BÁO CÁO WIRELESS LAN - 2
lượt xem 45
download
Hình 2.3. Nhiều điểm truy cập và Roaming Để giải quyết các vấn đề đặc biệt về topology, nhà thiết kế mạng chọn cách sử dụng các điểm mở rộng (Extension Point - EP) để làm tăng các điểm truy cập của mạng. Cách nhìn và chức năng của các điểm mở rộng giống như các điểm truy cập, nhưng chúng không được nối dây tới mạng nối dây như là các AP. Chức năng của EP nhằm mở rộng phạm vi của mạng bằng cách làm trễ tín hiệu từ một khách hàng đến một AP hoặc EP khác. Các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO WIRELESS LAN - 2
- Hình 2.3. Nhiều điểm truy cập và Roaming Để giải quyết các vấn đề đặc biệt về topology, nhà thiết kế mạng ch ọn cách sử dụng các điểm mở rộng (Extension Point - EP) để làm tăng các điểm truy cập của mạng. Cách nhìn và ch ức năng của các điểm mở rộng giống như các điểm truy cập, nhưng chúng không được nối dây tới m ạng nối dây như là các AP. Chức năng củ a EP nhằm m ở rộng ph ạm vi của mạng b ằng cách làm trễ tín hiệu từ một khách hàng đến mộ t AP hoặc EP khác. Các EP được nố i tiếp nhau đ ể truyền tin từ một AP đến các khách hàng rộng khắp, như m ột đoàn người chuyển nước từ ngư ời này đến người khác đến một đám cháy. Hình 2.4. Cách sử dụng của một điểm mở rộng (EP) Thiết bị m ạng WLAN cuối cùng cần xem xét là anten định hướng. Giả sử có mộ t mạng WLAN trong tòa nhà A của bạn, và bạn muốn mở rộng nó tới một tòa nhà Trang 10
- cho thuê B, cách đó 1,609 km. Mộ t giải pháp là sẽ lắp đặt một anten định hướng trên mỗ i tòa nhà, các anten hướng về nhau. Anten tại tòa nhà A đ ược nố i tới m ạng nối dây qua một điểm truy cập. Tương tự, anten tại tòa nhà B được nối tới một điểm truy cập trong tòa nhà đó, mà cho phép kết nối mạng WLAN thuận tiện nhất. Hình 2.5. Cách sử dụng anten định hướng 2.2.1 Mạng WLAN độc lập (mạng ngang hà ng) Cấu hình m ạng WLAN đơn giản nhất là mạng WLAN đ ộc lập (ho ặc ngang hàng) nối các PC với các card giao tiếp không dây. Bất k ỳ lúc nào, khi hai hoặc hơn card giao tiếp không dây nằm trong phạm vi củ a nhau, chúng thiết lập một m ạng độc lập (hình 1.6). Ở đây, các mạng này không yêu cầu sự quản trị hoặc sự đ ịnh cấu hình trước. Hình 2.6. Mạng WLAN độc lập Hình 2.7. Mạng WLAN độc lập phạm Trang 11
- vi được mở rộng sử dụng điểm truy cập như một bộ chuyển tiếp Các điểm truy cập m ở rộng phạm vi của mạng WLAN đ ộc lập bằng cách đóng vai trò như là một bộ chuyển tiếp (hình 1.7), có hiệu qu ả gấp đôi khoảng cách giữ a các PC không dây. 2.2.2. Mạng WLAN cơ sở hạ tầng (infrastructure) Trong mạng WLAN cơ sở hạ tầng, nhiều điểm truy cập liên kết m ạng WLAN với m ạng nối dây và cho phép các người dùng chia sẻ các tài nguyên mạng một cách hiệu quả. Các điểm truy cập không các cung cấp các truyền thông với mạng nối dây mà còn chu yển tiếp lưu thông mạng không dây trong khu lân cận mộ t cách tức th ời. Nhiều điểm truy cập cung cấp phạm vi không dây cho toàn bộ tòa nhà hoặc khu vực cơ quan. Hình 2.8. Mạng WLAN Cơ sở hạ tầng Trang 12
