intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh phân trắng (White faeces disease)

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường thấy ở tôm 4050 ngày tuổi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thường bệnh nặng. Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m vuông). Triệu chứng bệnh: ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh phân trắng (White faeces disease)

  1. Bệnh phân trắng (White faeces disease)
  2. Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường thấy ở tôm 40- 50 ngày tuổi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thường bệnh nặng. Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m vuông). Triệu chứng bệnh:  Xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn, hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao (cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió)  Tôm giảm ăn hoặc không tăng ăn theo tuổi  Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột.  Tôm bị ốp, mỏng vỏ và teo nhỏ dần.  Tôm chậm lớn. Nguyên nhân:  Do vi khuẩn Vibrio bởi các nguyên nhân sau:  Cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và HPV.
  3.  Sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám trên thành ruột. Việc lây truyền bệnh:  Không tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic)  Gặp ở những nơi nuôi có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.  ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa mưa.  Tại trại giống: Có thể do trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc, hến...) hay nhiễm trực tiếp từ tôm bố mẹ.  Tại ao nuôi: Có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trước lúc thu hoạch do tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh. PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH - Thả tôm với mật độ thích hợp (20-25 con/m2) - Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ. - Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá... - Chú ý quản lý môi trường. Có biện pháp thay nước định kỳ. - Theo dõi tôm trong vó thường xuyên. Đối với chuẩn bị ao nuôi:
  4.  Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao  Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian:  Chlorine 30ppm  B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)  KMnO4 2-3ppm  Hạn chế cua vào ao:  Hạn chế ốc trong ao  Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi  Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi  Trộn men vi sinh đường ruột Zymetin... vào thức ăn  Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat. o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày) o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
  5. o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi. Xử Lý  Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300 (đã bị cấm sử dụng), Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng  Thuốc diệt khuẩn  Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2