intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ - hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ - hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp làm sao nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại trường mầm non hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ - hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỄ - HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngô Thị Kim Liên 1 1. Lớp CH21QL01, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ. Trẻ lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hình thành những nền tảng ban đầu của sự phát triển nhân cách con người. Ở lứa tuổi này, trẻ tiếp thu sự giáo dục chủ yếu của cha mẹ, thầy cô... từ môi trường gia đình, nhà trường để phát triển toàn diện về nhận thức tình cảm, thể chất, thẩm mỹ. Hoạt động này có vai trò quan trọng góp phần phát triển cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường MN là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục MN, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Bầu không khí vui tươi của ngày lễ, ngày hội cùng với việc trang trí, lời ca, tiếng hát, điệu múa ... tất cả những điều đó làm cho trẻ mừng vui, phấn khởi và những ngày lễ, ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sự kiện trọng đại mà ký ức về nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động Lễ - Hội (HĐLH), trẻ được ôn luyện và củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè, phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo, khả năng vận dụng những kinh nghiệm của bản thân trong đó các hoạt động phát triển hứng thú, tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước. Vì vậy, hoạt động Lễ - Hội là một phần không thể thiếu trong Chương trình GDMN, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Cán bộ quản lý (CBQL) các trường mầm non cần chú trọng phát huy tốt các chức năng quản lý để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Với mong muốn phát huy tốt chức năng quản lý của CBQL, ngày Lễ - Hội thật sự được tổ chức hiệu quả tại trường mầm non, đáp ứng thực hiện phát triển Chương trình Giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Hoạt động Lễ - Hội, Trẻ mầm non. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường MN là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục MN, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Bầu không khí vui tươi của ngày lễ, ngày hội cùng với việc trang trí, lời ca, tiếng hát, điệu múa... tất cả những điều đó làm cho trẻ mừng vui, phấn khởi và những ngày lễ, ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sự kiện trọng đại mà ký ức về 208
  2. nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ. Lễ - Hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức Lễ - Hội được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường MN và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo dục MN hiện nay. Những ngày Hội, ngày Lễ góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Qua việc tổ chức ngày hội, ngày lễ trẻ có thêm khái niệm về một số ngày hội, ngày lễ và thể hiện tình cảm thái độ của mình phù hợp với các ngày lễ đó. Mặt khác, thông qua các hoạt động nghệ thuật trong các ngày hồi, ngày lễ trẻ được củng cố, ôn luyện các nội dung đã học. Ngoài ra, trong khi biểu diễn các tiết mục văn nghệ, được hà mình vào lời ca tiếng hát, tham gia các trò chơi trong ngày Lễ - Hội có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đát nước. Lòng biết ơn và yêu mến những người quan tâm, chăm sóc, yêu mến trẻ. Đó cũng là dịp trẻ được tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên, cộng đồng, dân tộc, mong được vượt qua thử thách đến với ngày mai tốt đẹp hơn. Khi tham gia các HĐLH trường MN, trẻ có khái niệm về một số ngày Hội, ngày Lễ gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với các ngày đó. Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày Lễ - Hội trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của các ngày Hội, ngày Lễ sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ. Trường MN đều thực hiện tổ chức Lễ - Hội cho trẻ trong suốt thời gian lễ lớn… Và kết thúc là ngày tổng kết năm học. Vì tầm quan trọng của hoạt động Lễ - Hội trong trường MN như vậy, nên hoạt động này cần được quản lý một cách khoa học. một năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng, ngày tết trung thu, lễ ra trường… Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức NHNL cho trẻ tại các trường MN, thành phố Thủ Dầu Một còn mang tính hình thức, chưa sáng tạo. Về quản lý hoạt động này chưa được chú trọng đúng mức. Lãnh đạo ngành chỉ đạo cụ thể Công văn số 1255/SGDĐT-GDMN ngày ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động lễ - hội trong các cơ sở giáo dục mầm non; Công văn số 1023/PGDĐT- GDMN ngày 02/8/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một về việc tổ chức hoạt động Lễ - Hội toàn trường trong các cơ sở giáo dục mầm non quy định rõ các nội dung trước, trong và sau khi tổ chức Lễ - Hội; gợi ý tiến trình cơ bản tổ chức một số lẽ, hội trong trường mầm non, để hoạt động Lễ - Hội trong trường thật sự phát huy được hiệu quả giáo dục, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Từ những vấn đề cấp bách nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và nan giải về tổ chức hoạt động Lễ - Hội như hiện nay, tác giả là phó Hiệu trưởng trường MN, đang phụ trách quản lý chất lượng giáo dục một trường mầm non công lập, địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, tác giả luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để tìm ra biện pháp làm sao nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại trường mầm non hiệu quả. Chính vì động cơ đó đã thúc đẩy tác giả chọn nội dung chủ đề “Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động Lễ - Hội ở các trường mầm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 209
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tham gia phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên tại 6 trường MN thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về ưu điểm, hạn chế của tổ chức hoạt động Lễ - Hội ở đơn vị. Những hoạt động trọng tâm về tổ chức hoạt động Lễ - Hội đã thực hiện; đề xuất những biện pháp tổ chức ngày Lễ - Hội hiệu quả tại đơn vị. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa cho việc nghiên cứu hoạt động tổ chức Lễ - Hội tại 6 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một với 35 CBGV của 6 trường. Tiến hành nghiên cứu, phân tích các hồ sơ quản lý như: tài liệu, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước và của Chính phủ; Chỉ thị, Thông tư, Quyết định của ngành Giáo dục và Đào tạo; các đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại các trường mầm non kế hoạch; Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa cho việc nghiên cứu hoạt động tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tham khảo các ý kiến chuyên gia, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục lâu năm nhiều kinh nghiệm về tổ chức hoạt động ngày Lễ - Hội ở trường mầm non. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá về việc tổ chức hoạt động Lễ - Hội cho trẻ ở trường Mầm non Bảng 1: Thống kê mô tả yếu tố đánh giá về việc tổ chức hoạt động Lễ - Hội cho trẻ ở trường Mầm non Descriptive Statistics N Range Minium Maximum Sum Mean Std. Deviation Là hoạt động giáo dục phù hợp 35 2,0 3,0 5,0 146,0 4,171 ,6177 Là hoạt động có tác dụng giáo dục tốt 35 2,0 3,0 5,0 145,0 4,143 ,6011 Hình thành tình cảm đạo đức, tình yêu 35 2,0 3,0 5,0 146,0 4,171 ,6177 quê hương, đất nước Valid N (listwise) 35 Qua bảng thống kê mô tả, ta thấy giá trị trung bình của các biến theo thang đo Likert 5 mức độ, giá trị trung bình từ 4,143 đến 4,171 điều này có nghĩa là đáp án khảo sát đồng ý