duy nhất cho tất cả các hoạt động có liên quan. Các nước này có khả năng dự trữ ngoại tệ của NHTW dồi dào, có thị trường ngoại hối phát triển ở mức độ cao, các công cụ gián tiếp mà NHTW sử dụng rất phong phú, đa dạng và có tính chất hỗ trợ nhau. Điển hình ở nhóm này là Mỹ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối của Mỹ là thị trường phát triển và hoàn chỉnh vào loại nhất thế giới, nghệ thuật điều chỉnh tỷ giá của họ cũng đạt đến độ hoàn hảo và có ảnh hưởng toàn cầu. Chính sách đồng đô-la yếu, rơi tự do chính là yếu tố kích thích xuất khẩu của Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng tạo ra nhiều nhu cầu việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp vốn vẫn lơ lửng như một mối đe doạ với siêu cường quốc kinh tế thế giới. Về dài hạn, chính sách này ít nguy cơ gây tăng mạnh lạm phát và sẽ làm tăng lãi suất và kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra hàng tỷ đô-la cho Mỹ trang trải các thâm hụt trong ngân sách và tài khoản vãng lai. 1.3.2. Nhóm các nước đang chuyển đổi về cơ cấu kinh tế (Ba Lan, Nga, Séc…) Các nước trong nhóm này đều gắn đồng tiền với một số ngoại tệ nhất định (Ba Lan với 5 đồng tiền USD, DEN, GBP, FRF, CHF; CH Séc với 2 đồng tiền DEM, USD) tỷ giá được công bố hàng ngày với mức dao động cho phép. NHTW sẽ can thiệp khi tỷ giá ra ngoài biên độ dao động. Trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, dự trữ ngoại tệ thấp, thị trường hối đoái và nội tệ chưa phát triển thì cơ chế trên tỏ ra là một điểm tựa tương đối chắc chắn cho NHTW trong việc kiểm soát chính sách tỷ giá. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp của nước Nga.
  11. Trước cuộc khủng hoảng T8/1998, chủ trương thực hiện liệu pháp ‘sốc’ để cải tổ nền kinh tế, Chính phủ Nga đã áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn cùng với khá nhiều chính sách tự do hoá trong giai đoạn 91-95. Những đợt phá giá vô căn cứ đã góp phần tạo ra sự tụt dốc tới 3000 lần của đồng Rúp so với USD, làm tăng lạm phát trong nước. Ước tính đến năm 1995, tổng giá trị USD bằng tiền mặt lưu hành quy đổi giá trị so với đồng Rúp đã vượt quá 3 lần, Nga là quốc gia tầm cỡ duy nhất trong lịch sử phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền của một quốc gia khác. Ngày 6-7-1995, Chính phủ Nga đưa ra hệ thống ‘hành lang hối đoái’ nhằm tạo tiền đề cho quá trình cố định tỷ giá đồng tiền này. Năm 1998, sau khi thay đổi mệnh giá đồng Rúp theo tỷ lệ mới 1/1000 tỷ giá đồng Rúp giảm xuống còn một con số, Chính Phủ Nga đã quyết định thực hiện chính sách cố định tỷ giá ở mức 6.2 R/USD. Song với những biến động quá lớn về giá cả một số mặt hàng chủ chốt trên thị trường quốc tế đã gây nờn khủng hoảng tiền tệ T8/1998, hệ thống Ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khoảng 1/3 ngân hàng bị phá sản, gần 160 tỷ USD nợ nước ngoài không có khả năng trả...Ngày 9/9/1998, Nga đã buộc phải từ bỏ mục tiêu biên độ tỷ giá và chuyển sang hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, do thị trường quyết định, NHTW chỉ có nhiệm vụ ngăn chặn sự dao động quá nhiều của tỷ gía. T7/2004, NHTW Nga đã quyết định chuyển sang hệ thống mới, tỷ gía được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của đồng Rúp so với USD và € . Ta rút ra những bài học: + Cơ chế điều hành TGHĐ cần được đặt trong mối quan hệ với lãi suất và lạm phát, phù hợp với từng thời kỳ nhất định, phối hợp song song với chính sách kinh tế trên tất cả ngành lĩnh vực khác. + Sự phá giá vô căn cứ đồng tiền quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi và chính sách thả nổi khiến đồng tiền nội tệ bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát gia tăng khó kiểm soát làm tháo chạy dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm tốc độ tăng trưởng. + Cơ chế TGHĐ thả nổi nếu được đặt trong biên độ dao động nhất định có thể thành công và thích hợp với công cuộc cải cách kinh tế- xã hội. 1.3.3. Nhóm các nước Châu Á và khu vực ASEAN Các nước ASEAN đa số đều thả nổi TGHĐ, không quy định giới hạn với các NHTM. Đa số các nước này có thị trường hối đoái phát triển, thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, mức dự trữ ngoại tệ lớn đủ điều kiện để tiến tới tự do hoàn toàn, NHTW có đủ sức cũng như các công cụ để can thiệp trong trường hợp cần thiết. Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và hàng đầu ở Châu Á, T4/1994 Chính Phủ nước này đã chính thức công bố thực hiện chính
  12. sách TGHĐ “thả nổi có quản lý”: tỷ giá đồng NDT được dao động trong một biên độ hẹp và NHTW có thể điều chỉnh tỷ giá mục tiêu trên cơ sở các biện pháp kiểm soát chặt chẽ vốn vào ra của Chính phủ. Điều này không những làm ổn định tiền tệ mà còn tạo được lòng tin của nhõn dõn thông qua việc đưa đồng tiền đến gần giá trị thực của nó. T12/1996, NDT được chính thức chuyển đổi trong các giao dịch trên tài khoản vãng lai sau khi đựơc ấn định ở mức 8.27 NDT/USD( biên độ dao động 0.125% ). Chế độ tỷ giá mới này đã biến Trung Quốc thành khu vực an toàn, thu hút đầu tư rất mạnh kể cả trong thời kỳ khủng hoảng khu vực, thay thế Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới, dự trữ ngoại tệ chỉ xếp sau Nhật Bản. Vai trò của đồng NDT ngày càng được củng cố và nâng cao trên khu vực và thế giới. Ngày 31/7/2005, Trung Quốc tuyên bố TGHĐ đồng NDT căn cứ vào “giỏ” ngoại tệ gồm USD, €, Ơ và đồng won Hàn Quốc. NHTW Trung Quốc mới đây đã tăng giá NDT 2% nhằm làm dịu tình trạng mất cân bằng trong mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc, mở rộng kích cầu trong nước cũng như nâng cao mức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế, nâng cao hiệu quả tận dụng vốn nước ngoài…Người phát ngôn NHTW Trung Quốc cho biết: hiện nay khâu quản lý ngoại tệ của nước này đã được nới lỏng dần dần, việc xây dựng thị trường ngoại tệ không ngừng tăng cường, các cuộc cải cách tiền tệ đã thu được tiến triển thực chất, kiểm soát vĩ mô thu được thành quả nổi bật, kinh tế quốc dân tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ồn định.Vì vậy Trung Quốc chọn thời điểm này để thực hiện cải cách tỷ giá. Kết luận: Khi có một thị trường hối đoái và nội tệ phát triển ở mức cao có đầy đủ công cụ gián tiếp giúp NHTW linh hoạt trong can thiệp và trung hoà giữa các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ.Bản thân nền kinh tế đó cũng phải phát triển mạnh, có dự trữ đồng tiền có sức mạnh và có khả năng chuyển đổi, ổn định tương đối. có xu hướng tăng giá.
  13. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM Tiêu chí phân chia giai đoạn: dựa vào cách xác định tỷ giá và chính sách tỷ giá qua các thời kỳ. 2.1. Giai đoan trước 1989: Cố đinh và đa tỷ giá ̣ ̣ 2.1.1. Bôi canh kinh tế ́ ̉ • Trong giai đoan nay, nên kinh tế Viêt Nam là nên kinh tế đong cửa và hướng ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ nôi. Đây là thời kỳ cua cơ chế tâp trung quan liêu bao câp. ̣ ̉ ̣ ́ • Cac ban hang chủ yêu là cac nước XHCN trong hôi đông tương trợ kinh tê. ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ Hinh thức trao đôi thương mai chủ yêu là hang đôi hang giữa cac nước theo ̀ ̉ ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ́ môt tỷ giá đã được thoả thuân trong hiêp đinh ký kêt song phương hay đa ̣ ̣ ̣ ̣ ́ phương. 2.1.2. Chinh sach tỷ giá (phương phap xác định, chinh sach quan ly) ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ́ • Tỷ giá trong giai đoan nay được xác định dựa trên viêc so sanh sức mua ̣ ̀ ̣ ́ giữa hai đông tiên, sau đó được qui đinh trong cac hiêp đinh thanh toan được ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ký kêt giữa cac nước XHCN. ́ ́ - Tỷ giá của Viêt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày ̣ 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và VND. 1CNY=1470VND. (Tỷ giá này được xác định bằng cách chon ra 34 đơn vị ̣ hang hoa cung loai, thông dung nhât, tai cung môt thời điêm tại thủ đô và có ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ tham khao thêm giá cả ở một số tỉnh khac để qui đôi ra tông giá cả cua 34 măt ̉ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ hang đó theo hai loai tiên cua 2 nước.) ̀ ̣ ̀ ̉ - Sau đo, khi Viêt Nam có quan hệ ngoai thương với Liên Xô, tỷ giá ́ ̣ ̣ giữa VND và đông Rup (SUR) được tinh cheo nhờ tỷ giá giữa CNY và SUR ̀ ́ ́ ́ đã có từ trước. 1 SUR = 0.5 CNY ⇒ 1 SUR = 735 VND. • Tỷ giá hôi đoai trong giai đoan nay được giữ cố định trong một thời gian ́ ́ ̣ ̀ dài. • Một đặc trưng nữa của tỷ giá trong giai đoạn này là “đa tỷ giá” tức là việc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá: tỷ giá chính thức, phi mậu dịch, kết toán nội bộ. - Tỷ giá chính thức: (còn gọi là tỷ giá mậu dịch) là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố và dùng để thanh toán mậu dịch với Liên Xô và các nước XHCN khác. Đây là tỷ giá dung trong thanh toan có liên quan đên mua, ̀ ́ ́ ban hang hoa, dich vụ vât chât giữa cac nước trong phe XHCN. ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́
  14. - Tỷ giá phi mậu dịch: là tỷ giá dung trong thanh toan chi trả hang hoa ̀ ́ ̀ ́ hoăc dich vụ vât chât không mang tinh thương mai . Như: chi về ngoai giao, ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ đao tao, hôi thao, hôi nghị … ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ - Tỷ giá kết toán nội bộ: được tính trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm hệ số phần trăm nhằm bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Tỷ giá này không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ. Nó thoat ly tỷ ́ giá mâu dich nhăm bù đăp những khoan thua lỗ trong kinh doanh xuât nhâp ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣ khâu cua cac doanh nghiêp nhà nước. Đây thực chât là môt hinh thức bù lỗ có ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ tinh chât bao câp thông qua tỷ gia. ́ ́ ́ ́ 2.1.3. Tac đông đên nên kinh tế ́ ̣ ́ ̀ • Thực ra trong giai đoan nay do quan hệ thương mai đâu tư cua Viêt Nam và ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ ̣ khôi SEV là quan hệ hang đôi hang, mang năng tinh chât viên trợ, viêc di ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̣ chuyên, chuyên giao về ngoai tệ là không có nên viêc quy đinh tỷ giá hôi đoai ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ́ giữa VND và cac ngoai tệ khac chỉ mang tinh hach toan. ́ ̣ ́ ́ ̣ ́ • Quan hệ về cung cầu ngoại hối trên thị trường đã không được phản ánh đúng đắn trong tỷ giá. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là việc tồn tại một thị trường “chợ đen” với một tỷ giá khác xa tỷ giá chính thức. (Tham khảo bảng xx trong phần phụ lục.) • Do đông tiên Viêt Nam được đinh giá quá cao so với cac đông tiên tự do ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ chuyên đôi nên: ̉ ̉ - Can cân thương mai bị thâm hut năng, xuât khâu găp nhiêu bât lợi ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ trong khi nhâp khâu thì có lợi và thường xuyên tăng lên. Hâu quả là hang nôi ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ bị hang ngoai chen ep, san xuât trong nước bị đinh đôn. ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ́ - Nhà nước phai ap dung tỷ giá kêt toan nôi bộ để bù lỗ cho cac đơn vị ̉ ́ ̣ ́ ́ ̣ ́ san xuât hang xuât khât nhưng chưa đap ứng được nhu câu và chưa đủ bù đăp ̉ ́ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ́ chi phí san xuât. ̉ ́ - Can cân thanh toan bị bôi chi, dự trữ ngoai tệ bị giam sut, phan ứng ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ cua chinh phủ luc nay là tăng cường quan lý ngoai hôi, bao hộ mâu dich và ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ kiêm soat hang nhâp khâu. Nhưng từ đó nay sinh tinh trang khan hiêm vât tư, ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ̀ ̣ ́ ̣ hang hoa, nguyên vât liêu cân thiêt khiên cho tôc độ tăng trưởng châm lai, san ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̉ xuât trong nước trì trê, đinh đôn lai cang trở nên tôi tê, sức ep lam phat tăng ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ vot. ̣ 2.2. Thơi kỳ 1989-1991 : “Thả nôi” tỷ giá hôi đoai ̉ ́ ́ ́ ̉ 2.2.1. Bôi canh kinh tê. ́ • ̣ Đông Âu, Liên Xô sup đô. ̉ • Quan hệ ngoai thương được bao câp với cac thị trường truyên thông bị ̣ ́ ́ ̀ ́ gian đoan, khiên chung ta phai chuyên sang buôn ban với khu vực thanh toan ́ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ́ ́ ̀ ̀ băng đông Đô-la My. ̃
  15. • Quá trinh đôi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989. ̀ ̉ Chính phủ cam kêt và thực thi chiên lược ôn đinh hoa nên kinh tế - tai chinh – ́ ́ ̉ ̣ ́ ̀ ̀ ́ tiên tê, trong đó vân đề tỷ giá được coi là khâu đôt pha, có vai trò cực kỳ quan ̀ ̣ ́ ̣ ́ trong đôi với quá trinh cai cach, chuyên đôi cơ chế và mở cửa kinh tê. ̣ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ ́ 2.2.2. Chinh sach tỷ gia. ́ ́ ́ • Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui đinh về việc tách hệ thống Ngân ̣ hàng Viêt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực ̣ hiện chức năng quản lý vĩ mô và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Tỷ giá mua ban cua cac ngân hang ́ ̉ ́ ̀ đươc phep dưa trên cơ sơ tỷ giá chinh thưc do NHNN công bố công trư ́ ́ ̣ 5%. • Quá trinh xoa bỏ chế độ tỷ giá kêt toan nôi bộ diên ta cung luc với ̀ ́ ́ ́ ̣ ̃ ̀ ́ viêc điêu chinh giam giá manh nôi tệ ( không khac gì thả nôi). (Bang) ̣ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ • Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông qua chinh sach ́ ́ tỷ giá linh hoat hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường ̣ tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20%. Kết quả là mức chênh lệch tỷ giá được thu hẹp. ́ ̣ ́ ̀ ́ 2.2.3. Tac đông đên nên kinh tê. • Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1990 tăng 18,8% ; 1991: 48,63%. • Đồng Viêt Nam liên tục bị mất giá so với Đô la Mỹ làm giá cả hàng ̣ nhập khẩu tăng nhanh. Chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất tăng lên là điều kiện thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng trở lại: từ 34,7% năm 1989 lên 67,5% trong hai năm 1990 và 1991. 2.3. Thơi kỳ 1992-2/1999 ́ ̉ 2.3.1. Bôi canh kinh tê. ́ • Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp một cách đáng kể. • Về phương diên thanh toan quôc tê, Viêt Nam đứng trước môt tinh thế vô ̣ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̀ cung khó khăn. Bên canh hệ thông thanh toan đa biên đã bị tan ra, tât cả cac ̀ ̣ ́ ́ ̃ ́ ́ nước CNXH đêu đông loai chuyên đôi đông tiên thanh toan với Viêt Nam băng ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ngoai tệ tự do chuyên đôi (chủ yêu là USD). Viêc chuyên đôi đông tiên thanh ̣ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ ̉ ̀ ̀ toan có anh hưởng lớn đên khả năng thanh toan cua Viêt Nam băng ngoai tệ vì ́ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ trước đo, hâu hêt nguôn thu ngoai tệ cua Viêt Nam đêu băng đông Rup chuyên ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ nhượng, chỉ có môt lượng nhỏ băng ngoai tệ tự do chuyên đôi. ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ • Điêu đó đã dân đên cán cân vãng lai và cán cân thương mại thâm hụt lớn, ̀ ̃ ́ nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu. sự thiêu hut trong can cân thương mai được ́ ̣ ́ ̣
  16. bù đăp băng cac khoan viên trợ, cho vay cua cac nước CNXH mà chủ yêu là ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̉ ́ ́ Liên Xô. 2.3.2. Chinh sach tỷ gia. ́ ́ ́ a) Thơi kỳ 1992-1994: tỷ giá chinh thưc hinh thanh trên cơ sơ đâu thâu tai ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ trung tâm giao dich ngoai tê. ̣ ̣ ̣ • Trong thời gian nay, NHNN đề nghị với chinh phủ thanh lâp Quỹ điêu hoa ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ngoai tệ tai NHNN để có thể can thiêp vao thị trường ngoai hôi nhăm ôn đinh ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ tỷ gia. Chinh phủ uy quyên cho Thông đôc được toan quyên điêu hanh quỹ môt ́ ́ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ cach linh hoat. ̣  Có thể noi, viêc thanh lâp quĩ ngoai tệ tai NHNN đã lam diu những biên ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ đông thât thường cua tỷ giá trên thị trường. NHNN đã sử dung quỹ môt cach ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ́ rât linh hoat và hiêu qua. Quỹ tao cho NHNN môt lực thực sự để can thiêp ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ nhăm ôn đinh tỷ gia, đap ứng nhu câu thiêt yêu cua nên kinh tế về ngoai tê. ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ • Tháng 9/1991 ngân hàng nhà nước đã thành lập một trung tâm giao dịch ngoại tệ tại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 11/1991, một trung tâm giao dịch thứ hai ở Hà Nội cũng ra đời. Đôi tượng tham gia giao dich trên cac trung tâm nay là cac ngân hang ́ ̣ ́ ̀ ́ ̀ được phep kinh doanh ngoai tê, cac tổ chức XNK kinh doanh trực tiêp với ́ ̣ ̣ ́ ́ nước ngoai và NHNN. Ngoai ra cac ngân hang được phep tâp hợp cac yêu câu ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̀ mua ban ngoai tệ cua khach hang không trực tiêp mua ban tai trung tâm. ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ́ ̣ Trung tâm hoat đông theo nguyên tăc đâu giá từ thâp đên cao hoăc ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ̣ ngược lai để đat được cân băng cung câu về ngoai tê. ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ • Tỷ giá chính thức của đồng Viêt Nam được xác định có căn cứ vào tỷ giá ̣ đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tăc tỷ giá mua ́ vao không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ân đinh tai phiên giao dich trước. ̀ ́ ̣ ̣ ̣  Viêc thanh lâp hai trung tâm giao dich ngoai tệ là bước ngoăt đâu tiên cua ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ hệ thông ngân hang trong quá trinh đôi mới thực sự theo hướng thị trường. ́ ̀ ̀ ̉ Thông qua hoat đông cua hai trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điêu ̣ ̣ ̉ ̀ hanh, NHNN đã kip thời năm băt cung câu ngoai tệ trên thị trường để điêu ̀ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̀ hanh chinh sach tiên tệ cung như tỷ giá phù hợp với tin hiêu thị trường. ̀ ́ ́ ̀ ̃ ́ ̣ b) Thơi kỳ 1995-1999: tỷ giá đươc hinh thanh trên cơ sơ tỷ giá liên ngân ̀ ̀ ̀ hang. • Thanh lâp thị trường ngoai tệ liên ngân hang (20/10/1994). Có qui mô lớn ̀ ̣ ̣ ̀ hơn, hoat đông linh hoat hơn nên tỷ giá hôi đoai ngay cang phan anh đây đủ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ hơn quan hệ cung câu thị trường. Qua thị trường liên ngân hang, ngân hang ̀ ̀ ̀ nhà nước năm băt dâu hiêu thị trường về tỷ giá hôi đoai, công bố tỷ giá chinh ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ thức hang ngay và biên độ giao dich cho cac ngân hang thương mai. ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̣
  17. • Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Viêt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị ̣ trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ. (bảng) ́ ̣ ́ ̀ 2.3.3. Tac đông đên nên kinh tê.́ • Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của ̣ hàng hóa Viêt Nam. • Việc tỷ giá của Viêt Nam không tăng quá nhanh như của các nước khác ̣ trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngoài và không gây thiệt hại cho nhập khẩu. 2.4. Giai đoan 1999 đên nay: thả nôi có điêu tiêt ̣ ́ ̉ ̀ ́ 2.4.1. Bôi canh kinh tế ́ ̉ • Tỷ giá đã dân đi vao ôn đinh. ̀ ̀ ̉ ̣ 2.4.2. Chinh sach tỷ giá ́ ́ • Thang 2/1999, với sự ra đời cua quyêt đinh 64/QĐ-NHNN7, cơ chế tỷ giá ́ ̉ ́ ̣ Viêt Nam đã có môt bước cai cach triêt để hơn. Nhà nước không ân đinh và ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ́ ̣ công bố tỷ giá chinh thức như trước nữa mà chỉ “thông bao” tỷ giá giao dich ́ ́ ̣ ̀ binh quân liên ngân hang.̀ • Cac NHTM được phep xac đinh tỷ giá mua ban đôi với USD không được ́ ́ ́ ̣ ́ ́ vượt quá + 0.1% so với ỷ giá binh quân liên ngân hang cua ngay giao dich ̀ ̀ ̉ ̀ ̣ trước đo. Sau đo, từ ngay 1/7/2002, biên độ nay được mở rông lên (công trừ) ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ 0.25%. 2.4.3. Tac đông đên nên kinh tế ́ ̣ ́ ̀ Năm 1999, Ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là việc “ thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Xét về mặt lý thuyết, đây là bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang một cơ chế tỷ giá xác định khách quan hơn theo quan hệ cung cầu, đó là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Từ tỷ giá đó, các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh: TGKD = TGBQLNH +(-) 0,25% Tuy nhiên tính cho tới nay thì “ tính linh hoạt” vẫn còn được đánh giá là chưa cao.
  18. Đồng Euro đã xuất hiện 6 năm trên thị trường tiền tệ thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa được giao dịch với quy mô lớn ở Việt Nam do 3 nguyên nhân chính sau: • Đồng tiền này còn chứa đựng nhiều rủi ro, tỷ giá giữa USD và EURO luôn biến động với biên độ lớn. • Các hợp đồng thương mại , vay vốn nước ngoài, đầu tư tại Việt Nam đều sử dụng USD làm phương tiện thanh toán. Tỷ giá cũng được công bố dựa trên đồng USD. • USD là đồng tiền quá phổ biến không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Trong thời gian gần đây, Mỹ sử dụng chính sách đồng đô la yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong khi đó giá trị đồng VND lại tương đối ổn định. Điều này có nghĩa là đồng VND đã lên giá tương đối so với đồng USD do chế độ tỷ giá ở Việt Nam được xây dưng trên cơ sở một ngoại tệ- đô la Mỹ. Một đồng tiền khác khá quen thuộc với chúng ta là Nhân dân tệ bởi Trung Quốc là bạn hàng lâu năm, lại có nhiều điều kiện và bối cảnh kinh tế giống với Việt Nam. Trong năm 2005, đồng NDT lên giá 2%, liệu vấn đề này có ảnh hưởng gì tới Việt Nam? Phải khẳng định rằng NDT chưa phải ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi tại Việt Nam do cơ cấu thanh toán của đồng tiền này chưa cao. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng trong những năm tới nhưng con số 2% không có ảnh hưởng gì lớn. Xét về mặt tỷ giá, vẫn có lợi cho Việt Nam và sự kiện này không có nghĩa NDT sẽ tiếp tục tăng giá. 2.4.4. Ưu điêm và han chế ̉ ̣ Những ưu điểm nổi bật của cơ chế tỷ giá này là: • Tạo quyền chủ động của NHTM trong việc quy định tỷ giá với các ngoại tệ khác. • Tỷ giá được xác định một cách khách trên quan hệ cung cầu, các doanh nghiệp chủ động hơn đồng thời đảm bảo được vai trò kiểm soát của nhà nước. • Những biến động có thể tạo ra khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá của các NHTM sẽ khó xảy ra. • Giảm bớt tâm lý hoang mang dao động, giảm đầu cơ. • Do được hình thành trên cơ sở thị trường nên tỷ giá linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế , góp phần tăng cường sự hòa nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
  19. Những hạn chế của cơ chế tỷ giá này: • Tỷ giá được xác định từ ngày hôm trước nên nó chưa là cơ sở vững chắc để tỷ giá chính thức thực sự có ý nghĩa kinh tế. • Biên độ 0,25% còn là hẹp, nếu có đột biến cung cầu thì sẽ dẫn đến sai lệch tỷ giá là quá lớn, giao dịch ngày hôm đó có thể đình trệ hay đóng băng. • Thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn kém phát triển, chưa hoàn hảo, dự trữ ngoại tệ hạn hẹp nên can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ chỉ trong một giới hạn nhất định mà thôi. Theo dự báo của một số nhà kinh tế thì tỷ giá sẽ tiếp tục ổn đinh trong những tháng cuối của năm 2005, diễn biến có lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu và vay nợ của Việt Nam. Đây rất có thể là thời điểm thích hợp để tiến hành cuộc phá giá chủ động tích cực.
  20. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 3.1. Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập quốc tế. Bước sang thế kỷ 21, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ. Sự hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường mở là nhu cầu khách quan và tất yếu, từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách về cải cách thể chế và pháp luật, hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng. Những năm vừa qua, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu bước đầu, đặc biệt trong việc ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhân tố trong cơ chế thị trường ngày càng phát huy tác dụng thì cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái như hiện nay mặc dù đã hoàn thiện căn bản, phù hợp với hướng phát triển thị trường mở nhưng vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những rủi ro từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau: 3.1.1. Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt và theo hướng thị trương hơn. Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập, việc cam kết thực hiện các điều kiện của tự do hóa thương mại đòi hỏi phi cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cùng với sự nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khi tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt từ các nhà cung ứng nước ngoài. Với tư cách là nước đi sau, mới tham gia vào thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản nếu như không có một sự bảo hộ cần thiết để thích ứng dần với điều kiện mới. Do vậy, tỷ giá phải được điều chỉnh để phát huy vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt thích ứng với môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi, giảm thiểu các cú sốc bất lợi bên ngoài tác động đến nền kinh tế nội địa, đồng thời hướng tới một tỷ giá thị trường, là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Việc tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2