intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo mật thông tin trong quá trình hòa giải thương mại – so sánh pháp luật Việt Nam và luật mẫu UNCITRAL

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy dù Việt Nam đã có bước tiến dài để hội nhập xu hướng chung của pháp luật thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn quy định khác biệt về một số vấn đề. Bài viết sẽ thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Phân tích cách áp dụng điều luật và (2) làm rõ liệu những khác biệt trong pháp luật Việt Nam có hợp lý?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo mật thông tin trong quá trình hòa giải thương mại – so sánh pháp luật Việt Nam và luật mẫu UNCITRAL

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI – SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL Trần Quốc Thái*, Nguyễn Thị Kim Thanh Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh *Tác giả liên lạc: quocthaihsv@gmail.com (Ngày nhận bài: 24/7/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017) TÓM TẮT Bảo mật là nguyên tắc quan trọng của hòa giải với nội dung đề cập đến việc bảo đảm không để bất kỳ thông tin trong quá trình hòa giải được tiết lộ ra ngoài vòng kiểm soát của các bên tham gia và hòa giả viên (HGV). Lý do chính cho việc bảo vệ bí mật nhằm hướng đến tăng cường sự tin cậy của các bên trong tranh chấp và cả HGV. Bằng phương pháp phân tích luật và so sánh quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại (Nghị định số 22/2017/NĐ-CP) với Luật mẫu của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) về hòa giải thương mại năm 2002 (Luật mẫu UNCITRAL), bài viết cho thấy dù Việt Nam đã có bước tiến dài để hội nhập xu hướng chung của pháp luật thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn quy định khác biệt về một số vấn đề. Bài viết sẽ thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Phân tích cách áp dụng điều luật và (2) làm rõ liệu những khác biệt trong pháp luật Việt Nam có hợp lý? Từ khóa: Hòa giải thương mại, bảo mật, thông tin, từ chối, tiết lộ, cung cấp, chứng cứ, bên thứ ba. CONFIDENTIALITY IN COMMERCIAL MEDIATION – A COMPARATIVE STUDY BETWEEN THE LAW OF VIETNAM AND UNCITRAL MODEL LAW Tran Quoc Thai*, Nguyen Thi Kim Thanh Faculty of Civil Law – HCMC University of Law *Corresponding Author: quocthaihsv@gmail.com ABSTRACT Confidentiality is the mediation’s core rule, with content of preventing all of information provided by each party from being disclosed out of the parties and mediator’s control. This characteristic makes medition procedure more effective than court one. The purpose hereof is to enhance trust between parties, even so mediator. By analysing and comparing regulations between the Decree No. 22/2017/ND-CP on Commercial Mediation and UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation 2002, this paper shall point out the fact that despite having made great strides to integrate into the world trend of law, Vietnam remains some different regulations. Therefore, this paper shall handle two tasks: (1) To analyse how to apply the law of Vietnam on mediation; and (2) To clarify whether the difference hereof is reasonable. Keywords: Commercial mediation, confidentiality, information, reject, disclosure, provide, proof, third parties. TỔNG QUAN một doanh nghiệp đang có tranh chấp, kiện Trong thương mại, tình hình hoạt động tụng sẽ dễ làm tăng thang độ đánh giá rủi kinh doanh ổn định là thước đo uy tín và ro và khiến đối tác có xu hướng trì hoãn, rủi ro mà đối tác xem xét khi quyết định thậm chí dừng hợp tác đầu tư kinh doanh. hợp tác. Do vậy, bất kỳ thông tin cho biết Hành vi kiểm soát, không tiết lộ thông tin 6
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 doanh nghiệp đang có tranh chấp ra ngoài trị, xã hội, ngày càng hội nhập sâu hơn vào không thể xem là lừa dối doanh nghiệp đối thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh tác, bởi lẽ tranh chấp là hiện tượng tất yếu của các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một trong mối quan hệ cộng sinh, cần hiểu rằng môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn việc bảo mật này nhằm bảo vệ uy tín doanh nhưng cũng không kém phần phức tạp và nghiệp trước rủi ro bị đối thủ cạnh tranh cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp kinh tế, gièm pha, hoặc doanh nghiệp đối tác hiểu thương mại phát sinh với số lượng ngày lầm gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ càng nhiều và phức tạp hơn đòi hỏi phải có thương mại. những cơ chế giải quyết tranh chấp linh Tính bảo mật có khả năng được thể hiện hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu qua hai cấp độ: (1) Bảo mật giữa các bên cầu thực tiễn của Việt Nam. Theo Bộ Tư tranh chấp trong quá trình hòa giải và (2) pháp (2015), trước tình hình nêu trên, bảo mật với bên thứ ba sau khi hòa giải nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng diễn ra. Ngoài ra, bảo mật thông tin không hóa cơ chế giải quyết tranh chấp thương là nguyên tắc tuyệt đối, bởi trong một số mại, qua đó, tạo môi trường đầu tư, kinh trường hợp ngoại lệ, thông tin buộc bị tiết doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát lộ ngoài tầm kiểm soát của các bên tranh triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh hơn nữa chấp. công cuộc hội nhập quốc tế và việc thực hiện cam kết của Việt Nam với tư cách là VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP thành viên của Tổ chức thương mại thế giới Vật liệu (WTO) trong lĩnh vực dịch vụ hòa giải, Nội dung bài viết chủ yếu sử dụng hai văn Nghị định về hòa giải thương mại được xây bản pháp luật sau: dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và Thứ nhất, Luật mẫu UNCITRAL. Thực cấp bách trên. tiễn pháp lý cho thấy hòa giải đang ngày Ngoài ra, trong quá trình phân tích pháp càng được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi luật Việt Nam, các quy định liên quan trên thế giới, kể cả những nơi mà cách đây trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (Luật số: 10 đến 20 năm phương