TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012<br />
<br />
BẤT THƢỜNG NHIỄM SẮC THỂ Ở BỆNH NHÂN NAM<br />
VÔ SINH DO VÔ TINH<br />
Trần Văn Khoa*; Triệu Tiến Sang*; Lưu Xuân Quyết**<br />
Phan Thị Hoan***; Lê Văn Vệ****<br />
TÓM TẮT<br />
Bất thường nhiễm sắc thể (NST) và mất đoạn nhỏ NST Y được coi là hai nguyên nhân di truyền<br />
thường gặp nhất liên quan đến hiện tượng suy giảm sinh tinh. Để đánh giá bất thường NST, thực<br />
hiện phân tích băng G trên 350 bệnh nhân (BN) nam vô sinh do vô tinh, phát hiện 27 BN (7,71%) có<br />
bất thường NST. Trong đó, hội chứng Klinefelter của (47,XXY) là phổ biến nhất, chiếm 16 BN<br />
(59,26%). 323 BN còn lại với NST bình thường, là những đối tượng được sàng lọc mất đoạn nhỏ<br />
NST Y vùng AZF. Kết luận: bất thường NST có thể chiếm tỷ lệ đáng kể ở BN vô sinh không còn tinh<br />
trùng ở Việt Nam, cho thấy hai bước trong quy trình phân tích bất thường di truyền ở nam giới suy<br />
giảm sinh tinh: làm xét nghiệm NST và sàng lọc mất đoạn nhỏ NST Y là cần thiết để sàng lọc trong<br />
quá trình chẩn đoán vô sinh nam trước khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm tiêm tinh trùng vào bào<br />
tương noãn.<br />
* Từ khóa: Vô sinh nam; Nhiễm sắc thể bất thường; Mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể Y; Vô tinh.<br />
<br />
CHROMOSOMAL ABNORMALITY IN<br />
AZOOSPERMIC INFERTILE PATIENTS<br />
SUMMARY<br />
Chromosomal abnormality and Y chromosome microdeletion are regarded as two frequent<br />
genetic causes associated with spermatogenic failure in population. To investigate the distribution<br />
of the chromosomal aberrations in Vietnamese patients with azoospermia, karyotype analysis by<br />
G-banding was carried out in 350 azoopermic infertile men. Of 350 patients, 27 (7.71%) were found<br />
to have chromosomal abnormalities in which Klinefelter’s syndrome (47,XXY), 16/27 (59.26%) are<br />
the most common chromosomal aberration. Among the rest of the 323 patients with normal<br />
karyotype, were subjected to be screened microdeletions in AZF region. In conclusion, the ratio of<br />
chromosomal abnormality is noticeable in Vietnamese infertile patients with azoospermia, suggesting<br />
the two steps in strategy of analysing genetic abnormalities in spermatogenic failure men and it is<br />
essential to screen them during diagnosis of male infertility before in vitro assisted fertilization by<br />
intracytoplasmic sperm injection.<br />
* Key words: Male infertility; Chromosomal abnormality; Y chromosome microdeletion;<br />
Azoospermia.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện 103<br />
*** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
**** Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Lương<br />
PGS. TS. Quản Hoàng Lâm<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khoảng 50% các trường hợp vô sinh là<br />
do nam giới. Mặc dù nhiều trường hợp<br />
nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ, yếu tố<br />
di truyền liên quan đến vô sinh nam do vô<br />
tinh (Azoospermia) đã được xác định, bao<br />
gồm cả bất thường NST và mất đoạn nhỏ<br />
NST Y. Bất thường NST trong thời gian dài<br />
đã được công nhận là một trong những<br />
nguyên nhân thường gặp của vô sinh nam.<br />
Khoảng 13,7% nam giới vô sinh do vô tinh<br />
và 4,6% do thiểu tinh mức độ nặng đã tìm<br />