với quan điểm của các biến. Đồng thời, giá trí độ lệch chuẩn dao động từ 0,6011 đến 0,6177 giá trị thấp, chứng tỏ rằng đối tượng khảo sát trả lời các đáp án không chênh lệch nhau nhiều. Các giá trị khác như giá trị minimum, maximum, Variance được thể hiện rõ tại bảng thống kê mô tả các biến. Trong bảng thống kê ta nhận thấy các yếu tố về việc tổ chức hoạt động Lễ - Hội cho trẻ ở trường Mầm non được giáo viên đánh giá cao. Yếu tố hoạt động giáo dục phù hợp, là hoạt động có tác dụng giáo dục tốt, hình thành tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó giáo viên nhận thức được việc tổ chức Lễ - Hội là cần thiết và đánh giá cao. 210
  4. 3.2. Phân tích việc quản lý tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại đơn vị phù hợp Bảng 2: Thống kê mô tả yếu tố việc quản lý tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại đơn vị phù hợp Descriptive Statistics Range Minimum Maximum Sum Mean Std. Variance Deviation Kế hoạch chi tiết 35 2,0 3,0 5,0 144,0 4,114 ,6761 ,457 Phân công nhiệm vụ cụ thể, 35 3,0 2,0 5,0 149,0 4,257 ,7005 ,491 rõ ràng. Nguồn kinh phí tổ chức đầy 35 3,0 2,0 5,0 135,0 3,857 ,9438 ,891 đủ, thuận lợi Valid N (listwise) 35 Qua bảng thống kê mô tả, ta thấy giá trị trung bình của các biến theo thang đo Likert 5 mức độ, giá trị trung bình từ 3,857 đến 4,257 điều này có nghĩa là đáp án khảo sát đồng ý với quan điểm của các biến. Đồng thời, giá trí độ lệch chuẩn dao động từ 0,6761 đến 0,9438 giá trị thấp, chứng tỏ rằng đối tượng khảo sát trả lời các đáp án không chênh lệch nhau nhiều. Các giá trị khác như giá trị minimum, maximum, Variance được thể hiện rõ tại bảng thống kê mô tả các biến. Trong bảng thống kê ta nhận thấy các yếu tố về việc việc quản lý, tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại đơn vị hiện thực hiện khá tốt. Yếu tố kế hoạch chi tiết được lập đầy đủ kịp thời, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên trong nhà trường, nguồn kinh phí tổ chức đầy đủ, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động Lễ - Hội trong nhà trường 3.3. Phân tích thống kê mô tả biến phụ thuộc Bảng 3: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Descriptive Statistics Std. N Range Minimum Maximum Sum Mean Deviation Variance Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 35 4,0 1,0 5,0 144,0 4,114 ,8321 ,692 chuẩn bị Lễ - Hội Các trò chơi trong Lễ - Hội hứng thú, 35 4,0 1,0 5,0 144,0 4,114 ,7581 ,575 thu hút trẻ tham gia Trẻ yêu thích hoạt động ẩm thực của 35 4,0 1,0 5,0 141,0 4,029 ,8907 ,793 Lễ - Hội Valid N (listwise) 35 Qua bảng thống kê mô tả, ta thấy giá trị trung bình của các biến theo thang đo Likert 5 mức độ, giá trị trung bình từ 4,029 đến 4,114, điều này có nghĩa là đáp án khảo sát đồng ý với quan điểm của các biến. Đồng thời, giá trí độ lệch chuẩn dao động từ 0,7581 đến 0,8907, giá trị thấp, chứng tỏ rằng đối tượng khảo sát trả lời các đáp án không chênh lệch nhau nhiều. Các giá trị khác như giá trị minium, maximum, Variance được thể hiện rõ tại bảng thống kê mô tả các biến. Trong bảng thống kê ta nhận thấy các yếu tố về trẻ hứng thú, tích cực tham gia như: trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chuẩn bị Lễ - Hội; các trò chơi trong Lễ - Hội hứng thú, thu hút trẻ tham gia; Trẻ yêu thích hoạt động ẩm thực của Lễ - Hội góp phần vào việc tổ chức thành công của các ngày Lễ - Hội trong năm tại trường. 211
  5. 3.4. Phân tích tuần suất về yếu tố tổ chức các hoạt động hiệu quả Bảng 4. Phân tích tuần suất về yếu tố tổ chức các hoạt động hiệu quả Statistics Trang trí Lễ - Hội tại trường thực Các hoạt động lễ nghi hiện phù phần đầu Lễ - Hội đáp hợp, sáng ứng đặc điểm tâm sinh Các hoạch hoạt động văn nghệ sinh động, thu tạo lý trẻ hút trẻ và phụ huynh học sinh N Valid 35 35 35 Missing 1 1 1 Mean 3,971 4,029 4,114 Std. Error of Mean ,1044 ,1044 ,1067 Median 4,000 4,000 4,000 Mode 4,0 4,0 4,0 Std. Deviation ,6177 ,6177 ,6311 Variance ,382 ,382 ,398 Range 2,0 2,0 2,0 Minimum 3,0 3,0 3,0 Maximum 5,0 5,0 5,0 Sum 139,0 141,0 144,0 Yếu tố “Trang trí Lễ - Hội tại Hình 1 trường thực hiện phù hợp, sáng tạo” Kết quả khảo sát 35 phiếu, không có phiếu trả lời “Không đồng ý”, có 7 phiếu trả lời là “bình thường” (chiếm 20%), có 22 phiếu trả lời “Đồng ý” (chiếm 62,9)%, có 6 phiếu “Rất đồng ý” (chiếm 17,1%). Như vậy, yếu tố “Trang trí Lễ - Hội tại trường thực hiện phù hợp, sáng tạo” rất ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức Lễ - Hội của trường, góp nâng nâng cao chất lượng tổ chức Lễ - Hội, tạo hứng thú cho trẻ. Trang trí Lễ - Hội tại trường thực hiện phù hợp, sáng tạo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Bình thường 7 19,4 20,0 20,0 Đồng ý 22 61,1 62,9 82,9 Rất đồng ý 6 16,7 17,1 100,0 Total 35 97,2 100,0 Missing System 1 2,8 Total 36 100,0 212
  6. Yếu tố “Các hoạt động lễ Hình 2 nghi phần đầu Lễ - Hội đáp ứng đặc điểm tâm sinh lý trẻ” Kết quả khảo sát 35 phiếu, không có phiếu trả lời “Không đồng ý”, có 6 phiếu trả lời là “bình thường” (chiếm 17,1%), có 22 phiếu trả lời “Đồng ý” (chiếm 62,9)%, có 7 phiếu “Rất đồng ý” (chiếm 20%). Như vậy, yếu tố “Các hoạt động lễ nghi phần đầu Lễ - Hội đáp ứng đặc điểm tâm sinh lý trẻ” rất ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức Lễ - Hội của trường. Các hoạt động lễ nghi phần đầu Lễ - Hội đáp ứng đặc điểm tâm sinh lý trẻ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Bình thường 6 16,7 17,1 17,1 Đồng ý 22 61,1 62,9 80,0 Rất đồng ý 7 19,4 20,0 100,0 Total 35 97,2 100,0 Missing System 1 2,8 Total 36 100,0 Yếu tố “Các hoạt động văn Hình 3 nghệ sinh động, thu hút trẻ và phụ huynh học sinh” Kết quả khảo sát 35 phiếu, không có phiếu trả lời “Không đồng ý”, có 5 phiếu trả lời là “bình thường” (chiếm 14,3%), có 21 phiếu trả lời “Đồng ý” (chiếm 60%), có 9 phiếu “Rất đồng ý” (chiếm 25,7%). Như vậy, yếu tố “Các hoạt hoạt động văn nghệ sinh động, thu hút trẻ và phụ huynh học sinh” rất ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức Lễ - Hội của trường. 213
  7. Các hoạt hoạt động văn nghệ sinh động, thu hút trẻ và phụ huynh học sinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Bình thường 5 13,9 14,3 14,3 Đồng ý 21 58,3 60,0 74,3 Rất đồng ý 9 25,0 25,7 100,0 Total 35 97,2 100,0 Missing System 1 2,8 Total 36 100,0 Như vậy, độ lệch chuẩn Std. Deviation (từ 0,6177đến 0,6311) > 0,05 không bát bỏ, nghĩa là “tổ chức các hoạt động hiệu quả” có ảnh hưởng đến chất lượng Lễ - Hội của trường, tạo hứng thú, tích cực cho trẻ tham gia. 3.5. Những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức 3.5.1. Mặt mạnh Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, của ngành Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường về vấn đề tổ chức cac hoạt động Lễ - Hội ở trường mầm non. Cơ sở vật chất trường khang trang, sạch đẹp, rộng rãi thuận lợi cho việc tổ chức Lễ - Hội trường, tổ, lớp Đội ngũ CBGVNV năng nổ, nhiệt tình 3.5.2.Mặt yếu Công tác phối hợp cha mẹ trẻ tham gia các ngày Lễ - Hội chưa được chú trọng Kinh phí tổ chức Lễ - Hội còn hạn chế nên tổ chức chưa long trọng, phần thưởng cho trẻ, hỗ trợ trẻ tham gia, trang phục biểu diễn còn chưa được đầu tư đúng mức Số trẻ được tham gia biểu diễn Lễ - Hội chưa nhiều, chưa chú trọng phát triển toàn diện cho hết tất cả trẻ, chỉ dưng lại ở những trẻ có năng khiếu được chọn tham gia biểu diễn Công tác sau Lễ - Hội chưa được giáo viên chú trọng giáo dục trẻ trẻ 3.5.3. Cơ hội Được các cấp, ban, ngành quan tâm công tác chăm sóc và giáo dục, chất lượng tổ chức tốt các ngày Lễ - Hội tại các trường mầm non. Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhận thức người dân chuyển biến và quan tâm đến việc học của con em. Nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, đầu tư cho GDMN góp phần nâng cao chất lượng tổ chức tốt các ngày Lễ - Hội tại các trường mầm non. 3.5.4. Thách thức Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải những thách thức: Do địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Bình Dương, địa bàn năng động về kinh tế, thời gian cha mẹ trẻ làm việc cơ quan, công ty, nhà máy đa số giờ hành chính nên thời gian tham gia Lễ - Hội của trẻ ở trướng gặp nhiều khó khăn Địa bàn dân nhập cư đông, trình độ dân trí của người dân không đồng đều văn hóa vùng miền cũng ảnh hưởng nhiều đến việc quan tậm hoạt động Lễ - Hội của trường mầm non. 214
  8. Tư duy của một số ít CBGVNV còn bao cấp, sức ì trong nhận thức, chưa sáng tạo và chủ động trong công tác, nhất là ý nghĩa tầm quan trọng của việc tổ chức Lễ - Hội ảnh hưởng nhiều tới trẻ Xã hội ngày càng phát triển, dòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng nâng cao, nhất là các ngày Lễ - Hội cần các hoạt động tập dợt văn nghệ cho trẻ, động tác múa, biễu diễn… ngày càng thu hút trẻ, cha mẹ trẻ. 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỄ - HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Hiệu trưởng lập kế hoạch tổ chức hoạt động Lễ - Hội tại các trường mầm non Đầu năm học, các trường căn cứ kế hoạch giáo dục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, điều kiện thực tế địa phương, tình hình thực tế tại đơn vị để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Lễ - Hội phù hợp trường mầm non. Trong quá trình xây dựng chú ý xác định được mục tiêu, nội dung công việc, biện pháp tiến hành, thời gian thực hiện cụ thể và các nguồn lực dự kiến cụ thể cho các nội dung tổ chức Lễ - Hội. Đặc biệt chú ý nội dung trước, trong và sau Lễ - Hội để kế hoạch được thực hiện hiệu quả nhất. 4.2. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức hoạt dộng Lễ - Hội tại trường mầm non Nhằm giúp các cá nhân và bộ phận thành thạo thực hiện các hoạt động và tích cực phát huy nhiệm vụ mình phân công qua từng Lễ - Hội trong năm học. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tham gia tổ chức hoạt động Lễ - Hội như: Triển khai kế hoạch, họp thống nhất nội dung phân công khi thực hiện kế hoạch, phân quyền, giao cán bộ phụ trách từng bộ phận, nội dung chịu trách nhiệm nội dung mình phân công cụ thể, rõ ràng trong nhà trường. 5 nội dung được phân công cụ thể trong bán giám hiệu phụ trách, trong từng nội dung phân công các tổ trưởng chuyên môn phối hợp, thực hiện hiệu quả. Cụ thể: - Thứ nhất. Hoạt động trang trí: Hoạt động này bao gồm 3 công việc: Trang trí trường (sân trường, cổng trường): Phân công tổ hành chính, văn phòng có định hướng của ban giám hiệu Trang trí sân khấu: Phân công tổ hành chính văn phòng, mỗi tổ chuyên môn từ 2-5 giáo viên… trang trí thể hiện chủ đề Lễ - Hội, bố trí các chậu hoa, các tiểu cảnh minh họa sinh động thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng trước trong và sau Lễ - Hội Trang trí lớp: Chỉ đạo các lớp chọn cách trang trí phù hợp với từng Lễ - Hội. Trẻ sẽ cùng GV trang trí lớp với sự giúp đỡ của GV. Trước Lễ - Hội một tuần, chỉ đạo, gợi ý GV và trẻ cùng thảo luận các ý tưởng, lựa chọn các nguyên vật liệu, tranh ảnh, màu sắc theo chủ đề Lễ - Hội. GV có thể phân công cho trẻ những công việc đơn giản, sử dụng chính các sản phẩm tạo hình của trẻ để trang trí phông, trang trí cờ hoa cho ngày Lễ - Hội... Những phần việc phức tạp, GV cùng làm với trẻ, cùng trẻ tạo ra các sản phẩm trang hoàng không gian tổ chức Lễ - Hội sao cho 215