thức giải quyết 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015 tranh chấp này vẫn còn ít được biết đến. (BLTTDS 2015), Quy tắc Hòa giải năm Đến năm 2002, UNCITRAL đã quyết định 1980 của UNCITRAL sẽ được đề cập. xây dựng một luật mẫu nhằm tạo điều kiện Phương pháp thuận lợi cho việc sử dụng thủ tục hòa giải Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo trong giải quyết tranh chấp. Các quốc gia hai phương pháp: trong quá trình nội luật hóa Luật mẫu Thứ nhất, phương pháp pháp lý truyền UNCITRAL có quyền sửa đổi, bổ sung thống: Phân tích các quy định pháp luật hoặc bỏ đi một số quy định cho phù hợp nhằm nghiên cứu tính đúng đắn, hợp lý, chỉ với hoàn cảnh của nước mình. Tại Việt ra các bất cập, từ đó có định hướng hoàn Nam, trình tự, thủ tục hòa giải trong Nghị thiện phù hợp; định số 22/2017/NĐ-CP về cơ bản được Thứ hai, phương pháp so sánh: Chúng tôi xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật mẫu tiến hành so sánh các quy phạm có liên UNCITRAL. Dựa vào cách quy định của quan đến hòa giải trong Luật mẫu Luật mẫu và Nghị định số 22/2017/NĐ- UNCITRAL để hiểu rõ hơn pháp luật quốc CP, vấn đề bảo mật được đặt ra trong khi gia mình. Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu các tiến hành hòa giải và sau khi hòa giải đã kết giải pháp hoặc các nhu cầu điều chỉnh pháp thúc. luật về hòa giải mà các nước đã thực hiện. Thứ hai, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Từ đó, chúng tôi đề xuất các kinh nghiệm được ban hành trong bối cảnh đất nước phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. đang phát triển toàn diện về kinh tế, chính 7
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Tùy từng mục, mỗi phương pháp sẽ được và giải thích cho quy định tại Điều 8 Luật sử dụng kết hợp với các phương pháp khác mẫu, UNCITRAL nhấn mạnh vào mục hoặc được sử dụng với vai trò chủ đạo phù đích đảm bảo thông tin giữa các bên tham hợp nội dung nghiên cứu. gia hoà giải được truyền đạt kịp thời và dễ dàng. Theo đó, vai trò của HGV là thúc đẩy KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN việc trao đổi thông tin liên quan đến tranh Bảo mật giữa các bên tranh chấp trong chấp để góp phần tăng cường lòng tin của quá trình hòa giải các bên. Đồng thời, HGV có quyền, chứ Theo nguyên tắc chung, các thông tin trong không có nghĩa vụ, tiết lộ thông tin cho bên quá trình hòa giải sẽ được bảo mật, ngay cả kia. Bởi vì, HGV không được công bố giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, mâu thông tin khi bên cung cấp thông tin đã đặt thuẫn không thể hóa giải nếu các bên điều kiện rõ ràng rằng chúng phải được giữ không hiểu vấn đề, xung đột của nhau. Do bí mật. vậy, pháp luật về hòa giải quy định cơ chế Theo UNCITRAL (A/CN.9/506, 2002), để thông tin, dù về nguyên tắc sẽ được bảo không ít các quốc gia cũng thừa nhận cơ mật, vẫn có thể được cung cấp cho các bên. chế trao đổi thông tin này. Vì vậy, nếu Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này thông qua không muốn sự kiện, tình tiết của mình bị hai khía cạnh: Khả năng công bố thông tin tiết lộ, ngay cả phạm vi chỉ giới hạn trong và chủ thể được yêu cầu công bố thông tin khuôn khổ hòa giải, thì một bên phải đưa trong Luật mẫu và Nghị định số ra yêu cầu rõ ràng. Đồng thời, theo 22/2017/NĐ-CP. UNCITRAL (2004), sau khi xem xét mong Khả năng công bố thông tin đợi tự nhiên và chính đáng của các bên về Luật mẫu UNCITRAL tại Điều 8 quy định việc thông tin cung cấp cho HGV phải về hoạt động công bố thông tin kèm điều được giữ bí mật, HGV phải cho các bên khoản bảo mật: “Khi nhận thông tin liên biết rằng mọi thông tin mà họ cung cấp có quan đến tranh chấp từ một bên, HGV có thể được tiết lộ, trừ khi họ quyết định khác. thể tiết lộ bản chất thông tin cho bất kỳ bên Khác biệt với Luật mẫu, Nghị định số nào khác trong hoà giải. Tuy nhiên, khi 22/2017/NĐ-CP không dành một điều luật một bên đưa thông tin đến HGV kèm điều riêng biệt để quy định về việc hoà giải viên kiện phải giữ bí mật, thông tin sẽ không được gặp riêng một bên và cũng không quy được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khác”. định cụ thể vấn đề cung cấp thông tin cho Thông thường, mâu thuẫn chỉ được hóa bên còn lại. Thay vì ghi nhận thống nhất tại giải khi các bên tranh chấp hiểu vấn đề của một điều luật, Nghị định số 22/2017/NĐ- nhau. Tuy nhiên, hoạt động này bị giới hạn CP dường như điều chỉnh vấn đề bảo mật bởi chính bên đưa ra thông tin, trong thông tin bằng cách lồng ghép vào các điều trường hợp chỉ muốn cung cấp sự kiện, tình luật về quyền, nghĩa vụ và điều cấm đối với tiết cho riêng HGV thì họ có thể yêu cầu HGV. Cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 thông tin đó phải được giữ bí mật. về quyền của HGV thương mại “từ chối Theo UNCITRAL (2001), trong quá trình cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh soạn thảo, một số quốc gia cho rằng Điều chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận 8 có cách tiếp cận lỗi thời và đề xuất sửa bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp đổi điều luật theo hướng: “Khi HGV, hội luật”, và Điểm c Khoản 2 Điều 9 ghi nhận đồng HGV hoặc một thành viên của ban về nghĩa vụ của HGV “bảo vệ bí mật thông HGV nhận được thông tin liên quan đến tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa tranh chấp từ một bên, HGV hoặc hội đồng giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận HGV sẽ không tiết lộ thông tin đó cho bất bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp kỳ bên nào khác, trừ khi bên thông tin đồng luật”. ý với sự tiết lộ đó”. Phản hồi lập luận trên 8
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Một điểm khác biệt tiếp theo đáng chú, tiết lộ hay không: “Khi một bên đưa thông Luật mẫu quy định theo hướng cho phép tin đến HGV kèm điều kiện phải giữ bí HGV tự quyết định rằng liệu thông tin có mật” (Điều 8 Luật mẫu) lúc này thông tin nên cung cấp cho các bên hoặc giữ kín, trừ sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khi các bên yêu cầu phải bảo mật. Nghị khác. Ngược lại, cả Điểm b Khoản 1 Điều định số 22/2017/NĐ-CP ghi nhận ngược 9 và Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số lại theo hướng thông tin luôn phải được giữ 22/2017/NĐ-CP đều sử dụng cụm từ “trừ kín, trừ khi các bên cho phép được tiết lộ. trường hợp các bên có thỏa thuận”, cụ thể Chúng ta có thể hiểu được ý định của nhà là: “Từ chối cung cấp thông tin liên quan làm luật thông qua cách sử dụng cấu trúc đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên “Từ chối cung cấp thông tin […], trừ […]” có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy tại Điểm b Khoản 1 Điều 9, thay vì “[…] định của pháp luật” và “bảo vệ bí mật có thể tiết lộ thông tin, tuy nhiên […]” như thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham Luật mẫu. gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có Chúng tôi đồng tình với cách quy định theo thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, bởi lẽ mức định của pháp luật”. độ về quyền tự quyết của các bên tranh Có thể thấy, Luật mẫu quy định theo hướng chấp phải lớn hơn HGV, tức chỉ những gì mở rộng khả năng công khai thông tin, các bên trao quyền hoặc cho phép thì HGV bằng cách ghi nhận việc quyết định bảo mới được thực hiện. Do đó, những thông mật hoặc chia sẻ do một bên quyết định. tin được cung cấp, dù không kèm theo ràng Trong khi đó, Nghị định số 22/2017/NĐ- buộc nào, nó cũng phải được giữ kín. Chỉ CP ghi nhận theo hướng ngược lại nhằm như vậy, từng bên tranh chấp mới thẳng giới hạn khả năng tiết lộ thông tin, bằng thắn trao đổi, cung cấp thông tin mà không cách buộc tất cả các bên thỏa thuận cho lo ngại trường hợp HGV tự ý tiết lộ với bên phép thì HGV mới được công khai thông còn lại. Đồng thời, cách quy định như Nghị tin hòa giải. Vấn đề là, Nghị định số định số 22/2017/NĐ-CP vẫn đảm bảo khả 22/2017/NĐ-CP lại giới hạn quyền quyết năng thông tin giữa các bên tham gia hoà định của các bên tranh chấp đối thông tin giải được truyền đạt kịp thời và dễ dàng, của riêng mình, cụ thể nếu một bên muốn bởi lẽ chính HGV phải nỗ lực khuyến công khai thì theo quy định tại Điểm b khích các bên tranh chấp cởi mở trao đổi Khoản 1 Điều 9 và Điểm c Khoản 2 Điều để hiểu rõ về nhau hơn. Không những vậy, 9, bên này phải thỏa thuận được với bên chính việc được bảo mật thông tin sẽ giúp còn lại, nếu không, mọi điều được hòa giải họ thoải mái cung cấp các sự kiện, tình tiết sẽ được giữ kín. liên quan. Ngoài ra, Nghị định số Bảo mật với bên thứ ba sau thủ tục hòa 22/2017/NĐ-CP cho phép hòa giải được giải tiến hành bởi nhiều HGV. Vì thế, việc trao Nội hàm thông tin được bảo mật quyền cho phép tiết lộ thông tin thuộc về Luật mẫu xây dựng Điều 9 với nguyên tắc, các bên tranh chấp là hợp lý, nhằm loại trừ các thông tin liên quan đến buổi hòa giải sẽ trường hợp có từ hai HGV tham gia giải được giữ kín, trừ hai trường hợp ngoại lệ: quyết, nhưng chỉ một HGV cảm thấy cần “Trừ khi có thoả thuận của các bên, tất cả phải cung cấp thông tin cho bên còn lại, các thông tin liên quan đến thủ tục hoà giải dẫn đến bất đồng trong chính hội đồng phải được giữ bí mật, trừ trường hợp việc HGV, gây gián đoạn quá trình giải quyết công bố thông tin phải được thực hiện theo xung đột. yêu cầu luật pháp hoặc cho các mục đích Chủ thể yêu cầu bảo mật thông tin thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hòa Luật mẫu quy định bên nào đưa ra thông giải”. Tại Điều 9, theo giải thích của tin, chính bên đó sẽ quyết định có hạn chế UNCITRAL (2004) thì phạm vi không 9
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 gian mà thông tin sẽ không được tiết lộ là mong muốn hòa giải, các điều khoản thỏa ngoài phiên hòa giải, trừ khi các bên cho thuận tham gia hòa giải, lựa chọn HGV, lời phép. Đây là đặc điểm quan trọng cần phân mời và chấp nhận hoặc từ chối lời mời hòa biệt với phạm vi tại Điều 8 Luật mẫu, nơi giải. thông tin sẽ được tiết lộ là trong phiên hòa Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, có giải và giữa các bên tranh chấp: “Khi nhận một sự khác biệt về hình thức quy định. Cụ thông tin liên quan đến tranh chấp từ một thể, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP sử dụng bên, HGV có thể tiết lộ bản chất thông tin quy định về quyền, nghĩa vụ và điều cấm cho bất kỳ bên nào khác trong hoà giải. đối với HGV để ghi nhận các trường hợp Tuy nhiên, khi một bên đưa thông tin đến ngoại lệ mà theo đó, thông tin tài liệu bí HGV kèm điều kiện phải giữ bí mật, thông mật của các bên tranh chấp có thể bị công tin sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khai. Tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 về quyền khác”. của HGV thương mại được “Từ chối cung Có thể minh họa hai quy định này qua tình cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, huống sau. A và B cùng tham gia hòa giải trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng với HGV C về tranh chấp hợp đồng mua văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”, bán hàng hóa, trong đó A đã không thanh và Điểm c Khoản 2 Điều 9 ghi nhận về toán tiền hàng cho B. A cho rằng B giao nghĩa vụ của HGV “Bảo vệ bí mật thông hàng có một số sản phẩm bị lỗi, không thể tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa sử dụng được. B sau khi kiểm tra đã phát giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hiện dây chuyền có lỗi và đề nghị giảm giá bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp trị đơn hàng. Các bên tiết lộ mà không yêu luật”, tiếp đó tại Khoản 1 Điều 10 về những cầu phải giữ bí mật, khi đó HGV được tự hành vi bị cấm đối với HGV thương mại: quyết định sẽ cung cấp thông tin cho bên “Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng còn lại hoặc không (Điều 8 Luật mẫu), mà mình biết được trong quá trình hòa nhưng sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên giải, trừ trường hợp được các bên tranh nào khác ngoài các bên tranh chấp đang chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật hòa giải (Điều 9 Luật mẫu). có quy định khác”. Rõ ràng tại Khoản 1 Như vậy, một khi thông tin được tiết lộ thì Điều 10, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP sử nó phải được giữ kín. Ngoại lệ duy nhất dụng cụm từ “tiết lộ thông tin về vụ việc, trong trường hợp này xuất phát từ thỏa khách hàng […]”, ta cần hiểu tất cả các bên thuận cho phép của tất cả các bên tranh tranh chấp chính là “khách hàng” của chấp. Đồng nghĩa, đối với vụ việc có nhiều HGV, và điều luật này điều chỉnh việc bảo hơn hai bên thì dù chỉ một bên phản đối, mật trong mối quan hệ giữa các bên tranh mọi thông tin sẽ được bảo mật. Vấn đề chấp, HGV với bên thứ ba ngoài hòa giải quan trọng tiếp theo cần làm rõ là xác định (kết hợp Điểm b Khoản 1 Điều 9, Điểm c những thông tin thuộc đối tượng điều chỉnh Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều 10 Nghị của Điều 9 Luật mẫu. Bằng cách sử dụng định số 22/2017/NĐ-CP). cụm từ: “Tất cả các thông tin liên quan đến Một khác biệt quan trọng giữa Luật mẫu và thủ tục hòa giải”, có thể nhận thấy phạm vi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chính là nội thông tin rất rộng. Theo giải thích của dung thông tin được bảo mật. Trong khi UNCITRAL (2004), quy định trên không Điều 9 Luật mẫu ghi nhận đó là “tất cả các chỉ bao trùm các thông tin được tiết lộ thông tin liên quan đến thủ tục hoà giải”, trong quá trình hoà giải, mà còn cả diễn Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định biến và kết quả của các thủ tục trước đó, giới hạn hơn, lần lượt trong 3 điều luật trên: cũng như các vấn đề liên quan đến hoà giải “Thông tin liên quan đến vụ tranh chấp”, xảy ra trước khi quá trình hòa giải bắt đầu. hay “thông tin về vụ tranh chấp” hoặc Ví dụ, các cuộc thảo luận liên quan đến “thông tin về vụ việc, khách hàng”. Có thể 10
  6. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 hiểu, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép trình bày sẽ không được tiết lộ ra ngoài HGV tiết lộ thông tin được cung cấp trong khuôn khổ thủ tục hòa giải, đặc biệt sẽ quá trình diễn ra hòa giải. Mọi tài liệu hay không được sử dụng làm bằng chứng trong tình tiết, sự kiện được công khai trước hoặc các phiên tòa, tố tụng trọng tài hoặc thủ tục sau giai đoạn này sẽ không thuộc phạm vi tương tự tiếp theo. Điều 10 Luật mẫu đã điều chỉnh của Điểm b Khoản 1 Điều 9, giải quyết nhu cầu thực tế đó: Điểm c Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều “1. Các bên trong quá trình hòa giải, hoà 10 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. giải viên và bất kỳ người thứ ba, bao gồm Chúng tôi cho rằng 3 điều luật trên trong cả những người liên quan trong việc quản pháp luật Việt Nam có lý khi chỉ giới hạn lý quá trình này, sẽ không phụ thuộc vào lượng thông tin được bảo mật trong quá thủ tục tiến hành trọng tài hay tư pháp trình hòa giải. Bởi lẽ, chính thời điểm bắt hoặc các thủ tục tương tự, để cung cấp đầu hòa giải, các bên tranh chấp và HGV bằng chứng hoặc xác thực hoặc bằng sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý, với chứng liên quan đến bất kỳ những trường quyền và nghĩa vụ do Nghị định số hợp dưới đây: (a) Lời đề nghị tham gia thủ 22/2017/NĐ-CP điều chỉnh. Do vậy, thông tục hòa giải từ một bên tranh chấp hoặc tin được tiết lộ trước và sau giai đoạn này có căn cứ rõ ràng họ đã sẵn sàng cho một không được Nghị định số 22/2017/NĐ-CP sự tham gia; (b) Quan điểm hoặc những tác động. kiến nghị từ một bên trong hòa giải đối với Bảo mật trong thủ tục tố tụng tòa án, một giải pháp cho tranh chấp; (c) Luận trọng tài điểm hoặc những gì một bên thừa nhận Về việc bảo mật thông tin hòa giải với bên trong suốt quá trình hòa giải; (d) Các đề thứ ba thì vấn đề bảo mật trong các thủ tục xuất của hoà giải viên; (e) Căn cứ thể hiện tại tòa án và trọng tài là điều rất đáng quan một bên đã sẵn sàng chấp nhận đề xuất tâm. Bởi các bên có khả năng sẽ tiết lộ giải quyết của HGV; (f) Một tài liệu chuẩn thông tin sau hòa giải trong thủ tục giải bị chỉ duy nhất cho mục đích hòa giải. quyết tranh chấp tiếp theo (nếu tranh chấp 2. Khoản 1 Điều này được áp dụng không vẫn chưa được giải quyết). Thủ tục hòa giải phân biệt các kiểu dạng của thông tin hoặc có thể kết thúc với một bản thỏa thuận hòa chứng cứ được nêu trong đó. giải thành hoặc không có bất kỳ thỏa thuận 3. Không Hội đồng trọng tài, tòa án hoặc nào. Do đó sẽ có hai trường hợp xảy ra, nếu bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hòa giải thành thì các bên tự nguyện thi nào được yêu cầu công bố các thông tin hành, nếu hòa giải không thành hoặc hòa được nêu tại khoản 1 Điều này, và nếu giải thành nhưng một trong các bên không thông tin đó được yêu cầu cung cấp như là thi hành thì coi như có một tranh chấp dân bằng chứng trái với khoản 1, nó sẽ không sự phát sinh và một bên có quyền khởi kiện được chấp nhận. Tuy nhiên, thông tin có tại tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố thể được công bố hoặc thừa nhận là bằng tụng dân sự. Theo đó, các bên phải cung chứng trong phạm vi được yêu cầu theo cấp và công khai chứng cứ phục vụ cho luật định hoặc cho các mục đích thực hiện mục đích giải quyết tranh chấp theo thủ tục hoặc tố tụng. Vậy, vấn đề quan trọng và được thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp. các bên quan tâm nhất chính là liệu chứng 4. Các thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc cơ cứ đã tiết lộ trong hòa giải sẽ được sử dụng chế tương tự sẽ được áp dụng theo các quy như thế nào, HGV có thể bị triệu tập làm định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu người làm chứng không? Theo Luật mẫu, tranh chấp thuộc đối tượng của quá trình khi quyết định chọn cơ chế hòa giải, các hòa giải. bên tranh chấp mong muốn những quan 5. Theo các giới hạn của khoản 1 Điều điểm, đề xuất và các thông tin khác được này, bằng chứng nếu không được chấp 11
