Bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Phần 2
lượt xem 21
download
Mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 Tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam sau đây. Những nội dung chính trình bày trong công trình nghiên cứu - Tài liệu được công bố này là những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc điểm đặc trưng các tổng hợp thể tự nhiên (các cảnh quan) nhiệt đới, gió mùa Việt Nam, trên cơ sở một hệ thống phân loại được nghiên cứu gần đây, tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ, đồng thời theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Phần 2
- CHƯƠN II: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VIỆT NAM TỶ LỆ 1/1000.000 II.1. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan chung vả bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 1. Những quan niệm chung Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần riêng lẻ của tự nhiên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mỗi một đơn vị phân loại cảnh quan hay mỗi thể tổng hợp tự nhiên là một phần của lớp vỏ Trái đất mà trên đó xảy ra các quá trình tác động tương hỗ đồng nhất giữa một bên là tổng thể các yếu tố của môi trường và một bên là giới sinh vật, mà kết quả của mối quan hệ, tác động tương hỗ đó là việc duy trì và phát triển của các quá trình thành tạo sinh khối, cũng như sự phát triển hữu hiệu của chúng. Đồng thời, sự hình thành sinh khối, sự phát triển chung của giới sinh vật lại phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất, vào thành phần của các yếu tố mới trưởng. Trong các thể tổng hợp tự nhiên, vai trò của các biện pháp kỹ thuật, các tác động nhân tác qua các hoạt động sản xuất đóng một vai trò quan trọng, đó có thể làm cho các hoạt động của các yếu tố thành phần của tự nhiên dược tăng cường tích cực thêm, làm táng sinh khối của' các thể tổng hợp tự nhiên dược tạo thành,... và ngược lại nếu các tác động đó dẫn tới sự suy giảm chất lượng và thoái hóa các tính chất của môi trưởng thì khối lượng cũng như chất lượng vật chất sống cùng suy giảm theo. Trong trường hợp đó, các thể tổng hợp tự nhiên sẽ mất đi một phần lớn ý nghĩa kinh tế là bảo vệ tự nhiên của mình. Nói một cách khác, những tác động của tự nhiên và nhân tác cả mặt tích cực và tiêu cực dền dẫn đến sự thay đổi bộ mặt của tự nhiên, tăng cường động lực của cảnh quan và ảnh hưởng sâu sắc đen cấu trúc và chức năng tự nhiên của chúng. Nghiên cứu các đơn vị cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa hai tập hợp các yếu tố thành tạo cảnh quan và thành phần của tự nhiên là vô sinh và hữu sinh, trong đó biểu hiện một cấu trúc hoàn chỉnh một đơn vị tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh. Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần và yếu tố thành tạo cảnh quan được thể hiện thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng với nhau. Trong các quá trình trao đổi này, những thành phần vật chất nghèo năng lượng như nước, các chất khoáng trong hợp thành vô cơ của tự nhiên sẽ biến đổi thành các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng trong hợp pháp hữu sính. Kết quả của nó rõ ràng sẽ dẫn đến sự tích lũy ngày cảng nhiều chất sống, làm cho tổng sinh khối của các đơn vị tổng hợp tự nhiên đạt giá trị lớn. Nếu có sự tác động nhân tác tích cực cũng như các biện pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp có thể sẽ kích thích sự nhảy vọt của sinh khối mà
- trong điều kiện bình thưởng không thể có hoặc có đạt được cũng phải với một thời gian địa chất kéo dài. Vì vậy, để có dược năng suất sinh học cao trong các đơn vị cảnh quan và đặc biệt là để đảm bảo cân bằng trong các thể tổng hợp tự nhiên đó cần nằm vững các tính chất và thành phần của chúng để có những hệ thống các biện pháp nghiên cứu sử dụng chúng hoặc các biện pháp kỹ thuật phù hợp thích đáng. Một cách cụ thể hơn là phái đánh giá được các đặc điểm của những yếu tố thành phần, qua đó phát hiện được mức độ thuận lợi của chúng đối với từng ngành sản xuất kinh tế cụ thể, trên cơ sở đó bố trí một cơ cấu các ngành sản xuất hay từng loại cây trồng có hiệu quả nhất. Thực tiễn nghiên cứu tự nhiên cho thấy rằng trong công tác đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với mục đích sử dụng hợp lý chúng, đồng thời bảo vệ và phát triển môi trường bền vững đòi hỏi trước hết phải có những nghiên cứu tổng hợp chừng, đặc biệt là xây dựng một bản đồ tổng hợp - bản đồ cảnh quan của lãnh thổ. Qua các đơn vị cảnh quan cụ thể, cấu trúc hệ thống phân loại, ngoài việc cho ta thấy một cách khách quan các đặc điểm về thành phần và yếu tố tự nhiên còn cho những thông tin quan trọng, đặc biệt của mối quan hệ giữa chúng, những quy luật hình thành và phát triển, sự phân bố tự nhiên theo lãnh thổ. 2. Những nguyên tác và phương pháp Trong xây dựng bản đồ cảnh quan mỗi một lãnh thổ các nguyên tắc thường được sử dụng bao gồm: nguyên tắc đồng nhất phải sinh, lịch sử phát triển và đồng nhất về chức năng của từng đơn vị lãnh thổ. Các nguyên tắc này thường liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu cuối cũng là xây dựng một bản đồ tổng hợp mà trên đó không chỉ thể hiện một cấu trúc đồng nhất của cảnh quan mà còn phân biệt rõ được các chức năng tự nhiên của chúng, đồng thời phản ánh được hiện trạng của tự nhiên gần với hiện trạng của sử dụng lãnh thổ hiện nay. Còn phương pháp đế xây dựng bản đồ là những phương pháp truyền thống như phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp cảnh quan, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị cảnh quan các cấp, cũng như thể hiện các khoanh ví trên bản đồ cụ thể. Ngoài ra, để chính xác hóa ranh giới của các đơn vị cảnh quan trong phạm vi các lãnh thổ không thể đến quan trắc tại cho do điều kiện quá phức tạp của địa hình đã sử dụng các phương pháp ban đồ, viễn thám khác hữu hiệu và đã cho thấy ưu thế của chúng đối với các phương pháp cổ truyền khác Và cuối cùng cũng rất quan trọng là phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến hoặc theo các điểm chìa khóa để kiểm tra, đối chứng những kết quả đã thực hiện trong phòng,... Mặc dù còn chưa dược thống nhất về quan điểm, lý luận nghiên cứu cảnh quan chung, cũng như việc áp dụng cho các lãnh thổ riêng biệt, liên quan đến các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay ở các vùng lãnh thổ riêng đã có được những thống nhất ban đầu của cơ sở khoa học của công tác nghiên cứu và đặc biệt của công việc xây
- dựng bản đồ cảnh quan cho toàn lãnh thỏ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Các kết quả nghiên cứu hợp phần và các nghiên cứu tổng hợp của nhiều tác giả trong và ngoài nước trên lãnh thổ đều xác định rằng về tự nhiên lãnh thổ, Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ hoàn lưu gió mùa, mà hậu quả đã làm biến tính điều kiện nhiệt đới điển hình khá rõ nét, điều đó đã để lại dấu ấn lên bộ mặt của tự nhiên, cũng như đã ảnh hưởng đến sự phân hóa của tự nhiên đó theo không gian và thời gian. Việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển sản xuất nói chung cũng đã có một bế dày lịch sử. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng đúng khi đánh giá mức độ thuần lợi của các điều kiện tự nhiên, các phương thức đề xuất sử dụng chúng cho các ngành sản xuất. Trong thiên nhiên nói chung, các quá trình và hiện tượng của tự nhiên mặc dù vẫn ở trong khuôn khổ của các quy luật nhất định, nhưng luôn luôn đem đến sự bất ngờ cho các nhà nghiên cứu và sản xuất,.mà nguyên nhân chủ yếu, sâu xa nhất là do chúng ta còn chưa nắm được đúng đắn hướng tiếp cận nghiên cứu, cũng như chưa xử lý hợp lý các kết quả nghiên cứu các quá trình và hiện tượng của tự nhiên đó, mối liên quan đa dạng, nhiều chiều của chúng dối với từng ngành sản xuất theo lãnh thổ. Nhìn chung, khi xây dựng bản đồ tổng hợp tư nhiên hay bản đồ cảnh quan một lãnh thổ cụ thể nào đó thì cơ sở khoa học đầu tiên của nó phải là một hệ thống phân loại được thể hiện cụ thể trên bản đồ. Với yêu cầu cụ thể trước hết là có một hệ thống, một chỉ tiêu phân chia vừa có tính khách quan lại vừa đảm bảo tính logic khoa học và ứng dụng thực tiễn. Rõ ràng, các bản đồ cảnh quan được xây dựng dù ở bất kỳ tỷ lệ nào (từ khái quát đến chi tiết) thì các chỉ tiêu phân loại nói chung của từng cấp phân vị phải là các đặc điểm đặc trưng của môi trường tự nhiên có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đặc trưng sinh thái của giới sinh vật. Từ các đặc điểm đặc trưng của các cảnh quan nói chung hay các đơn vị phân chia cảnh quan nói riêng dã nảy sinh ra các yêu cầu khác của hệ chỉ tiêu phân loại, các chỉ tiêu phân loại các đơn vị tổng hợp tự nhiên thông thường. Trong khi xây dựng bản đồ cảnh quan chúng ta thường sử dụng các chỉ tiêu hợp phần như địa hình, khí hậu, nước, đất, động vật, thực vật,... như là các yếu tố thành tạo cảnh quan hoàn toàn bình đẳng trong các thể tổng hợp được phân chia theo hệ thống kiểu, loại với các tính chất đỉnh tính và định lượng đặc trưng, Ví dụ, đối với yếu tố khí hậu cho bản đồ cảnh quan chúng ta thưởng sử dụng các giá trị trung bình năm của mưa, nhiệt. Hay ở đặc điểm của yếu tố địa hình, trên bản đồ cảnh quan chung, các ngưỡng trắc lượng (độ cao) địa hình thường được xác đỉnh trong mối liên quan với sự biến đổi của điều kiện nhiệt, ẩm, cẩu trúc và thành phần của lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật. Với đặc điểm chức năng, giá trị ngang nhau. Tương tự như vậy, đối với các chỉ tiêu phân loại ở các yếu tố tự nhiên khác và càng xuống các đơn vị cấp thấp, những chỉ tiêu phân chia này càng mang nặng những đặc tính sinh thái cụ thể.. Cần nhấn mạnh đến một cơ sở khoa học khác của việc xây dựng bản đồ cảnh quan nói riêng hay nghiên cứu cảnh quan nói chung đó là tính thời gian của nó. Một
- trong những nguyên tắc quan trọng xây dựng bản đồ cảnh quan chung là nguyên tắc lịch sử phục hồi hay phát sinh lịch sử. Nguyên nhân trước hết do sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên và cùng với nó là sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, mà trong thời điểm nào đó chúng sẽ không còn giữ được trọn vẹn như ở giai đoạn mới phát sinh ban đầu. Rõ ràng, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc lịch sử phục hồi đối với việc xây dựng bản đồ cảnh quan là chưa đầy đủ, nó chưa phản ánh được đặc điểm đặc trưng đã bị biến đổi hiện tại của điều kiện tự nhiên môi trưởng theo thời gian, đặc biệt không thể phản ánh đúng hướng sử dụng lãnh thổ phù hợp. Ví dụ, theo lí thuyết chung thì các cảnh quan nhiệt đới, gió mùa, ẩm Việt Nam khi được sử dụng có thể bố trí được một cơ cấu các loại cây trồng ưa ẩm, ưa nóng - điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chung. Nhưng trên thực tế, ở thời điểm hiện nay, hầu hết các đơn vị cảnh quan đã bị biến đổi, đôi khi là những biến đổi khá lớn dưới các tác động nhân tác. Nhiều đơn vị cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thưởng xanh, mưa mùa điển hình trước đây, chiu các tác động nhân tác tích cực đã bị biến đổi thành các cảnh quan cây bụi, trảng cỏ thứ sinh nghèo kiệt với đặc điểm của các thành phần tự nhiên không thuận lợi cho canh tác các loại cây trồng ưa nóng, ưa ẩm như nguồn gốc nguyên sinh của nỏ. Vì vậy, cả trong điều kiện tự nhiên và việc bố trí cơ cấu cây trồng cho sản xuất cũng sẽ phải thay đổi theo cho phù hợp với các đặc điểm đặc trưng này. Lúc này, thay vào vị trí các loại cây trồng ưa nóng, ẩm sẽ là hệ thống các cây trồng cạn có khả năng chịu hạn và không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cảnh quan, bởi vì từ những nghiên cứu đó có thể phát hiện được xu thế phát triển của các địa tổng thể dưới các tác động của tự nhiên và nhân tác, đồng thời có được các ý kiến đề xuất các biện pháp phù hợp cho sử dụng, cải tạo và bảo vệ tự nhiên, môi trưởng tích cực và có hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, giá trị thời điểm của cảnh quan là khi nghiên của chúng ta có thể xác định được trạng thái hiện tại trong bối cảnh lịch sử phát sinh, phát triển chung của chúng. Từ các nguyên tắc cơ bản, hệ thống lý luận, phương pháp, các cơ sở khoa học quan trọng với các dẫn chứng minh họa trên Đây đã cho thấy rằng các đơn vị cảnh quan đã phản ánh được một cách toàn diện, sâu sắc lịch sử hình thành và phát triển, tính thời điểm, các quy luật biến động theo không gian và thời gian của chúng và đó cũng là các cơ sở khoa học căn bản để nghiên cứu và xây dựng bản đồ cảnh quan nói chung hay cụ thể là bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Theo lý luận chung thì hệ phân loại cảnh quan có thể bao gồm một hệ thống nhiều cấp từ các cấp bậc cao như hệ, phụ hệ cảnh quan, biểu hiện các phân ví có tính chất đĩa đới của tự nhiên, đến các cấp dưới nó như lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng,... thể hiện rõ quy luật phân hóa phi địa đới của cảnh quan và cuối cùng là các cấp loại, dạng, diện cảnh quan - những cấp phân vị bậc thấp, những đặc điểm đặc trưng cho hiện trạng tự nhiên của lãnh thổ nhỏ. Tuy nhiên tùy theo từng tỷ lệ nghiên cứu và cho từng lãnh thó khác nhau mà sự phân hóa không gian của các đơn vị tổng hợp tự nhiên - sinh thái sẽ được thể hiện bằng một cấp phân vị tương ứng. Đối với lãnh
- thổ Việt Nam nằm trọn trong đổi khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa điển hình với các điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, khi xây dựng hệ phân loại bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1/1.000.000 đã áp dụng hệ phân loại 07 cấp gồm hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và nhóm loại cảnh quan. Cũng như đặc điểm đặc trưng của các quy luật phân hóa tự nhiên chung, đối với cảnh quan, sự phân hóa của các cấp phân ví bậc cao như hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp được đặc trưng bởi quy luật địa đới, phi đìa đới, các quy luật này phần lớn mang tính khái quát Trong khi đó ở các cấp phân vị thấp hơn như kiểu, phụ kiện, ioạỉ thì các đặc trưng sinh thái lại được biểu hiện rõ hơn và càng xuống dưới thấp nó càng gần với các đặc điểm hiện trạng của điều kiện tự nhiên, một trưởng lãnh thổ nghiên cứu. Những đặc điểm mang tính quy luật này được thể hiện rõ trong hệ phân loại, các chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ Việt Nam. II.2. Hệ thống các cấp phân vị, các chỉ tiêu phân loại áp dụng cho bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 111.000.000 Như phần trên đã trình bày, thiên nhiên Việt Nam rất phong phú, đa dạng, sự phân hóa của tự nhiên vì vậy rất phức tạp, cũng như mức độ, hướng sử dụng chúng cũng rất khác nhau ở từng đội, đai hay từng vùng riêng biệt. Mặc dù nhìn chung sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam khá phù hợp với quy luật phân bố tự nhiên chung của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, nhưng dưới tác động của chế độ hoàn núi nhiệt đới, gió mùa (quy luật đĩa đới) và sự phân hóa, cấu trúc phức tạp của điều kiện địa hình (quy luật phi địa đới) đã tạo nên những nét đặc thù riêng của tự nhiên, cũng như sự phân hóa khá phức tạp, đa dạng nhưng theo quy luật của các thể tổng hợp tự nhiên - các cảnh quan theo lãnh thổ. Từ các khái niệm chung đến các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam cụ thể ở tỷ lệ 1/1.000.000 có thể thực hiện với hệ phân loại gồm 07 cấp phân vị hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và nhóm loại cảnh quan. 1. Hệ thống cảnh quan (khác với hệ sinh thái chỉ được xác định theo thảm thực vật hiện tại) dược xác định bởi đặc trưng đĩa đới của lãnh thổ, vì trí phân bố và các hoạt động trong khuôn khổ tác động mang tính toàn cầu của hệ thống mặt trời. Ở đây năng lượng bức xạ của mặt trời tới quả đất quyết định toàn bộ hệ thống các quá trình thành tạo và phát triển chủ yếu của cảnh quan. Năng lượng đó được xác định bởi góc chiếu của tía sáng mặt trời tới quả đất và được đo bằng đơn vị năng lượng (kcal/cm2) do bề mặt đất thu được. Ở Việt Nam trị số đó đạt cực tiểu 68 kcal/cm2 Ở Sa Pa và 168kcal/cm2 Ở plâyku. Đây là nguồn năng lượng quan trọng nhất có tính quyết định đến toàn bộ đời sống bề mặt lãnh thổ: các quá trình phong hóa hóa học, tí học, sinh học, các quá trình quang hợp, hóa hợp,... trong các cảnh quan sinh thái ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về tự nhiên Việt Nam từ trước đến nay cho thấy đặc trưng của
- điều kiện đai khí hậu được phân hóa mang tính đồng nhất tương đối ở toàn lãnh thổ. Các chỉ tiêu đình tượng cụ thể cho thấy rằng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong đời nhiệt ẩm, gió mùa và chỉ có một hệ: hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa. 2. Phụ hệ cảnh quan được phân chia trong khuôn khổ của hệ và dược xác đính bởi những đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu đặc thù, có ảnh hưởng (hoặc biến đổi) đến tính chất địa đới của cảnh quan. Lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa: Đông Bắc và Tây Nam gây ra một mùa lạnh (mùa Đông) ở phần phía Bắc và một mùa nóng ở phần phía Nam lãnh thổ. Mức độ ảnh hưởng mang tính ưu thế và sự giao thoa giữa các chế độ nhiệt, ẩm (với các chỉ tiêu định lượng cụ thể) và ảnh hưởng của chế độ gió mùa đã tạo ra sự phân hóa trên lãnh thổ Việt Nam 03 phụ hệ cảnh quan bao gồm: + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới có một mùa Đông lạnh, ẩm dược phân bố chủ yếu ở phần Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam kéo dài đến ranh giới thuộc địa phận đèo Bạch Mã (vĩ tuyến 160 vĩ Bắc).
- Bảng 3: Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Cấp phân STT Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụ vị (1) (2) (3) (4) 1 Hệ thống Đặc trưng trong quy mô đại tự nhiên được ativ đinh bởi vị Hệ thống cảnh quan nhiệt đới, ẩm, gió mùa.. cảnh quan. trí của lão thổ so với vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó. 2 Phụ hệ Đặc trưng đính lượng của các điều kiện khí hậu được quy - Phụ hệ thống cảnh quan chịu ảnh hưởng của mùa Đông lạnh- ẩm thống cảnh định bởi sự hoạt. động của chế đô hoàn lưu khí quyển với hệ thực vật Hymaiaya - cây họ Dần. quan trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy - Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu lanh - khô đặc trưng bởi phân mô á đới, nó quyết định sư tồn tại và Phát triển của các hệ thực vật Hymalaya khô, ẩm ấn - Miến.. quần thể thực vật liên quan đến vùng Sinh thái hệ thực vật. - Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu nóng. ẩm với 2 hệ thực vật tiêu biểu đặc trưng Mã Lai - Indonesia. 3 Lớp cảnh Đặc trưng hình thái phát sinh của đai địa hình lãnh thổ- - Lớp cảnh quan nội đặc trưng bởi các quá trình di chuyển khe quan quyết định các quá trình thành tao và thành Phần vật chất rãnh, rừng rậm thưởng xanh mưa mùa. mang tính chất phí địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng - Lớp cảnh quan cao nguyên - di chuyển bề mặt + tích tu. đính lượng của cân bằng vật chất. quá trình di chuyển vật - Lớp cảnh quan đồi. Di chuyển bề mặt, khe rãnh. chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định - Lớp cảnh quan đồng bằng - tích tu vật chất.. bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu. - Lớp cảnh quan đảo ven bở - quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp.
- 4 Phụ lớp Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ - Phụ lớp cảnh quan trên núi cao. cảnh quan lớp thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc - Phụ lớp cảnh quan trên núi trung bình. lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc - Phụ lớp cảnh quan trên núi thấp. trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức táng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao. - Phụ lớp cảnh quan trên cao nguyên cao. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển. 5 Kiểu cảnh Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết đính sự thành - Kiểu cảnh quan rừng rậm thưởng xanh nhiệt đới, mưa mùa trên quan tạo các kiến thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc núi thấp,.. điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động - Kiểu cảnh quan rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa trên núi của cân bằng nhiệt ẩm. thấp. 6 Phụ kiểu Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết - Phụ kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới, mưa mùa cảnh quan đỉnh thành phần loài của các kiến thảm thực vật, quy đính với một mùa lạnh dài, mùa khô ngắn hơi ẩm. các ngưỡng tới hạn phát triển của các loại thực vật cấu - Phụ kiểu cảnh quan rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa với một thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh. mùa khô kéo dài, không có mùa lạnh. 7 Loại (nhóm Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hồ giữa các nhóm quần - Loại cảnh quan rừng rậm thường xanh cây lá rộng trên đất feralit loại) cảnh xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, vàng đỏ trên phun phiến thạch sét vùng núi trung bình. quan quyết đình mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các - Loại cảnh quan cây bụi trảng cỏ nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của sỏi đá vùng đồi. các hoạt động nhân tác.
- + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới có một mùa Đông hơi lạnh và một mùa khô tồn tại ở khu vực Tây Bắc và cực Tây Bắc Trung Bộ. ~ + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới cỏ một mùa khô, nóng được phân bố ở phần phía Nam bao gồm một diện tích lãnh thổ rộng lớn của phần Nam Trung Bộ, toàn bộ Tây Nguyên, vùng Dông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Chư Long. Sau những bậc phân vị cấp cao được xác đỉnh bởi hoạt động và ảnh hưởng của năng lượng ánh sáng mặt trời và hoàn lưu khí quyển là những cấp phân vỉ thấp hơn kế tiếp, được thành lập thông qua các đặc tính của yếu tố nền rắn của cảnh quan đó là các cấu trúc địa chất và đìa hình lãnh thổ với các đặc trưng riêng đình tính cũng như định lượng của chúng: lớp và phụ lớp cảnh quan. 3. Lớp cảnh quan được phân chia theo các đặc điểm phát sính hình thái của địa hình lãnh thổ, thể hiện sâu sắc quy luật phân hóa phi đìa đới của tự nhiên Việt Nam. Với các chỉ tiêu phân chia cụ thể trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1 000.000 thể hiện 05 lớp cảnh quan sinh thái là lớp nhỉ, đồi, cao nguyên, đồng bằng và lớp cảnh quan biển vả hải đảo. Tuy nhiên, các đặc điểm phân hóa này lại bì chì phối mạnh mẽ bởi các đặc điểm của các bậc phân vỉ trên nó. Do đó, trong khuôn khổ từng phụ hệ cảnh quan, sự phân hóa các lớp và trong nó là các phụ lớp sẽ lặp lại nhưng với những đặc tính và chất đã bị biến đổi khác đi. Trong phạm vi các phụ hệ đã phân chia ra trên lãnh thổ Việt Nam 12 lớp cảnh quan. 4. Phụ lớp cảnh quan được 'phân chia trong phạm vi của lớp theo các chỉ tiêu chính là đặc trưng trắc lượng hình thái của địa hình thể hiện qua sự phân hóa theo đai cao của tự nhiên. Bằng các chỉ tiêu mang tính định lượng cụ thể ( xem ở phần phân tích cảnh quan sau đây) đã phân chia ra 28 phụ lớp trong 12 lớp, cảnh quan. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào mức độ phân hóa phức tạp hay đơn giản của đìa hình, sự khác biệt trong các đặc tính trực lượng hình thái của nó nên sự phân chia ra các phụ lớp từ các lớp cảnh quan cũng không đều nhau. Ở lớp cảnh quan nội có thể có tới 4 5 phụ lớp, lớp cảnh quan đồi hoặc cao nguyên có ít hơn, với 2 - 3 phụ lớp, còn ít nhất là ở lớp cảnh quan đăng bằng chỉ có 1 - 2 phụ lớp. Và đặc biệt, đặc điểm về cấp trúc và chức năng tự nhiên của chúng cũng khá khác biệt nhau. 5. Những đơn vị phân loại bậc thấp hơn có những biểu hiện sinh thái rõ rệt hơn, bắt đầu từ cấp kiến cảnh quan. Dây là cấp phân vỉ được phân chia trên cò sở các đặc điểm sính - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ, đã quyết định sự hình thành của các kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sính. Và ngay tiếp dưới nó là các phụ kiện được hình thành do sự phân hóa của các giá trị sính - khí hậu cực đoan theo lãnh thổ, nó quyết định đến thành phần loài của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh, quy đình các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm đó. Mặc dù bị khống chế phụ thuộc vào các đặc tính của các đơn vị phân chia cấp trên chúng: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhưng có thể nói, đây là 2 cấp phân ví được phân hóa không theo quy luật trên xuống mà nó được phân bố phi tỷ lệ, bao trùm lên
- hầu hết các khu vực lãnh thổ bằng các kiểu rừng nguyên sinh với các chỉ tiêu sinh - khí hậu dôi khí rất gần nhau của các đai, các đói, các vùng lãnh thổ trong phạm vi lãnh thổ toàn Việt Nam. Với các chỉ tiêu cụ thể đã trình bày trên đây, có thể phân chia trên lãnh thổ Việt Nam 2 tập hợp sinh khí hậu đặc trưng cho hình thành các kiến cảnh quan chủ yếu là kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới thưa mùa ở các vùng nóng, ẩm và kiểu cảnh quan rừng rậm nửa rụng lá hay rụng lá theo mùa ở các vùng nóng, khô kéo dài. Trong những kiểu cảnh quan này cô một điểm quan trọng cần chú ý đó là nguồn gốc kiểu thảm thực vật nửa rụng lá hoặc rụng lá theo mùa còn đang là vấn đề tranh cãi với hai giả thuyết hoàn toàn trái ngước nhau về nguồn gốc nguyên sinh hay thứ sinh của nó. Tuy nhiên, những dấu hiện nghiên cứu thực tiễn cho thấy rằng, dù ở nguồn gốc nào chăng nữa thì hiện tại ở các khu vực lãnh thổ cụ thể như Tây Bắc (Yên Châu - Sơn La), Tây Thanh Hóa, Nghệ An (Mường Xén, Pa Nhi), ở Tây Nguyên (Iasúp, thung lũng sông Ba) hay ở khu vực Phan Rang. Phan Thiết,... vẫn đang tồn tại những điều kiện sinh khí hậu và bản thân thảm rừng nửa rụng lá. Do đó, thiết nghĩ rằng, việc phân chìa trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 ra kiểu cảnh quan rừng rậm nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa là đúng đắn và hợp lý. 6. Đơn vị cuối cùng có thể phân chia trên bản đồ cảnh quan được thành tạo trong mối tác động tương ho của đất với thảm thực vật hiện tại. Đây là những đơn vị cụ thể được thể hiện trên bản đồ và được sử dụng khá thuận lợi, do nó phản ánh đầy đủ nhất, đặc trưng nhất hiện trạng và các đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ. Trên lãnh thổ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam có thể phân chia ra các tổ hợp "đất - thảm thực vật "của 6 quần xã thực vật hiện tại: rừng nguyên sinh hay ít bí tác động bởi hoạt động của con người; rừng thứ sinh; thảm cây bụi và trảng cỏ thứ sinh; rừng (hay cây búp ngập mặn ven biển; cây trồng cạn và cây trồng nước và các nhóm loại đất chính được phân biệt bởi các đặc trưng sinh thái quan trọng như nguồn gốc phát sinh, thành phần đá mẹ, thành phần cơ giới, độ chua và sự phân hóa trong quá trình sử dụng. Chính đơn vị cấp loại trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 với gần 300 loại riêng biệt (Nguyễn Thượng Hạng, Phạm Hoàng Hải, Nguyên Ngọc Khánh và nnk. 1992) đã cho thấy những thông tin khoa học quan trọng nhất, đầy đủ và tổng hợp nhất về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ, nó thể hiện rõ những đặc điểm cấu trúc theo không gian (quy luật phân bố), nhũng chức năng tự nhiên cũng như động lực phát triển theo thời gian dưới các tác động tự nhiên hay nhận tác.
- CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ CẢNH QUAN TÂY BẮC A LỚP CẢNH QUAN NÚI: I. Phụ lớp cảnh quan núi cao: Loại cảnh quan rừng nguyên sinh trên đất mùn alit núi cao. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất mùn alit núi cao. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit vàng - đỏ trên đá vôi. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất mùn hình thành trên các đá khác nhau Loại cảnh quan cây bụi - cỏ trên đất mùn alit núi cao. II. Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: Loại cảnh quan cây bụi - cỏ trên đất mùn feralit núi Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên đát vàng - đỏ trên đá vôi. Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất vàng - đỏ trên các đá macma III. Phụ lớp cảnh quan núi thấp Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit đỏ - vàng trên đá macma Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất feralit vàng - đỏ trên các đá macma Loại cảnh quan cây bụi trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên đất feralit hình thành trên các đá khác nhau. Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên các đất dốc tựa chân núi. Loại cảnh quan cây trồng trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. B. LỚP CẢNH QUAN ĐỒI VẢ CAO NGUYÊN: IV. Phụ lớp cảnh quan đồi và cao nguyên trung bình: Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất vàng đỏ trên đá macma Loại cảnh quan cây trồng trên đất feralit đỏ - vàng trên đá vôi V. Phụ lớp cảnh quan đồi và cao nguyên thấp: Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit đỏ vàng trên đá vôi Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất feralit vàng đỏ trên các đá macma axit Loại cảnh quan cây trồng trên phù sa sông, suối
- SƠ ĐỒ CẢNH QUAN ĐÔNG NAM BỘ
- CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CẢNH QUAN ĐỚI GIÓ MÙA VIỆT NAM CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG III.1. Những vấn đề chung về phân tích cảnh quan Trong Cảnh quan học, phân tích cảnh quan là một vấn dế quan trọng và cần thiết, bao gồm việc phản ánh thực trạng về cấu trúc cảnh quan, chức năng của chúng, cũng như các vấn đề khác trên quan. Những nghiên cứu, đúc rút, phân tích cảnh quan được đề cập đến nhiều trong quá trình phát triển của học thuyết cảnh quan của các công trình địa lý kinh điển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đế này được tiếp cận với nhiều cơ sở và phương pháp mới, đáng kể nhất là các phương pháp liên ngành và sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận sinh thái, xử lý bằng máy tính,... để xác định cấu trúc chức năng của các cảnh quan nói chung trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy, việc phân tích cảnh quan không tách rời với việc phân loại chúng trên từng lãnh thổ cụ thể phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu, vì mỗi một cảnh quan là một cá thể, một hệ thống độc lập, song nó cũng đồng thời là một phần nào đó của tập hợp kiểu loại cảnh quan bậc cao hơn. Mặt khác trong tự nhiên chúng ta có thể gặp vô vàn hiện tượng cụ thể riêng biệt, song giữa chúng lại có một cái gì đó chung nhất, thống nhất và đặc trưng nhất để có thể xếp chúng vào một hệ thống thống nhất logic có trật tự. Trong công tác phân ioạì cảnh quan có thể sử dụng các nguyên ác khác nhau, một trong số đó là nguyên tắc lịch sử - tiến hóa vì cảnh quan cũng như cấu trúc của chúng là các hiện tượng lịch sử, hình thành trong một quá trình phát triển tiến hóa chung mà những dấu ấn của quá trình tiến hóa đó thường thấy ở trong nền rắn, trong các đặc điểm tàn dư, có thể đó là một cá thể sinh vật, một tập hợp sinh vật, cũng có thể đó là một góc của cảnh quan còn lưu trữ các dấu vết phát triển. Đồng thời trong các cảnh quan có thể xuất hiện các mầm mống của sự phát triển mới, đó là những dấu hiệu mang tính chỉ thị về hướng phát triển của cảnh quan đó trong tương lai. 10 Các cảnh quan Việt Nam được hình thành trong điều kiện nhiệt đới, gió mùa, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà Đệ tứ nên có một quá trình phát triển rất dài và có nhiều yếu tố bảo hai lịch sử, phân tích lịch sử này cho phép xác đính được các mối quan hệ bên trong cũng như giữa các cảnh quan với nhau. Nhiều công trình nghiên cứu cổ địa lý đã đề cập đến lịch sử tiến hóa của tự nhiên Việt Nam, trong suốt nửa đầu Đệ tam, vào thời kỳ Paleogen, lãnh thổ nước ta ở giai đoạn yên tĩnh sau khi dã được hình thành và cố kết (sau vận động tạo lục Indoxini và Kimeri). Đó là thời gian phát triển dưới tác động của các quá trình ngoại sinh, tạo nên các bề mặt san bằng lớn, là mặt bằng địa hình Việt Nam, trên. đó phát triển các 10 - CSCQ
- quần thể sinh vật nhiệt đới ẩm ướt phong phú vả đa dạng mà dấu tích còn nằm trong các lớp trầm tích của các vùng hồ Đệ tam ở rải rác các nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về Việt Nam, các cảnh quan Việt Nam dã hình thành từ thời kỳ đó, trong quần thể sinh vật hiện đại cũng còn những loài cổ đặc hữu được xác đính có nguồn gốc từ thời kỳ đó. Cân bằng sinh thái nhiệt đới ẩm ướt vào Paieogen bị phá vỡ bởi giá lạnh phổ biến chúng trên toàn cầu vào Neogen, vào thời kỳ đó cùng với sự lạnh đi của khí hậu chung, là hoạt động của các pha tạo núi (chu kỳ tạo núi Hymaiaya) tạo điều kiện cho sự thâm nhập của các quẩn thể á nhiệt đới với ôn đới ấm xuống các vĩ độ thấp của Việt Nam, mà đại diện của các họ Dẻ, Sồi, họ Bạch dương và họ Thông tràn xuống và thích nghi dần với điều kiện Việt Nam, ngày nay trên địa phận Quảng Nính, Bắc Ninh, Bắc Giang còn những mảnh rừng thông nguyên sinh, còn trong các quần thể vùng thấp cũng thấy nhiều đại diện á nhiệt đới thuộc họ Dẻ, Rẻ,... mọc xen kẽ (Coiani, 1920; Sopren, 1935). Những pha nâng lên xen kẽ với các pha yên tĩnh kẻo dài từ Neogen dấn cuối Pieixtocen đã làm biến đổi cân bằng sinh thái địa phương ở các khu vực khác nhau, gây nên sự phân hóa đai cao cũng như phân hóa mang tính địa phương trong các cảnh quan, tạo nên những biến đổi cấu trúc của cảnh quan Việt Nam. Vào cuối Pleixtoxen khí hậu ấm dần lên, đẩy dần ranh giới của các quần thể sinh vật á nhiệt đới lên phía Bắc và lên cao, ở phía Bắc dưới độ cao 500 - 600 m các quần thể nhiệt đới tìm được các điều kiện sinh thái phù hợp để tồn tại và phát triển, tạo cơ sở cho các cảnh quan nhiệt đới gió mùa hiện đại ngày nay. Do vậy trên các vùng núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao dưới 1.500 m vẫn bắt gặp các đại diện cổ nhiệt đời như: Dương xỉ cây, chuối rừng,... trong khi đó ở dai chân núi vẫn bắt gặp các yếu tố á nhiệt đới, ôn đới ấm. Nguyên tắc thưởng được sử dụng trong phân tích cảnh quan là nguyên tắc phát sính, đây là nguyên tác có ý ngư á to lớn mà theo P. G. Shỉshencô, 1 983, nguyên tắc này đòi hỏi giải nghiã cảnh quan được cấu tạo như thế nào? (các mối quan hệ chức năng như thế nào ?); tại sao nó được cấu tạo như vậy? (các quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả); và nó được cấu tạo như thế để làm gì ? (chức năng tự nhiên và chức năng xã hội của nó). Trên cơ sở lịch sử phát triển, mỗi cảnh quan trong tương quan tác động đặc thù của các khối vật chất hình thành bởi sự kết hợp phân hóa địa đới và phi địa đội vừa chịu ảnh hưởng phân hóa đai cao, vừa bị tác động phân hóa Đông - Tây, vừa phân dị theo các đặc tính địa phương mà có cấu tạo đặc thù. Các cảnh quan đồng bằng bồi tụ phù sa sông Hồng là một ví dụ cho thấy điều kiện sinh thái vùng đồng bằng được quy định bởi độ cao không lớn hình thành trên một miến võng được lấp đầy các vật iiệti bồi tụ của sông Hồng trong suốt kỷ thứ Tư, với hướng mở ra biển ở phía Đông, Đông Nam, ở đây chế độ nhiệt - ẩm chịu ảnh hưởng tác động của biển, tuy nhiên hoạt động
- chính của không khí cực đối đã làm cho các cảnh quan này chiu tác động của cơ chế gió mùa mùa Đông lạnh, đây là một nét đặc thù khác với các cảnh quan đồng báng khác ở Việt Nam. Mặt khác trong quá trình phát triển, các cảnh quan này chiu tác động to lớn của các hoạt động kỹ thuật có từ ngàn đời nay nên quá trình đắp đê trị thủy, ngăn lũ ở vùng đồng bằng, đã phân phối lại chế độ nước. quá trình khai thác đồng bằng với thâm canh (gần như độc canh cây lúa) cây lương thực, thực phẩm đã tạo nên những quần thể cây trồng hoàn toàn mới. Như vậy, mối tương quan tác động giữa khối vật chất sống, không sống bị chi phối mạnh mẽ bởi lác động của con người theo một hướng phát triển khác, tạo ra một năng suất sinh học khác trong loạt sản phẩm sinh học nhân sinh - các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái công nghiệp,... trong các môi trường nhân sinh hoặc nhân tác mạnh mẽ. Sử dụng nguyên tắc phát sinh cho phép trả lời các câu hỏi về cấu trúc của các cảnh quan. Nguyên tắc tiếp theo trong phân tích cảnh quan là nguyên tắc cấu trúc, vì dùng tiếp cận lịch sử - phát sinh để phân tích cảnh quan, cần hướng tới việc phân loại cảnh quan. Cấu trúc phản ánh trật tự hệ thống của các phần chức năng trong cảnh quan - các yếu tố tương đối bền vững của tổ chức hệ thống, trong đó nếu làm thay đổi chức năng của các phần cấu trúc sẽ làm biến đổi cấu trúc của cả cảnh quan, dẫn đến sự hình thành các cảnh quan mới như ví dụ đã trình bày ở trên. Trong những phần nội dung trên đã phần nào đề cập đến hệ thống phânloạicảnh quan chung và những nét chính trong phân loại cảnh quan Việt Nam mà thông thường trình tự của hệ thống phân loại từ cao xuống thấp, tù hệ thống cảnh quan → phụ hệ cảnh quan lớp cảnh quan → phụ lớp cảnh quan → kiểu cảnh quan → loại cảnh quan,... III. 2. Đặc điểm cấu trúc - chức năng cảnh quan Việt Nam Phân tích cấu trúc - chức năng cảnh quan là công việc quan trọng trong phân tích cảnh quan xem như xác định tính tổ chức không gian, thời gian của địa hệ. Phân tích cấu trúc của cảnh quan bao gồm việc xác đính vị trí của các khối vật chất trong một tập hợp tác động tương hỗ, vì vậy đòi hỏi nghiên cứu các thông số, chuẩn hóa các tác động của các khối cấu thành của hệ thống cảnh quan và nghiên cứu cả thứ tự, trình tự thay đổi trạng thái của cảnh quan theo thời gian. Như vậy, phân tích cấu trúc cảnh quan bao gồm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng (giữa các khối vật chất cấu thành) và cấu trúc ngang (từ các cảnh quan thấp hơn) và nghiên cứu các nhịp điệu thay đổi trạng thái của chúng theo các pha khác nhau (chủ yếu phân tích nhịp diệu mùa). Phân tích các khối vật chất trong cảnh quan có điều thuận lợi hơn so với phân tích hợp phần trong cảnh quan vì rằng khó có thể xem xét các hợp phần vừa như một thể độc lập thống nhất, vừa là phần cấu trúc chức năng của hệ bậc cao hơn. Trong cơ cấu của cảnh quan, vai trò của khối sinh vật - khối vật chất sống là khá đặc biệt, trong
- đó thường phân biệt thành 3 nhóm chính có chức năng khác nhau: nhóm các sinh vật sản xuất; nhóm các sinh vật tiêu thụ và nhóm các sinh vật phân hủy. Nhưng trong đó cây xanh là bộ phận tích cực nhất, là bộ phận tập hợp các sinh vật hoạt tính cao và có sinh khối cao nhất, các cây xanh là các sinh vật sán xuất. Vì vậy xem xét mối tác động của cấu trúc thẳng đứng theo các khối vật chất vừa mang tính chất kế thừa phương pháp luận nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, vừa phát triển nghiên cứu nó phù hợp hơn với mục đích sinh thái hóa. Mặt khác với hợp phần không hoàn toàn tương ứng với các phần cấu tạo của cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan như hiện tượng phân tầng của chúng, do vậy khác với các hợp phần, các khối có độ đồng nhất vật chất cao hơn. Trong môi trường tự nhiên, các mối tác động tương hỗ giữa các khối là cực kỳ đa dạng, liên quan đến các dòng trao đổi vật chất - năng lượng bên trong và bên ngoài các cảnh quan, do đó việc nghiên của các mối quan hệ này dựa trên một loạt các dấu hiệu khác nhau, như hướng tác động, giá trị, mật độ,.độ bền vững,... Trong hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 phản ánh cấu trúc của cảnh quan Việt Nam thể hiện sự phân hóa tự nhiên theo chiều Bắc -Nam và Đông - Tây, phân hóa theo độ cao và theo các đặc điểm địa phương ở các cấp khác nhau, kết quả lắc động của các thành phần trong khối vật chất không sống theo các dấu hiệu phân dị tự nhiên lãnh thổ có những tổ chức đặc thù của khối vật chất sống, tạo nên tiềm năng tài nguyện của cảnh quan. Bao hàm toàn bộ lãnh thổ nước ta là hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Dạc điểm của hệ thống cảnh quan này được quy đính bởi tương quan tác động của vỉ trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nước ta nhận được, là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Với ví trí trải dài trên 15 kinh tuyến từ 8030' Bắc đến 23022' Bắc, phần lục địa của lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng Tội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn (trên 125 kcal/c m2/năm) là nguồn năng lượng thực hiện các quá trình phát triển của cảnh quan Việt Nam. Trên lãnh thổ đó hàng năm có sự luân phiên tác động của hai khối hoàn lưu túi phong Bắc và Nam bán cầu, tạo nên hai mùa mưa và khô rõ rệt trên lãnh thổ nước ta. Lượng bức xạ tổng cộng ở miền Bắc đạt được từ 125 - 1 30kcal/cm2/năm và ở miền Nam từ 130 - 135 kcallcm2/năm, tạo nên nguồn nhiệt lượng dồi dào, cán cân bức xạ quanh năm không có tháng nào âm và đấu đạt trên 75 kcal/cm2/năm, ngay ở các vùng núi cao dưới 1.500 m cán cân bức xạ cũng quanh năm dương và đạt xấp xỉ 70 kcal/cm2/năm. Do vậy trên khắp lãnh thổ trừ các vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm đều trên 200C, với tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.0000C - 10.0000C. Nguồn năng lượng này quy định tính chất nhiệt đới của tự nhiên Việt Nam. Nằm trong vành đai nội chí tuyến, nơi có sự luân phiên tác động của hai khối không khí tín phong, vào mùa Đông, khỉ mặt trời chuyển động biểu kiến xuống phía Nam, hoạt động của dải áp cao Bắc bán cầu dịch chuyển xuống các vĩ độ thấp nên ở
- các vĩ độ này, vào mùa Đông các thông không khí tín phong khô, ổn định hoạt động trên lãnh thổ nước ta, gây nên thời tiết quang mây, ổn định, khô hanh. Vào mùa Hạ, khi mặt trời chuyển biểu kiến lên Bắc bán cầu, tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, đổi hướng và được tăng độ ẩm khi đi qua Bắc ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, khi tác động vào lãnh thổ nước ta tạo ra một mùa mưa đối tập với mùa khô hanh. Đặc điểm nhiệt đới gió mùa thể hiện trong tính chất các quá trình ngoại sính, tác động đến sự hình thành và phát triển các dạng địa hình ngoại sinh Việt Nam, đền mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy, đến quá trình thành tạo đất nhiệt đới - quá trình feralít hình thành trên lớp vỏ phong hóa laterít. Tính chất nhiệt đới gió mùa được hình thành vào thời kỳ Đệ tam, trong giai đoạn yên tĩnh kiến tạo và san bằng địa hình sau Paieogen, khí hậu nóng ẩm đã hình thành và tồn tại; sau đó vào thời kỳ băng hà, và trong các pha của chu kỳ tạo nơi Hymaiaya, chế độ nhiệt đới, gió mùa bí biến dạng dưới ảnh hưởng của lạnh hóa khí hậu và của đỏ cao địa hình; song từ cuối Pleíxtoxen khí hậu nóng ẩm dã được phục hồi. Do vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu nhiệt đời chung với các tiêu chuẩn Việt Nam như nhiệt độ trung bình năm (200C); tổng tích ôn (7.5000); cân bằng bức xạ (75kcal/cm2/năm) hoặc theo chỉ tiêu biên độ nhiệt độ ngày (60C) thì các điều kiện môi trường là đủ tiêu chuẩn nhiệt đới. Nhiệt độ cao khá ổn định trong một thời gian dài ở nước ta đã tạo nên quần thể sinh vật nhiệt đới phong phú và đa dạng, đặc biệt trong chế độ quang kỳ ngắn, rủng rậm nhiệt đời thường xanh rất phát triển, phong phú về thành phần loài, về mức độ tăng trưởng, về cấu trúc và về các đặc tính khác. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nguyên hệ thực vật Việt Nam có trên 7.000 loại thực vật có hạt ( trong đó khoảng 1.401 loài hạt trần) xếp trong 267 họ, gần 2.000 chi. Nhiều họ có trên 100 loài, xếp trong đó có 10 họ giàu nhất gồm các họ đại diện của nhiệt đới: họ Lan (901 loài), họ Thần dầu (333 loài), họ Cà phê (286 loài), họ Cói (219 loài), họ Cúc (182 loài), họ ô rô (161 loài), họ Dẻ (107 loài) và họ Dầu tám (122 loài) (Thái Văn Trừng, 1970). Một số họ có số lượng loài không lớn song có vai trò quan trọng như họ Dầu (64 loài) là các loài lập quần trong phần lớn các kiểu rừng phương Nam Việt 'Nam (60% - 70% tổ thành rừng). Lịch sự phát triển lâu dài của hệ thực vật cho thấy còn có nhiều loài cổ đặc hữu như Thông lá dẹt, loài Glyptos trobus pencilìs - hai loài cổ xưa của vùng cao nguyên Kim tâm, hoặc như Trầm hương - một loài đặc hữu của Đông dương, đặc biệt các quần thể sinh vật vùng ngập như quần thể Được vùng ngập mặn, quần thể Trầm vùng ngập phèn là những hợp phần điển hình của cảnh quan nhiệt đới gió mùa của nước ta. Sự gắn kết chặt chẽ trong mối tương quan tác động giữa các điều kiện của môi trường nhiệt đới gió mùa sẽ tạo nên hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Trong hệ thống cảnh quan tự nhiên đó, những người Lạc Việt từ tiên cổ đã khai thác, sử dụng
- để tồn tại và phát triển xã hội của mình, vì vậy hệ thống cảnh quan tự nhiên hiện tại của Việt Nam mang nhiều dấu ấn tác động của con người. Hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ cổ truyền của nước ta là sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh cây lương thực không chỉ ở đồng bằng mà cả ở trong du miền núi, các cảnh quan đồng bằng chủ yếu là các cảnh quan nông nghiệp - đó là các cảnh quan biến đổi gần như hoàn toàn, còn các cảnh quan đồi núi chiu biến đổi từ mạnh (các cảnh quan đồi nhỉ thấp) đến các mức độ yếu hơn (các cảnh quan cao nguyên). Do vậy, hệ thống cảnh quan Việt Nam có dấu ấn tác động mạnh của con người, song đó là tác động mang nặng tính thụ động (khai tháctàí nguyên - lãnh thổ) ít tính chất kỹ thuật (do trình độ phát triển kinh tế còn thấp). Đó là một đặc tính khá quan trọng, vì ở mức độ đó vẫn có thể phục hồi được các trạng thái tự nhiên của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, mặt khác cần nhận thấy trạng thái cân bằng của các cảnh quan Việt Nam có biên độ biến động lớn, vì vậy không nên sử dụng các kỹ thuật lớn (các công trình kỹ thuật quy mô lớn) vì sẽ rất bất lợi cho môi trường, đặc biệt là phải chi rất lớn để tạo môi trường sinh thái ben vững đối với tác dụng kỹ thuật lớn. Tóm lại hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam thể hiện trong tác động của các Điều kiện nhiệt đới gió mùa để hình thành các quần thể sinh vật nhiệt đới (các kiểu thực bì nhiệt đới) trong tác động còn tương đối giản đơn và một chiều của nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ba phụ hệ thống: 1. Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh - ẩm 2. Phụ hệ thống cảnh quan nhìn dại gió mùa có mùa Đông lạnh va một mùa khô. 3. Phụ hệ thống canh qlểan nhiệt đới gió mùa không có Đô ng lạnh và một mùa khô. Các phụ hệ thống cảnh quan hình thành do sự phân hóa của hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa theo biến đổi của điều kiện nhiệt - ẩm do tác động của hoàn lưu gió mùa, do tính chất tiếp xúc của hai luồng di cư của sinh vật, hòa trộn với hệ sinh vật bản địa Việt Nam. Có lẽ khó có thể tìm thẩy một lãnh thổ nào khác có đặc thù pha trộn của các hoàn lưu nhiệt đới và các luồng gió mùa từ Đông Bắc á, Đông Nam Á, Nam á, tạo nên một cơ chế gió mùa phức tạp trên lãnh thổ chuyển tiếp như Việt Nam. Cơ chế gió mùa đó làm phức tạp thêm; nhiều lúc, nhiều nơi phá vỡ tính chất nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến của lãnh thổ Việt Nam. ảnh hưởng lớn nhất của sự phân phối lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) là tác động của khối không khí cực đối biến tính vào thời kỳ mùa Đông (tháng IX - IV) đây là khối không khí từ các vĩ độ cao (từ trung tâm áp cao Sỉbỉa) tác động xuống các vĩ độ thấp và xuống sân đến tận 1 60 Bắc (dãy Bạch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ô nhiễm môi trường nước
28 p | 319 | 57
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 13
8 p | 145 | 28
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 6
5 p | 108 | 17
-
Bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Phần 1
55 p | 112 | 16
-
Bài giảng về Tài nguyên nước
12 p | 96 | 14
-
Giáo trình bảo vệ môi trường - Phần 1 Bảo vệ khí quyển - Chương 8
4 p | 77 | 11
-
Phân vùng chức năng môi trường phục vụ quản lí lãnh thổ Móng Cái
6 p | 87 | 6
-
Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn
15 p | 81 | 5
-
Tìm hiểu về đất, biển, trời Việt Nam: Phần 1
210 p | 19 | 4
-
Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế
14 p | 15 | 4
-
Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
54 p | 64 | 3
-
Đề xuất phân vùng chức năng môi trường huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 49 | 3
-
Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu môi trường (lấy ví dụ lãnh thổ Nghệ An)
8 p | 54 | 3
-
Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
13 p | 71 | 2
-
Tạp chí Tài nguyên và môi trường – Số 20 (274)
56 p | 23 | 2
-
Kiểm toán nước thải và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc, thành phố Hà Nội
7 p | 27 | 2
-
Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn