Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 88-105<br />
<br />
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH VẬT LƯỢNG ĐỘNG VẬT PHÙ DU<br />
TẠI TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG, 2000 - 2011<br />
Trương Sĩ Hải Trình, Nguyễn Tâm Vinh<br />
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Bài báo cung cấp các dẫn liệu về phân bố và đa dạng sinh học của quần xã<br />
động vật phù du tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang (Khánh Hòa,<br />
Việt Nam). Đã ghi nhận 259 loài thuộc 18 nhóm động vật phù du trong quá<br />
trình nghiên cứu từ năm 2000 - 2011. Trong đó, nhóm chân mái chèo<br />
(Copepods) chiếm ưu thế về số lượng loài với 135 loài, nhóm sứa lược<br />
(Hydromedusae) với 20 loài và nhóm có bao (Tunicates) với 18 loài. Số<br />
lượng loài trung bình vào tháng 8 cao hơn so với tháng 2 ở hầu hết các năm,<br />
cao nhất với 95 loài vào tháng 8-2009 và thấp nhất chỉ có 47 loài vào tháng<br />
2-2002. Mật độ động vật phù du trung bình ở vùng biển Nha Trang đạt 6.477<br />
± 5.457 cá thể /m3 và có xu hướng cao hơn vào tháng 8, sự sai khác này là có<br />
ý nghĩa (t-test, P = 0,0048). Chỉ số đa dạng loài (Shannon – Wiener index)<br />
trung bình tại trạm khảo sát H’tb = 2,89 ± 0,27, cao nhất vào năm 2009. Chỉ<br />
số cân bằng Pielou (J’) cũng có xu thế tương tự như chỉ số Shannon, cao đặc<br />
biệt vào năm 2009. Mức độ ổn định của quần xã động vật phù du tương đối<br />
thấp ở năm 2010 với 1 loài có mật độ chiếm đến gần 40% tổng số mật độ<br />
trong khi ở những trạm khác chỉ chiếm 20%.<br />
<br />
VARIATION OF ZOOPLANKTON BIOMASS AND SPECIES COMPOSITION AT<br />
NHA TRANG MARINE MONITORING STATION, 2000 - 2011<br />
Truong Si Hai Trinh, Nguyen Tam Vinh<br />
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br />
Abstract<br />
<br />
This study provides data of zooplankton abundance, biomass and diversity<br />
patterns in Nha Trang marine monitoring station (Khanh Hoa, Viet Nam). In<br />
total 259 zooplankton species had been recorded during the period of 2000 2011, Copepods contributed with the largest number of species (135<br />
species), followed by Hydromedusae and Tunicates with 20 species and 18<br />
species, respectively. The average number of zooplankton species was<br />
higher in August 2009 with 95 species in comparison with that in February<br />
2002 with 47 species. Average individual density of zooplankton reached to<br />
6,477 ± 5,457 inds.m-3 in August and it was mostly higher than that in<br />
February (significant difference with t-test, P = 0.0048). The average value<br />
of Shannon – Wiener index (H’) was 2.89 ± 0.27 and highest value in 2009.<br />
The value of Pielou index had a same trend with H’ – highest in 2009. In<br />
2010, cumulative dominance (k) of one species ocuppied 40% of total<br />
denisty while this value at other stations was around 20%.<br />
88<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
rất nhiều nghiên cứu về sinh vật phù du<br />
biển được tiến hành bởi Viện Hải dương<br />
học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có<br />
thời gian nghiên cứu không dài và số lượng<br />
mẫu thu được chỉ gói gọn trong thời gian từ<br />