  7. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 nhận trong tố tụng trọng tài, tòa án hoặc vậy có thể bị hạn chế hoặc thay thế bởi cơ chế tương tự sẽ không đương nhiên thẩm quyền của tòa nhằm tiếp cận bằng không được chấp nhận với lý do đã được chứng, làm rõ các sự kiện của vụ án. sử dụng trong quá trình hòa giải”. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thừa nhận Theo giải thích của UNCITRAL (2004), quyền của các bên tranh chấp được khởi trong quá trình hoà giải, các bên thường xướng một thủ tục giải quyết tranh chấp đưa ra các đề xuất và quan điểm liên quan khác như trọng tài hoặc tòa án khi không đến phương án giải quyết tranh chấp, sự đạt được kết quả hòa giải thành tại Khoản thừa nhận một số vấn đề và thể hiện đã sẵn 4 Điều 15: “Trường hợp không đạt được sàng hòa giải. Nếu sau đó, các bên không kết quả hòa giải thành, các bên có quyền thể thống nhất cách giải quyết, đồng thời tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài một bên bắt đầu tiến trình xét xử hoặc tố hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy tụng trọng tài, thì những quan điểm, đề định của pháp luật”. Theo đó, quyền khởi xuất, sự thừa nhận hoặc sẵn sàng giải quyết kiện của các bên không hề bị mất đi khi các có thể bị lợi dụng và gây thiệt hại đến bên bên sử dụng hòa giải. Khái niệm “không đã cung cấp. Đây là điểm hạn chế, rủi ro đạt được kết quả hòa giải thành” được giải đáng kể khiến các bên không tích cực, thích tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số thẳng thắn trao đổi thông tin. Vì vậy, Luật 22/2017/NĐ-CP là “kết quả hòa giải thành mẫu quy định căn cứ để ngăn chặn các bên là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về sử dụng thông tin được tiết lộ trong hòa việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ giải khi tranh chấp được tiếp tục giải quyết tranh chấp phát sinh”. Như vậy, từ định tại tòa án hoặc trọng tài. Các chứng cứ này nghĩa về kết quả hòa giải thành ta có thể không được chấp nhận và Hội đồng trọng hiểu hòa giải không thành là: Các bên tài hay tòa án không thể ra quyết định công không thống nhất được việc giải quyết toàn bố chúng. Nếu hai bên đã thỏa thuận đồng bộ tranh chấp; hoặc một phần tranh chấp ý tiết lộ thông tin theo Điều 9 thì tòa án, bất kỳ mà các bên không đạt được sự đồng trọng tài vẫn xem xét đó là chứng cứ: “Trừ thuận. khi có thoả thuận của các bên, tất cả các Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở thông tin liên quan đến thủ tục hoà giải quyền của các bên mà còn phải quan tâm phải được giữ bí mật”. đến nghĩa vụ bảo mật của các bên sau khi Trước đó, để giải quyết vấn đề này, Điều hòa giải không đạt và khởi kiện tại tòa án 20 của Quy tắc Hòa giải năm 1980 đưa ra hoặc trọng tài? Đây được coi là vấn đề một giải pháp là sử dụng điều khoản hợp quan trọng trong thủ tục hòa giải và được đồng, theo đó các bên cam kết không dựa ghi nhận trong pháp luật về hòa giải của vào hoặc đưa ra làm bằng chứng các thông các quốc gia phát triển trên thế giới. Nếu tin được nêu cụ thể trong báo cáo của các bên lo sợ rằng những điều mình tiết lộ HGV. Giải pháp hợp đồng như vậy có thể có thể gây bất lợi sau này thì họ sẽ không thỏa mãn lợi ích các bên, đặc biệt ở các thoải mái và cởi mở khi tiến hành hòa giải, quốc gia chưa có luật về hòa giải thì đây là dẫn đến kết quả của việc hòa giải khó có cách bảo vệ khả thi nhất. Tuy nhiên, hạn thể đạt được. chế của Điều 20 là không cung cấp một giải Do đó, đồng quan điểm với Nguyễn Mạnh pháp toàn diện trong mọi trường hợp và Dũng và Đặng Vũ Minh Hà (2015), chúng mọi hệ thống pháp luật. Theo Jernej tôi cho rằng quy định về hạn chế việc cung Sekolec và Michael B. Getty (2003), bởi cấp hay viện dẫn chứng cứ đã được cung chúng ta không hoàn toàn chắc chắn liệu cấp trong quá trình hòa giải làm chứng cứ các tòa án ở tất cả hệ thống pháp luật sẽ trong tố tụng trọng tài hoặc tòa án là cần chấp nhận một thỏa thuận giới hạn sự thừa thiết. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP không nhận bằng chứng, do những thỏa thuận như có bất cứ quy định nào điều chỉnh vấn đề 12
  8. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 này mà chỉ dừng lại ghi nhận quyền của các thương mại phải có quy định chuyên biệt bên khởi xướng tố tụng tòa án hoặc trọng điều chỉnh loại trừ khả năng tiếp cận thông tài. Điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối và khó tin từ cơ quan tài phán. khăn trong thực tiễn áp dụng. Vấn đề phát Thứ hai, HGV bị tòa án yêu cầu làm người sinh là tại phiên hòa giải trong giai đoạn làm chứng. Theo Điều 77 BLTTDS 2015, chuẩn bị xét xử sơ thẩm, các bên sẽ cung người biết các tình tiết có liên quan đến nội cấp chứng cứ để bảo vệ cho yêu cầu của dung vụ việc được đương sự đề nghị, tòa mình, nếu một bên không cung cấp nhưng án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là bên còn lại biết qua thủ tục hòa giải và cung người làm chứng. Với tiêu chí “biết các cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy bên tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc” thì đó có quyền cung cấp hay không? Tòa án rõ ràng HGV là người biết và thậm chí biết được chấp nhận không? rất rõ nội dung của vụ việc. Tuy nhiên, Đối chiếu với các quy định có liên quan Khoản 3 Điều 78 BLTTDS 2015 lại cho trong pháp luật tố tụng với Nghị định số phép người làm chứng “được từ chối khai 22/2017/NĐ-CP, chúng tôi nhận thấy việc báo nếu lời khai của mình liên quan bí mật hạn chế cung cấp chứng cứ có mối quan hệ nghề nghiệp”. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu với 2 nhóm chủ thể sau: HGV và các bên những thông tin mà HGV và các bên thứ trong tranh chấp. ba có được trong quá trình hòa giải có được Thứ nhất, HGV bị tòa án yêu cầu cung cấp coi là bí mật nghề nghiệp và họ có quyền chứng cứ. BLTTDS 2015 đã có nhiều điểm từ chối cung cấp những thông tin này? mới trong vấn đề yêu cầu cơ quan, tổ chức, Pháp luật về hòa giải thương mại hiện hành cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Đầu không quy định cụ thể việc các thông tin, tiên là việc quy định thêm quyền yêu cầu tài cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, liệu được các bên đưa ra trong quá trình chứng cứ của các đương sự tại Khoản 1 hòa giải có được coi là bí mật nghề nghiệp Điều 106 BLTTDS 2015. Tiếp theo là việc hay không? Tuy nhiên, HGV có quyền từ bổ sung thêm thẩm quyền của tòa án trong chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa cung cấp tài liệu, chứng cứ. Theo đó, thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của không chỉ khi đương sự có yêu cầu mà khi pháp luật; và có nghĩa vụ bảo vệ bí mật xét thấy cần thiết, tòa án vẫn có thể ra quyết thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của chứng cứ cho tòa án quy định tại Khoản 3 pháp luật. Xem xét Điểm b Khoản 1 Điều Điều 106 BLTTDS 2015. 9 và Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số Dưới góc độ này thì tòa án hoàn toàn có 22/2017/NĐ-CP, tiêu đề của Điều 9 là quyền yêu cầu HGV phải cung cấp thông “Quyền, nghĩa vụ của HGV thương mại”, tin liên quan đến quá trình hòa giải để tòa mà không có cụm từ “trong quá trình hòa án giải quyết vụ tranh chấp. Vậy HGV giải” như Điều 13 “Quyền, nghĩa vụ của buộc phải cung cấp hay được quyền từ các bên tranh chấp trong quá trình hòa chối? Như đã phân tích, HGV có quyền từ giải”. Do đó, Điều 9 ràng buộc HGV ngay chối cung cấp thông tin, bảo vệ thông tin cả khi hòa giải đã kết thúc. Vì vậy, nhóm liên quan đến vụ tranh chấp; đồng thời có nghiên cứu cho rằng dù không cấm HGV nghĩa vụ bảo vệ bí mật thông tin về vụ được làm người làm chứng, nhưng họ sẽ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải. Tuy không được khai báo những thông tin bí nhiên nghĩa vụ này sẽ bị loại trừ nếu như mật, trừ trường hợp pháp luật quy định. tòa án ra quyết định buộc họ phải cung cấp Vấn đề HGV bị yêu cầu làm người làm thông tin. Do vậy, pháp luật về hòa giải chứng cũng đã được giải thích với phán 13
  9. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 quyết Farm Assist Ltd. (in liq.) v The liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp Secretary of State for the Environment, các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc Food and Rural Affairs (EWHC 1102 theo quy định của pháp luật. (TCC), 6 May 2009). Ở đây, các bên có Các trường hợp ngoại lệ của bảo mật tranh chấp và đã tiến hành hòa giải, nhưng Cả Luật mẫu và Nghị định số 22/2017/NĐ- nguyên đơn đã bắt đầu quá trình tố tụng để CP đều cho rằng vấn đề bảo mật trong hòa làm vô hiệu thoả thuận hòa giải thành. giải không mang tính tuyệt đối, nó có thể Trong thỏa thuận hòa giải có điều khoản bị phá vỡ trong một số trường hợp ngoại lệ. bảo mật thông tin, quy định rằng các bên Thực tiễn tòa án cũng theo hướng trên, cụ trong hòa giải phải giữ kín thông tin liên thể trong vụ Farm Assist Ltd. (in liq.) v The lạc, miễn là không bên nào yêu cầu HGV Secretary of State for the Environment, làm người làm chứng cho bất cứ thủ tục tố Food and Rural Affairs (No. 2), nguyên tụng tòa án hoặc trọng tài nào và HGV sẽ đơn yêu cầu HGV làm chứng tại Tòa không tự nguyện làm chứng mà không có nhưng HGV từ chối với lý do tuân theo sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên. nguyên tắc bảo mât, thẩm phán Ramsey J. Tuy nhiên nguyên đơn cho rằng thỏa thuận bác bỏ lập luận của HGV có thể được tóm đó được ký kết dưới áp lực kinh tế nên tắt như sau: không chấp nhận sự ràng buộc bởi điều Thứ nhất, quy tắc bảo mật yêu cầu không khoản bảo mật đó. Nguyên đơn đã yêu cầu tiết lộ tài liệu hoặc thông tin hòa giải trong HGV làm chứng tại phiên tòa. Bị đơn đã quá trình kiện tụng, nhưng tòa án chỉ buộc không phản đối. Tuy nhiên, HGV từ chối tiết lộ nếu xét thấy cần thiết cho việc giải làm và đã áp dụng quy định trong thỏa quyết hợp lý vụ án. Do đó, chỉ dựa vào các thuận hòa giải để chứng minh cho hành quy định mà các bên đã đưa ra trong bản động từ chối của mình. Thẩm phán Ramsey thỏa thuận hòa giải thì không tự ngăn cản J. bác bỏ sự từ chối của HGV và cho rằng một bên đưa ra bằng chứng về những vấn HGV đã phải làm chứng tại tòa án về đề trong hòa giải tại tòa, cũng không ngăn những gì đã xảy ra trong quá trình hòa giải. cản tòa ra lệnh cho một bên phải tiết lộ Thứ ba, các bên tranh chấp sử dụng chứng bằng chứng. cứ trong hòa giải trong thủ tục tố tụng khác. Thứ hai, nghĩa vụ bảo mật không chỉ được Các bên tranh chấp có nghĩa vụ như thế nào tuân thủ bởi một bên trong tranh chấp đối về vấn đề cung cấp chứng cứ tại tòa án hay với bên kia mà cũng có thể được tuân thủ không? Bởi nếu khởi kiện theo thủ tục tố bởi các bên tranh chấp đối với HGV (nghĩa tụng dân sự thì các bên phải cung cấp vụ bảo mật gồm: Bảo mật giữa các bên chứng cứ bảo vệ cho yêu cầu của mình và tranh chấp với nhau và nghĩa vụ bảo mật công khai cho phía bên kia biết. Do đó vấn giữa các bên tranh chấp với HGV). Do đó, đề xảy ra là một bên biết được những thông ngay cả khi tất cả các bên trong tranh chấp tin, tài liệu thông qua quá trình hòa giải, từ bỏ bảo mật, thì HGV có thể tự bảo đảm nhất là những thông tin có lợi cho mình và về sự bảo mật của mình. Do đó việc từ bỏ bất lợi cho bên còn lại trong tranh chấp và bảo mật của các bên không làm mất đi cung cấp cho tòa án thì có vi phạm nghĩa quyền bảo vệ sự bảo mật của HGV. Tuy vụ bảo mật hay không? Luật mẫu quy định nhiên, nghĩa vụ bảo mật không phải là rõ ràng rằng các thông tin liên quan đến tuyệt đối. Bởi các bằng chứng vẫn có thể hòa giải phải được bảo mật dù các bên khởi được sử dụng tại tòa án nếu tòa án cho rằng xướng tố tụng tòa án hay trọng tài. Trong vì sự công bằng và công lý cho các bên. khi đó, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP hiện Từ phán quyết trên cũng như thực tiễn, nay không giải quyết triệt để và rõ ràng vấn nhóm nghiên cứu thấy rằng nghĩa vụ bảo đề này bởi chỉ quy định đơn giản rằng: Từ mật trong hòa giải luôn có những ngoại lệ chối cung cấp hay phải bảo vệ thông tin nhất định, một trong đó là HGV có thể trở 14
  10. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 thành người làm chứng nếu việc làm chứng các bên tranh chấp. Như vậy điều luật ghi đó đảm bảo sự công bằng cho các bên theo nhận theo đúng tinh thần của Luật mẫu. Có như vụ tranh chấp trên. thể thấy, quy định này trước hết thể hiện Trong Luật mẫu tại Điều 9 ghi nhận ba nguyên tắc tự chủ, quyền tự quyết thuộc về trường hợp thông tin có thể được tiết lộ, các bên tranh chấp tồn tại xuyên suốt trong bao gồm: Các bên tranh chấp đồng thuận, hòa giải. Do vậy, việc buộc tất cả các bên theo yêu cầu của pháp luật, vì mục đích phải đồng thuận giữ kín thông tin là hợp lý, thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hòa giải. bởi lẽ khi không tồn tại thỏa thuận chung, Trong quá trình soạn thảo, UNCITRAL dự tức bên nào cũng có quyền giữ bí mật hoặc định ghi nhận một danh sách các trường công khai tài liệu thì bất kỳ bên nào sử hợp ngoại lệ cụ thể, nhưng ban soạn thảo dụng tài liệu này và tiết lộ ra ngoài sẽ gây cho rằng việc liệt kê có thể tạo ra nhiều vấn thiệt hại cho bên cung cấp thông tin đó. đề khó giải thích, đặc biệt là không có khả Tuy nhiên đối với vấn đề cung cấp chứng năng bao quát tất cả trường hợp. Sau cùng, cứ tại tòa án hay trọng tài, liệu quy định của UNCITRAL chấp nhận phương án quy Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có hợp lý định một danh sách mang tính minh hoạ và hay không? Vì cung cấp chứng cứ chứng không đầy đủ các ngoại lệ về bảo mật, đồng minh cho yêu cầu của mình là nguyên tắc thời tiến hành giải thích cách hiểu về ba quan trọng và là quyền tố tụng cơ bản của trường hợp liệt kê trong hướng dẫn áp đương sự. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP dụng. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ- hiện nay không giải quyết triệt để vấn đề CP chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ, này. bao gồm: Các bên tranh chấp đồng thuận; Thứ hai, ngoại lệ do theo yêu cầu của pháp hoặc theo yêu cầu của pháp luật. Dưới đây, luật. Theo giải thích của UNCITRAL chúng tôi sẽ xem xét quy định của hai văn (A/CN.9/514, 2002), hai trường hợp pháp bản luật trên theo từng ngoại lệ. luật có thể quy định buộc các bên tiết lộ Thứ nhất, ngoại lệ do các bên tranh chấp thông tin khi: Việc giữ kín thông tin có thể đồng ý cho phép. Theo Luật mẫu, các bên dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc tổn tranh chấp đương nhiên có quyền định đoạt hại sức khỏe đáng kể của con người; hoặc khả năng giữ kín hoặc công khai thông tin yêu cầu tiết lộ đó xuất phát từ lợi ích công của mình. Liệu việc tiết lộ có cần tất cả các cộng, ví dụ như để cảnh báo cho công dân bên đồng thuận hay không? Trong trường biết nguy cơ về sức khoẻ, môi trường hoặc hợp chỉ một bên đồng ý công khai thì họ có an toàn. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ- được tiết lộ thông tin của riêng mình CP tại Điểm b Khoản 1 Điều 9, Điểm c không? Điều 9 quy định “các bên” (parties) Khoản 2 Điều 9 đều quy định “[…], trừ chứ không phải “một bên” (the party), có trường hợp theo quy định của pháp luật”. thể thấy Luật mẫu chỉ cho phép thông tin Đây là cách quy định chung chung và rất được công khai khi tất cả các bên đồng ý. khó xác định nội hàm cụ thể. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, như Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có đã trình bày phía trên, cả Điểm b Khoản 1 một quy định tương tự với Luật mẫu, buộc Điều 9, Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định công khai thông tin bí mật của khách hàng số 22/2017/NĐ-CP đều sử dụng cụm từ trong lĩnh vực tín dụng. Trong nghiên cứu “[…], trừ trường hợp các bên có thỏa của Nguyễn Thanh Tú (2004), đó là trường thuận […]”. hợp hai trường hợp: (i) Tổ chức tín dụng Ở đây, cụm từ “thỏa thuận” thể hiện phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ có từ hai chủ thể trở lên, không thể một bên quan nhà nước có thẩm quyền trong quá lại có quyền thỏa thuận với chính mình. trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi Đồng thời cũng không thể một bên thỏa hành án theo quy định của pháp luật. Việc thuận với HGV bởi đây là đặc quyền của cung cấp thông tin này là bắt buộc do luật 15
  11. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 định nhưng cũng phải tuân thủ những thủ Kiến nghị tục cần thiết; và (ii) tổ chức tín dụng cung Thông tin, tài liệu liên quan đến hòa giải có cấp thông tin của khách hàng vì lợi ích thể được các bên sử dụng làm chứng cứ công cộng, xuất phát từ một trong những trong thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài. nguyên tắc của luật dân sự là nguyên tắc Xuất phát các phân tích về quy định bảo tôn trọng, đảm bảo lợi ích công cộng hay mật hiện nay của Nghị định số lợi ích chung. Tổ chức tín dụng phải cung 22/2017/NĐ-CP và đặc biệt là sự mập mờ cấp các thông tin của khách hàng liên quan về vấn đề sử dụng chứng cứ liên quan đến đến những khoản tiền bất hợp pháp, hay hòa giải trong thủ tục tố tụng tiếp theo khi hành vi rửa tiền, lừa đảo… cho cơ quan nhà hòa giải không thành. Nhóm nghiên cứu nước có thẩm quyền. Ngoài ra, pháp luật kiến nghị phải có quy định rõ ràng về vấn ngân hàng cũng ghi nhận cụ thể điều kiện đề sử dụng chứng cứ đối với những tranh về thủ tục để tổ chức nhận tiền gửi và tài chấp đã qua thủ tục hòa giải. sản gửi của khách hàng được cung cấp Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản thông tin liên quan đến hòa giải chỉ được gửi của khách hàng: Theo yêu cầu của các tiết lộ nếu như các bên có thỏa thuận hoặc cơ quan Nhà nước; yêu cầu này được các pháp luật có quy định. Như vậy đối với các cơ quan đó đưa ra trong quá trình thanh tra, thông tin hay tài liệu, chứng cứ đã được sử điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc dụng trong hòa giải khi muốn sử dụng tại thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tòa án phải được bên còn lại đồng ý hoặc yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản do được pháp luật quy định cho phép cung những người có thẩm quyền ký; và văn bản cấp. Điều này dường như khá vô lý và vi phải có đầy đủ các nội dung theo quy định. phạm quyền cơ bản của công dân. Hiện nay, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chỉ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ dừng lại ở quy định mang tính nguyên tắc Kết luận là thông tin liên quan đến hòa giải phải Đặc trưng các thông tin trong quá trình hòa được bảo mật trừ trường hợp các bên có giải được bảo mật, chúng tôi phân tích vấn thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định nên đề này dưới ba khía cạnh: (i) Bảo mật giữa chúng ta không thể hiểu rõ trường hợp này. các bên trong tranh chấp trong quá trình Vấn đề cung cấp chứng cứ cho tòa án có hòa giải; (ii) khả năng thông tin được bảo thể tiếp cận theo hai hướng khác nhau. mật trước bên thứ ba, trong đó đặc biệt chú Cách tiếp cận thứ nhất có thể cho rằng trọng phân tích vấn đề bảo mật thông tin quy định này xâm phạm quyền của đương trong các thủ tục giải quyết tranh chấp tiếp sự bởi một cách dễ hiểu là thông tin, chứng theo (nếu phát sinh); (iii) các ngoại lệ của cứ thuộc “sở hữu” của bên nào thì bên đó nguyên tắc bảo mật bảo gồm các bên thỏa có quyền quyết định sử dụng tại tòa án thuận, pháp luật quy định phải cung cấp hoặc trọng tài. Có thể nói cách hiểu này thông tin liên quan đến hòa giải. tương tự như cách hiểu về quyền sở hữu Từ các phân tích về những nội dung trên, vật, chúng ta chỉ có quyền sử dụng vật khi chúng tôi chỉ ra một số hạn chế trong Nghị chúng ta là chủ sở hữu hoặc được chủ sở định số 22/2017/NĐ-CP về nguyên tắc bảo hữu cho phép. mật của cơ chế hòa giải. Cụ thể chúng tôi Cách tiếp cận thứ hai có thể ủng hộ cách tập trung phân tích hạn chế liên quan đến quy định theo hướng khi đã khởi kiện theo cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến thủ tục tố tụng tranh chấp đã qua hòa giải hòa giải tại tòa án hoặc trọng tài của các thì một bên muốn sử dụng chứng cứ tại tòa bên tranh chấp để đảm bảo sự hài hòa, án phải được sự đồng thuận của bên kia. tránh sự xung đột giữa hai phương thức Quy định này sẽ tạo niềm tin cho các bên giải quyết tranh chấp. mạnh dạn hòa giải vì họ tin rằng thông tin 16
  12. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 của mình sẽ được bảo mật dù ở bất kỳ thủ cứ, có thể hiểu đó chính là một ngoại lệ của tục tố tụng nào. Đây chính là hướng tiếp nguyên tắc bảo mật – “theo quy định của cận của Luật mẫu và Đạo luật hòa giải pháp luật”. Singapore. Theo kiến nghị trên thì một bên chỉ được Như đã phân tích, Nghị định số yêu cầu tòa án ra quyết định thu thập đối 22/2017/NĐ-CP hiện nay không giải quyết với chứng cứ thuộc “sở hữu” của mình, tức triệt để vấn đề này. Tuy nhiên cần lưu ý đó là những thông tin tài liệu do mình đã rằng theo thủ tục tố tụng dân sự, các bên cung cấp trong thủ tục hòa giải chứ không muốn yêu cầu của mình được chấp nhận thì phải thông tin, tài liệu mà “biết hoặc thu phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh bằng thập được” từ quá trình hòa giải (sự thừa chứng cứ. Do đó, cung cấp tài liệu chứng nhận của bên kia, hoặc tài liệu mà bên kia cứ chính là điểm then chốt giúp giải quyết cung cấp trong hòa giải). Hướng quy định tranh chấp, bảo đảm sự công bằng. Vậy này vừa đảm bảo tôn trọng nguyên tắc bảo nên, nhóm nghiên cứu kiến nghị pháp luật mật vừa bảo đảm quyền cơ bản của đương hòa giải Việt Nam nên quy định vấn đề này sự. Đồng thời tránh được trường hợp các trong một điều luật riêng biệt. bên lợi dụng hòa giải để khai thác thông tin Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất hướng hoặc giấu thông tin qua việc không đồng giải quyết như sau: Mọi thông tin, tài liệu thuận tiết lộ. Trong những trường hợp đó, liên quan đến quá trình hòa giải đều được hòa giải không phát huy được vai trò mà lại bảo mật tại tòa án. Tuy nhiên nếu như một còn tạo cơ hội cho bên có mưu đồ xấu thỏa bên muốn sử dụng và cho rằng nó là chứng mãn những mưu tính của mình. cứ quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc giải Vấn đề phát sinh tiếp theo là làm thế nào quyết tranh chấp thì thông báo với tòa án, chứng minh thông tin, chứng cứ thuộc “sở cụ thể là đương sự có chứng cứ chứng minh hữu” của bên cung cấp, ví dụ sau sẽ cung yêu cầu của mình là có căn cứ và chứng cứ cấp một phương thức chứng minh: A và B thuộc “sở hữu” của đương sự, nhưng do nó có tranh chấp và đã qua thủ tục hòa giải đã được sử dụng trong thủ tục hòa giải và nhưng không thành, sau đó A khởi kiện B vì yêu cầu bảo mật nên đương sự không thể tại tòa án. Quá trình chứng minh yêu cầu cung cấp, yêu cầu tòa án ra quyết định thu của mình A đã cung cấp thông tin, chứng thập chứng cứ đó để đương sự có căn cứ cứ nhưng không chứng minh được nguồn cung cấp cho tòa án. Khoản 3 Điều 106 gốc thông tin là của mình, đồng thời B BLTTDS 2015 quy định không chỉ khi chứng minh được thông tin chứng cứ mà đương sự có yêu cầu mà khi xét thấy cần bên đó cung cấp là những gì mình đã thừa thiết, tòa án vẫn có thể ra quyết định yêu nhận hoặc cung cấp trong thủ tục hòa giải. cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản Khi đó chứng cứ mà A cung cấp sẽ không lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho được tòa án sử dụng để đánh giá giải quyết tòa án. Vậy nên với trường hợp tòa án chấp tranh chấp. nhận yêu cầu và quyết định thu thập chứng TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ TƯ PHÁP (2015). Báo cáo tổng thuật pháp luật một số nước về hòa giải thương mại. Hà Nội. DEPARTMENT OF JUSTICE (2010). Report of The Working Group on Mediation: The Government of the Hong Kong - Special Administrative Region. NGUYỄN MẠNH DŨNG, ĐẶNG VŨ MINH HÀ (2015). Đóng góp ý kiến cho Nghị định hòa giải thương mại. 17
  13. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 JERNEJ SEKOLEC, MICHAEL B. GETTY (2003). UMA and the UNCITRAL Model Rule: An Emerging Consensus on Mediation and Conciliation. The Journal of Dispute Resolution 1 (9) 175-196. NGUYỄN THANH TÚ (2004). Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng. Tạp chí Khoa học pháp lý 1 (20) 29-35. UNCITRAL (2001). Report of the Working Group on Arbitration on the work of its thirty-fourth session (A/CN.9/487). Vienna. UNCITRAL (2002). Report of the United Nations Commission on International Trade Law on its thirty-fifth session (A/CN.9/514). New York. UNCITRAL (2002). Report of the Working Group on Arbitration on the work of its thirty-fifth session (A/CN.9/506). New York. UNCITRAL (2004). UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliations with Guide to Enactment. United Nations Publication Sales. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0