Bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long
lượt xem 45
download
Bên cạnh những giá trị đặc biệt đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì đa dạng sinh học là một trong những đặc trưng tiêu biểu của Vịnh Hạ Long.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long
- Bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long Bên cạnh những giá trị đặc biệt đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì đa dạng sinh học là một trong những đặc trưng tiêu biểu của Vịnh Hạ Long. Cọ Hạ Long, một trong Đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long thể hiện ở ba yếu tố: những thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long. thành phần loài, hệ sinh thái và chủng loại gien. Nơi có nhiều thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam Về đa dạng thành phần loài, theo nghiên cứu, đánh giá chưa đầy đủ của các nhà khoa học của Viện Tài nguyên môi trường biển và Viện Sinh thái tài nguyên và sinh vật, đến nay, trên Vịnh Hạ Long đã xác định được 435 loài thực vật trên cạn (mộc lan: 416 loài; dương xỉ: 14 loài; thông đất: 2 loài; lá thông: 1 loài; thiên tuế: 2 loài), 28 loài thực vật ngập mặn, 5 loài cỏ biển, 234 loài san hô, 139 loài rong biển, 278 loài thực vật phù du, 133 loài động vật phù du, 315 loài cá, 545 loài động vật thân mềm sống ở đáy, 178 loài động vật thân mềm ở cạn, 17 loài nấm, 8 loài bò sát, 53 loài trùng lỗ, 22 loài thú sống trên các đảo, 76 loài chim, 4 loài lưỡng cư... Trong số đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm có mặt trong sách đỏ VN. Đặc biệt, đến nay các nhà khoa học đã xác định được 14 loài thực vật đặc hữu quý hiếm của Hạ Long như: cọ Hạ Long, thiên tuế, sung Hạ Long... Về đa dạng hệ sinh thái, các công trình nghiên cứu khoa học đã xác định Vịnh Hạ Long có nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, bãi triều, hệ sinh thái cỏ biển, gò đồi. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái tùng, áng đặc sắc hiếm nơi nào có được. Đây thực chất là những hồ, giếng hoặc phễu Karst bị ngập nước biển, với hình thái khép kín hoặc thông với biển qua hang ngầm, được hình thành do quá trình bào mòn, phong hóa của tự nhiên. Đa dạng cảnh quan Vịnh Hạ Long là yếu tố tự nhiên hết sức cần thiết để phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, ngược lại, đa dạng sinh học làm tăng thêm tính độc đáo và hấp dẫn của đa dạng cảnh quan. Do vậy, việc bảo vệ, quản lý và sử dụng đa dạng sinh học là việc làm vô cùng cần thiết, lợi ích mà nó đem lại đã, đang và sẽ giúp ích cho quản lý môi trường bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long đang có nguy cơ bị đe doạ như: suy thoái môi trường, một số bãi triều và rừng ngập mặn bị thu hẹp, khai thác thủy hải sản quá mức... mà nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra.