- 2.2.3 Microcells và roaming Thông tin vô tuyến b ị giới hạn bởi tín hiệu sóng mang đi bao xa khi công su ất ra đ ã cho trước. Mạng WLAN sử dụng các cell, gọ i là các microcell, tương tự hệ thống điện thoại tế bào để m ở rộng ph ạm vi của kết nối không dây. Tại bất kỳ điểm truy cập nào trong cùng lúc, một PC di động được trang b ị với mộ t card giao tiếp m ạng WLAN được liên kết với mộ t điểm truy cập đơn và microcell của nó, hoặc vùng phủ sóng. Các microcell riêng lẻ chồng lắp đ ể cho phép truyền thông liên tục bên trong mạng nố i dây. Chúng xử lý các tín hiệu công suất thấp và không cho n gười dùng truy cập khi họ đi qua một vùng địa lý cho trư ớc. Hình 2.9. Handing off giữa các điểm truy cập 2.3 Các tùy chọn công nghệ Các nhà sản xuất mạng WLAN chọn nhiều công nghệ mạng khác nhau khi thiết kế giải pháp m ạng WLAN. Mỗi công nghệ có các thuận lợi và hạn chế riêng. 2.3.1 Trải phổ Trang 13
- Đa số các hệ thống mạng WLAN sử dụng công nghệ trải phổ, mộ t kỹ thu ật tần số vô tuyến băng rộng mà trước đây được phát triển bởi quân đội trong các hệ thống truyền thông tin cậy, an toàn, trọng yếu. Sự trải phổ được thiết kế hiệu quả với sự đánh đổi dải thông lấy độ tin cậy, khả năng tích hợp, và bảo mật. Nói cách khác, sử dụng nhiều băng thông hơn trường h ợp truyền băng hẹp, nhưng đổi lại tạo ra tín hiệu mạnh hơn nên d ễ đ ược phát hiện hơn, miễn là máy thu biết các tham số củ a tín hiệu trải phổ củ a máy phát. Nếu một máy thu không chỉnh đúng tần số, thì tín hiệu trải phổ giống như nhiễu n ền. Có hai kiểu trải phổ truyền đi bằng vô tuyến: nhảy tần và chuỗ i trực tiếp. 2.3.2 Công nghệ trải phổ nhảy tần (Frequency Hopping pread Spectrum) Trải phổ nhảy tần (FHSS) sử dụng một sóng mang băng hẹp để thay đ ổi tần số trong một m ẫu ở cả m áy phát lẫn máy thu. Được đồng bộ chính xác, hiệu ứng m ạng sẽ duy trì m ột kênh logic đơn. Đố i với máy thu không mong muốn, FHSS làm xuất hiện các nhiễu xung chu kỳ ngắn. Hình 2.10. Trải phổ nhảy tần FHSS “nhảy” tần từ băng hẹp sang băng hẹp bên trong m ột băng rộng. Đặc biệt hơn, các sóng vô tuyến FHSS gửi mộ t hoặc nhiều gói dữ liệu tại một tần số sóng Trang 14
- mang, nh ảy đến tần số khác, gử i nhiều gói dữ liệu, và tiếp tục chuỗi “nhảy - truyền” dữ liệu này. Mẫu nhảy hay chuỗ i này xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng thật ra là một chuỗi có tính chu k ỳ đư ợc cả m áy thu và máy phát theo dõi. Các h ệ thống FHSS d ễ bị ảnh hưởng của nhiễu trong khi nhảy tần, nhưng hoàn thành việc truyền dẫn trong các quá trình nh ảy tần khác trong băng tần. Hình 2.11. Trải phổ chuỗi trực tiếp 2.3.3 Công nghệ trải phổ chuỗi trực tiếp (Direct Sequence Spread Spectrum) Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS) tạo ra mộ t mẫu bit dư cho mỗi bit được truyền. Mẫu bit này được gọ i mộ t chip (ho ặc chipping code). Các chip càng dài, thì xác su ất mà dữ liệu gốc bị lo ại bỏ càng lớn (và tất nhiên, yêu cầu nhiều d ải