intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 7

Chia sẻ: Asda Asdad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác động hóa học Nhiều KST khi KS trên cơ thể vật chủ, ngoài các tác động cơ học do cơ quan bám, hút gây ra, chúng còn có các tuyến đơn bào có thể tiết ra các độc tố gây hoại tử, phân giải tổ chức tế bào tại nơi KS, như Monogenea, Copepoda KS đã tiết độc tố để phá hủy tổ chức mang của cá. Rận cá (Argulus) KS trên da và vây cá đã gây tiết độc tố, phá hủy da cá..., hoặc Đỉa cá (Piscicola) có thể tiết ra chất chống đông máu (hirudine) ảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 7

  1. Tác động hóa học Nhiều KST khi KS trên cơ thể vật chủ, ngoài các tác động Nhi cơ học do cơ quan bám, hút gây ra, chúng còn có các tuyến đơn bào có thể tiết ra các độc tố gây hoại tử, phân giải tổ chức tế bào tại nơi KS, như Monogenea, Copepoda KS đã Copepoda tiết độc tố để phá hủy tổ chức mang của cá. Rận cá (Argulus) KS trên da và vây cá đã gây tiết độc tố, phá hủy da cá..., hoặc Đỉa cá (Piscicola) có thể tiết ra chất chống đông máu (hirudine) ảnh hưởng tới một trong các chức năng tự vệ của cơ thể thường có, để chống hiện tượng mất máu, KST Trypanosoma spp. tiết men làm vỡ tế bào Trypanosoma hồng cầu. Tác động lấy chất dinh dưỡng của vật chủ ch dinh ch Tất cả KST khi KS đều lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ, vì vậy vật chủ bị mất lượng chất dinh dưỡng đáng kể khi bị nhiễm KST với cường độ cao. KC thường biểu hiện tình trạng ốm yếu, sinh trưởng chậm. KC
  2. Người ta đã nghiên cứu trên họ cá tầm (Acipenseridae) cho thấy, một Ng con sán lá đơn chủ Nitzschia sturionis KS, mỗi ngày hút 0,5 ml máu. Khi nhiễm nghiêm trọng có thể đếm được 300-400 con sán lá/1 con cá. Như vậy, trong 24 giờ, cá bệnh có thể mất đi khoảng 150-200 ml máu làm cho cá gầy đi và chết nhanh. KST Lernaea KS trên da cá mè, cá trắm... cũng hút máu cá, khi nhiễm với cường độ cao làm cá rất yếu, nếu không xử lý, để lâu cá sẽ chết.với tỷ lệ cao. Tác động như vật trung gian truyền bệnh nh trung gian truy Một số KST có khả năng như một sinh vật trung gian truyền bệnh. Đỉa cá (Piscicola) khi hút máu từ con cá này đến con cá khác có thể truyền KST Trypanosoma từ cá bệnh sang cá khỏe. Trypanosoma Tác động mở đường cho các tác nhân khác xâm nhập đư cho nhân kh xâm nh Tác động cơ học và hóa học của KST gây thương tổn lên các tổ chức mô của những cơ quan bị KS. Qua các vết thương tổn ở trên da, mang, vây, thành ruột... sẽ là các "cửa mở" cho các tác nhân gây bệnh là vk, nấm hay các kst khác tấn công và xâm nhập. KST KS trên cơ thể KC đã có những tác động nhiều mặt đến đời sống KST của cơ thể KC.
  3. 7.2 Tác động của vật chủ đối với ký sinh trùng 7.2 ch ký sinh tr Phản ứng của tổ chức tế bào vật chủ lên ký sinh trùng: ch ch lên ký sinh tr KST xâm nhập vào cơ thể vật chủ gây kích thích cơ học và hóa học KST lên tổ chức tế bào, đồng thời tổ chức tế bào này cũng có phản ứng trở lại như: Tạo nang, bao vây cô lập KST, hoặc tế bào tổ chức xung quanh vị trí KS có hiện tượng tăng sinh, viêm loét để hạn chế sức bám, sinh trưởng và phát triển của KST và đôi khi có thể tiêu diệt KST. Trùng quả dưa (Ichthyophthirius) là KST đơn bào nguy hiểm, thường Tr đơ ký sinh trên da, mang cá. Cơ thể vật chủ nhận kích thích, tế bào thượng bì tăng sinh bao vây ký sinh trùng thành các bọc trắng lấm tấm nên còn gọi là bệnh “đốm trắng”. Ấu trùng sán lá (Posthodiplostonrum cuticola) KS trong cơ dưới da của cá, các tế bào xung quanh nơi bị tấn công tạo nên bào nang bao xung quang KST để cô lập tác nhân này.
  4. Phản ứng tế bào còn thể hiện ở khả năng thực bào của bạch cầu trong Ph máu đối với vật KS lạ, chúng có khả năng tiêu diệt tác nhân theo cơ chế “bắt nuốt". Do vậy, khi cơ thể bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh, số lượng bạch cầu trong máu tăng lên. Phản ứng dịch thể th Vật chủ nhận kích thích khi bị KST xâm nhập, đã sản sinh ra phản ứng dịch thể. Phản ứng dịch thể có nhiều dạng khác nhau như: Phản ứng ngưng Ph kết, phân giải KST. Cá còn có thể tiết ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên do KST tiết ra. Trước đây người ta cho rằng phản ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ Tr chỉ có ở các bệnh do VSV gây ra như virus, vi khuẩn, nấm, nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, KST có thể kich thích cơ thể ký chủ sản sinh ra phản ứng miễn dịch, nhưng yếu hơn.
  5. Phản ứng dịch thể còn thể hiện ở các dịch tiết của cơ thể như: dịch Ph nhày trên mang, trên da cá. Khi mang và da cá bị tấn công bới KST, tổ chức tế bào tại đây sẽ tiết nhiều dịch nhày, trong đó chứa các chất có thể trung hòa độc tố, tiêu diệt tác nhân. Tuy vậy, nếu dịch này tiết ra một số lượng lớn ở mang cá tôm, chúng có thể cản trở hoạt động hô hấp của KC. Phản ứng cơ học Da, vẩy của cá và vỏ kitin ở giáp xác, vỏ đá vôi ở động vật thân mềm Da là các rào chắn cơ học, nhằm bảo vệ cơ thể ĐVTS trước sự tấn công xâm nhập của tác nhân gây bệnh, trong đó có KST. Do vậy, nếu vì một lý do nào đó, da của cá, vỏ của giáp xác và động vật thân mềm bị rách, vỡ thì đây chính là nơi mà mầm bệnh sẽ tấn công và xâm nhập Phản ứng của vật chủ đối với KST là hình thức biểu hiện sức đề kháng Ph của vật chủ đối với tác nhân gây bệnh, phản ứng miễn dịch mạnh có thể tiêu diệt, cô lập, giảm tác hại của bệnh và ngược lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2