YOMEDIA
ADSENSE
Biện pháp giải trình vì một nền giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau
53
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này điểm lại quá trình triển khai, những khó khăn, vướng mắc của Việt Nam trong thực hiện kế hoạch về mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; từ đó kiến nghị các biện pháp quản lí nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, hướng đến một nền giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp giải trình vì một nền giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 15-18<br />
<br />
BIỆN PHÁP GIẢI TRÌNH<br />
VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC “KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU”<br />
Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học Sài Gòn<br />
Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 22/11/2018; ngày duyệt đăng: 27/12/2018.<br />
Abstract: Implementing the Sustainable Development Agenda to 2030, in 2018, the United<br />
Nations organizes the Global Action Week for Education with the theme “Accountability for<br />
sustainable development in the field of education and citizen participation”. This article reviews<br />
the process of developing, difficulties and obstacles of Vietnam in implementing the plan on<br />
sustainable development of education and training until 2025 and orientation to 2030; thereby<br />
proposing management measures to enhance accountability, towards an education “no one is left<br />
behind”.<br />
Keywords: Measures, accountability measures, education, no one is left behind.<br />
1. Mở đầu<br />
Tháng 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông<br />
qua nội dung “Biến đổi thế giới: Chương trình nghị sự<br />
phát triển bền vững đến năm 2030”. Một kế hoạch hành<br />
động vì nhân loại, toàn cầu và sự thịnh vượng được đưa<br />
ra với 17 mục tiêu về phát triển bền vững (SDGs Sustainable Development Goals), 169 mục tiêu cụ thể và<br />
230 chỉ số giám sát, bao quát hết tất cả các lĩnh vực đời<br />
sống KT-XH. Trong đó, mục tiêu thứ 4 đề cập đến lĩnh<br />
vực giáo dục, đó là “Đảm bảo một nền giáo dục bình<br />
đẳng, hoà nhập, chất lượng và thúc đẩy các cơ hội học<br />
tập suốt đời cho tất cả mọi người” (sau đây xin gọi tắt là<br />
SDG4). Mục tiêu này gồm 7 mục tiêu và 11 chỉ tiêu.<br />
Nhằm vận động thực thi cam kết của các chính phủ,<br />
các tổ chức quốc tế và sự tham gia của các bên liên quan<br />
vào thực hiện SDG4, hàng năm, Liên hợp quốc đều tổ<br />
chức “Tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục” (GAWE<br />
- Global Action Week on Education); trong đó, năm<br />
2018, chủ đề của Tuần lễ là “Trách nhiệm giải trình vì<br />
SDG4 và sự tham gia của công dân”. Hưởng ứng đề<br />
xướng của Liên hợp quốc, Việt Nam đã có nhiều hoạt<br />
động để thúc đẩy sự thực thi, trong đó có việc tìm kiếm<br />
biện pháp giải trình để kiểm tra, giám sát sự phát triển<br />
của nền giáo dục “không một ai bị bỏ lại phía sau”.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Cam kết của Chính phủ Việt Nam<br />
Từ năm 2012, tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc<br />
về phát triển bền vững diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil,<br />
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định “Phát triển bền vững<br />
là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới.<br />
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm<br />
của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được<br />
thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch<br />
phát triển KT-XH quốc gia cũng như của các ngành và<br />
địa phương của Việt Nam” [1].<br />
<br />
15<br />
<br />
Về lĩnh vực Giáo dục, năm 2015, tại Hàn Quốc, cùng<br />
với 160 quốc gia khác, Việt Nam đã thông qua “Tuyên<br />