thông). Thậm chí khi mộ t ho ặc nhiều bit trong một chip b ị hư hại trong thời gian truyền, thì các kỹ thu ật được nhúng trong vô tuyến khôi phục dữ liệu gốc mà không yêu cầu truyền lại. Đối với máy thu không mong muốn, DSSS làm xuất hiện nhiễu băng rộng công suất thấp và được loại bỏ bởi hầu h ết các máy thu băng hẹp. Bộ phát DSSS biến đổi luồng d ữ liệu vào (luồng bit) thành luồng symbol, trong đó mỗi symbol biểu diễn một nhóm các bit. Bằng cách sử dụng kỹ thuật điều biến pha Trang 15
- thay đ ổi như k ỹ thuật QPSK (khóa d ịch pha cầu phương), bộ phát DSSS điều biến hay nhân mỗi symbol với một mã giống nhiễu gọi là chuỗi giả ngẫu nhiên (PN). Nó đư ợc gọi là chuỗ i “chip”. Phép nhân trong bộ p hát DSSS làm tăng giả tạo dải băng đư ợc dùng phụ thuộc vào độ d ài của chuỗ i chip. 2.3.4 Công nghệ băng hẹp (narrowband) Một h ệ thống vô tuyến băng h ẹp truyền và nhận thông tin người dùng trên một tần số vô tuyến xác định. Vô tuyến băng h ẹp giữ cho d ải tần tín hiệu vô tuyến càng hẹp càng tố t chỉ cho thông tin đi qua. Sự xuyên âm không mong muốn giữa các kênh truyền thông được tránh bằng cách kết hợp hợp lý các người dùng khác nhau trên các kênh có tần số khác nhau. Một đường dây điện thoại riêng rất giống với một tần số vô tuyến. Khi mỗi nhà lân cận nhau đều có đường dây điện thoại riêng, người trong nhà này không thể nghe các cuộc gọi trong nhà khác. Trong mộ t hệ thống vô tuyến, sử dụng các tần số vô tuyến riêng biệt để hợp nh ất sự riêng tư và sự không can thiệp lẫn nhau. Các bộ lọc của máy thu vô tuyến lọc bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến trừ các tín hiệu có tần số đư ợc thiết kế. 2.3.5 Công nghệ hồng ngoại ( Infrared ) Hệ th ống tia hồng ngo ại (IR) sử dụng các tần số rất cao, ch ỉ dưới tần số của ánh sáng kh ả kiến trong phổ đ iện từ, đ ể m ang dữ liệu. Giống như ánh sáng, tia hồ ng ngo ại IR không thể thâm nhập các đố i tượng chắn sáng; nó sử dụng công nghệ trực tiếp (tầm nhìn thẳng) hoặc công ngh ệ khuếch tán. Các hệ thống trực tiếp rẽ tiền cung cấp phạm vi rất hạn chế (0,914m) và tiêu biểu được sử dụng cho mạng PAN nhưng thỉnh thoảng được sử dụng trong các ứng dụng WLAN đặc biệt. Công nghệ hồng ngo ại hướng khả Trang 16
- năng thực hiện cao không thực tế cho các ngư ời dùng di động, và do đó nó được sử dụng đ ể thực hiện các m ạng con cố đ ịnh. Các hệ thống IR WLAN khuếch tán không yêu cầu tầm nhìn thẳng, nhưng các cell bị hạn chế trong các phòng riêng lẻ. 2.4 Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng WLAN So với mạng LAN hữu tuyến, m ạng WLAN linh ho ạt hơn trong cài đặt, đ ịnh cấu hình và tự do vốn có trong mạng lưu động. Các khách hàng mạng WLAN cũng như các nhân viên k ỹ thuật cần xem xét các chỉ tiêu kỹ thu ật sau. 2.4.1 Phạm vi/Vùng phủ sóng Khoảng cách mà qua đó các sóng RF truyền thông là một nhiệm vụ của việc thiết kế sản phẩm (bao gồm thiết kế máy thu và công suất phát) và đường truyền dẫn mạng LAN, đ ặc biệt trong môi trường trong nhà. Các tương tác với các đối tượng xây dựng tiêu biểu, bao gồm tường nhà, kim loại, và thậm chí cả con người, ảnh hưởng đến cách truyền năng lượng, và như vậy tính được phạm vi và vùng phủ sóng của hệ thống. Đa số các hệ thống mạng WLAN sử dụng sóng RF vì các sóng vô tuyến thâm nhập qua tường và các bề mặt trong nhà. Phạm vi (hoặc bán kính phủ sóng) tiêu biểu củ a h ệ th ống mạng WLAN thay đổ i từ dư ới 30,48m tới hơn 152,4m. Vùng phủ sóng được mở rộng, và sự tự do đích thực của kh ả n ăng lưu động thông qua roaming, đư ợc cung cấp qua các microcell. 2.4.2 Lưu lượng Như các hệ thống mạng LAN hữu tuyến, lưu lượng thực tế trong m ạng WLAN là sản phẩm và cơ cấu phụ thuộ c. Các nhân tố ảnh hưởng tới lưu lượng bao gồm sự tắc Trang 17
- nghẽn sóng (số lượng người dùng), các h ệ số truyền, kiểu h ệ thống mạng WLAN sử dụng, cũng như gốc trễ và các cổ chai trên các phần nố i dây của m ạng WLAN. Tốc độ dữ liệu tiêu biểu từ 1 đến 11 Mbps. Mạng WLAN cung cấp lưu lượng đủ cho các ứng dụng văn phòng phổ biến trên nền mạng LAN, bao gồm sự trao đổi email, truy cập để chia sẻ thiết bị ngoại vi, và các truy cập tới cơ sở dữ liệu và các ứng dụng nhiều người dùng. 2.4.3 Sự toàn vẹn và độ tin cậy Các công ngh ệ dữ liệu không dây đã được chứng minh qua hơn năm mươi năm sử dụng các ứng dụng không d ây trong các h ệ thống cả thương mại lẫn quân đội. Nhiễu vô tuyến gây ra sự giảm sút lưu lượng, nhưng chúng hiếm có tại nơi làm việc. Các thiết kế n ổi bật của công nghệ mạng WLAN và giới hạn kho ảng cách tín hiệu truyền d ẫn tại các kết nối của mạng này m ạnh hơn các kết nối điện thoại tế bào, và mạng cung cấp khả năng thực hiện toàn vẹn dữ liệu bằng hoặc hơn mạng nố i dây. 2.4.4 Khả năng kết nối với cơ sở hạ tầng mạng nối dây Đa số các hệ thống m ạng WLAN cung cấp kết nối chuẩn công nghiệp với các hệ thống nối dây, bao gồm Ethernet (IEEE 802.3) và Token Ring (IEEE 802.5). Kh ả năng kết nối trên nền chuẩn làm các ph ần không dây củ a m ạng trong suốt hoàn toàn với phần còn lại củ a mạng. Các nút m ạng WLAN lược hỗ trợ bởi các hệ điều hành mạng theo cách giống như các nút m ạng LAN khác qua trình đ iều khiển. Mộ t khi được cài đặt, các h ệ điều hành mạng xem các nút mạng như mọi thành phần khác củ a m ạng. 2.4.5 Khả năng kết nối với cơ sở hạ tầng mạng không dây Trang 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Bảo mật Wireless LAN
30 p | 366 | 121
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 1
9 p | 211 | 71
-
Một số biện pháp “tăng tốc” mạng WiFi
12 p | 191 | 48
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 3
9 p | 155 | 43
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 9
9 p | 144 | 40
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 5
9 p | 137 | 33
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 6
9 p | 90 | 31
-
BÁO CÁO WIRELESS LAN - 8
9 p | 121 | 31
-
Bài giảng Mạng máy tính - ThS. Nguyễn Cao Đạt
46 p | 144 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn