intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi thông qua giáo dục tài chính cá nhân, kinh nghiệm của Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này giới thiệu các chương trình đào tạo tài chính cho người cao tuổi là kết quả của chiến lược quốc gia về hiểu biết tài chính cá nhân của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi thông qua giáo dục tài chính cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi thông qua giáo dục tài chính cá nhân, kinh nghiệm của Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam

  1. BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH CAO TUỔI THÔNG QUA GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN, KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS Hứa Phương Linh - Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, TS.Nguyễn Đăng Tuệ - Viện Kinh tế và Quản lý, Trường đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt: Trong bối cảnh già hóa dân số diễn ra ở Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ nhưng phức tạp của thị trường và các sản phẩm tài chính, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đứng trước thách thức đưa ra các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi. Một trong những biện pháp có thể được cân nhắc là triển khai giáo dục tài chính cá nhân cho người cao tuổi để phòng tránh nguy cơ lừa đảo tài chính. Ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ, chính phủ có Chiến lược quốc gia định hướng cho chương trình Giáo dục tài chính cá nhân cho người cao tuổi để giải quyết vấn đề này. Bài viết này giới thiệu các chương trình đào tạo tài chính cho người cao tuổi là kết quả của chiến lược quốc gia về hiểu biết tài chính cá nhân của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi thông qua giáo dục tài chính cá nhân. Từ khóa: bảo vệ, người tiêu dùng tài chính, giáo dục tài chính cá nhân, người cao tuổi, Việt Nam, Hoa Kỳ FINANCIAL CONSUMER PROTECTION FOR OLDER PEOPLE VIA PERSONAL FINANCIAL EDUCATION, EXPERIENCE FROM THE US AND LESSON FOR VIETNAM Abstract: In the context of Vietnam's aging population and the strong but complex development of markets and financial products, Vietnam's policymakers are faced with the challenge of putting in place measures to protect protect elderly financial consumers. One of the measures that can be considered is implementing personal financial education for the elderly to prevent the risk of financial fraud. In some developed countries such as the United States, the government has a National Strategy for Personal Financial Education for the Elderly to address this issue. This article introduces financial literacy programs for the elderly as a result of the US financial literacy national strategy. On that basis, the author gives some suggestions for Vietnam in protecting elderly financial consumers through personal financial education. Keywords: Protection, financial consumer, personal financial education, older people, Vietnam, US 1. Tầm quan trọng hiểu biết tài chính cá nhân Hiểu biết tài chính cá nhân là một kỹ năng sống quan trọng giúp tạo nên nền móng chắc chắn cho sự bền vững trong cuộc sống. Mỗi cá nhân ngày nay phải chịu trách nhiệm ngày càng lớn hơn đối với việc quản lý tài chính. Những người có quyết định tài chính tốt và lựa chọn đúng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp có thể tăng phúc lợi cho gia đình và giảm rủi ro tài chính. Ở 348
  2. góc độ vĩ mô, hiểu biết tài chính cá nhân được nâng cao tạo điều kiện cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính, sự minh bạch của thị trường tài chính và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của hiểu biết tài chính cá nhân và đã xây dựng các chương trình giáo dục tài chính cá nhân. Một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục tài chính cá nhân là cung cấp khả năng xác định những sản phẩm tài chính phù hợp để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Với người cao tuổi, nhiều nghiên cứu cho thấy người cao tuổi có hiểu biết tài chính giảm dần cùng với độ tuổi. Theo Finke và cộng sự (2016), điểm số hiểu biết tài chính cá nhân giảm đi 1 phần trăm mỗi năm sau 60 tuổi. Tương tự, Boyle và cộng sự (2013) đã cho thấy việc giảm khả năng nhận thức đối với người cao tuổi là nguyên nhân chính dẫn đến các câu trả lời không chính xác khi đưa ra quyết định tài chính và làm người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tài chính. Các hoạt động lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi diễn ra phổ biến trong các lĩnh vực như kinh doanh, ngân hàng, bảo hiểm, sức khỏe y tế (MetLife Mature Market Institute, 2011). Khoảng 17% dân số Hoa Kỳ trên 65 tuổi thừa nhận đã từng bị lừa đảo về tài chính. Người cao tuổi là đối tượng hấp dẫn của các vụ lừa đảo tài chính vì có tài sản ròng trong khi họ thường cô độc, giảm khả năng nhận thức, gặp vấn đề sức khỏe, bị khuyết tật hoặc mất đi người thân (Fry, 2011). Người cao tuổi cũng thường nhẹ dạ cả tin, thường ở nhà để nhận điện thoại hoặc gặp người lạ, và họ không có người thân hoặc bạn bè ở gần để hỏi ý kiến (Human Resources & Skills Development Canada, 2017). Mặt khác, những người cao tuổi này thường ít khi báo cáo các vụ việc lừa đảo xảy ra với mình (True Link Financial, 2015) Việc người cao tuổi bị lừa đảo tài chính có thể dẫn đến mất khả năng độc lập tài chính hoặc khó khăn trong tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người cao tuổi cả về vật chất và tinh thần. Việc lừa đảo tài chính người cao tuổi cũng có thể gây tác hại lớn đến xã hội khi xã hội phải dành thêm nguồn lực để hỗ trợ những người cao tuổi này. Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ 2011 nhưng tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Đến năm 2050, nước ta sẽ có 22,3 triệu người cao tuổi, chiếm 20,4% tổng dân số. Mặc dù hiện chưa có những báo cáo cụ thể về việc lừa đảo tài chính người cao tuổi ở Việt Nam, gần đây liên tục xảy ra vụ việc lừa đảo tài chính nhằm vào người cao tuổi. Điều này cho thấy người cao tuổi là một đối tượng cần sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà nước và các tổ chức tài chính ở Việt Nam. 2. Chương trình giáo dục tài chính cá nhân cho người cao tuổi ở Hoa Kỳ Giáo dục tài chính cá nhân được chính phủ Hoa Kỳ sử dụng như một công cụ đắc lực để để xử lý tình trạng lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi. Năm 2003, Ủy ban Giáo dục và Hiểu biết tài chính cá nhân Hoa Kỳ được thành lập để xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia nhằm đẩy mạnh giáo dục và hiểu biết tài chính cá nhân. Hoa Kỳ là một trong 15 nước đầu tiên đã hoàn thành Chiến lược quốc gia về hiểu biết tài chính cá nhân (OECD/INFE, 2015) với 4 mục tiêu bao gồm: (1) tăng cường hiểu biết và tiếp cận giáo dục tài chính cá nhân hiệu quả, (2) xác định và kết hợp các khả năng tài chính, (3) phát triển cơ sở vật chất của giáo dục tài chính cá nhân và (4) phát hiện, đề cao và chia sẻ những thói quen hiệu quả. Chiến lược quốc gia nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực của người dân Hoa Kỳ ngay từ khi bắt đầu triển khai. Đối với người cao tuổi, 349
  3. một số chương trình dành riêng cho đối tượng này đã được triển khai trong khuôn khổ thực hiện chiến lược. Nhằm thực hiện mục tiêu 1, Quỹ bảo hiểm tiền gửi (FDIC) và Cục bảo vệ tài chính cho người tiêu dùng (CFPB) đã phát triển chương trình Giáo dục tài chính cá nhân cho người cao tuổi - MSOA (Money Smart for Older Adults). Tài liệu chương trình gồm sách hướng dẫn cho người dạy, sách hướng dẫn cho người học, slide thuyết trình hỗ trợ việc giảng dạy trên lớp có sẵn và miễn phí trên trang chủ của FDIC và CFPB. Chương trình giảng dạy bao gồm 7 chủ đề chính: Những kiểu lừa đảo tài chính người cao tuổi hay gặp, những mánh khỏe lừa đảo, trộm cắp nhân thân, lừa đảo liên quan đến y tế, lừa đảo nhằm vào người chủ nhà, lập kế hoạch cho những sự kiện bất ngờ và chuẩn bị tài chính cho điều bất hạnh. Với 5 trên 7 chủ đề có nội dung liên quan đến các vấn đề lừa đảo và lừa đảo tài chính, MSOA là một chương trình đào tạo giảng dạy giúp tăng cường nhận thức về cách phòng chống việc lừa đảo tài chính người cao tuổi và khuyến khích người cao tuổi lập kế hoạch tài chính tương lai. Các nội dung này được lồng ghép vào chương trình học MSOA gồm 11 cấu phần trong đó sau mỗi phần lý thuyết là các câu hỏi tình huống, sau đó là bài kiểm tra kiến thức tổng quát dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và thang đánh giá hiệu quả chương trình cho người tham gia. Chương trình cung cấp những hiểu biết cơ bản về chống lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi như: Lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi là gì, nạn nhân của lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi, những lý do người cao tuổi có nguy cơ bị lừa đảo tài chính, các ví dụ cụ thể của lừa đảo tài chính (trộm cắp tài sản do thành viên trong gia đình, người chăm sóc hoặc người giúp việc, lừa đảo đầu tư,…), những lý do người cao tuổi không báo cáo việc bị lừa đảo tài chính và việc cần làm khi biết người cao tuổi bị lừa đảo tài chính. Mặc dù không thể trình bày hết các kiểu lừa đảo tài chính người cao tuổi, tài liệu chương trình đã tổng hợp những điểm chính, hướng dẫn cơ bản để phát hiện lừa đảo tài chính cũng như các cách phòng tránh và các cơ quan có thẩm quyền có thể giúp đỡ người cao tuổi khi gặp các tình huống này. Khung giảng dạy của chương trình MSOA đã được áp dụng thành công tại trên 300 tổ chức và cộng đồng trên tổng số hơn 470 thành viên liên kết của chương trình Money Smart. Hoạt động giảng dạy được những tổ chức cung cấp tài chính, tổ chức vì cộng đồng hoặc bởi trung tâm tài chính hợp tác với các cộng đồng thực hiện. Phần lớn học viên đều đánh giá chương trình học là “xuất sắc” hoặc “rất tốt”. (Financial Literacy and Education Commission, 2019) Ủy ban an ninh và trao đổi (SEC) của Hoa Kỳ cung cấp các bài báo với nội dung giúp người cao tuổi nắm được các sản phẩm đầu tư và cách phòng tránh lừa đảo tài chính trên trang investor.gov/seniors. Một số bài xuất bản có nội dung dành cho người cao tuổi như: “Hướng dẫn dành cho người cao tuổi: Bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo đầu tư”, “Tiền hưu trí và các dòng tiền khi nghỉ hưu”. Ủy ban còn tạo ra công cụ tìm kiếm có tên EDGAR cung cấp cho người cao tuổi tham gia đầu tư những thông tin về các công ty đầu tư tiềm năng. Ủy ban còn tổ chức những buổi thuyết trình để giải thích về dấu hiệu nhận biết các công ty không tốt. Cục bảo vệ tài chính cho người tiêu dùng (CFPB) soạn thảo bộ “Hướng dẫn việc quản lý tiền của người khác” bao gồm bốn bản cho bốn mức độ khả năng của người được ủy thác: cơ quan nằm trong giấy tờ được ủy thác, người giám hộ được chỉ đinh bởi tòa án, người được ủy thác, người được ủy thác của chính phủ (đại diện người được trả tiền phúc lợi xã hội, người được ủy thác của cựu chiến binh). Mỗi bản hướng dẫn bao gồm các thông tin về trách nhiệm người 350
  4. được ủy thác, hướng dẫn về cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo tài chính, mục “Nơi liên hệ giúp đỡ” với một danh sách các cơ quan và nhà cung cấp dịch vụ liên quan. Các bản hướng dẫn cung cấp điều luật riêng biệt, các thói quen cũng như các nguồn tài liệu riêng biệt cho các bang ở Hoa Kỳ. (CFPB, 2017) Để thực hiện mục tiêu số 2 - xác định và kết hợp các khả năng tài chính - chương trình MyMoney Five trên trang mymoney.gov của FLEC tập hợp thông tin giáo dục tài chính cá nhân từ nhiều cơ quan. Trang cung cấp các nguồn tài liệu và hướng dẫn ở trong năm lĩnh lực chủ yếu: Tiết kiệm & Đầu tư, Bảo vệ, Tiêu dùng, Vay mượn, và Kiếm tiền dưới dạng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Nhiều tổ chức đã sử dụng cấu trúc và chủ đề chính của MyMoney Five để xây dựng nguồn tài liệu giáo dục tài chính cá nhân của họ. Để thực hiện mục tiêu số 3, CFPB cung cấp kênh hướng dẫn để người cao tuổi Hoa Kỳ có thể làm việc với ngân hàng hoặc liên hiệp tín dụng của họ để bảo vệ họ khỏi lừa đảo tài chính. Việc hướng dẫn bao gồm cả các bản báo cáo dành cho trung tâm tài chính về các quy tắc nhằm ngăn chặn vấn đề lừa đảo tài chính với người cao tuổi. Ví dụ, trong hướng dẫn “Gợi ý và báo cáo dành cho Trung tâm tài chính khi làm việc với người cao tuổi và ngăn chặn lừa đảo tài chính” có nêu ra dấu hiệu nhận biết khi người cao tuổi bị lừa đảo tài chính (như cách thức và tần suất giao dịch thay đổi, hành vi khác lạ và căng thẳng của người cao tuổi, địa chỉ tài khoản thay đổi…). Theo hướng dẫn này, nhân viên ngân hàng hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ có thể thực hiện các bước như yêu cầu khách hàng giải thích và đính chính lại giao dịch, nhận biết khả năng suy giảm của khách hàng trong giao dịch dựa vào các biểu hiện bên ngoài, giáo dục người cao tuổi nhận thức về vấn đề lạm dụng và lừa đảo tài chính qua các câu hỏi đơn giản như “Ông/bà đã đọc thông tin mới nhất về vụ lừa đảo tài chính này chưa?”. 3. Kiến nghị về chương trình giáo dục tài chính cho người cao tuổi Việt Nam Dựa trên những hoạt động mà Hoa Kỳ đã thực hiện đề nâng cao hiểu biết tài chính hướng tới bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau. Về phương thức: Hoa Kỳ đưa ra khung chương trình giáo dục tài chính mẫu từ đó vận động nguồn lực các tổ chức, ngân hàng, cá nhân, cộng đồng để đưa nội dung chương trình đến với người cao tuổi. Các chương trình này có nội dung chuẩn hóa, dễ hiểu, cụ thể dễ dàng cho việc truyền đạt. Ngoài ra, các tổ chức chính phủ, tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận cũng xuất bản những bài báo, báo cáo trên trang của tổ chức để nâng cao hiểu biết của người cao tuổi trong vấn đề này. Đối với Việt Nam, để thực hiện thành công hoạt động nâng cao hiểu biết tài chính, cần xây đựng được một khung chương trình giáo dục tài chính đầy đủ, toàn diện, thích hợp với hoàn cảnh của nền tài chính và thói quen của người cao tuổi Việt Nam. Để xây dựng chương trình đào tạo tài chính cho người cao tuổi, có thể tham khảo bộ nội dung chương trình của Hoa Kỳ, như MSOA. Các chương trình này đã có độ chuẩn hóa cao, được trình bày logic, các phần cụ thể và có tính linh hoạt trong sử dụng. Tuy vậy, nội dung của các chương trình này cần được Việt hóa không chỉ về ngôn ngữ mà cả về văn hóa, hoàn cảnh để người cao tuổi Việt Nam có thể hiểu được dễ dàng. Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiên cứu, cập nhật và tổng kết các cách thức lừa đảo tài chính đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Ngoài ra, đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty 351
  5. cho thuê tài chính,…), nhân viên của các tổ chức này cần có hiểu biết về cách làm việc với người cao tuổi ở Việt Nam để nhận diện được dấu hiệu và ngăn chặn việc lừa đảo người cao tuổi. Về đối tượng: Hoa Kỳ phân chia đối tượng rõ ràng trong từng giai đoạn khi triển khai chương trình hiểu biết tài chính với nhóm đối tượng người cao tuổi là một trong các nhóm đối tượng tập trung ưu tiên. Điều này sẽ giúp cho nguồn lực được tập trung giải quyết vấn đề của từng nhóm đối tượng một cách hiệu quả. Vì vậy đối với Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, cần xác định được đối tượng có nhu cầu về nâng cao hiểu biết tài chính cấp thiết nhất để ưu tiên tập trung nguồn lực, đem lại hiệu quả thiết thực ở từng giai đoạn trong chiến lược nâng cao hiểu biết tài chính. Để thực hiện chương trình giáo dục tài chính cá nhân để bảo vệ người tiêu dùng tài chính cao tuổi cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức ban ngành của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức giáo dục tài chính cá nhân cá nhân khác. Ví dụ, việc đề ra các mục tiêu, tầm nhìn và kế hoạch dài để đạt được mục tiêu đó có thể do một cơ quan nhà nước (Như Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính hoặc Bộ Lao động thương binh và xã hội) thực hiện. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm gắn kết các bộ ngành liên quan trong việc phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục tài chính cá nhân dành cho người cao tuổi. Để đảm bảo tính lan tỏa, sự tham gia của các định chế tài chính như ngân hàng thương mại và sự hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận nhằm nhân rộng các chương trình giáo dục tài chính cá nhân cho người cao tuổi là hết sức cần thiết. 4. Tài liệu tham khảo Boyle, P., Yu, L., Wilson, R., Segawa, E., Buchman, A., & Bennett, D. (2013). Cognitive decline impairs financial and health literacy among community-based older persons without dementia. Psychol Aging, 28(3), 614-624. doi:10.1037/a0033103 CFPB. (2017). Money Smart for Older Adults Resource Guide. New York: FDIC. Financial Literacy and Education Commission. (2019). Promoting Financial Success in the United States: National Strategy for Financial Literacy 2019 Update. New York: Financial Literacy and Education Commission. Finke, M., Howe, J., & Huston, S. (2016). Old Age and the Decline in Financial Literacy. Management Science, 213 - 230. doi:https://doi.org/10.1287/mnsc.2015.2293 Fry, R. (2011, 11 7). The Rising Age Gap in Economic Well-Being. Retrieved from Pew Research Center: http://www.pewsocialtrends.org/2011/11/07/the-rising-age-gap-in-economic- well-being/4/ Human Resources & Skills Development Canada What every older Canadian should know about: Fraud and scams (Người Candada cần biết về lừa đảo tài chính). Truy cập từ Website của HRSDC https://www.canada.ca/en/employment-social- development/corporate/seniors/forum/fraud-scams.html truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021. MetLife Mature Market Institute (2011). The MetLife Study of Elder Financial Abuse. Virginia: National Commitee for the Prevention of Elder Abuse, VirginiaTech. 352
  6. OECD/INFE. (2015). National Strategies for Financail Education Handbook. New York: OECD/International Network on Financial Education. True Link Financial. (2015). The True Link Report on Elder Financial Abuse 2015. San Franciso: True Link 353
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2