1 đến 2 năm (Đề tài HABViet - Tảo gây hại<br />
ở Việt Nam, 2000 - 2001; Đề tài cấp cơ sở,<br />
2003; Dự án NUFU - Nuôi trồng thủy sản<br />
và quản lý vùng biển ven bờ Việt Nam Sức tải môi trường, đa dạng sinh học và<br />
bệnh cá trong các hệ thống nuôi, 2008 2010).<br />
Chương trình “Quan trắc và cảnh báo<br />
môi trường biển các tỉnh phía Nam” từ năm<br />
1995 đến nay cũng đã đặt 1 trạm trong vịnh<br />
Nha Trang với tần suất thu mẫu 2-4<br />
lần/năm. Với số liệu có tính liên tục trong<br />
nhiều năm, bài báo sẽ cho thấy bức tranh<br />
chung về cấu trúc thành phần loài cũng như<br />
sự biến động về sinh vật lượng động vật<br />
phù du theo thời gian tại một trạm cố định<br />
trong vịnh Nha Trang.<br />
<br />
Vịnh Nha Trang nằm phía Đông thành phố<br />
Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa với tổng<br />
diện tích 249,65 km2. Trong đó diện tích<br />
mặt biển: 211,85 km2 và diện tích các đảo<br />
trong vịnh: 37,80 km2. Vịnh Nha Trang<br />
nằm trong vòng cung bờ biển thành phố<br />
Nha Trang, phía Bắc giáp mũi Khe Cây<br />
phía Đông tiếp giáp với vùng lãnh hải Việt<br />
Nam và phía Nam giáp mũi Đồng Ba - là<br />
ranh giới của vịnh Nha Trang và cửa ngõ<br />
phía Bắc vào vịnh Cam Ranh (2466/ QĐUBND Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa,<br />
2011)<br />
Sinh vật phù du là khâu quan trọng trong<br />
chuỗi thức ăn của sinh vật biển. Sự phân bố<br />
và biến động số lượng của chúng có quan<br />
hệ đến sự hình thành và phát triển các<br />
nguồn lợi sinh vật (Nybakken và Bertness,<br />
2005). Động vật phù du (ĐVPD) có thành<br />
phần loài phong phú, số lượng nhiều, chúng<br />
là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn<br />
của thủy vực, là nền tảng chủ yếu để đánh<br />
giá mức độ phong phú, cũng như sự ô<br />
nhiễm của môi trường. Sinh vật lượng<br />
ĐVPD tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực<br />
tiếp hay gián tiếp đến nguồn lợi nghề cá<br />
cũng như ngành nuôi trồng thủy sản (Lalli<br />
và Parsons, 2004). Điều tra nghiên cứu<br />
ĐVPD sẽ cung cấp những thông tin cần<br />
thiết cho việc thăm dò đàn cá, ngư trường,<br />
bãi đẻ cũng như các yếu tố môi trường.<br />
Nghiên cứu động vật phù du ở vùng biển<br />
Nha Trang bắt đầu từ rất sớm cùng với sự<br />
thành lập Viện Hải dương học Nha Trang.<br />
Trong những năm 1920 đến 1950, các công<br />
trình nghiên cứu về sinh vật phù du chủ yếu<br />
từ các nhà khoa học người Pháp như:<br />
Dawydoff (1929, 1952), Serene (1948),<br />
Rose (1926, 1955, 1957), Leloup (1956),<br />
Yamashita (1958), và Hoàng Quốc Trương<br />
(1962). Shirota (1963, 1966) đã thu mẫu tại<br />
nhiều địa điểm ven bờ từ Huế đến Cà Mau<br />
và đã công bố danh sách 982 loài sinh vật<br />
phù du biển cũng như nghiên cứu về biến<br />
động sinh vật lượng động vật phù du và mối<br />
quan hệ của chúng với các yếu tố môi<br />
trường tại vịnh Nha Trang. Sau năm 1975,<br />
<br />
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Vị trí địa lý và phương pháp thu mẫu<br />
Mẫu động vật phù du được thu tại một trạm<br />
(Vĩ độ: 12,2183; Kinh độ: 109,2189) trong<br />
vịnh Nha Trang vào tháng 2 và tháng 8 từ<br />
năm 2000 đến năm 2011 (Hình 1). Tại mỗi<br />
trạm, mẫu ĐVPD được thu thập bằng lưới<br />
Juday có khóa phân tầng, đường kính<br />
miệng lưới 37 cm, đường kính lỗ lưới 200<br />
µm. Mẫu được thu bằng cách kéo thẳng<br />
đứng bằng tay ở 2 tầng: từ 10 m đến mặt và<br />
từ cách đáy 1 m đến tầng 10 m ở cả 2 thời<br />
điểm triều cao và triều thấp. Mẫu vật được<br />
cố định bằng formol 5%.<br />
2. Phương pháp phân tích<br />
Trước khi phân tích, mẫu được rửa bằng<br />
nước ngọt, loại bỏ rác bẩn và 1 số nhóm<br />
động vật thuộc nhóm có bao (Tunicates).<br />
Mẫu định lượng được lọc qua các bộ rây có<br />
đường kính lỗ 500 µm, phần mẫu nằm trên<br />
rây được đếm toàn bộ, phần mẫu lọt qua rây<br />
được pha loãng trong 50 ml nước cất, sau<br />
đó lấy 1 mẫu phụ 1 ml để phân tích định<br />
lượng. Tiến hành đếm số lượng cá thể của<br />
cả hai loại rây bằng kính hiển vi soi nổi<br />
89<br />
<br />
MBC-1. Sinh vật lượng động vật phù du<br />
được biểu thị bằng số lượng cá thể trên một<br />
đơn vị thể tích (cá thể/m3).<br />
Để xác định giống, loài chúng tôi sử<br />
dụng các tài liệu của Sewell (1947), Chen<br />
và Zhang (1965, 1974), Chen (1980), Owre<br />
và Foyo (1967), Đặng Ngọc Thanh và cs.<br />
(1980), Nguyễn Văn Khôi (1994), Nishida<br />
(1985), Boltovskoy (1999), Mulyadi (2002,<br />
2004).<br />
Các chỉ số đa dạng sinh học được tính<br />
bằng phần mềm Primer 6.0 (Primer – E Ltd,<br />
Plymouth UK) như sau:<br />
Độ giàu có loài (Margalef): d = (S1)/Log(N) (Margalef, 1958).<br />
<br />
Chỉ số cân bằng Pielou: J’ = H’/ Log(S)<br />
(Pielou, 1966).<br />
Chỉ số đa dạng Shannon:<br />
H’= - sum(Pi*Log2(Pi) (Shannon, 1948)<br />
So sánh sự giống nhau về thành phần<br />
loài giữa các năm bằng chỉ số giống nhau<br />
(similarity index) của Bray và Curtis<br />
(1957).<br />
Trong đó: S: tổng số loài, N: tổng số cá<br />
thể của trạm/mẫu. Cij: tổng các loài giống<br />
nhau giữa 2 mẫu i và j. Si và Sj: số lượng<br />
loài của mỗi mẫu.<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ vị trí trạm thu mẫu trong vịnh Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam<br />
Fig. 1. Map showing sampling station in Nha Trang bay, Khanh Hoa, Viet Nam<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
chèo (Copepoda) với 135 loài, chiếm<br />
51,74% tổng số loài, tiếp theo là các nhóm<br />
sứa (Hydromedusae) với 20 loài (chiếm<br />
7,72%), nhóm có bao (Tunicata) với 18 loài<br />
(chiếm 6,95%). Các nhóm còn lại chiếm<br />
khoảng 33% tổng số loài ĐVPD (Bảng 1,<br />
phụ lục 1).<br />
<br />
1. Thành phần loài động vật phù du vịnh<br />
Nha Trang<br />
Kết quả của 24 chuyến khảo sát từ năm<br />
2000 - 2011 đã ghi nhận được 259 loài<br />
ĐVPD, thuộc 18 nhóm động vật khác nhau.<br />
Chiếm ưu thế về loài là nhóm chân mái<br />
90<br />
<br />
Từ năm 2000 đến 2011, trạm khảo sát có<br />
số lượng loài ĐVPD trung bình là 99 loài,<br />
thấp nhất vào tháng 2 năm 2002 với 47 loài<br />
và cao nhất vào tháng 9 năm 2009 với 95<br />
loài. Tháng 8 có số lượng loài trung bình là<br />
80 loài trong khi đó tháng 2 chỉ có 69 loài.<br />
Số lượng loài ĐVPD vào tháng 8 luôn có<br />
xu thế cao hơn số lượng loài ở tháng 2 ở tất<br />
cả các năm (Hình 2), và sự khác nhau về<br />
thành phần loài ĐVPD giữa các tháng là có<br />
ý nghĩa (t-test; P = 0,083).<br />
Thành phần loài ĐVPD ở tầng mặt cao<br />
hơn ở tầng đáy trong suốt quá trình từ năm<br />
2000 - 2011 (trừ năm 2007 và 2008), tuy<br />
nhiên sự chênh lệch đó là không lớn. Phép<br />
thử t-test cho thấy sự khác nhau về thành<br />
phần loài ĐVPD ở các tầng là có ý nghĩa (P<br />
= 0,025) (Hình 3A). Thành phần loài<br />
ĐVPD trung bình vào kỳ triều cao là 82 và<br />
triều thấp là 85. Nhìn chung sự chênh lệch<br />
về loài ở 2 kỳ triều là không khác nhau, chỉ<br />
trừ năm 2009 có sự chênh lệch giữa triều<br />
cao và triều thấp là 17 loài (Hình 3b).<br />
<br />
Tại điểm khảo sát có chỉ số giàu có loài<br />
(d) trung bình là 6,9 ± 1,4, cao nhất vào<br />
tháng 8-2009 (11,08) và thấp nhất vào<br />
tháng 2-2002 (3,73). Nhìn chung, chỉ số<br />
giàu có loài của quần xã động vật phù du<br />
vào tháng 8 cao hơn vào tháng 2 (trừ năm<br />
2009 & 2010) (Hình 4A). Chỉ số cân bằng<br />
Pielou (J’) trung bình là 0,71 ± 0,06. Tương<br />
tự như chỉ số d thì năm 2009 có giá trị J’<br />
cao nhất (0,72 vào tháng 2 và 0,73 vào<br />
tháng 8). Năm 2010 có giá trị J’ thấp nhất<br />
trong suốt quá trình nghiên cứu (0,57 vào<br />
tháng 2 và 0,56 vào tháng 8) (Hình 4B).<br />
Chỉ số đa dạng loài (Shannon – Wiener<br />
index) trung bình tại trạm khảo sát H’tb =<br />
2,89 ± 0,27, cao nhất vào năm 2009 với H’<br />
= 3,49 (8-2009) và H’ = 3,44 (2-2009), thấp<br />
nhất vào tháng 8-2010 với H’ = 2,3. Tháng<br />
2-2010 là thời điểm có độ chênh lệch giữa<br />
H’min và H’max lớn nhất trong suốt thời gian<br />
khảo sát (Hình 5A). Chỉ số đa dạng sinh<br />
học Simpson (1 – λ) trong vịnh Nha Trang<br />
biến động không lớn, thấp nhất trong năm<br />
2010 ở cả tháng 2 và tháng 8 (Hình 5B).<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ phần trăm các nhóm ĐVPD tại trạm Nha Trang từ năm 2000 - 2011<br />
Table 1. Percentage of zooplankton groups in Nha Trang bay from 2000 - 2011<br />
Nhóm Động vật<br />
Amphipoda<br />
Chaetognatha<br />
Cladocera<br />
Copepoda<br />
Ctenophora<br />
Cumacea<br />
Euphausiacea<br />
Heteropoda & Pteropoda<br />
Hydromedusae<br />
Hydrozoa<br />
Isopoda<br />
Mysidacea<br />
Ostracoda<br />
Polychaeta<br />
Scyphozoa<br />
Sergestidae<br />
Siphonophora<br />
Tunicata<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng loài<br />
4<br />
9<br />
4<br />
134<br />
6<br />
3<br />
1<br />
14<br />
20<br />
5<br />
1<br />
7<br />
6<br />
9<br />
2<br />
3<br />
13<br />
18<br />
259<br />
<br />
91<br />
<br />
%<br />
1,54<br />
3,47<br />
1,54<br />
51,74<br />
2,32<br />
1,16<br />
0,39<br />
5,41<br />
7,72<br />
1,93<br />
0,39<br />
2,70<br />
2,32<br />
3,47<br />
0,77<br />
1,16<br />
5,02<br />
6,95<br />
<br />
Hình 2. Biến động số lượng loài ĐVPD trong vịnh Nha Trang vào tháng 2 và 8 từ năm 2000 - 2011<br />
Fig. 2. Variation of number of zooplankton species in Nha Trang bay<br />
in Feb. and Aug. from 2000 - 2011<br />
<br />
Hình 3. Biến động số lượng loài ĐVPD trong vịnh Nha Trang theo tầng nước (A)<br />
và triều (B) từ năm 2000 - 2011<br />
Fig. 3. Variation of number of zooplankton species in Nha Trang bay<br />
at different layers (A) and tide (B) from 2000 - 2011<br />
<br />
92<br />
<br />