intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh "vi bào tử"

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bào tử (spores) là trạng thái tiềm sinh của vi khuẩn (VK), phát triển trong tế bào sinh dưỡng của mọt vài giống VK. Bào tử có khả năng đề kháng mạnh với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, nhờ: - Phức hợp acid dipicolinic-calcium có thể ổn định thành phần acid nucleic của bào tử. - Nước trong bào tử ở trạng thái liên kết nên không thể làm biến tính protein khi tăng nhiệt độ môi trường. - Các enzyme và chất hoạt động sinh học trong bào tử đều tồn tại ở trạng thái không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh "vi bào tử"

  1. Bệnh "vi bào tử"
  2. Bào tử (spores) là trạng thái tiềm sinh của vi khuẩn (VK), phát triển trong tế bào sinh dưỡng của mọt vài giống VK. Bào tử có khả năng đề kháng mạnh với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, nhờ: - Phức hợp acid dipicolinic-calcium có thể ổn định thành phần acid nucleic của bào tử. - Nước trong bào tử ở trạng thái liên kết nên không thể làm biến tính protein khi tăng nhiệt độ môi trường. - Các enzyme và chất hoạt động sinh học trong bào tử đều tồn tại ở trạng thái không hoạt động nên hạn chế sự trao đổi chất của bào tử đối với môi trường ngoài. - Với cấu trúc có nhiều lớp màng bọc và tính ít thấm của các lớp màng, làm cho các hóa chất độc, chất sát trùng khó có thể xâm nhập vào và gây tác động cho bào tử. CẤU TẠO BÀO TỬ Dưới kính hiển vi, bào tử trưởng thành được bao bọc bởi nhiều lớp màng: - Lớp áo bào tử: mỏng tương đương với màng tế bào chất. - Lớp vỏ bào tử: dầy, gồm nhiều lớp, có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu, đề kháng với sức nóng và các tác nhân gây chết khác .
  3. - Lớp màng trong của bào tử . Trong cùng là khối tế bào chất . Nước trong nguyên sinh chất ở trạng thái liên kết. Trong bào tử có mặt cả DNA và RNA (lượng RNA thường gấp 2-7 lần so với lượng DNA) Bào tử chứa nhiều Ca, Mg; chứa ít K, P hơn tế bào sinh dưỡng . Enzyme và các chất hoạt động sinh học khác chỉ hoạt động khi bào tử nảy mầm. NHÓM PROKARYOTE - VI KHUẨN Chỉ có các trực khuẩn mới có bào tử . - XẠ KHUẨN Bào tử được hình thành trên nhánh phân hóa của khuẩn ty (cuống sinh bào tử). Thường có dạng cầu, ovan hay viên trụ. Được bao bởi lớp màng mucopolysaccharide giàu protein dày khoảng 300-400A, cấu tạo 3 lớp. Bề mặt nhẵn hoặc xù xì .
  4. Sự hình thành bào tử có 2 kiểu : + Kiểu kết đoạn: bào tử có dạng hình cầu, mỗi bào tử chứa ít nhất 1 hạt cromatin, kích thước bằng 1/3 so với bào tử, nằm ở trung tâm hoặc sát màng bào tử . + Kiểu cắt khúc (ở xạ khuẩn bậc thấp): bào tử dạng hình trụ hay hình que. - NIÊM VI KHUẨN (NVK) Bào tử được hình thành từ quả thể . NVK được chia thành 5 họ nhưng chỉ các họ sau có bào tử: + Archangiaceae : bào tử ống dài, không chứa trong bào nang . + Sorangiaceae : bào tử ống dài chứa trong bào nang hình tam giác hay đa giác . + Polyangiaceae : bào tử hình ống dài chứa trong bào nang hình tròn . + Myxococcaceae : bào tử hình tròn hay bầu dục, bên ngoài có màng nhầy bao bọc. - VI KHUẨN LAM (CYANOBACTERIA) Bào tử được hình thành do sự phân chia nội chất của tế bào tạo bào tử. Tế bào chứa bào tử gọi là nang .
  5. Hầu hết các tảo đều sinh các động bào tử (động bào tử có tiêm mao, bơi lội trong nước rồi gắn vào một giá thể nào đó dưới nước, mất tiêm mao và phát triển thành cơ thể tảo mới) Ở tảo lam tạo bào tử bất động, gồm : + Nội bào tử (endospore): phát triển ngay bên trong tế bào mẹ, không có thành tế bào. + Ngoại bào tử (exospore): hình thành trong tế bào mẹ sau đó hình thành tế bào, chui ra khỏi tế bào mẹ và phát triển bên ngoài. - NHÓM EUCARYOTE NẤM MỐC : Bào tử áo (hậu bào tử, clamydospore) + Trên sợi nấm xuất hiện những tế bào dạng tròn, có màng dày bao bọc bên trong chứa rất nhiều chất dự trữ. + Bào tử áo có thể đơn bào, đôi khi có thể là 2 hoặc nhiều tế bào, có thể nằm ở giữa hoặc ở đầu tận cùng của khuẩn ty . + Giúp nấm mốc sinh sản dinh dưỡng. Bào tử kín (bào tử bọc, sporangiospore) + Được hình thành trong các bọc đặc biệt gọi là nang.
  6. + Nang được hình thành trên những sợi nấm lớn hơn các khuẩn ty gọi là cuống nang (cuống bào tử -sporangiosphore) + Bào tử kín ở lớp Chytridomycetes và Oomycetes mang 1-2 tiêm nao có khả năng di động trong nước gọi là động bào tử (zoospore). + Bọc sinh ra động bào tử gọi là nang động bào tử (zoosporangium). + Giúp nấm sinh sản vô tính. Bào tử đính (Bào tử trần, conidiospore). + Phần lớn là bào tử ngoại sinh, nghĩa là được sinh ra bên ngoài các tế bào sinh bào tử . + Một số được sinh ra bên trong (nội sinh) hoặc sát miệng (bán nội sinh) của các thể bình (là những tế bào hình ống mọc ra từ những cơ quan sinh bào tử). + Có thể đơn bào hay đa bào. + Được hình thành đơn độc , thành chuỗi hoặc thành khối dính với nhau . + Bào tử đính của các loại nấm mốc khác nhau có hình dạng khác nhau (hình cầu, hình trứng, hình kim...) và màu sắc khác nhau (không màu, màu nhạt hay màu sẫm).
  7. + Có trường hợp bào tử đính được hình thành do sự biến đổi (sự cắt đoạn) của các khuẩn ty để tạo thành bào tử đốt (arthroconidium). + Giúp nấm mốc sinh sản vô tính. Bào tử noãn (Oospore) + Ở lớp nấm noãn. + Các túi giao tử đực đâm qua màng túi giao tử cái, tìm đến noãn cầu để thụ tinh -> noãn bào tử (2n). + Được bao bọc bởi một màng dày, sau đó phân bào giảm nhiễm thành bào tử (1n). + Bào tử được phóng thích ra khỏi màng dày, nảy mầm phát triển thành sợi nấm mới. Bào tử tiếp hợp (Zygospore) . + Ở lớp nấm tiếp hợp. + Khi hai sợi nấm khác giống tiếp giáp nhau, chúng có thể mọc ra 2 mấu lồi. Hai mấu này tiến dần lại với nhau, mỗi mấu xuất hiện một vách ngăn phân phần đầu thành 1 tế bào nhiều nhân. Hai tế bào này tiếp hợp với nhau tạo thành một hợp tử đa nhân, có màng dày và tối gọi là bào tử tiếp hợp. + Phần mấu lồi còn lại phát triển thành cuống treo giữ bào tử tiếp hợp.
  8. + Sau thời gian sống tiềm sinh, bào tử tiếp hợp nảy mầm, mọc ra 1 ống mầm. Đầu ống mầm phát triển thành nang chứa nhiều bào tử kín (2n). + Bào tử 2n này giảm nhiễm tạo bào tử 1n. Bào tử này sau đó được phóng thích ra ngoài nảy mầm thành sợi nấm mới. Bào tử túi (Ascospore) + Ở lớp nấm túi, cơ quan sinh sản là túi hay túi bào tử. + Túi bào tử đực: nhỏ, hình ống. + Túi bào tử cái: một tế bào hình cầu, gọi là thể sinh túi. + Đầu thể sinh túi kéo dài ra thành một ống gọi là sợi thụ tinh. + Quá trình phối chất xảy ra khi đầu túi bào tử đực tiếp xúc với sợi thụ tinh. + Các nhân sắp hàng thành từng đôi, trên thể sinh túi mọc ra nhiều sợi sinh túi, các nhân kép được chuyển vào những sợi sinh túi cùng lúc với việc hình thành các vách ngăn chia thể sinh túi thành nhiều tế bào chứa nhân kép. + Tế bào cuối sợi cong lại, nhân kép phân chia tạo thành 4 nhân. + Tế bào này tách ra thành 3 tế bào: tế bào giữa chứa 2 nhân (1đực, 1cái), phát triển thành túi bào tử; tế bào ngọn và gốc (chứa 1 nhân) tiếp
  9. hợp với nhau tạo thành 1 tế bào 2 nhân, tiếp tục phát triển thành túi bào tử mới. + 2 nhân trong túi bào tử kết hợp lại tạo nhân lưỡng bội, nhân này sau đó phân chia 3 lần (lần đầu giảm nhiễm) tạo thành 8 nhân con đơn bội, phát triển thành 8 bào tử túi. + Bên ngoài túi, các khuẩn ty phát triển thành những tổ chức bảo vệ. + Toàn bộ kết cấu của cơ quan sinh sản gọi là quả thể. Bào tử đảm (Basidiospore) + Ở lớp nấm đảm. + Cơ quan sinh bào tử đảm gọi là đảm. + 2 khuẩn ty đơn bội tiếp giáp nhau, tế bào trên khuẩn ty này sẽ sinh ra 1 ống nối sang khuẩn ty kia. + Quá trình phối chất xảy ra tạo thành khuẩn ty thứ cấp có 2 nhân. + Tế bào ở đầu khuẩn ty này mọc ra 1 ống nhỏ hướng về gốc của nó, 1 nhân chui vào ống. + Sau đó, tế bào phân chia tạo thành 4 nhân con, xuất hiện 2 vách ngăn tạo thành 3 tế bào. + Tế bào gốc và tế bào bên chứa 1 nhân tiếp hợp với nhau tạo thành 1 tế bào 2 nhân khác.
  10. + Tế bào ở đỉnh chứa 2 nhân sẽ phát triển thành đảm, 2 nhân này kết hợp tạo nhân 2n, nhân này phân chia 2 lần (lần đầu giảm nhiễm) tạo 4 nhân con 1n. + Tế bào đảm phình to ra, phía trên sinh 4 cuống nhỏ. + Mỗi nhân chui vào 1 cuống và phát triển thành bào tử đảm. Bào tử đảm về sau sẽ nảy mầm tạo sợi nấm đơn bội mới. Bào tử đảm, bào tử tiếp hợp, bào tử túi và bào tử noãn là hình thức sinh sản hữu tính ở nấm mốc. NẤM MEN Bào tử túi (Ascospore) - Có hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo loài nấm men: bầu dục, bán cầu, thoi... Bào tử bắn (Ballistospore) - Chỉ thấy ở các loài trong giống Brullera, Spodiobolus, Sporoliomyces và Aessaspora. - Sau khi hình thành, bào tử này có thể bắn mạnh ra phía đối diện, đi vào môi trường sống.
  11. * Bệnh "vi bào tử" được hiểu là bệnh ký sinh trùng có tác nhân gây bệnh là vi bào tử. Trong môi trường nước, khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử xâm nhập vào cơ thể tôm, cá và gây bệnh. * Cách phòng bệnh có tác nhân gây bệnh là bào tử: - Cải tạo ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi (Theo Vemedim, sau mỗi vụ thu hoạch cần cải tạo ao thật kỹ, rải vôi bột và phơi đáy ao 3 - 7ngày để diệt các bào tử trùng trong bùn đáy ao. Trường hợp không tát cạn được ao nuôi thì rút bớt nước và xử lý bằng vôi CaO với liều cao, từ 15 - 20kg/m2. Định kỳ xử lý ao bằng các loại thuốc sát trùng như: Vime- Protex hoặc Vimekon, tốt nhất là nên đưa thuốc xuống đáy ao. Dùng muối hạt liều lượng 50 - 70 kg/1.000m2 đáy ao kết hợp với Vimekon theo liều 1 – 1,5kg/1.000m2.) - Chọn con giống tốt (Khỏe mạnh, không trầy xước, có sức đề kháng cao, đã qua kiểm nghiệm không có bệnh...) - Xử lý nguồn nước kỹ trước khi đưa vào ao nuôi và sau khi thải. - Khi phát hiện trong ao bị nhiễm bệnh, xử lý, cách ly ao bị nhiễm bệnh, không để nguồn bệnh lây lan sang các ao khác. - Ngăn chặn địch hại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2