bố Incheon về giáo dục đến năm 2030”, với một khung<br />
hành động gồm 20 điểm, hướng đến một tầm nhìn mới<br />
cho giáo dục và cam kết cùng thực thi một chương trình<br />
nghị sự chung.<br />
Trên cơ sở các cam kết quốc tế, căn cứ vào mục tiêu<br />
phát triển bền vững của Liên hợp quốc, ngày 10/5/2017,<br />
Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 622/QĐ-TTg<br />
về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện<br />
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (gọi<br />
tắt là QĐ 622) với các nội dung:<br />
- Đề ra 17 mục tiêu chung cho phát triển KT-XH của<br />
nước ta đến năm 2030, trong đó lĩnh vực GD-ĐT thuộc<br />
mục tiêu số 4 (SDG4) “Đảm bảo nền giáo dục có chất<br />
lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học<br />
tập suốt đời cho tất cả mọi người”.<br />
- Đề ra 115 mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu 4<br />
(SDG4) lĩnh vực GD-ĐT có 8 mục tiêu cụ thể.<br />
- Giao các Bộ, ngành xây dựng và ban hành kế hoạch<br />
hành động triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ<br />
được phân công; xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê và xây<br />
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá.<br />
2.2. Kế hoạch triển khai của ngành Giáo dục<br />
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ<br />
622, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã kí Quyết định số<br />
2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 ban hành Kế hoạch<br />
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD-ĐT<br />
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây xin<br />
gọi tắt là kế hoạch KH2161).<br />
Kế hoạch KH2161 gồm 6 mục tiêu chung, 33 chỉ tiêu<br />
cụ thể, 45 chỉ số theo dõi giám sát chia theo 03 giai đoạn<br />
đến năm 2020, đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
6 mục tiêu chung là: 1) Tăng tiếp cận giáo dục cho mọi<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 15-18<br />
<br />
người (với 7 chỉ tiêu cụ thể); chăm sóc giáo dục trẻ thơ<br />
có chất lượng (4 chỉ tiêu); 2) Phát triển giáo dục đại học<br />
có chất lượng (5 chỉ tiêu); 3) Đảm bảo bình đẳng trong<br />
giáo dục và xóa bỏ chênh lệch còn tồn tại đối với các đối<br />
tượng dễ bị tổn thương (3 chỉ tiêu); 4) Xây dựng xã hội<br />
học tập (3 chỉ tiêu); 5) Trang bị kĩ năng, kiến thức cần<br />
thiết cho người học (4 chỉ tiêu); xây dựng môi trường học<br />
tập an toàn không bạo lực, toàn diện, hiệu quả cho tất cả<br />
mọi người (4 chỉ tiêu); 6) Giáo dục nâng cao nhận thức<br />
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro<br />
thiên tai (3 chỉ tiêu cụ thể).<br />
Kế hoạch KH2161 cũng đã đề xuất các nhóm giải<br />
pháp tổ chức thực hiện đối với các Bộ, ngành và các địa<br />
phương; đồng thời phân công trách nhiệm chủ trì triển<br />
khai thực hiện kế hoạch cho các cục, vụ, viện thuộc Bộ<br />
GD-ĐT.<br />
Trên cơ sở kế hoạch KH2161, Bộ GD-ĐT đã quyết<br />
định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện SDG4, do<br />
một thứ trưởng làm Trưởng ban; giúp việc Ban chỉ đạo<br />
có Tổ thư kí. Ban chỉ đạo đã tổ chức hội nghị phổ biến,<br />
quán triệt kế hoạch KH2161 đến 63 sở GD-ĐT; yêu cầu<br />
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế<br />
hoạch thực hiện phù hợp với thực tế của địa phương.<br />
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lồng ghép<br />
các mục tiêu của SDG4 vào kế hoạch phát triển GD-ĐT<br />
hàng năm; rà soát, đánh giá, xây dựng các tiêu chí thống<br />
kê để thu thập thông tin phục vụ cho việc kiểm tra, giám<br />
sát. Các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ tham mưu triển khai,<br />
theo dõi, giám sát và định kì báo cáo Bộ trưởng để tổng<br />
hợp báo cáo Chính phủ.<br />
2.3. Những khó khăn, vướng mắc<br />
Sau một năm triển khai thực hiện kế hoạch KH2161,<br />
tháng 6/2018, tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với<br />
UNICEF và các đối tác quốc tế tổ chức Hội thảo Hưởng<br />
ứng GAWE 2018 và phổ biến kế hoạch hành động thực<br />
hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành Giáo dục. Một<br />
số khó khăn, vướng mắc vẫn còn, đó là:<br />
- Sau một năm, mới có 29/63 tỉnh, thành phố gửi báo<br />
cáo kế hoạch thực hiện SDG4.<br />
- Nguồn lực tài chính cho thực hiện kế hoạch còn hạn<br />
hẹp, kể cả ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn tài trợ;<br />
trong khi huy động xã hội hoá chưa tốt.<br />
- Sự chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành<br />
chưa tương xứng.<br />
- Một số chỉ tiêu kế hoạch hiện vẫn còn ở mức thấp,<br />
phải có giải pháp quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành<br />
thì mới đạt được mục tiêu 2025, như:<br />
+ Tỉ lệ dân số 11-14 tuổi đi học trung học cơ sở phải<br />
nâng từ khoảng 91% hiện nay lên 97%; giảm tỉ lệ trẻ<br />
em ngoài nhà trường độ tuổi tiểu học từ 2,6% hiện nay<br />
<br />
16<br />
<br />
xuống 1,0% và trẻ em ngoài nhà trường độ tuổi trung<br />
học cơ sở từ 7,7% hiện nay xuống 6,0% năm 2015<br />
(thuộc mục tiêu 4.1).<br />
+ Huy động trẻ vào nhà trẻ từ 16% lên 35%, tỉ lệ trẻ<br />
em mầm non được trải nghiệm tích cực từ 90% lên 98%<br />
vào năm 2025 (thuộc mục tiêu 4.2).<br />
+ Tỉ lệ trường học các cấp có công trình vệ sinh, nước<br />
sạch đạt chuẩn phải tăng 1% đến 2%/năm; tỉ lệ trường<br />
học phổ thông có cơ sở hạ tầng, tài liệu học tập, môi<br />
trường học tập phù hợp và tiếp cận với học sinh khuyết<br />
tật phải tăng từ khoảng 47% hiện nay lên 55% năm 2015<br />
(thuộc mục tiêu 4.a).<br />
+ Giảm sĩ số học sinh/lớp học, tỉ lệ học sinh/giáo viên,<br />
đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy mô lớp học mới, là<br />
những chỉ tiêu rất khó đạt (thuộc mục tiêu 4.c). Hiện tại,<br />
quy mô lớp học của Việt Nam đang ở mức cao, có thể<br />
cao gấp 2 đến trên 2,5 lần so với các nước tiên tiến; muốn<br />
giảm phải có sự đầu tư tài chính rất lớn cho xây dựng<br />
phòng học, ngoài ra vị trí việc làm cũng phải tăng thêm.<br />
Do đó, cần một chủ trương của Đảng và một chính sách<br />
lớn của Chính phủ, nếu chỉ một ngành Giáo dục thì<br />
không thể thực hiện được.<br />
- Một số chỉ số theo dõi, giám sát mang tính định tính<br />
chưa được cụ thể hoá, làm hạn chế tính giải trình trong<br />
quản lí. Trong đó, có những chỉ số bắt buộc phải đưa vào<br />
đánh giá, như: tỉ lệ học sinh đạt mức độ thông thạo tối<br />
thiểu về đọc hiểu và toán học; tỉ lệ trẻ em được trải<br />
nghiệm tích cực; tỉ lệ thanh niên và người lớn có kĩ năng<br />
sử dụng và xử lí công nghệ thông tin; tỉ lệ học sinh hiểu<br />
biết về công dân toàn cầu và phát triển bền vững; tỉ lệ<br />
trường học có đủ điều kiện thiết yếu cho giáo dục khuyết<br />
tật; tỉ lệ học sinh bị bắt nạt, nhục hình, bạo lực học đường,<br />
quấy rối, lạm dụng tình dục...<br />
- Khó khăn, trở ngại về đổi mới tư duy và thay đổi<br />
phương pháp quản lí vẫn còn. Trong phát biểu của Phó<br />
Trưởng đại diện UNICEF tại Hà Nội, bà Lesley Miller kì<br />
vọng rằng để Việt Nam đạt được SDG4 về giáo dục thì<br />
không thể cứ theo cách làm cũ, quen thuộc và đề nghị tập<br />
trung thảo luận 3 nội dung (đều hướng đến biện pháp giải<br />
trình vì một nền giáo dục “không ai bị bỏ lại phía sau”):<br />
+ Một là, cải thiện quá trình thu thập dữ liệu và minh<br />
chứng thực tế, là một trong những điều kiện tiên quyết để<br />
theo dõi tiến độ thực hiện. Điều này rất quan trọng, nhằm<br />
đảm bảo có số liệu cụ thể để nắm được những thiếu hụt<br />
không chỉ trong cơ hội tiếp cận giáo dục mà còn đảm bảo<br />
chất lượng trong dạy và học một cách bình đẳng, đặc biệt<br />
là ở cấp tỉnh.<br />
+ Hai là, các chính sách, quá trình lập kế hoạch và dự<br />
toán ngân sách nên dựa trên những bằng chứng xác thực<br />
từ việc thu thập và phân tích dữ liệu. Cần tích hợp một<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 15-18<br />
<br />
cách có hệ thống các chỉ số SDG4 liên quan, có các biện<br />
pháp bố trí nguồn lực ở tất cả các cấp bao gồm cả ở<br />
trường học.<br />
+ Ba là, quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành, địa<br />
phương cần được xem là một yếu tố quan trọng của<br />
chương trình nghị sự SDG4, cả trong thực hiện và cả<br />
trong thu thập thông tin, trách nhiệm giải trình. Các<br />
nguồn số liệu về thực hiện cần có sự kết hợp chặt chẽ của<br />
các Bộ ngành, địa phương.<br />
2.4. Kiến nghị các biện pháp để tăng cường trách<br />
nhiệm giải trình, hướng đến một nền giáo dục “không<br />
ai bị bỏ lại phía sau”<br />
Để tăng mức độ giải trình về kết quả thực hiện và<br />
phương thức triển khai kế hoạch KH2161 hướng đến nền<br />
giáo dục “không một ai bị bỏ lại phía sau”, các biện pháp<br />
chủ yếu tập trung vào tiếp cận giáo dục. Một mặt, phải<br />
làm sao có đủ số liệu để đánh giá mức độ tiếp cận giáo<br />
dục thực tế của người dân ở tất cả các vùng, miền, các<br />
thành phần xã hội; mặt khác, chỉ tiêu kế hoạch phải<br />
hướng đến việc đưa họ đến trường, “không được để một<br />
ai bị bỏ lại ở phía sau”.<br />
- Cần thay đổi nhận thức về hoà nhập, công bằng và<br />
bình đẳng. Hoà nhập là bảo đảm sự cùng tham gia, hoà<br />
chung, không có sự tách biệt; để giải trình phải xây dựng<br />
công cụ đo lường để đánh giá sự hoà nhập. Công bằng<br />
và bình đẳng là hai vế nhạy cảm khi xây dựng chính sách,<br />
bảo đảm công bằng có thể không tạo lập được bình đẳng;<br />
vì vậy phải cần nhắc kĩ khi nào thì nghiêng về công bằng,<br />
khi nào thì nặng về bình đẳng. Để thực hiện được sự hoà<br />
nhập, công bằng, bình đẳng trong giáo dục cần phải có<br />
sự tích hợp vào tất cả các chính sách, tất cả các cấp học;<br />
cần trách nhiệm phối hợp của tất cả các Bộ, ngành và địa<br />
phương - nghĩa là, Chính phủ cần có sự chỉ đạo phù hợp<br />
để huy động được sức mạnh tổng thể của toàn xã hội và<br />
cả hệ thống chính trị.<br />
- Phải thừa nhận một thực tế là hiện nay việc thu thập<br />
thông tin quản lí của toàn ngành Giáo dục rất khó, kỉ luật<br />
báo cáo của các cấp chưa tốt. Ngay cả số liệu về chi tiêu<br />
ngân sách nhà nước cho toàn ngành, muốn thu thập được<br />
cũng phải chịu độ trễ đến hàng năm. Với lượng thông tin<br />
cần thu thập khá lớn cho thực hiện giải trình kết quả<br />
SDG4, vẫn thực trạng này sẽ là bất khả thi. Phân cấp<br />
quản lí ngân sách, quản lí nhân sự của ngành Giáo dục<br />
hiện nay rất phân tán, nhiều bất cập chính là nguyên nhân<br />
của vấn đề. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện cơ<br />
chế phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục với hiệu lực<br />
và hiệu quả thực thi cao hơn.<br />
- Song song với cải thiện việc thực thi về phân cấp<br />
quản lí, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện SDGs<br />
của Chính phủ có sự phân công, chỉ đạo quyết liệt, bảo<br />
<br />
17<br />
<br />
đảm có sự can thiệp mạnh ở tất cả các cấp, các ngành<br />
trong việc báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ<br />
cho việc giám sát, đánh giá và giải trình kết quả. Ban chỉ<br />
đạo SDG4 của Bộ GD-ĐT cần đề xuất cụ thể sự phân<br />
công cung cấp thông tin cho từng chỉ số của Bộ Kế hoạch<br />
và Đầu tư (Tổng cục Thống Kê), Bộ Tài chính, Bộ Lao<br />
động - Thương binh và Xã hội, các ngành và địa phương<br />
liên quan để Ban chỉ đạo quốc gia quyết định.<br />
- Trong 45 chỉ số theo dõi, giám sát của kế hoạch<br />
KH2161, một số đã thể hiện trong chỉ tiêu thống kê, số<br />
còn lại hoặc là chưa được định lượng hoá, hoặc chưa có<br />
kênh thu thập thông tin; nếu không hoàn thiện, sẽ không<br />
có đủ “nguyên liệu” cho đánh giá hoặc thực hiện giải<br />
trình. Bộ GD-ĐT cần sớm định lượng hoá các chỉ tiêu<br />
định tính và xác lập kênh thông tin, báo cáo đối với tất cả<br />
chỉ số.<br />
- Kiến nghị Bộ GD-ĐT rà soát lại các hệ thống phần<br />
mềm về thông tin quản lí (Hệ thống thông tin quản lí<br />
giáo dục; hệ thống thông tin phổ cập giáo dục và chống<br />
mù chữ, hệ thống thông tin quản lí nhân sự; hệ thống<br />
phần mềm quản lí kế hoạch...); soát xét, chỉ đạo thực<br />
hiện theo nguyên tắc kế thừa kết quả đã triển khai (trong<br />
đó có tận dụng thói quen, kĩ năng sử dụng của người<br />
dùng), phát triển tiêu chí thu thập, kênh thu thập thông<br />
tin, tránh thay đổi quá nhiều ... bảo đảm tiết kiệm, hiệu<br />
quả. Cần coi ứng dụng công nghệ thông tin là một biện<br />
pháp rất quan trọng.<br />
- Cần đưa sáng kiến về trẻ em ngoài nhà trường của<br />
Liên hợp quốc vào áp dụng một cách toàn diện, có hệ<br />
thống từ trung ương đến cơ sở, xem đây là một giải pháp<br />
căn cơ để tạo bình đẳng cho mọi người có cơ hội đến<br />
trường, đặc biệt là các đối tượng khó khăn, làm cho<br />
“không một ai bị bỏ lại phía sau”. Trách nhiệm thu thập<br />
thông tin về trẻ em ngoài nhà trường (để trả lời câu hỏi<br />
“trẻ em ngoài nhà trường họ là ai?”) và phân tích rào cản<br />
(trả lời câu hỏi “Vì sao họ không được đến trường?”)<br />
phải được xác định từ cơ sở giáo dục và cấp uỷ, chính<br />
quyền trực tiếp quản lí. Hệ thống thống kê, báo cáo cần<br />
được thiết lập xuyên suốt từ cơ sở; từ đó, Bộ GD-ĐT tổng<br />
hợp thông tin để phân tích và xây dựng chính sách (trả<br />
lời câu hỏi “Làm sao để đưa họ đến trường?”).<br />
- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy hoạch<br />
lại hệ thống chính sách để tháo bỏ các rào cản, giúp huy<br />
động triệt để các đối tượng trẻ em đến trường. Đối với<br />
các chính sách cũ cần rà soát, hoàn thiện trên cơ sở khắc<br />
phục những nội dung chưa hợp lí, phát huy điểm mạnh<br />
để hạn chế tối đa những mặt trái, mặt kém hiệu quả trong<br />
triển khai thực hiện. Ngoài chính sách hỗ trợ tài chính,<br />
cần quan tâm ban hành chính sách mang tính xã hội, phát<br />
động các phong trào cộng đồng, nhằm huy động sức<br />
mạnh tổng hợp để tháo gỡ rào cản cho trẻ em khuyết tật,<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 15-18<br />
<br />
trẻ em bị cản trở đến trường bởi những biểu hiện về tâm<br />
lí, tập quán lạc hậu hoặc bị tác động từ việc di cư, tìm<br />
kiếm việc làm của bố mẹ...<br />
- Chỉ đạo mạnh mẽ việc xây dựng kế hoạch và lập dự<br />
toán ngân sách giáo dục theo phương pháp lập kế hoạch<br />
chiến lược và quản lí kế hoạch dựa vào kết quả. Kế hoạch<br />
phải được hình thành từ cơ sở giáo dục, trên cơ sở đánh<br />
giá chính xác thực trạng trẻ em ngoài nhà trường, từ đó<br />
xác định mục tiêu ưu tiên và tính toán điều kiện về nhân<br />
lực, tài chính, cơ sở vật chất cho thực hiện. Song song với<br />
tiếp cận chất lượng và tiếp cận quản lí, cần lấy kết quả<br />
đánh giá tác động xã hội về bình đẳng học tập làm thước<br />
đo của kế hoạch. Tiêu chí “vì nền giáo dục không một ai<br />
bị bỏ lại phía sau” phải là thước đo hiệu quả của cả quá<br />
trình kế hoạch (trước, trong và sau khi thực hiện kế<br />
hoạch); đồng thời phải được quán triệt đến tất cả các cấp<br />
kế hoạch (từ cơ sở giáo dục, phòng, sở và Bộ GD-ĐT).<br />
3. Kết luận<br />
Bài viết này đã điểm lại quá trình triển khai, những<br />
khó khăn, vướng mắc của Việt Nam trong thực hiện kế<br />
hoạch về mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD-ĐT<br />
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; từ đó kiến<br />
nghị các biện pháp quản lí nhằm tăng cường trách nhiệm<br />
giải trình, hướng đến một nền giáo dục “không ai bị bỏ<br />
lại phía sau”.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Chính phủ (2012). Thực hiện phát triển bền vững ở<br />
Việt Nam. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của<br />
Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO+20), Rio<br />
de Janeiro (Brazil).<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Kế hoạch hành động thực hiện<br />
mục tiêu phát triển bền vững ngành Giáo dục<br />
(SDG4). Báo cáo hội nghị, Đà Nẵng.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2017). Quyết định số 2161/QĐBGDĐT ngày 26/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch<br />
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo<br />
dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến<br />
năm 2030.<br />
[4] Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF Việt<br />
Nam (2018). Phát biểu khai mạc Hội thảo hưởng<br />
tuần lễ toàn cầu về giáo dục và phổ biến kế hoạch<br />
hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền<br />
vững ngành Giáo dục. Đà Nẵng.<br />
[5] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số<br />
622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế<br />
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình<br />
nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.<br />
[6] UNESCO - UNICEF - Ngân hàng Thế giới - UNDP UN Women - UNHCR (2015). Tuyên bố Incheon<br />
<br />
18<br />
<br />
hướng tới giáo dục chất lượng, bình đẳng, hòa nhập và<br />
học tập suốt đời cho mọi người. Incheon (Hàn Quốc).<br />
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br />
quốc tế.<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI...<br />
(Tiếp theo trang 23)<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, nhìn chung<br />
khả năng hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học của<br />
trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng còn rất<br />
hạn chế. Nguyên nhân một mặt là do khả năng ngôn ngữ<br />
và vốn kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn; các ngôn từ<br />
trong tác phẩm văn học lại vô cùng phong phú, giàu tính<br />
tượng thanh, tượng hình, giàu sắc thái và cũng rất trừu<br />
tượng, đa nghĩa... Nhưng có một nguyên nhân quan trọng<br />
nữa là trong thực tế tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen tác<br />
phẩm văn học, giáo viên chưa thực sự chú trọng cũng<br />
như chưa có các phương pháp và kĩ năng phù hợp để giúp<br />
trẻ hiểu nghĩa của từ trong hoạt động cho trẻ làm quen<br />
tác phẩm văn học.<br />
Để giúp trẻ 5-6 tuổi hiểu nghĩa của từ trong hoạt động<br />
cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, chúng tôi đã nghiên<br />
cứu và xây dựng các biện pháp phù hợp với đặc điểm ngôn<br />
ngữ và khả năng nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với<br />
điều kiện thực tế của giáo dục mầm non Việt Nam nói<br />
chung và của thành phố Vinh hiện nay nhằm nâng cao khả<br />
năng hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Trịnh Thị Hà Bắc (2013). Lí luận và phương pháp<br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. NXB Đại học Huế.<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2009). Chương trình giáo dục mầm non.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung chương<br />
trình của Chương trình giáo dục mầm non 2009.<br />
[4] Nguyễn Thị Hòa (2009). Giáo dục học mầm non.<br />
NXB Đại học Sư phạm.<br />
[5] Lê Thu Hương (chủ biên, 2017). Tuyển chọn trò<br />
chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ<br />
5-6 tuổi). NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[6] Đỗ Thị Kim Liên (1999). Ngữ nghĩa lời hội thoại.<br />
NXB Giáo dục.<br />
[7] A.X. Macarenco (1962). Bài ca sư phạm. NXB Văn hóa.<br />
[8] Trần Thị Hoàng Yến (2006). Đánh giá khả năng hiểu<br />
nghĩa từ của trẻ mẫu giáo lớn. Trường Đại học Vinh.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn