intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết để sống sung túc, hạnh phúc với 7 chiến lược: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "7 chiến lược để sống sung túc hạnh phúc" tiếp tục trình bày các nội dung sau đây: sự thần kỳ của việc phát triển bản thân; làm thế nào để đạt được tự do tài chính; làm thế nào để là người quản lý thời gian sáng suốt; nguyên tắc kết giao; đường đến một phong cách sống sung túc hơn;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết để sống sung túc, hạnh phúc với 7 chiến lược: Phần 2

  1. Chương 6
  2. SỰ THẦN KỲ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Một ngày kia, Shoaff nói: “Jim, nếu cậu muốn được sung túc và hạnh phúc, hãy học tốt bài học này: Học cách làm việc cật lực cho chính mình hơn là cho công việc”. Kể từ lúc đó, tôi luôn chú trọng việc phát triển bản thân. Và tôi phải thú nhận rằng đây là nhiệm vụ thử thách tôi nhiều nhất. Sự nghiệp phát triển cá nhân này kéo dài trọn đời. Bạn thấy đó, việc bạn trở thành người như thế nào quan trọng hơn nhiều so với những gì bạn đạt được. Câu hỏi quan trọng trong quá trình này không phải là: “Tôi sẽ có được những gì?”. Thay vào đó, bạn nên hỏi: “Tôi sẽ trở thành gì?”. Nhận được và trở thành là hai việc giống như một cặp song sinh: con người bạn trở thành ảnh hưởng trực tiếp đến những gì bạn nhận được. Hãy nghĩ về điều đó theo cách này: hầu hết những gì bạn có được ngày hôm nay là những gì bạn đã thu hút được về mình bằng cách trở thành con người của bạn hôm nay. Vì vậy, đây là tiên đề tuyệt vời của cuộc sống: Để có nhiều hơn những gì bạn đang có, hãy trở thành con người hơn hẳn bạn hiện giờ. Đây là nơi mà bạn nên tập trung hầu như toàn bộ sự chú ý của mình. Nếu không, bạn có thể phải bằng lòng với tiên đề không thay đổi này: Nếu bạn không thay đổi con người hiện tại của mình, bạn sẽ mãi chỉ có những gì mình đang có.
  3. Thu nhập hiếm khi vượt quá sự phát triển cá nhân. Đôi khi thu nhập nhảy vọt lên nhờ may mắn, nhưng nếu bạn không học cách nhận lãnh những trách nhiệm đi cùng với nó, nó sẽ thường “co lại” về mức vừa với khả năng quản lý của bạn. Nếu có ai trao cho bạn một triệu đô-la, tốt nhất là bạn phải trở thành một triệu phú nhanh nhất có thể. Một người đàn ông rất giàu có từng nói: “Nếu bạn lấy tất cả tài sản trên thế giới và chia đều ra cho tất cả mọi người thì toàn bộ số tài sản đó cũng sớm quay lại túi của những người sở hữu nó trước đây”. Bạn khó có thể giữ lại được những gì không thông qua sự phát triển cá nhân mà có được. GIÁ TRỊ Vào những ngày đầu, có một số điều từng khiến tôi hoang mang. Tôi thường tự hỏi: “Tại sao có người được trả lương tháng 2.000 đô-la, có người lại được trả 4.000 đô-la dù họ làm cho cùng một công ty, phụ trách cùng một sản phẩm, có cùng số năm kinh nghiệm và nền tảng là như nhau?”. Thật khó giải thích! Tại sao người này lại làm tốt hơn người kia gấp hai lần nếu tính trên hiệu quả kinh tế? Nếu nhìn trên toàn bộ phúc lợi mà một người nhận được thì sự khác biệt giữa 2.000 đô-la và 4.000 đô-la một tháng là gì? (Đừng nói với tôi là “khác biệt 2.000 đô-la” – con số đó thì tôi khi ấy cũng tính được.)
  4. Và tôi suy đoán: “Chắc hẳn đó là vấn đề thời gian. Một số người làm tốt hơn nhiều vì họ có nhiều thời gian hơn. Mary hiển nhiên phải làm việc tốt vì cô ấy có nhiều thời gian. Nếu tôi có tất cả thời gian của Mary, tôi cũng có thể làm tốt như cô ấy”. Nghe thật ngớ ngẩn, nhỉ? Bạn không thể có được thời gian của người khác... Có lần, tôi nghe một người khác nói: “Nếu tôi có thêm thời gian ngoài 24 tiếng, tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn”. Tôi nói với anh ta: “Hãy quên chuyện này đi, anh bạn. Anh kiếm ở đâu ra thêm thời gian?”. Bạn thân mến, khi đồng hồ điểm nửa đêm, thế là hết một ngày! Vậy nếu bạn không thể tạo thêm thời gian, bạn có thể tạo ra điều gì để làm nên sự khác biệt về kết quả kinh tế? Câu trả lời là giá trị. Giá trị làm nên sự khác biệt. Bạn không bao giờ có thể tạo thêm được thời gian nhưng bạn có thể trở nên có giá trị hơn. Khái niệm giá trị này là một bài học cốt yếu trong lĩnh vực kinh tế. Cho dù bạn làm việc trên một dây chuyền lắp ráp, làm công việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ, bạn đều nhận được thu nhập tính trên giá trị. Bây giờ thì tôi biết rằng bạn dùng thời gian để mang đến giá trị cho thị trường nhưng thu nhập của bạn không được tính trên thời gian mà trên giá trị, trên hiệu suất của bạn. Một cách sai lầm, anh chàng đó nói: “Tôi kiếm được 20 đô-la mỗi giờ”. Điều đó không đúng! Nếu điều đó đúng thì anh ta chỉ việc ở nhà và tiền cứ được gửi đến. Không, anh ta không được trả 20 đô-la cho một giờ đó. Anh ta được trả 20 đô-la cho giá trị được ấn định trên một giờ mà anh ta làm
  5. việc. Việc trả lương theo giờ chỉ đơn giản là một cách thức thuận tiện để đo lường giá trị đã được dự tính. Đó là lý do tại sao chúng ta rất cần đặt ra câu hỏi: “Có thể trở nên có giá trị gấp đôi và làm ra số tiền gấp đôi cho mỗi giờ làm việc không? Có cách nào để tôi trở nên có giá trị gấp ba hay thậm chí gấp bốn lần trong cùng một giờ làm việc không?”. Và câu trả lời là: “Dĩ nhiên!”. Bạn có thể trở nên giá trị hơn nếu... (Và luôn có chữ nếu, phải không? Cuộc sống là một chữ “NẾU” thật to.) Bạn thấy không, chúng ta rất dễ “lầm lạc”. Anh chàng đó nói: “Tôi có mười năm kinh nghiệm. Tôi không biết tại sao tôi vẫn chưa làm tốt hơn”. Điều mà anh ta không nhận ra là anh ta không có đến mười năm kinh nghiệm. Anh ta chỉ có một năm kinh nghiệm được lặp lại mười lần. Anh ta chẳng có mảy may một cải tiến hay một sáng kiến nào trong chín năm! Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn, nhưng hầu hết mọi người không tìm kiếm nó đúng chỗ. Anh chàng đó của chúng ta nói: “Tôi cần nhiều tiền hơn. Tôi sẽ thuyết phục ông chủ của tôi”. Này bạn, tôi phát hiện ra rằng những ông chủ thường nổi tiếng là không dễ dãi và dễ tin trong những việc liên quan đến lương bổng đâu nhé. Tôi chưa từng thấy ông chủ nào đột nhiên cao hứng tăng lương cho ai đó gấp ba lần mà không có lý do. Một vài người nói: “Chúng tôi sẽ đình công để được tăng lương”. Vấn đề là một khi bạn đã đình công một lần thì bạn sẽ luôn phải đình công mỗi khi hợp đồng lao động kết thúc. Ngoài ra, những gì bạn nhận được bằng cách đòi hỏi sẽ chỉ là những mẩu vụn – hiếm khi đủ sống. Hãy quên đi những phương thức chỉ giúp bạn có thu nhập ở mức vừa đủ trang trải cuộc sống.
  6. Nghe này, bạn chỉ cần một ổ bánh mì và một đôi giày để sống qua ngày, nhưng đó không phải là thứ dành cho bạn. Bạn không đọc quyển sách này chỉ để có được những mẩu bánh vụn rơi vãi từ bàn ăn của cuộc sống. Bạn muốn có những bữa thịnh soạn, không phải vậy sao? Tôi biết một số nhân viên bán hàng luôn tìm kiếm những lợi thế. Họ nói: “Chúng ta sẽ mua những quyển sách dạy bán hàng chỉ dẫn cho chúng ta những mánh khóe trong kinh doanh. Chúng ta áp dụng những điều đó với các khách hàng tiềm năng, làm lóa mắt họ bằng những thứ hấp dẫn và moi tiền từ túi họ trước khi họ biết chuyện gì đang xảy ra”. Chà, tôi đoán bạn cũng muốn thử làm điều đó. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng trừ khi bạn trao đi giá trị một cách công bằng, còn không kết cục là bạn sẽ chỉ leo đến được những nấc thang kinh tế thấp nhất. Điều mang lại ý nghĩa không phải là những gì bạn đạt được bằng mánh lới, những gì bạn có được bằng sự đòi hỏi, yêu sách. Chính những gì bạn có được bằng hiệu quả trong công việc mới thật sự có ý nghĩa. Tôi từng nghĩ rằng hiệu suất công việc đến từ những nguyên nhân bên ngoài, nhưng tôi đã nhận ra rằng chính những giá trị tương xứng bên trong mỗi người mới làm nên hiệu suất công việc thật sự của họ. Tôi đã luôn tìm kiếm những câu trả lời từ bên ngoài, và rồi sau đó tôi học được rằng thành công và hạnh phúc không phải là những giá trị để theo đuổi; thành công và hạnh phúc là những giá trị để phát triển. Mọi người thường hỏi tôi: “Làm thế nào để tôi đạt đến mức thu nhập trên trung bình?”. Câu trả lời là hãy trở thành một người trên trung bình. Nhưng bằng cách nào?
  7. Với những người mới bắt đầu, hãy phát triển một cái bắt tay trên trung bình. Một số người nói rằng họ muốn thành công nhưng lại không đầu tư cho ngay cả cái bắt tay của mình. Thay vì cải thiện điều đó một cách dễ dàng, họ để cho nó trôi qua. Họ không hiểu ra. Bạn có muốn là người trên trung bình? Vậy thì hãy phát triển một nụ cười trên trung bình, phát triển sự quan tâm đến người khác ở mức trên trung bình, phát triển cường độ hăng say chiến thắng trên trung bình. Điều đó sẽ làm thay đổi mọi thứ. Không có gì vô nghĩa hơn việc tìm kiếm một công việc trên trung bình với mức lương trên trung bình mà lại không trở thành một người có hiệu suất công việc trên trung bình. Tôi gọi đó là “xôi hỏng bỏng không”. Tôi từng nói: “Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ thay đổi”. Tôi dường như chỉ hy vọng vào điều đó, nên nếu mọi chuyện không thay đổi thì đời tôi thật sự khốn khổ. Và rồi khi tôi nhận ra rằng sẽ chẳng có gì thay đổi, tôi cảm thấy như sắp chết đuối. Cách đây không lâu tôi có một cuộc hội thảo ở Honolulu với các nhà lãnh đạo các công ty dầu lửa. Chúng tôi ngồi quanh một bàn hội nghị lớn gồm toàn những nhà điều hành hàng đầu từ khắp thế giới. Một người trong số họ nói: “Ông Rohn, ông quen biết một vài người quan trọng trên khắp thế giới. Theo ông, điều gì sẽ xảy ra trong mười năm tới?”. Tôi nói: “Thưa quý ông, tôi quả thật có quen biết một vài người. Tôi có thể nói cho quý ông chính xác những gì sẽ xảy ra”. Khi tôi nói vậy, căn phòng trở nên im lặng hẳn đi. Tôi tiếp tục: “Từ những người tôi quen biết và theo kinh nghiệm sống của riêng tôi, tôi đã đi đến kết luận rằng trong vòng mười năm tới, mọi chuyện sẽ diễn ra như luôn diễn ra từ trước đến nay”. (Bạn hẳn sẽ không vui khi nghe tôi chia sẻ điều này? Không ai thích nghe một câu trả lời như vậy.)
  8. Phải thú nhận rằng tôi nói như vậy để làm giảm bớt phần nào lòng tự phụ của nhóm người thích khoa trương này. Nhưng tôi cũng nói điều đó vì nó đúng một cách tuyệt đối! Thủy triều tràn vào và rồi điều gì xảy đến tiếp theo? Đúng vậy... nó sẽ rút đi. Nó đã diễn ra theo cách đó trong ít nhất là sáu ngàn năm từ khi lịch sử được ghi lại và có lẽ từ trước đó rất lâu. Trời sáng và rồi điều gì sẽ xảy ra? Trời sẽ lại tối... Đó là cách mà nó đã diễn ra trong ít nhất sáu ngàn năm nay. Điều này không hề làm chúng ta giật mình hoảng hốt. Nếu như một người đàn ông nhìn thấy mặt trời lặn và nói: “Chuyện gì, chuyện gì xảy ra thế này?”, chắc chắn chúng ta sẽ đều nghĩ rằng ông ta chỉ vừa mới đến hành tinh này, đúng không? Mùa tiếp theo sau mùa thu là... bạn lại nói đúng rồi. Và làm ơn, nói cho tôi biết tần suất mùa đông đến sau mùa thu là bao nhiêu? Là luôn luôn, không sai lần nào... trong ít nhất sáu ngàn năm qua. Đúng vậy, một vài mùa đông kéo dài và một vài mùa đông ngắn hơn; một vài mùa đông khắc nghiệt và một vài lần dễ chịu. Nhưng dù thế nào, mùa đông luôn theo sau mùa thu. Điều này sẽ không thay đổi. Đôi khi bạn có thể suy đoán được, đôi khi nó xảy ra ngoài dự đoán. Thỉnh thoảng nó diễn ra tốt đẹp, đôi lần nó là thảm họa. Bạn thấy đó, điều này không thay đổi. Sau sáu ngàn năm được ghi nhận trong lịch sử, cuộc sống là sự xen lẫn giữa cơ hội và khó khăn. Đó là cách cuộc sống diễn ra.
  9. Anh chàng đó nói: “Chà, vậy thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi như thế nào?”. Và câu trả lời là: “Cuộc đời anh chỉ thay đổi khi anh thay đổi”. Bất kể là khi tôi nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay các học sinh trung học, thông điệp của tôi vẫn luôn là: “Cách duy nhất để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn cho bạn là khi chính bạn trở nên tốt hơn”. Những gì tốt hơn không phải là những gì bạn mong muốn, mà là những gì bạn trở thành. MÙA CỦA CUỘC SỐNG Bạn hãy xem xét hai câu sau. Câu thứ nhất: “Cuộc sống và việc làm kinh tế tựa như các mùa”. Câu thứ hai: “Bạn không thể thay đổi các mùa nhưng bạn có thể thay đổi bản thân”. Bây giờ, với sự dẫn đường của hai câu nói trên, chúng ta hãy nhìn vào các mùa của cuộc sống và xem bạn có thể ứng xử với các mùa như thế nào cho tốt nhất: Mùa đông: Mùa để trở nên mạnh mẽ Đầu tiên và trên hết, hãy học cách ứng xử với mùa đông. Có đủ mọi loại mùa đông. Có mùa đông kinh tế, khi những con sói tài chính đến ngay trước cửa nhà; có mùa đông thể chất, khi sức khỏe của chúng ta đáng lo ngại; có mùa đông của riêng mỗi người, khi trái tim chúng ta tan nát. Những ngày
  10. đông giá. Những nỗi thất vọng. Cảm giác cô đơn. Những bản nhạc buồn được viết ra trong tình cảnh đó. Vậy thì câu hỏi quan trọng là chúng ta nên ứng xử với mùa đông như thế nào. Một vài người đi đến chỗ tờ lịch và xé đi tháng Một rồi vờ như nó không còn ở đó. Nhưng đó là cách trẻ con thường làm, không giải quyết được gì. Để tôi nói cho bạn biết cách của người trưởng thành: họ trở nên mạnh mẽ hơn. Họ trở nên khôn ngoan hơn. Họ trở nên tốt hơn. Dùng mùa đông để phát triển cá nhân – một ý tưởng không tồi chút nào. Trước khi hiểu được điều này, tôi thường dành những mùa đông của mình để chỉ mong chờ mùa hạ. Tôi đã không hiểu được. Và rồi, cuối cùng, khi tôi đang trải qua một mùa kinh doanh sa sút, ông Shoaff nói: “Đừng trông mong nó sẽ dễ dàng hơn, mà hãy mong mình vững vàng hơn. Đừng trông mong có ít chuyện trục trặc hơn, hãy mong mình có nhiều kỹ năng hơn. Đừng mong có ít thử thách hơn, hãy mong mình khôn ngoan hơn”. Kể từ đó, dù không thể hoan nghênh mùa đông nhưng tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã sử dụng những mùa đông của mình để chuẩn bị sẵn sàng năng lượng mà tăng tốc cho mùa xuân – mùa luôn đến sau mùa đông. Mùa xuân: Mùa để tận dụng
  11. Hãy học cách tận dụng mùa xuân. Hãy là nơi chốn tuyệt vời cho mùa xuân hiện diện, ngay sau mùa đông. Cơ hội thường theo sau khó khăn. Sự phát triển theo sau sự sa sút – đều đặn và chính xác như bộ máy bên trong chiếc đồng hồ. Thượng đế là một thiên tài. Mùa xuân là thời gian để tận dụng ưu thế. Hãy ghi chú hai từ này. Tận dụng. Đừng để thời tiết ấm áp dễ chịu làm bạn xao lãng. Nếu bạn muốn mùa thu đến một cách tốt đẹp thì đây là thời điểm bạn cần gieo hạt. Trong thực tế, chúng ta phải trở nên thật tài giỏi ở một trong hai việc: hoặc là trở thành người giỏi trồng trọt trong mùa xuân, hoặc là phải học cách ăn xin khi mùa thu đến. Vì vậy hãy bận rộn trong mùa xuân. Mỗi người chúng ta chỉ có một số mùa xuân trong đời. Ban nhạc The Beatles từng viết: “Cuộc đời quá ngắn”. Và với John Lennon, khi anh ấy ở trên đường phố New York vào khoảnh khắc đó, thì cuộc đời thật sự ngắn ngủi². ² John Lennon là một trong các thành viên của ban nhạc rock lừng danh The Beatles. Ông bị ám sát vào năm ông 40 tuổi, ngay trước cửa nhà riêng ở New York vào năm 1980. Mùa hạ: Mùa để chăm sóc Hãy học cách chăm sóc và bảo vệ mùa màng của bạn trong suốt mùa hè. Bạn cần biết chắc rằng ngay khi bạn gieo trồng, côn trùng và cỏ dại sẽ tìm mọi cách phá hoại mùa màng của bạn. Và chúng sẽ thành công, trừ khi bạn ngăn ngừa chúng.
  12. Một phần của thành công là học được cách bảo vệ những gì mình tạo ra. Và đó là bài học lớn nhất của mùa hè. Đây là hai sự thật mà bạn sẽ học được trong suốt những mùa hè của mình: Thứ nhất, tất cả những gì tốt đẹp đều sẽ bị tấn công. Tôi không biết tại sao, nên đừng buộc tôi phải đưa ra lý do. Tôi chỉ biết đó là sự thật. Mọi khu vườn đều sẽ bị xâm lấn. Nếu không hiểu được điều này thì bạn quá ngây thơ. Thứ hai, mọi giá trị đều phải được bảo vệ. Mọi giá trị – xã hội, chính trị, hôn nhân, thương mại – đều phải được bảo vệ. Mọi khu vườn phải được chăm sóc trong suốt mùa hè. Nếu bạn không bảo vệ những gì mình tin tưởng, bạn sẽ chẳng còn lại gì khi mùa thu đến. Mùa thu: Mùa để nhận lấy trách nhiệm Mùa thu là mùa chúng ta gặt lấy thành quả từ mùa xuân và mùa hạ của mình. Sự trưởng thành có thể được định nghĩa bằng khả năng nhận lấy trách nhiệm về những mùa vụ mà chúng ta đã chăm sóc, dù bội thu hay ít ỏi. Chịu trách nhiệm hoàn toàn là một trong những hình thức cho thấy độ trưởng thành cao nhất của mỗi người, và cũng là một trong những điều khó nhất. Đó là ngày bạn bước qua tuổi thơ để trở thành người lớn.
  13. Hãy học cách chào đón mùa thu mà không phải hối lỗi hay than vãn – không hối lỗi nếu bạn đã làm tốt và cũng không than vãn nếu bạn đã làm không tốt. Điều này thật không dễ nhưng là điều mà người trưởng thành cần làm. Khi chưa trưởng thành, tôi từng gặp rất nhiều vấn đề trong chuyện này. Để phòng khi bị hỏi đến, tôi luôn mang theo bên mình một danh sách những lý do để giải thích tại sao tôi không làm tốt. Danh sách của tôi, mà tôi gọi bằng cái tên dễ đoán “Những lý do không làm tốt”, có rất nhiều chứng cớ ngoại phạm. Tôi đổ lỗi cho chính quyền. Chính quyền nằm ở đầu danh sách của tôi. Tôi đổ lỗi cho các loại thuế. “Nhìn xem bạn còn lại gì sau khi đã bị lấy đi gần hết.” Tôi đổ lỗi cho giá cả. “Bạn bước vào một siêu thị với 20 đô-la và bước ra với nửa túi thực phẩm.” Tôi đổ lỗi cho thời tiết. Tôi đổ lỗi cho giao thông.
  14. Tôi đổ lỗi cho chiếc xe của mình và nhà sản xuất chiếc xe. Tôi đổ lỗi cho những mối quan hệ tiêu cực: “Họ luôn khiến tôi không còn hứng thú”. Tôi đổ lỗi cho những người hàng xóm yếm thế của mình. Tôi đổ lỗi cho cộng đồng. Bạn thấy đó, tôi có vô vàn lý do thuyết phục cho việc mình đã làm không tốt. Ít ra tôi đã nghĩ vậy. Shoaff rất tốt bụng nhưng ông ấy cũng trực tính. Một ngày nọ ông ấy nhìn tôi với vẻ khác lạ và hỏi: “Jim, tôi hỏi vì tò mò thôi, cậu có thể cho tôi biết tại sao cho đến giờ cậu vẫn chưa làm tốt mọi thứ không?”. Đúng là một câu hỏi xuất sắc. Chà, để cho thấy mình không đến nỗi tệ, tôi quyết định nêu ra hết mọi lý do trong danh sách của mình. Không hiểu sao tôi đã có đủ can đảm để làm việc đó. Tôi kể ra hết các mục trong “tờ sớ” dài lê thê này – chính quyền, các loại thuế má, giá cả – tất tần tật mọi thứ. Ông ấy kiên nhẫn lắng nghe. Khi tôi nói xong, ông ấy săm soi danh sách của tôi trong giây lát. Cuối cùng, ông
  15. ấy lắc đầu và nói: “Chỉ có một điểm sai trong danh sách của cậu... Cậu không có trong đó”. Ngay sau đó, tôi xé đi danh sách “Những lý do không làm tốt” của mình rồi lấy ra một tờ giấy mới và viết vào một từ ở trên cùng: “Tôi”. Tôi từng đổ lỗi cho mọi thứ bên ngoài về sự thiếu tiến bộ của mình cho đến khi tôi nhận ra rằng vấn đề ở bên trong chính mình. Không phải những gì xảy ra quyết định kết quả. Điều gì xảy ra sẽ xảy ra. Và nó có thể xảy ra với tất cả mọi người. Hai anh em trai có cùng một người cha nghiện rượu và hay dùng vũ lực; một người sau này trở thành tội phạm và người kia trở thành một thẩm phán. Làm thế nào chuyện đó lại xảy ra? Bởi vì điều quan trọng không phải là những gì xảy ra, mà là cách chúng ta ứng xử trong những tình huống đó. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Mỗi người đều có câu chuyện của mình. Một vài người nói: “Vâng, nhưng ông không hiểu được những nỗi thất vọng mà tôi từng trải qua”. Thôi nào! Ai cũng có những nỗi thất vọng. Những tình huống đáng thất vọng không phải là những món quà đặc biệt chỉ dành cho riêng bạn. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ làm gì trong những tình huống đó. NHỮNG GIỚI HẠN TỰ ĐẶT RA
  16. Để thành công, mỗi người chúng ta phải tìm cách loại bỏ những giới hạn mà ta tự đặt ra, những giới hạn cản trở sự phát triển cá nhân của chính mình. Và cho dù bạn là ai, có ba rào cản bạn tự đặt ra mà bạn phải tự mình giải quyết. Hãy để tôi nói cho bạn nghe về những giới hạn này. Giới hạn thứ nhất là thói quen trì hoãn. Sự trì hoãn đặc biệt nguy hiểm vì bản chất tích tụ của nó. Khi chúng ta trì hoãn một nhiệm vụ nhỏ, sự trì hoãn đó dường như không quá quan trọng. Và nếu chúng ta để lại vài việc chưa làm trong ngày, ngày hôm đó cũng không được xem là ngày tồi tệ. Nhưng nếu bạn để cho kha khá những ngày như thế trôi qua thì đến một lúc nào đó, bạn đã tạo nên một năm tồi tệ. Đổ lỗi là một giới hạn tự đặt ra khác. Ai trong chúng ta cũng từng có lúc đổ lỗi cho người khác về một việc gì đó. Chúng ta đã được “đào luyện” quá lâu trong việc tự đặt ra những giới hạn này, từ thuở sơ khai trong vườn địa đàng khi người đàn ông nói: “Chính là người nữ. Cô ấy đã khiến tôi lâm vào tình huống này”. Còn người đàn bà thì đổ lỗi cho con rắn³. ³ Theo Kinh Thánh, Adam và Eva là hai con người đầu tiên được Chúa Trời tạo ra, đã ăn trái cấm nên bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng. Tại sao chúng ta lại chỉ ngón tay ra thay vì nhìn vào bên trong? Bản ngã tìm mọi cách để bảo vệ chính nó. Vì vậy, chúng ta đổ lỗi cho những lực lượng bên ngoài để không phải đối diện với những yếu kém và thất bại của bản thân. Đây đích thị là lý do tôi đã luôn giữ bên mình danh sách “Những lý do không làm tốt” đáng xấu hổ của mình.
  17. Một trong những mục ưa thích của tôi trong danh sách này là chi phí đắt đỏ. Một ngày kia, sau khi nghe tôi nói vài điều vớ vẩn về giá của một món đồ, Shoaff ngắt lời tôi: “Nghe này Jim, giá cả không phải là vấn đề của cậu. Vấn đề không phải là giá của nó quá cao, mà là cậu không đủ khả năng mua nó”. Và ông ấy đã đúng. Đó không bao giờ là lỗi của nó. Nếu bạn cứ đổ trách nhiệm cho nó thì bạn sẽ luôn rỗng túi và thất vọng do ảo tưởng; bạn sẽ không bao giờ kiếm đủ. Nhưng khi bạn bắt đầu nhìn nhận vấn đề ở “tôi” thay vì “nó”, bạn sẽ trải nghiệm được bước tiến nhảy vọt của mình về mặt phát triển cá nhân và thu nhập. Sự tự bào chữa, loại giới hạn tự đặt ra thứ ba, có mối liên hệ gần gũi với sự đổ lỗi. Thử đoán xem có bao nhiêu lời bào chữa? Đúng, hàng triệu! Và con người tạo ra thêm hơn một triệu nữa trong quá trình sống của họ. Trong thực tế, con người cố gắng tránh đối mặt với sự thật bằng mọi giá – sự thật mà họ là người chịu trách nhiệm. Tôi đoán rằng họ thích tạo ra một triệu lời bào chữa hơn là làm ra một triệu đô-la. (Bạn không thể có được cả hai.) Vì vậy, bạn phải trả lời câu hỏi nền tảng sau đây: Bạn sẽ làm gì để tự cải thiện, bắt đầu từ hôm nay? Có thể diễn đạt lại như thế này: Nếu bạn không loại bỏ một số giới hạn do chính mình đặt ra, năm năm tới của bạn cũng sẽ giống như năm năm qua, chỉ khác một điều là bạn sẽ già hơn năm tuổi. Nhưng bằng cách nhận lấy trách nhiệm và từ bỏ những giới hạn này, bạn có thể có năm năm tốt đẹp hơn. Điều này nghe thú vị hơn phải không? Nhiều người có rất ít niềm tin vào khả năng của chính mình. Họ thường tự hỏi: “Tôi có khả năng làm gì? Tôi có thể làm gì để tạo ra một sự chuyển hướng khác biệt cho cuộc đời mình?”.
  18. Trước tiên, hãy để tôi đưa ra cho bạn một câu trả lời chung cho những câu hỏi này. Bạn có thể làm những điều phi thường nhất, bất kể cuộc đời ném vào bạn những loại mùa đông gì trên đường đi. Con người có thể vươn đến những độ cao không thể tưởng khi đó là việc cần thiết: một người phụ nữ đẩy một chiếc xe nặng hai tấn để cứu con mình; một người đàn ông sống sót qua cơn đói khát và căn bệnh hiểm nghèo trong một trại tập trung bởi ông ấy thiết tha mong được gặp lại gia đình mình; những người nhập cư bắt đầu một cuộc sống mới với công việc rửa chén đĩa và trong vòng năm năm, bằng cách tằn tiện và tiết kiệm, đã làm chủ được một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” của riêng mình và thuê rất nhiều người bản xứ làm việc cho mình. Thật đáng nể! Tôi nhận ra rằng trẻ em cũng có thể làm được những việc phi thường nếu chúng có những việc phi thường để làm. Chỉ cần tách chúng khỏi tivi và thử thách trí não và cơ thể của chúng, chúng sẽ lớn lên thành những con người phi thường. (Tôi còn phát hiện ra rằng nếu trẻ em không có những việc phi thường để làm, không ai biết được chúng sẽ làm những gì đâu. Nhưng đó lại là một chuyện khác.) Con người có thể làm những việc phi thường vì họ phi thường. Bạn và tôi không phải là amip đơn bào, cá, chim hay chó. Chúng ta có thể từ không tạo thành có, từ những đồng xu tạo thành một gia sản, từ bại thành thắng. Ngược lại, khi một chú chó bắt đầu với một mảnh đất đầy cỏ dại thì cuối cùng cũng chỉ có cỏ dại. Lý do ư? Vì nó chỉ là một chú chó. Nó không có khả năng sáng tạo. Vậy thì hãy chấp nhận thực tế rằng bạn có khả năng trở nên phi thường. Hãy phát huy sự độc đáo của mình! Hãy vào sâu bên trong chính bạn và “khai phá” thêm nhiều những tài năng thiên phú của riêng bạn. Chúng đang ở đó, chờ được phát hiện và vận dụng.
  19. Một khi đã “khai phá” được mọi năng khiếu của mình, bạn có thể thay đổi bất kỳ điều gì bạn muốn thay đổi: Nếu bạn không thích cách thức mà điều đó xảy đến cho bạn hiện giờ, thay đổi điều đó. Nếu điều đó là không đủ, thay đổi điều đó. Nếu điều đó không phù hợp với bạn, thay đổi điều đó. Nếu điều đó không làm bạn hài lòng, thay đổi điều đó. Hãy nhớ rằng: Bạn có thể thay đổi tất cả mọi thứ cho tốt hơn khi bạn thay đổi bản thân cho tốt hơn. Suy cho cùng, bạn không chỉ là một cái cây hay một con vật, vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi mang tính bản năng. Bạn là con người, một sản phẩm phi thường nhất của tạo hóa. Bạn và tôi đều đủ trải đời để hiểu được rằng chúng ta không thể thay đổi chỉ đơn giản bằng cách đọc một vài dòng chiêm nghiệm mang tính triết lý như thế này. Sẽ cần rất nhiều và nhiều hơn thế. Chúng ta sẽ cần đáp ứng những gì? Có lẽ trước tiên tôi nên nói với bạn về những gì sẽ không dẫn đến kết quả...
  20. Một vài người sẽ nói với bạn: “Nhiệt huyết tạo nên mọi sự khác biệt”. Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều về nhiệt huyết, một từ đã trở nên sáo mòn. Trong những cuộc họp về bán hàng tiêu biểu, chúng ta vẫn nghe từ này được hô vang bởi một đội ngũ nhân viên bán hàng với đôi mắt đờ đẫn: “Để luôn nhiệt huyết, bạn phải cảm nhận được bầu nhiệt huyết.” Nhưng bạn thấy đó, nhiệt huyết tự nó không dẫn đến kết quả. Sau khi bạn thể hiện nhiệt huyết, nhảy lên và hô vang, vẫn còn vài việc gì đó chờ bạn làm. Và nếu bạn không thực hiện những việc đó, đơn giản là sẽ không có gì thay đổi. Một người đàn ông có thể hết sức hào hứng về khả năng anh ta có thể nâng một trọng lượng khoảng 100 ki-lô-gam… cho đến khi anh ta thật sự đi đến phòng tập thể dục. Khi đó, anh ta cần một loại hào hứng mới, loại hào hứng dài hạn để anh ta duy trì việc luyện tập cho đến khi thật sự nâng được 100 ki-lô-gam. Chúng ta gọi loại hào hứng này là tính kỷ luật. Thành thật mà nói, chỉ có tính kỷ luật mới dẫn đến kết quả. Nó là phương tiện duy nhất đưa ta đến tiến bộ thật sự. Nếu có một thứ mà chúng ta nên hào hứng thì đó là tính kỷ luật. Hãy hào hứng khi nghĩ về khả năng làm được những điều thiết yếu cho sự phát triển của bạn. Đó là nỗi hào hứng thật sự chứ không chỉ là sự hy vọng đầy lo âu. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2