thấy có bất thường NST. Trong số đó, bất<br />
thường NST giới tính là yếu tố nổi bật.<br />
Ngoài ra, còn có các bất thường cấu trúc<br />
NST giới tính hoặc NST thường. Trong 10<br />
năm gần đây, mất đoạn nhỏ NST Y thuộc<br />
vùng AZF trên cánh dài NST Y đã được<br />
phát hiện như một nguyên nhân di truyền<br />
thường gặp đi cùng với chứng suy giảm<br />
sinh tinh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm: Xác định tỷ lệ bất thường NST<br />
và tuyển chọn những trường hợp vô sinh<br />
không rõ căn nguyên cho phân tích mất<br />
đoạn nhỏ NST Y.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
350 nam giới vô sinh do vô tinh, có vợ<br />
bình thường, đến khám tại Trung tâm Công<br />
nghệ Phôi, Học viện Quân y, Bộ môn Y sinh<br />
học - Di truyền, Đại học Y Hà Nội và Bệnh<br />
viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ<br />
2010 - 2011.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN nam được<br />
xác định vô sinh do vô tinh sau khám lâm<br />
sàng, xét nghiệm hormon.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN vô sinh thứ<br />
phát, có bất thường cơ quan sinh dục. Các<br />
trường hợp đều lấy tinh dịch xét nghiệm ít<br />
nhất hai lần sau khi kiêng sinh hoạt tình dục<br />
trong vòng 7 ngày. Phân loại mẫu tinh dịch<br />
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO) năm 2009.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phân tích NST và lập karyotype: nuôi<br />
cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi<br />
theo phương pháp của H Ford (1965) có cải<br />
biên: nuôi cấy tế bào trong 6 ml môi trường<br />
RPMI (Gibco), 1,5 ml BSA, 0,5 ml máu và<br />
30 µl PHA (1,2 mg/5 ml, Gibco), kháng sinh<br />
antibiotic - mycotinic 100X, 1,25 ml/100 ml<br />
môi trường nuôi cấy (Gibco). Trước khi thu<br />
45 phút, nhỏ 30 µl colcemid (nồng độ cuối<br />
cùng 10 µ/ml) vào mỗi mẫu. Thu hoạch<br />
tế bào vào giờ thứ 72. Để tiêu bản ở tủ<br />
600C qua đêm trước khi nhuộm. Xử lý tiêu<br />
bản trong trypsin 1:250 1X/PBS từ 15 giây 1 phút. Rửa ngay lại bằng nước lạnh. Nhuộm<br />
Giemsa từ 10 - 20 phút. Để khô tiêu bản và<br />
phân tích. Phân tích 20 cụm NST kỳ giữa<br />
cho mỗi mẫu, sử dụng kính hiển vi và phần<br />
mềm chuyên dụng. Nếu phát hiện thấy<br />
dòng tế bào thứ hai, sẽ phân tích 100 cụm<br />
NST để phát hiện thể khảm.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tỷ lệ bất thƣờng NST ở BN vô tinh.<br />
Tất cả BN đều được chỉ định xét<br />
nghiệm NST, phân tích và lập karyotype,<br />
kết quả: 27/350 BN (7,71%) có bất thường<br />
về karyotype, 323 BN còn lại (92,29%) có<br />
karyotype bình thường.<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố các kiểu karyotype bất<br />
thường ở BN vô sinh nam giới.<br />
KIỂU BẤT THƯỜNG<br />
<br />
n<br />
<br />
NST giới tÝnh 47,XXY<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
16<br />
<br />
47,XY,+21<br />
<br />
1<br />
<br />
45,XY,der(13;14)(q10;q10)<br />
<br />
1<br />
<br />
45,XY,der(13;15)(q10;q10)<br />
<br />
1<br />
<br />
45,XY,der(13;14)<br />
<br />
1<br />
<br />
NST thường<br />
<br />
NST giới tÝnh Nam 46,XX<br />
<br />
Cấu<br />
trúc<br />
<br />
NST thường<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,t(2;8)(q14.2;q24.1)<br />
t(3;14)(p23;q13)<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,t(2q;13q)<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,inv(9)(p11;q13)<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,dup(9)(q21;q22)<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,t(5;7;14)(p10;q36;q10)<br />
<br />
1<br />
<br />
46,XY,r(22)<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
27<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ bất thường NST khảo sát<br />
ở một số nghiên cứu.<br />
TỶ LỆ<br />
CHUNG<br />
(%)<br />
<br />
SỐ TRƯỜNG<br />
HỢP BẤT<br />
THƯỜNG<br />
NST(%)<br />
<br />
SỐ TRƯỜNG<br />
HỢP BẤT<br />
THƯỜNG<br />
NST<br />
THƯỜNG (%)<br />
<br />
Koulischer L [5]<br />
<br />
33/1.000<br />
(3,3%)<br />
<br />
27<br />
(2,7%)<br />
<br />
6<br />
(0,06%)<br />
<br />
Chandley AC [4]<br />
<br />
51/2.372<br />
(2,1%)<br />
<br />
33<br />
(1,4%)<br />
<br />
Zuffardi O [10]<br />
<br />
215/2.542<br />
(8,6%)<br />
<br />
Bourrouillou G [3]<br />
<br />
vực cho kết quả khác nhau. Tỷ lệ bất<br />
thường NST trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi là 7,71%. Đặc biệt, tỷ lệ BN bất thường<br />
về karyotype của chúng tôi thấp hơn so với<br />
Trung Thị Hằng (2007): 24,32% (9/37 BN)<br />
[1] và Nguyễn Đức Nhự: 20,8% [2]. Nhìn<br />
chung, kết quả của các tác giả cho thấy tỷ<br />
lệ bất thường NST ở BN nam vô sinh khác<br />
nhau, tỷ lệ này thay đổi từ 2,1 - 20,8%. Kết<br />
quả của chúng tôi cũng nằm trong khoảng<br />
dao động đó. Điều này có thể do khác nhau<br />
về cỡ mẫu, nguồn gốc chủng tộc, cách<br />
chọn mẫu là ngẫu nhiên hay thuận tiện.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn mẫu<br />
kiểu ngẫu nhiên, khác với nghiên cứu của<br />
Trung Thị Hằng hoặc Nguyễn Đức Nhự<br />
(chọn mẫu kiểu thuận tiện). Một số tác giả<br />
gộp cả đối tượng thiểu tinh và vô tinh nên tỷ<br />
lệ bất thường có sự sai khác.<br />
2. Phân bố bất thƣờng NST thƣờng<br />
và NST giới tính về số lƣợng và cấu trúc.<br />
Bảng 3:<br />
BẤT<br />
THƯỜNG<br />
NST<br />
<br />
SỐ<br />
LƯỢNG<br />
NST<br />
<br />
CẤU<br />
TRÚC<br />
NST<br />
<br />
NST<br />
thường<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
(37,04%) < 0,001<br />
<br />
18<br />
(0,7%)<br />
<br />
NST giới<br />
tính<br />
<br />
16<br />
<br />
1<br />
<br />
17<br />
(62,96%)<br />
<br />
175<br />
(6,9%)<br />
<br />
40<br />
(1,6%)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
20<br />
<br />
7<br />
<br />
27<br />
(100%)<br />
<br />
98/952<br />
(10,3%)<br />
<br />
65<br />
(6,8%)<br />
<br />
33<br />
(3,4%)<br />
<br />
Bonduelle M [9]<br />
<br />
14/568<br />
(2,4%)<br />
<br />
2<br />
(0,35%)<br />
<br />
12<br />
(2,1%)<br />
<br />
Nguyễn Đức Nhự<br />
[2]<br />
<br />
26/125<br />
(20,8%)<br />
<br />
21<br />
(16,8%)<br />
<br />
5<br />
(4%)<br />
<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
27/350<br />
(7,71%)<br />
<br />
17<br />
(4,86%)<br />
<br />
9<br />
(2,57%)<br />
<br />
CÁC TÁC GIẢ<br />
<br />
Mặc dù có nhiều tác giả trên thế giới<br />
nghiên cứu về bất thường NST trên BN<br />
nam vô sinh. Tuy nhiên, ở mỗi nước và khu<br />
<br />
TỔNG<br />
SỐ (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
18/27 trường hợp bất thường về NST<br />
giới tính, chiếm 66,67% tổng số các trường<br />
hợp bất thường NST. Trong đó, 16 trường<br />
hợp bất thường về số lượng NST giới tính,<br />
1 trường hợp bất thường về cấu trúc NST<br />
giới tính. Các kiểu bất thường còn lại chỉ<br />
xuất hiện ở 1/27 trường hợp bất thường NST.<br />
Bất thường NST thường gặp 10/27 trường<br />
hợp, chiếm 37,04%. Trong đó, 4 trường hợp<br />
bất thường số lượng NST thường, 6 trường<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012<br />
<br />
hợp còn lại bất thường về cấu trúc NST<br />
thường.<br />
<br />
giữa các NST thường hoặc lặp đoạn, NST<br />
hình vòng (bảng 1) ở BN nam vô sinh.<br />
<br />
Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy, bất<br />
thường NST giới tính có tỷ lệ cao hơn so<br />
với bất thường NST thường, tương tự các<br />
nghiên cứu khác. Nhìn chung, các nghiên<br />
cứu đều cho thấy bất thường NST kiểu<br />
(47,XXY) chiếm tỷ lệ cao nhất so với các<br />
bất thường NST khác. BN hội chứng (46,XX)<br />
biểu hiện kiểu hình bên ngoài là nam giới<br />
có kiểu hình là nam nhưng kiểu nhân là<br />
46,X,Xt(Xp,Yp) chiếm tỷ lệ 1/10.000 do ở<br />
những người này có mang một chuyển đoạn<br />
của NST Y lên đầu tận của NST X, đoạn<br />
này mang gen SRY (gen xác định giới tính).<br />
Đây là trường hợp người bệnh có kiểu hình<br />
nam, có hai tinh hoàn, hầu hết cơ quan sinh<br />
dục giống nam giới bình thường nhưng<br />
không có NST Y. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng phát hiện 1 trường hợp nam vô sinh<br />
có karyotype (46,XX). Cho đến nay, hội<br />
chứng nam (46,XX) chắc chắn không có sự<br />
sinh tinh. Do đó, một khi đã xác định là<br />
nguời nam bị hội chứng này bằng karyotype,<br />
việc phẫu thuật tìm tinh trùng trong tinh<br />
hoàn là vô ích.<br />
<br />
Các bất thường NST sẽ gây ảnh hưởng<br />
tới quá trình bắt cặp của các NST trong cặp<br />
tương đồng ở quá trình giảm phân tạo giao<br />
tử. Các hợp tử có bộ NST bất thường có<br />
nguy cơ bị sảy thai cao, nếu quá trình mang<br />
thai phát triển bình thường thì cũng làm gia<br />
tăng khả năng con cái sinh ra mang dị tật<br />
bẩm sinh. Vì vậy, BN nam vô sinh cần được<br />
tư vấn di truyền cũng như chẩn đoán trước<br />
sinh khi áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh<br />
sản.<br />
<br />
Bên cạnh bất thường về số lượng NST,<br />
sai lệch về cấu trúc NST cũng được các<br />
nhà di truyền học tìm ra và phân thành hai<br />
loại là bất thường về cấu trúc NST thường<br />
và cấu trúc NST giới tính. Bất thường về<br />
cấu trúc có thể là mất đoạn, đảo đoạn,<br />
chuyển đoạn... Bất thường trong bộ NST có<br />
thể gây trở ngại cho bắt cặp NST trong quá<br />
trình giảm phân và ảnh hưởng đến quá<br />
trình sinh tinh.<br />
<br />
Như vậy, cùng với sự phát triển của y<br />
học, các kỹ thuật di truyền ngày càng được<br />
cải tiến và phát triển, góp phần tìm ra<br />
nguyên nhân gây vô sinh nam giới do bất<br />
thường NST. Các tác giả nghiên cứu về bất<br />
thường NST có liên quan đến vô sinh nam<br />
giới đều cho thấy bất thường NST ở những<br />
BN này rất đa dạng. Trong đó, có cả bất<br />
thường về số lượng và cấu trúc NST giới<br />
tính cũng như NST thường. Tuy nhiên, có<br />
những trường hợp nam giới vô sinh do vô<br />
tinh hoặc thiểu tinh, nhưng vẫn có karyotype<br />
bình thường và không phát hiện được<br />
nguyên nhân nào khác thì cần được phân<br />
tích bất thường di truyền ở cấp độ phân tử.<br />
<br />
Chuyển đoạn Robertson giữa các NST<br />
tâm mút 13, 14, 15, 21 và 22, thường thấy<br />
ở nam giới vô sinh, đặc biệt chuyển đoạn<br />
giữa NST 13 và 14 hay gặp hơn cả [9]. Kết<br />
quả của chúng tôi cũng đã phát hiện ra một<br />
số bất thường liên quan tới chuyển đoạn<br />
<br />
Ở 323 trường hợp còn lại, chúng tôi<br />
không phát hiện thấy có rối loạn về cấu trúc<br />
hay số lượng NST. Tuy nhiên, những BN<br />
này có bất thường di truyền ở mức độ đột<br />
biến gen hay không, cần được xét nghiệm<br />
ADN để xác định chính xác. Cho đến nay,<br />
mất đoạn nằm trong vùng AZF trên nhánh<br />
dài NST Y đã được nghiên cứu và xác định<br />
có liên quan đến thiểu tinh hoặc vô tinh ở<br />
BN nam vô sinh. Do đó, trường hợp nam vô<br />
sinh mà karyotype bình thường thì kết quả<br />
phân tích ADN sẽ là cơ sở tư vấn di truyền,<br />
chọn giải pháp thích hợp cho BN.<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong số 350 BN nam vô sinh do vô tinh,<br />
đã phát hiện được 27 trường hợp (7,71%)<br />
bất thường NST. Trong đó, tỷ lệ bất thường<br />
cao nhất là hội chứng Kilinefelter (16/27<br />
trường hợp = 59,26%).<br />
Kết quả này cho thấy, với nam vô sinh<br />
do vô tinh, cần được xét nghiệm và tư vấn<br />
di truyền trước khi tiến hành các biện pháp<br />
điều trị hỗ trợ sinh sản.<br />
<br />
5. Koulischer L, Schoysman R. Chromosome<br />
and human infertility. Mitotic and meiotic<br />
chromosome studies in 202 consecutive male<br />
patients. Clin Gent. 1974, 5, pp.116-126.<br />
6. Lakshmi Rao, Arvind Babu, Murthy<br />
Kanakavalli et al. Chromosomal abnormalities<br />
and Y chromosome microdeletions in infertile<br />
men with varicocele and idiopathic infertility of<br />
South Indian origin. Journal of Andrology. 2004,<br />
January/February, 25 (1).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
7. Lanfranco F, Kamischke A, Zitzmann M,<br />
Nieschlag E. Klinefelter’s syndrome. Lancet.<br />
2004, pp.273-283.<br />
<br />
1. Trung Thị Hằng. Nghiên cứu đặc điểm<br />
karyotype của những nam không có tinh trùng.<br />
Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa. Đại học Y<br />
Hà Nội. 2007.<br />
<br />
8. Trieu Huynh, Richard Mollard, Alan Trounson.<br />
Selected genetic factors associated with male<br />
infertility. Human Reproduction Update. 2002,<br />
8 (2), pp.183-198.<br />
<br />
2. Nguyễn Đức Nhự. Nghiên cứu đặc điểm<br />
NST và phát hiện mất đoạn AZFc ở BN vô sinh<br />
nam giới. Luận văn Thạc sỹ Y học. 2009.<br />
3. Bourrouillou G, Dastugue N. Chromosome<br />
studies in 952 infertile males with a sperm count<br />
below 10 million per ml. Hum Gent. 1985, 71,<br />
pp.366-367.<br />
4. Chandley A.C. The chromosomal basis of<br />
human infertility. Br Med Bull. 1979, 35, pp.181-186.<br />
<br />
9. Van Assche E, Bonduelle M. Cytogentics<br />
of infertile men, in: Steirteghem AV, Devroey P,<br />
editors. Gentics and assisted human conception.<br />
Hum Reprod. 1996, 11 Suppl 4, pp.1-24.<br />
10. Zuffardi O, Tiepolo L. Frequencies and<br />
types of chromosome abnormalities associated<br />
with human male infertility, genetic control of<br />
gamete production and funtion. New York Academic<br />
Press. 1982, pp.261-273.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 30/9/2012<br />
Ngày giao phản biện: 10/10/2012<br />
Ngày giao bản thảo in: 16/11/2012<br />
<br />
5<br />
<br />