intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh béo phì và chế độ dinh dưỡng

Chia sẻ: Tuyetmai Tuyetmai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

164
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa cân và béo phì đang tăng lên tới mức báo động và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người ở mọi nơi trên thế giới ,cả người lớn và trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh béo phì và chế độ dinh dưỡng

  1. NỘI DUNG I.Khái niệm Béo phì là gì? Thừa cân và béo phì đang tăng lên tới mức báo động và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người ở mọi nơi trên thế giới ,cả người lớn và trẻ em.Ở các nước phát triển như Mỹ ,tỷ lệ béo phì ở nam là 20%,nữ 25%,ở Anh là 16%, Canada 15%, Hà Lan 8%.Tỷ lệ người béo trên thế giới tăng lên rõ rệt trong những năm qua,thường ở nữ cao hơn nam,tập trung nhiều ở các nước phát triển.Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì không ngừng tăng lên,nhất là trẻ từ 6 - 12 tuổi. Việt nam từ năm 1995 đến nay thừa cân và béo phì đã tăng nhanh theo thời gian ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Từ kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béo phì ở nước ta do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây, đã có 16,8% người từ 25-64 tuổi thừa cân,béo phì theo tiêu chuẩn châu Á. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ béo phì, thừa cân ở Việt nam gia tăng theo tuổi, 2/3 số người thừa cân, béo phì từ 45 tuổi trở lên, 1/3 còn lại từ 25-45 tuổi. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở thành thị, với số lượng người thừa cân, béo phì cao gấp ba lần ở nông thôn.Đặc biệt là lứa tuổi 6 -11 tuổi ở thành phố Hà Nội,Hồ Chí Minh,Hải Phòng tỷ lệ thừa cân ở trẻ em lứa tuổi tiểu học đã lên tới 10%. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25- 30.
  2. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thườg dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Công thức tính: B.M.I = = W(kg)/H2 (m)) {Cân nặng(kg) chia cho bình phương chiều cao(m)} IDI & WpRO phân loại WHO BMI (kg/m2) (kg/m2) Cân nặng thấp < 18,5 (gầy) Bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 - 29,5 23 - 24,9 Béo phì độ I 30 - 34,9 25 - 29,9 Béo phì độ II 35 - 39,9 30 Béo phì độ III 40 Ngoài ra để xác định phân bố mỡ người ta còn sử dụng các số đo bề dày nếp gấp da ở các vị trí nhử cơ tam đầu sau bả vai,cạnh rốn, trên mào chậu.Người ta sử dụng các tỷ lệ số vòng thắt lưng / vòng mông ( >1.0 ở nam và > 0.85 ở nữ) II.NGUYÊN NHÂN Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ
  3. thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. * Trước kia các nhà khoa học ,bác sỹ ,các nhà dinh dưỡng học quan niệmvà kết luận thủ phạm gây ra béo phì và tăng cân là do thói quen ăn uống và lười hoạt động và giải thích: + Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống: Nǎng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon ngên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món sào, rãn, những thức ǎn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo. + Hoạt động thể lực kém: Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dánh cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những
  4. người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu. * Theo 1 nhóm nghiên cứu quốc tế gần đây đã tuyên bố “Béo phì không hẳn do ăn uống hay lười hoạt động”. “Vai trò của 2 thủ phạm này luôn được thừa nhận và điều này đã khiến các nhà nghiên cứu “coi thường” những nhân tố được giả định khác. Vậy là các bác sĩ chỉ tập trung sự chú ý vào thói quen ăn uống cũng như khuyên bệnh nhân năng vận động nhưng kết quả là tỉ lệ béo phì không thuyên giảm là bao. Nhằm khuyến khích một cuộc tranh luận sôi nổi, tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh béo phì đang ngày càng trở nên trầm trọng ở tất cả các quốc gia, TS Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc tế về Béo phì: 1. Ngủ quá ít. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi. 2. Ô nhiễm. Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới những hormone này. 3. Điều hòa không khí. Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng.
  5. 4. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì? 5. Thuốc men. Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao... Đây là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên. 6. Tuổi thọ và chủng tộc. Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu. 7. Mẹ nhiều tuổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già. 8. Di truyền từ tổ tiên. Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bà vốn đã bị "lặn" ở thế hệ cha mẹ trở thành "trội" ở thế hệ các cháu. 9. Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản. Có một số bằng chứng cho thấy những người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm. Nếu như béo phì thực sự có liên quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của nhân loại. 10. Sự “liên minh” của những cặp béo phì. Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng kết hôn với những nam giới thừa cân. Nếu những người gầy ngày càng ít đi và béo phì thực sự là do gien quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì, quá khổ. Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên
  6. còn có một số nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, biến đổi bất thường nội tiết,tình trạng suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, ít sử dụng các sản phẩm sữa và những hormone từ ngành nông nghiệp biến đổi gien... Tất cả đang đợi được giải thích và chứng minh bởi các nhà khoa học trên toàn thế giới. III.HẬU QUẢ Bệnh béo phì là 1 bệnh dinh dưỡng ,đồng thời là một trong những nguy cơ chính của bệnh mạn tính: - Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim. - Tăng huyết áp. - Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL- cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu. - Tiểu đường: Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. - Đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9).
  7. - Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt. Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai. Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng. - Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự. - Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau. Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo. - Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng. - Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ. Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần). Ngoài những hậu quả gây ra cho người bệnh,Béo phì còn ảnh hưởng lớn tới xã hội như kinh tế giảm sút vì chính phủ các nước phải tốn nhiều khoản kinh phí để điều trị,dùng các biện pháp như đánh thuế cao đối với thực phẩm và đồ uống chứa nhiều chất béo, đường để làm giảm bệnh béo phì;các nhà khoa học thì nghiên cứu các thực phẩm
  8. làm giảm cân;ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của con người,tuổi thọ của con người giam xuống,… IV.BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG VÀ QUẢN LÝ BÉO PHÌ Dự phòng và xử trí tăng cân theo hai hướng là không làm tăng hoặc làm giảm cân.Cần tiến hành theo một chuỗi các giải pháp từ phòng ngừa thông qua duy trì cân nặng và xử trí các bệnh kèm theo cho đến giảm cân. + Đối với cá nhân: - Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI. BMI từ 25-29,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal. BMI từ 30-34,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal. BMI từ 35-39,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal. BMI >=40 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal. Trong đó tỉ lệ nǎng lượng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid: - Ăn ít chất béo, bột. - Đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp. - Tǎng cường rau và hoa quả. - Muối, mì chính: 6g/ngày. Nếu có tǎng huyết áp thì chỉ cho 2-4g/ngày. - Tạo thói quen ǎn uống theo đúng chế độ. Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, format, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ.
  9. - Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. - Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: những khẩu phần ăn dưới 1.200 Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như Canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày. - Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn xalát. - Ăn muối rất hạn chế, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày. Không nên dùng: - Thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò… - Thực phẩm nhiều cholesterol: não, tim, gan, thận, lòng lợn… - Những món ăn đưa thêm chất béo: bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán.. - Thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt… - Những đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê… * Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn đặc biệt, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30phút /ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp… Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2.5km (tức là mất 20 – 30ph đi bộ) một ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.
  10. +Đối với cán bộ y tế và xã hội: - Tăng cường truyền thông về nguyên nhân và hậu quả của bệnh béo phì với cá nhân và xã hội trên thông tin đại chúng như báo đài,internet,.. - Lập kế hoạch và chính sách kiểm soát làm giảm thừa cân và béo phì - Cần sự phối hợp của nhiều ngành tham gia vào chương trình kiểm soát thừa cân và béo phì. - Tăng cường sức khỏe của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn với chế độ ăn hợp lý trên cơ sở những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Đây là một số thí dụ tham khảo về chế độ ăn cho người béo phì để làm giảm tình trạng thừa cân ,béo phì đang gia tăng hiện nay: +Chế độ ăn 1250 kilocalo/ngày Chế độ ăn làm gầy này thích hợp với những người béo phì có một hoạt động thực thể vừa phải. Chứa 85g protein, 45g chất béo và 115g carbon hydrat. Chứa vitamin và muối khoáng một cách đầy đủ. Điểm tâm Bánh mì: 30g Sữa toàn phần + cà phê hoặc trà không đường:240g Bơ: 5g Ăn nhẹ lúc 10 giờ Yaourt : 1hũ Bữa ăn trưa Nước dùng thịt không mỡ (gây chán ăn) : tùy thích Thịt bò nướng đã khử mỡ (*) : 125 g
  11. Rau xanh có 3% carbon hydrat (x.glucid): 150g Khoai tây luộc :100g Dầu thực vật hoặc bơ : 10g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid) :150g Ăn nhẹ lúc 16 giờ Sữa toàn phần :150g Bữa ăn tối Trứng luộc hoặc nhúng nước sôi: 1quả Rau xanh có 3% carbon hydrat (x.glucid) :150g Dầu thực vật hoặc bơ: 5g Bánh mì 30g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid):150g Tương đương nhau : Gà 125g; thỏ 125g; bê thui 85g; giăm bông nạc 85g; cá nạc 150g. Cà rốt 75g; xu hào 75g; ngô 50g. Bột nhão chín 100g; cơm 100g; bánh mì 40g; rau khô sống 30g. Thịt nạc 40g; sữa bơ kem 200ml; yaourt 1,5 hũ; phomát trắng với sữa bơ kem 125g. + Chế độ ăn 1500 kilocalo/ngày Chế độ ăn này cung cấp 90g protein, 170g glucid và 50g lipid. Chứa đầy đủ vitamin và muối khoáng. Điểm tâm : Sữa toàn phần + càphê hoặc trà không đường: 250g Bơ : 5g Bánh mì :40g Bữa ăn trưa Nước dùng thịt khử mỡ (gây chán ăn): tùy thích Thịt nước khử mỡ (*) :150g Rau xanh có 3% carbon hydrat (x.glucid):200g
  12. Khoai tây luộc:10g Bơ hoặc dầu thực vật:15g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid):200g Bữa ăn tối Trứng luộc hoặc nhúng nước sôi:1 quả Rau xanh có 3% carbon hydrat (x.glucid):200g Bánh mì:50g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid):200g Lượng tương đương Gà 150g; thỏ 150g; cá nạc 180g; giăm bông nạc 100g; gan 120g Xu hào 100g; càrốt 100g; củ cải100g; ngô 70g. Bột nhão chín 100g; cơm 100g; bánh mì 40g; rau xanh khô sống 30g. Thịt nạc 40g; sữa bơ kem 200ml; yaourt : 1,5 hũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2