intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH NẤM SÂU SPOROTRICHOSIS (BỆNH GARDENER)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương: Bệnh nấm hệ thống thường là bệnh mãn tính mà nguyên nhân do rất nhiều loại nấm khác nhau gây nên. Những loại nấm này thường gây bệnh ngoài da và trong tổ chức hoặc ở nội tạng. Đường lây truyền: Qua sây sát hoặc sang chấn da, niêm mạc hoặc theo đường hô hấp, lan truyền qua đường máu, bạch huyết hoặc trực tiếp. Trừ loại Cryptococcus còn Sporotrichum, Blastomyces, Coccidioides được người ta sếp vào nhóm nấm lưỡng dạng với những đặc điểm sau: - Dạng ký sinh gây bệnh trên cơ thể người hoặc được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH NẤM SÂU SPOROTRICHOSIS (BỆNH GARDENER)

  1. BỆNH NẤM SÂU SPOROTRICHOSIS (BỆNH GARDENER) Đại cương: Bệnh nấm hệ thống thường là bệnh mãn tính mà nguyên nhân do rất nhiều loại nấm khác nhau gây nên. Những loại nấm này thường gây bệnh ngoài da và trong tổ chức hoặc ở nội tạng. Đường lây truyền: Qua sây sát hoặc sang chấn da, niêm mạc hoặc theo đường hô hấp, lan truyền qua đường máu, bạch huyết hoặc trực tiếp. Trừ loại Cryptococcus còn Sporotrichum, Blastomyces, Coccidioides được người ta sếp vào nhóm nấm lưỡng dạng với những đặc điểm sau: - Dạng ký sinh gây bệnh trên cơ thể người hoặc được nuôi cấy trên môi trường thích hợp ở nhiệt độ 37°C thì nấm có dạng nấm men. - Dạng sống hoại sinh: Ở trong đất, cây cỏ hoặc được nuôi cấy trên môi trường sabouraud ở nhiệt độ 26°C thì nấm có dạng sợi.
  2. - Ngoài nhóm nấm lưỡng dạng gây bệnh nấm hệ thống còn do các loài nấm men hoặc nấm sợi khác gây nên. Bệnh nấm sporotrichosis (bệnh gardener). Nguyên nhân: Do nấm Sporotrichum schenckii. Loài nấm này được phát hiện và nuôi cấy đầu tiên ở Mỹ năm 1898 bởi Schencki. Sau đó Beurmann (1903) và Ramond phát hiện ở Châu Âu. Năm 1912 Beurmann và Gougerot mô tả chi tiết hình dạng của loài nấm, đây là loài nấm có 2 dạng. Nấm thường sống trong đất và trên các cây thực vật, vì thế dễ gây bệnh ở người làm vườn, làm ruộng và dễ gây bệnh ở loài gậm nhấm. Nấm gây bệnh ngoài da và có thể gây bệnh ở phổi và đường ruột. Bệnh gặp nhiều ở Pháp, Mexico, Trung, Nam Mỹ, Liên xô, Nam Phi. Ở Việt Nam cũng gặp bệnh này, miền Bắc thường gặp nhiều hơn miền Nam. Triệu chứng lâm sàng: Thể da – bạch huyết: Khi da hay niêm mạc bị xây sát, sang chấn thì nấm dễ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể rồi lan truyền theo đường máu hay đường bạch huyết.
  3. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Thời gian ủ bệnh: 20 – 90 ngày. Thương tổn ở da xuất hiện là những gôm, cục sẩn nổi gờ trên mặt da, thường gặp ở chi dưới vùng da hở cẳng chân, cánh, cẳng tay. Gôm mọc dọc theo đường bạch huyết, ban đầu cứng, di động không đau sau đó mềm thành mủ ở giữa của gôm. Khi chích nặn có mủ hơi quánh, màu vang khong có ngòi. Tổn thương có thể tạo thành abces nhỏ hoặc lớn nằm sâu dưới da có màu hồng nhạt khó tự vỡ mủ Thể da đơn thuần: Tổn thương da có dạng sùi như hạt cơm, có thể thành u to nhưng không lan ra mạch bạch huyết. Thể niêm mạc: Tổn thương thường là u nhú dạng mụn cóc có mủ, loét, thường xuất hiện ở niêm mạc mũi, họng, miệng, khi đó dễ nhầm với viêm da do vi khuẩn. Chẩn đoán: - Chẩn đoán phân biệt:
  4. Lao da, giang mai, sẩn do côn trùng đốt, bệnh phong và các bệnh nấm sâu khác. - Xét nghiệm chẩn đoán: + Soi trực tiếp: từ dịch mủ, nhưng khó phát hiện. + Nuôi cấy: môi trường sabouraud ở nhiệt độ 20°C - 26°C, nấm phát triển sau 3 đến 7 ngày, khuẩn lạc nấm dạng sợi có màu thay đổi từ kem đến màu đen. Trên môi trường thạch dịch có 10% máu, ở nhiệt độ 37°C nấm mọc có dạng nấm men với hình cầu hay hình trứng. - Miễn dịch chẩn đoán: + Thử test da: dùng 0,1ml kháng nguyên sporotrichin đã pha loãng gấp 2000 lần làm test da, đọc kết quả sau 48 giờ. Đường kính nốt sẩn >3cm. Ngoài ra người ta cũng có thể dùng phản ứng ngưng kết, kết tủa hoặc phản ứng cố định bổ thể để chẩn đoán. Điều trị: - Uống dung dịch IK liều lượng tăng dần từ 2 – 4 – 6 – 12g /ngày trong nhiều tuần. - Ngoài ra có thể dùng thuốc chống nấm như Itraconazole (Sporal), Ketoconazole (Nizoral) và Amphotericin B.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0