- Nỗ lực để bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long Để bảo tồn đa dạng sinh học, một số cách thức và nguyên tắc đã được các nước áp dụng đó là bảo tồn nguyên vị (insitu) và bảo tồn chuyển vị (ex-situ). Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Đây là một trong những hình thức bảo tồn được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều quốc gia. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ. Ưu điểm của hình thức bảo tồn này là: chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, hình thức bảo tồn này cũng có những nhược điểm đó là: có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm họa do con người hoặc tự nhiên gây ra bất cứ lúc nào. Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, hoặc cũng có thể cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu... Với hình thức bảo tồn chuyển vị, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gien, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù hợp hơn. Nhược điểm của hình thức bảo tồn này là chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao. Tuy nhiên, ưu điểm là khắc phục được những nhược điểm của hình thức bảo tồn nguyên vị như: bảo tồn được nguyên trạng đối tượng như lúc thu thập và bảo quản có thể đến bất kỳ thời gian nào trong tương lai, tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra. Bên cạnh đó, phương pháp này không chỉ làm tăng số lượng các quần thể, cá thể mà còn tránh được các nguy cơ như suy thoái trong các giống, loài bản địa. Đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long, căn cứ vào điều kiện thực tế có thể cùng lúc áp dụng cả hai phương thức bảo tồn nguyên vị, và bảo tồn chuyển vị. Đối với hình thức bảo tồn nguyên vị, trước hết cần bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, loại trừ được các nguyên nhân gây tổn thất hoặc đe dọa tới đa dạng sinh học như: tác động của hoạt động du lịch, ô nhiễm môi trường, khai thác thủy hải sản quá mức hoặc nguy hiểm. Bên cạnh đó, có thể tiến hành khảo sát những địa điểm có sự đa dạng sinh học cao, những nơi có hệ sinh thái điển hình để khoanh vùng quản lý, bảo vệ với điều kiện riêng. Đặc biệt, trên một số đảo có thể chọn những vị trí có những nhóm, loài thực vật đặc hữu, quý hiếm, những hệ sinh thái điển hình... để khoanh vùng bảo vệ. Những nơi này có thể trở thành điểm tham quan học tập, nghiên cứu cho các em học sinh và du khách. Tiêu chuẩn để lựa chọn khu vực xây dựng vườn có thể căn cứ vào:
- mật độ loài thực vật tiêu biểu cao, thảm thực vật đa dạng, thuận tiện cho việc đi lại và tham quan, ít bị ảnh hưởng tác động bởi yếu tố con người... Đối với hình thức bảo tồn chuyển vị, bước đầu có thể xây dựng một vườn thực vật trên đảo. Tại đó có thể di chuyển và trồng bổ sung các loài thực vật tiêu biểu của Hạ Long như: Tuế Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long v.v... nhằm mục đích bảo tồn tối đa nguồn gien các loài thực vật có trong khu di sản. Cũng có thể lựa chọn một số địa điểm thích hợp để xây dựng hệ sinh thái nhân tạo và đưa một số loài thủy hải sản nuôi trồng, bảo vệ. Bên cạnh đó, có thể tiến hành thu thập mẫu vật, lập hồ sơ khoa học của một số loài động thực vật nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và thế giới, những loài nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, có nguy cơ bị tuyệt chủng để lưu giữ, bảo quản, bảo vệ trong ngân hàng gien v.v... Một hình thức bảo tồn đơn giản hơn là có thể nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng. Với hình thức bảo tồn chuyển vị này sẽ giúp lưu giữ các giống bản địa của Hạ Long và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, đa dạng sinh học là một chuỗi tuần hoàn khép kín, giữa các hệ sinh thái có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại, tương hỗ với nhau, nếu một trong những khâu nào đó bị ảnh hưởng sẽ tác động đến những khâu còn lại. Vì vậy, để bảo tồn đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long, cách thức tốt nhất vẫn là bảo vệ môi trường sống tự nhiên như bản thân nó đang tồn tại, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của tự nhiên và con người...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vì sao du lịch lại là yếu tố quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học
18 p | 331 | 91
-
Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất thế giới
1 p | 164 | 64
-
Đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long
2 p | 301 | 56
-
Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long
11 p | 176 | 19
-
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Sân chim Vàm Hồ, tỉnh Bến Tre đến năm 2022
10 p | 111 | 8
-
Giải pháp quản lý, khai thác du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy của tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
11 p | 53 | 8
-
Bảo tồn đa dạng sinh học và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội
8 p | 22 | 6
-
Nghiên cứu nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà
11 p | 43 | 6
-
Vịnh Xuân Đài - Phát triển du lịch xanh: Thách thức và giải pháp
7 p | 34 | 6
-
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái - văn hóa - nông nghiệp trong cộng đồng dân cư tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
3 p | 29 | 6
-
Tiềm năng và định hướng khai thác để phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Hà Tĩnh)
11 p | 88 | 6
-
Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tồn đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn
5 p | 48 | 5
-
Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch ở Tây Giang
31 p | 76 | 4
-
Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn đa dạng sinh học và các vấn đề về sức tải tại sân chim Vàm Sát, huyện Cần Giờ
6 p | 35 | 3
-
Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà
10 p | 12 | 3
-
Phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã Tây Nguyên
14 p | 21 | 2
-
Một số vấn đề lý luận về khai thác dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
10 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn