intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạo lực học đường nhìn từ phía nhà trường

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bạo lực học đường nhìn từ phía nhà trường" đề cập đến trách nhiệm của nhà trường - nơi trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục học sinh đồng thời bảo đảm an ninh, trật tự trường học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạo lực học đường nhìn từ phía nhà trường

  1. BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NHÌN TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG Phạm Huy Đức Hội viên Hội CGC Nghệ An Ở Nghệ An, từ cách đây mươi năm, một số vụ án nghiêm trọng mà đối tượng gây án và người bị hại đều là học sinh phổ thông đã liên tục xảy ra. Điển hình như các vụ: em NVĐ, học sinh THCS huyện Đô Lương, em TDS, học sinh THPT huyện Thanh Chương bị bạn bóp cổ, bị bạn đánh chết. Hiện tượng học sinh đánh nhau xuất hiện khá nhiều, thậm chí có trường hợp như em NTHN, học sinh Trường THPT Hà Huy Tập bị "đánh hội đồng". Theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, chỉ trong 7 tháng (từ đầu năm học 2009-2010 đến 31/3/2010), tại 20 trường THPT và 02 trung tâm giáo dục thường xuyên đã có 90 vụ học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh (THPT Anh Sơn 1: 15 vụ, THPT Cát Ngạn: 11 vụ, THPT Nguyễn Xuân Ôn: 06 vụ, THPT Lý Tự Trọng:: 06 vụ, THPT DTNT Con Cuông: 06 vụ, THPT DTNT Quỳ Châu: 05 vụ, THPT Đô Lương 4: 05 vụ, GDTX Đô Lương: 5 vụ,… Các trường đã phải phê bình 28 em, khiển trách 65 em, cảnh cáo 123 em và buộc thôi học có thời hạn 75 em. Trong vài năm tiếp theo, các vụ án bạo lực học đường nghiêm trọng không còn xuất hiện, song hiện tượng gây gổ đánh nhau không những không giảm mà lại tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê của 11/20 phòng GD&ĐT (lúc đó chưa có thị xã Hoàng Mai), trong năm 2012, ở các trường học trên những địa bàn này đã xẩy ra 174 vụ học sinh đánh nhau (Vinh 39; Quỳnh Lưu 37; Đô Lương 26; Nghi Lộc 19; Diễn Châu 18; Anh Sơn 12; Quỳ Châu 9; Hưng Nguyên 6; Thanh Chương 3; Con Cuông 3; Cửa Lò 2). Riêng ở Trường THPT Anh Sơn 2, hàng chục học sinh đã tham gia 10 vụ đánh nhau, trong đó có cả học sinh nữ, thậm chí có em còn đưa người nhà, thuê người ngoài trường đến đánh bạn mình. Tình hình bạo lực học đường mấy năm gần đây lại càng phức tạp hơn: Nữ học sinh đối xử với nhau bằng bạo lực không còn là cá biệt; học sinh tiểu học đi học mang theo cả dao nhọn…(như vụ đánh nhau xẩy ra ngày 31-3-2019 của các em học sinh nữ ở Trường THCS Diễn Kim và Trường THCS Diễn Hùng; vụ xẩy ra ngày 01-4-2019, hai nhóm học sinh nữ ở Trường THCS An Hòa đã gọi các bạn nam ở xã khác đến để hợp sức cùng mình đánh các bạn - rất may là vụ này 100
  2. giáo viên phát hiện sớm, đã kịp thời ngăn chặn nên không xẩy ra hậu quả nghiêm trong; vụ ngày 02-4-2019, 2 học sinh L và K của Trường Tiểu học Cửa Nam 1 đang xẩy ra xích mích thì bất ngờ em L đã dùng dao bấm đâm vào mông em K). Những thống kê chưa đầy đủ trên khiến cha mẹ học sinh, dư luận xã hội không khỏi lo lắng; đồng thời cũng nói lên một điều: Nhà trường - nơi cha mẹ học sinh tin tưởng gửi gắm con em mình đã không còn thật sự an toàn nữa. Nguyên nhân từ đâu? Nguyên nhân thì có nhiều: Do chính bản thân học sinh không tự rèn luyện nhân cách; do gia đình không quan tâm giáo dục con cái; do ảnh hưởng thói hư tật xấu của xã hội; do ảnh hưởng của các trò chơi bạo lực trên mạng, trên phim ảnh; do sự giáo dục chưa có hiệu quả cao của nhà trường và đoàn thể… Song trong bài viết ngắn này, tôi chỉ xin được đề cập đến trách nhiệm của nhà trường - nơi trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục học sinh. Phải khẳng định rằng, chương trình giáo dục của nhà trường ngày càng hoàn thiện theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh không thiếu, thời lượng để thực hiện vấn đề này cũng không phải là ít. Ngoài chương trình chính khoá, hàng chục năm nay, năm học nào Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung công tác phòng chống tội phạm, giáo dục pháp luật, xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hoá, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Sở còn phối hợp khá chặt chẽ với Công an Nghệ An trong việc bảo đảm an ninh, trật tự trường học. Thế nhưng sự quan tâm đầu tư trí tuệ, công sức, kinh phí của lãnh đạo các nhà trường, của giáo viên (nhất là các giáo viên chủ nhiệm lớp) để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh quả thực chưa được nhiều. Tình hình đã nêu ở phía trên, một phần là do áp lực quá nặng nề từ cấp trên, từ xã hội, từ cha mẹ học sinh đối với chất lượng văn hoá của một nhà trường. Trong các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch về phát triển giáo dục, ở cấp nào cũng vậy, bao giờ cũng đặt vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh lên hàng đầu. Nhưng đến lúc tổng kết, hầu như không cấp nào đả động gì, hoặc có đả động cũng chỉ thoáng qua đến kết quả giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh mà chỉ xem cuối năm học sinh tốt nghiệp bao nhiêu phần trăm, được bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh thi đạt điểm cao. Khi khen thưởng cũng vậy, các cấp chỉ chú trọng khen thưởng học sinh giỏi các môn văn hoá, chứ chưa chú ý đúng mức khen thưởng những 101
  3. học sinh có đạo đức, có nhân cách sống tốt đẹp. Ngay giáo viên cũng vậy, người có học sinh giỏi các môn văn hoá thì được khen thưởng xứng đáng, nhưng người dày công giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì ít ai biết đến. Rồi đầu tư ngân sách, cấp nào cũng sẵn sàng bỏ kinh phí vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng đã mấy nơi chịu chi tiền cho học sinh đi thăm di tích lịch sử, di tích văn hoá của quê hương, đất nước, chi cho học sinh đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, chi cho các buổi sinh hoạt ngoại khoá? Có những trường lo tiết kiệm chỗ này, bớt chỗ kia để lấy tiền chi vào các hoạt động nói trên, có khi lại bị cơ quan chức năng đòi xuất toán vì người ta cho đó là chi cho việc vui chơi, không vì mục đích học tập? Rồi học sinh hư, trên diễn đàn các hội nghị, đã mấy khi người ta chất vấn lãnh đạo nhà trường? Nhưng nếu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thấp, người quản lý giáo dục không những bị chất vấn gay gắt mà còn bị phê bình, khiển trách và không khỏi ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại cuối năm học. Với áp lực như vậy, lãnh đạo nhà trường và giáo viên luôn để tâm đến việc dạy và học các môn văn hoá là điều dễ hiểu. Nhưng cũng phải thắng thắn mà nói rằng, nhiều cán bộ quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, nhiều giáo viên không nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình là phải giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên đã không quan tâm đúng mức đến các hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ này. Trên thực tế, ở Nghệ An cũng có nhiều trường quan tâm đúng mức tới các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tùy theo từng thời kỳ, có thể nhắc đến các trường: THPT Hà Huy Tập; THPT Lê Viết Thuật; THPT Nguyễn Xuân Ôn; THCS Cao Sơn; Tiểu học Hưng Lộc; Tiểu học Châu Hội 2;... Nhưng số trường như thế chưa chiếm tỷ lệ cao, bản thân các trường này cũng không duy trì được lâu dài hoạt động vốn rất tôt, rất hiệu quả của mình. Hãy thống kê xem trên địa bàn Nghệ An, đã có bao nhiêu trường quan tâm đúng mức và tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh? Hay như cấp trên chỉ đạo "các trường nhận và chăm di tích lịch sử, di tích văn hoá", khai giảng năm học mới, phải tổ chức cả phần "lễ" và phần "hội", liệu đã được bao nhiêu trường tổ chức đạt yêu cầu các hoạt động này? Có thể nói rằng, không ít 102
  4. trường đang làm hình thức chứ chưa đi vào thực chất. Ngay trong chỉ đạo giảng dạy hàng ngày, lãnh đạo nhà trường cũng lo đi dự giờ các môn Ngữ Văn, Toán, Vật lý, Hoá học,… chứ được mấy Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng bỏ thời gian đi dự tiết dạy các môn Đạo đức, Thủ công, Thể dục, Giáo dục công dân. Đối với giáo viên, trên địa bàn Nghệ An có không ít giáo viên tận tuỵ với việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhiều giáo viên đã bỏ đồng lương ít ỏi của mình, mua đường, mua mì tôm dữ trữ để phòng khi học sinh bị đói ngay trong buổi học. Nhiều giáo viên chủ nhiệm hiểu rất cặn kẽ hoàn cảnh từng học sinh trong lớp mình, có giáo viên đã từng cởi áo ấm đang mặc để cho học sinh khoác vào khi trời rét. Bản thân tôi, vào một đêm tối mùa Đông, tôi đã từng theo chân một giáo viên chủ nhiệm đến gia đình một học sinh khi em này bỏ liền hai buổi học. Nhưng số giáo viên này so với 35.000 giáo viên phổ thông của Nghệ An, quả thật là chưa nhiều. Tình trạng chung của giáo viên hiện nay là chạy theo áp lực của cấp trên, của xã hội, của cha mẹ học sinh, lo sao cho các tiết dạy của mình có chất lượng về mặt nội dung kiến thức là được, còn nội dung ấy có đi vào cuộc sống hay không thì không cần biết. Để hạn chế tình trạng bạo lực trong các em học sinh, điều quan trọng nhất hiện nay đối với nhà trường là phải thay đổi nhận thức từ lãnh đạo cho tới giáo viên, để mọi người cùng chung tay làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho các em. Không thể xoay chuyển tình hình nếu không thay đổi được nhận thức, không thể thay đổi tình hình bằng việc hô hào chung chung mà phải bằng cơ chế cụ thể. Tôi nghĩ, từng nhà trường phải xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường; phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên trong trường để cùng thực hiện kế hoạch này. Từ năm học 2007-2008, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo triển khai thành lập Tổ Tư vấn học đường trong các trường phổ thông và đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với công tác giáo dục học sinh. Tôi cho rằng, trong khi chưa có được biên chế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An nên có chính sách địa phương phụ cấp cho những người trong Tổ Tư vấn các trường học. Nếu không có cơ chế cụ thể thì rất khó động viên các thầy cô giáo đọc thêm, nghiên cứu thêm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ mà thực ra không phải của họ. 103
  5. Như đã nói ở trên, đã vài chục năm nay, giáo viên có học sinh giỏi các môn văn hoá thì được tỉnh khen thưởng xứng đáng, nhưng người dày công giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì ít ai biết đến. Tôi đề nghị UBND tỉnh nên ban hành quy chế khen thưởng giáo viên chủ nhiệm lớp - đội ngũ đã bỏ nhiều công sức giáo dục học sinh, nếu không thì thật không công bằng đối với họ. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm một điều mà tôi chưa có điều kiện bàn tới trong bài viết này. Đó là gia đình - gia đình đừng khoán trắng việc giáo dục con cái mình cho các thầy cô giáo; bởi giáo dục gia là cực kỳ quan trọng. Thứ hai là các ngành, các đoàn thể và chính quyền địa phương phải vào cuộc thực sự, không nên bỏ mặc việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sồng cho học sinh cho một mình nhà trường, một mình ngành giáo dục và đào tạo. Các đây ít năm, tôi biết đã có nhiều ngành, đoàn thể cấp tỉnh ký kết phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo trong việc giáo dục học sinh, nhưng hãy nghiêm túc kiểm điểm lại xem, sau khi ký rồi, từng ngành đã làm được những gì cho các em? Có thể nói là sau khi ký xong đã chẳng làm được bao nhiêu so với nội dung đã ký. Đây là một thực tế mà tôi nghĩ, cần phải được xóa bỏ cáng sớm càng tốt./. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2