  9. thật đẹp và rực rỡ, phù hợp với tính chất của mỗi ngày Lễ - Hội: vẽ tranh, cắt dán, ghép ảnh, cắt dán cờ tổ quốc, treo tranh, dán dây xúc xích, treo bóng bay, trang trí trang phục, mũ, giày cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Chỉ đạo GV tạo điều kiện để mỗi trẻ được tham gia trải nghiệm với HĐLH một cách đầy cảm xúc và hứng khởi. - Thứ hai. Hoạt động lễ nghi phần đầu Lễ - Hội. Hoạt động lễ nghi phần mở đầu Lễ - Hội bao gồm 4 công việc mà hiệu trưởng cần quan tâm phân công và chỉ đạo, đó là: + Phân công bộ phận chuẩn bị các thiết bị, phương tiện (âm thanh, ánh sáng,…), tùy theo tính chất quan trọng kễ hội có thể kí hợp đồng với các đơn vị bên ngoài lo âm thanh để buổi lễ trang trọng, thành công tốt đẹp + Thực hiện hoạt động: Phân công bộ phận bán trú, cấp dưỡng, giáo viên tổ chức cho trẻ ẩm thực, trẻ thưởng thức các món ăn mới, phù hợp từng độ tuổi. Chú ý rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. + Sắp xếp chỗ ngồi: Phân công bộ phận chuyên môn thực hiện việc bố trí các khu vực cho những người tham dự Lễ - Hội (đại biểu các cấp, cha mẹ học sinh, trẻ các lớp,…) + Công việc phục vụ (tiếp khách, chụp hình). Phân công nhân viên, giáo viên có kỹ năng giáo tiếp tốt, biết mặt đại biểu đón khách và mời vào đúng vị trí chỗ ngồi. Tùy theo tính chất buổi lễ mà phân công GVNV chụp hình, quay phim hoặc thuê bên ngoài, đảm bảo có hình ảnh, video chất lượng ghi lại nội dung buổi lễ sinh động Dẫn chương trình: Chọn giáo viên phù hợp dẫn chương trình -Thứ 3. Hoạt động văn nghệ. Để tổ chức tốt hoạt động văn nghệ trong ngày Lễ - Hội, nhà trường cần chú ý đến 4 công việc sau đây: + Họp liên tịch, xác định nội dung và chọn các tiết mục phù hợp từng Lễ - Hội, chú ý để được nhiều trẻ tham gia trước trong và sau Lễ - Hội, đảm bảo công bằng cho trẻ. + Tập dượt các tiết mục: Phân công giáo viên luyện tập và chịu trách nhiệm tiết mục biểu diễn để trẻ có thể biểu diễn thuần thục trong Lễ - Hội, chọn một vài trẻ dự bị đề phòng thay thế. Việc tập dượt các tiết mục văn nghệ được tiến hành ở các lớp và trong hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, việc tập dượt có thể được thực hiện tại sân khấu đã được trang trí hoàn chỉnh để trẻ nhớ vị trí biểu diễn. + Chuẩn bị trang phục và hóa trang: Các tổ trưởng chuyên môn tham mưu BGH Lựa chọn những trang phục có màu sắc và kiểu dáng đa dạng, có màu sắc, chất liệu phù hợp chủ đề Lễ - Hội và với hình thức trẻ biểu diễn, đề xuất thuê hoặc mua, hoặc trẻ tự có để BGH kịp thời có kế hoạch chuẩn bị. + Biểu diễn: Là trẻ và GV trình diễn cho các tiết mục đã tập dượt từ trước như: đơn ca, tốp ca, múa, kể chuyện, đọc thơ diễn cảm, đóng kịch… Biểu diễn văn nghệ có thể theo lớp hoặc theo khối tuổi tùy theo tính chất quan trọng của từng Lễ - Hội và đối tượng khách mời. Khi sắp xếp tiết mục biểu diễn phải xen kẽ giữa động và tĩnh và theo lứa tuổi của trẻ: tiết mục của trẻ 3-4 tuổi diễn trước, sau đó mới đến các tiết mục của trẻ 4-6 tuổi và tiết mục của GV. -Thứ tư: Hoạt động trò chơi. Để tổ chức tốt hoạt động trò chơi cho trẻ trong ngày Lễ - Hội, nhà trường cần chú ý quan tâm các hoạt động trước và trong Lễ - Hội 216
  10. + Xác định các trò chơi phù hợp: Trò chơi được xác định trong từng Lễ - Hội phải phù hợp với địa phương, trẻ tránh rập khuôn máy móc, hình thức mà làm mất hứng thú của trẻ khi tham gia. Trò chơi dân gian được tổ chức trong Lễ - Hội cổ truyền, trò chơi vận động đa dạng được tổ chức trong Lễ - Hội mừng xuân, kỉ niệm các ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12… phù hợp mức độ phát triển thể lực của trẻ theo từng độ tuổi. GV dựa vào chương trình GDMN, các tài liệu về trò chơi dân gian, trò chơi vận động để lựa chọn các trò chơi dân gian, trò chơi vận động cho trẻ của lớp mình phụ trách sau đó đăng kí BGH duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả. Thời gian Lễ - Hội trường mầm non ít (Từ 30-40 phút), nên có một số trò chơi trong các ngày có thể tổ chức trước hoặc sau khi Lễ - Hội diễn ra, đáp ứng tốt các mục tiêu của từng Lễ - Hội, hứng thú tham gia của trẻ, đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm. + Chuẩn bị đồ chơi, trang bị, phương tiện thực hiện trò chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ: Phân công giáo viên các tổ cho trẻ tham gia trò chơi chuẩn bị chu đáo dụng cụ phù hợp với từng trò chơi, đảm bảo an toàn, đủ số lượng đồ chơi cho từng trẻ khi tham gia hoạt động. + Thiết kế góc chơi ở sân trường: Phân công giáo viên bố trí các góc chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn trẻ với các vật liệu đa dạng, đơn giản, phù hợp với chủ đề của các ngày Lễ - Hội. Cần bố trí không gian của các trò chơi rộng rãi, thoải mái, nhằm đảm bảo giao thông trong khu vực chơi; thiết kế các góc chơi theo khu vực tĩnh - động riêng biệt. + Tổ chức chơi: Phân công GV chủ động trong tổ chức cho trẻ chơi, bao quát quan sát để xử lí các tình huống nguy hiểm xảy ra đối với trẻ. GV chia trẻ thành từng nhóm vui chơi, luyện tập những trò chơi vận động và khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi khác nhau. Chú ý nếu chỉ chọn một số trẻ tham gia vào trò chơi thì trước khi diễn ra Lễ - Hội cần chú trọng việc cho nhiều trẻ được tham gia các trò chơi trước hoặc sau Lễ - Hội để tránh có những trẻ không bao giờ được tham gia các họa động trò chơi Lễ - Hội của trường, không công bằng với trẻ. - Thứ năm. Hoạt động ẩm thực + Xác định các món ăn: BGH xác định các món ăn theo từng chủ đề Lễ - Hội và phù hợp với trẻ ở tất cả các lứa tuổi. Nhà trường cũng có thể linh động nhận các món ăn do cha mẹ học sinh đóng góp nhưng phải kiểm tra thật kĩ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. + Lựa chọn nguồn thực phẩm: Phân công một bộ phận bán trú lực chọn nguồn thực phẩm phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng: Phân công bộ phận cấp dưỡng chuẩn bị đầy đủ bàn, ghế, chén, muỗng, li uống nước… Sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ lấy. Dụng cụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, gọn, nhẹ, để trẻ có thể cầm thoải mái. Trẻ có thể giúp GV trong việc sắp xếp, bày trí bàn ăn phù hợp với các ngày Lễ - Hội của lớp, tổ hoặc của trường. Và tùy theo tính chất quan trọng cửa từng Lễ - Hội mà BGH linh động phân công cho phù hợp. + Thiết kế góc ẩm thực: Phân công bộ phận bán trú chủ trì việc trang trí góc ẩm thực giúp trẻ nhận biết đặc trưng của các món ăn. GV và trẻ sưu tầm các hình ảnh về món ăn, sử dụng các nguyên vật liệu để vẽ tranh, lắp ráp các góc ẩm thực phù hợp theo chủ đề Lễ - Hội. + Thực hiện hoạt động: Phân công GV chịu trách nhiệm thực hiện nội dung này, nhắc nhở GV cần chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ và kịp thời nhắc nhở trẻ không chen lấn. 217
  11. 4.3. Hiệu trưởng lãnh đạo từng bộ phận tổ chức hoạt động Lễ - Hội ở trường mầm non Hiệu trưởng phát huy vai trò của từng bộ phận của đơn vị. Tích cực tham mưu, phối hợp, ban ngành đoàn thể, mạnh thường quân, ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp… huy động mọi nguồn lực để tổ chức Lễ - Hội. Hướng dẫn giáo viên, chú trọng hết sức sự tham gia đóng góp, công sức của giáo viên trong công tác tuyên truyền Lễ - Hội, phối hợp để đảm bảo cha mẹ trẻ tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường trong từng Lễ - Hội phù hợp: Góp sức, góp tài chính, góp nguyên liệu, góp kinh nghiệm chuyên môn trong ngành nghề, đóng góp ý kiến phối hợp với mạnh thường quân bên ngoài nhà trường… để cùng chăm lo cho hoạt động Lễ - Hội của trẻ. Chú trọng bộ phận hành chính trong khâu sau huy động cha mẹ trẻ, mạnh thường quân… với các nguồn kinh phí hỗ trợ. Có thư mời tham gia, thư cảm ơn, đón tiếp, tri ân cha mẹ trẻ, mạnh thường quân,… quan tâm hỗ trợ điều kiện tổ chức Lễ - Hội. Phân công cụ thể đón tiếp đại biểu, mạnh thường quân cha mẹ trẻ khi diễn ra Lễ - Hội, tránh trường trường hợp mạnh thường quân, cha mẹ trẻ tới mà không được quan tâm, bỏ sót… 4.4. Hiệu trưởng kiểm tra công tác tổ chức hoạt động Lễ - Hội ở trường mầm non Mỗi bộ phận hiệu trưởng đều chú trọng kiểm tra trong từng giai đoạn, qua kiểm tra sẽ kịp thời phát hiện những nội dung còn hạn chế trong quá trình trước, trong và sau Lễ - Hội diễn ra ở nhà trường để khắc phục kịp thời những thiếu sót. Sau Lễ - Hội chỉ đạo giáo viên phối hợp tốt cha mẹ trẻ tạo điều kiện cho trẻ sống lại cảm xúc của ngày Lễ - Hội bằng các hoạt động khác nhau như: Cho trẻ kể lại các ngày lễ - hội, đọc thơ, vẽ nặn, cắt - xé dán… qua đó phát triển tốt các lĩnh vực với những hoạt động trẻ đã được trãi nghiệm, hình thành thói quen, kỹ năng sống cho trẻ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá sau tổ chức Lễ - Hội, rút kinh nghiệm công tác lập kế hoạch, phân công từng bộ phận, tổ chức hoạt động trong Lễ - Hội, đảm báo các mục tiêu đề ra. Lắng nghe từng bộ phận tự nhận định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phân công, phát hiện những nội dung thực hiện hiệu quả, đạt chất lượng cao. Từ đó rút kinh nghiệm phát huy ưu điểm, đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế trong từng khâu, từng bộ phận để những lần tổ chức Lễ - Hội sau tốt hơn. 5. KẾT LUẬN Hiện nay, nhà trường thực hiện việc tổ chức ngày Lễ - Hội cho trẻ trong suốt thời gian một năm học, bắt đầu từ Ngày Khai giảng, Ngày Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, ngày 8/3, Ngày 20/11, Ngày sinh nhận Bác 19/5, Ngày Tết thiếu nhi 01/6, ngày Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi… kết thúc là Ngày tổng kết năm học. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức ngày Lễ - Hội cho trẻ tại đơn vị còn mang tính hình thức; chưa sáng tạo; việc tổ chức hoạt động này hiện chưa được chú trọng đúng mức. Thời gian tới, trường mầm non vận dụng hiệu quả các biện pháp này trong tổ chức ngày Lễ - Hội của trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương từ năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo, sau mỗi năm sẽ có kế thừa rút kinh nghiệm và tổ chức. Từng bước làm nền tảng hình thành kỹ năng tổ chức ngày Lễ - Hội cho từng bộ phận tại mỗi đơn vị, nâng cao chất lượng tổ chức ngày Lễ - Hội, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Các trường MN phối hợp với cha mẹ trẻ, xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng trong thực hiện chương trình GDMN hiện nay trên địa bàn thành phố. 218
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình Giáo dục mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2009/TT- BGDĐT và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 3. Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weihrich (1998). Những vấn đề cốt yếu của quản lí. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật. 4. Hoàng Lân - Hoàng Văn Yến (1985). Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường lớp mẫu giáo. Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Hoàng Công Dụng - Trần Chinh (2017). Tổ chức các hoạt động Lễ - Hội ở trường mầm non (Theo Chương trình Giáo dục mầm non). NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Nguyễn Thị Hường (2015). Tăng cường công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động Lễ - Hội truyền thống. Tạp chí Quản lí Nhà nước, số 238, tr 45-48. 7. Đào Thanh Âm (chủ biên) -Trịnh Dân- Nguyễn Thị Hoà - Đình Văn Vang (2005). Giáo dục học MN tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học sư phạm,. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Chương trình GDM., Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 9. Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (2019). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Cán bộ quản lý và Giáo viên MN năm học 2019 -2020. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư quy định Điều lệ trường MN. Thông tư số 52/2020/TT- BGD, ngày 24/12/2020. 11. Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (2006). Một số vấn đề Quản lý Giáo dục MN. Hà Nội: Nhà xuất bản Quốc gia. 12. Phùng Thị Tường - Nguyễn Thị Nga- Nguyễn Thị Trang (2014), Hướng dẫn tổ chức các ngày hội, ngày lễ ở trường MN; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 13. Hoàng Văn Yến (2014). Kịch bản Lễ - Hội trong MN. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 219
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1