intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm địa lí trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy học tích hợp cho sinh viên, đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí, hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm địa lí trường Đại học Tây Bắc

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 117 - 125<br /> <br /> BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP<br /> CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÍ<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC<br /> Hoàng Thị Thanh Giang14<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc của khung năng lực dành cho sinh viên sư phạm và thực trạng về<br /> dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí Trường Đại học Tây Bắc, bài báo đề xuất một số biện pháp<br /> nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy<br /> học tích hợp cho sinh viên; đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần<br /> Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí; hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp<br /> Từ khóa: Dạy học tích hợp, sinh viên sư phạm, phát triển năng lực dạy học tích hợp.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lƣu sƣ phạm hiện đại bên<br /> cạnh các trào lƣu sƣ phạm nhƣ: Dạy học theo mục tiêu, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học<br /> phân hoá, tƣơng tác... Trào lƣu sƣ phạm DHTH xuất phát từ quan niệm coi học tập là một quá<br /> trình góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, trong đó HS học cách sử<br /> dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội đƣợc.<br /> Tháng 9 năm 1968, Hội đồng liên quốc gia về dạy học khoa học, với sự bảo trợ của<br /> UNESCO đã tổ chức “Hội nghị tích hợp việc dạy học các môn khoa học” tại Bungari. Hội<br /> nghị đã đặt ra hai câu hỏi lớn là: Vì sao phải dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học với<br /> nhau? Và Dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học là gì? Trong đó, dạy học tích hợp các khoa<br /> học đƣợc UNESCO định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học<br /> cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh sự sai<br /> khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”.<br /> Tháng 4 năm 1973, Hội nghị đào tạo giáo viên về DHTH các khoa học lại đƣợc<br /> UNESCO tổ chức tại Đại học Maryland đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của DHTH<br /> và phát triển NLDH cho giáo viên.<br /> Để đáp ứng và phù hợp với thực tiễn giáo dục phổ thông, chƣơng trình đào tạo GV ở<br /> nhiều nƣớc, tiêu biểu nhƣ Anh, Úc... chuyển theo hƣớng tích hợp nhằm phát triển cho sinh<br /> viên sƣ phạm nền tảng về tri thức và triết lý cá nhân về chuyên môn sƣ phạm và năng lực<br /> nghề nghiệp. Chƣơng trình đào tạo GV chú trọng về đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm nhằm hình<br /> thành ở sinh viên năng lực và kỹ năng sƣ phạm cần thiết.<br /> Ở Việt Nam, thuật ngữ Dạy học tích hợp đã xuất hiện từ lâu, từ thời kì Pháp thuộc quan<br /> điểm dạy học tích hợp đã đƣợc đƣa vào dạy học ở bậc tiểu học. Hiện nay, DHTH là một định<br /> hƣớng giáo dục quan trọng không thể thiếu ở tất cả các cấp học, ngành học. Vì vậy, phát triển<br /> 14<br /> <br /> Ngày nhận bài: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 01/12/2017<br /> Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Giang, e - mail: thanhgiang.tbu@gmail.com<br /> <br /> 117<br /> <br /> năng lực DHTH cho SV đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục toàn diện là một yêu<br /> cầu cấp bách, hết sức cần thiết đối với chƣơng trình đào tạo nói chung, trong từng môn học<br /> nói riêng. Trong đó, nhiệm vụ phát triển NLDHTH đã đƣợc đƣa vào chuẩn đánh giá năng lực<br /> đầu ra đối với SV sƣ phạm.<br /> Nằm trong hệ thống các trƣờng sƣ phạm, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục<br /> phổ thông sau 2015, vấn đề đặt ra cho Khoa Sử - Địa Trƣờng Đại học Tây Bắc là làm thế nào<br /> để đào tạo sinh viên trong Khoa nói chung và sinh viên chuyên ngành Sƣ phạm Địa lí nói<br /> riêng theo hƣớng phát huy năng lực dạy học tích hợp.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Cấu trúc của khung năng lực DHTH dành cho sinh viên sư phạm<br /> Đối với SVSP nói chung, NLDHTH bao gồm ba năng lực thành phần nhƣ sau [1]: NL<br /> nhận thức chung về DHTH; NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH; NL kiểm tra, đánh giá<br /> trong DHTH. Mỗi năng lực có những tiêu chí riêng cần đảm bảo trong quá trình đào tạo, cụ thể:<br /> (1) NL nhận thức chung về DHTH gồm các tiêu chí: Nhận thức về chính sách liên quan<br /> đến DHTH; Nhận thức về NL chung và NL đặc thù của môn khoa học; Nhận thức về những<br /> vấn đề lí luận về DHTH.<br /> (2) NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH, gồm các tiêu chí: Đề xuất chủ đề DHTH<br /> liên môn; hợp tác với các GV ở các môn học liên quan đến tổ chức DHTH; vận dụng các<br /> PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong DHTH; tham gia phát triển chƣơng trình nhà<br /> trƣờng theo định hƣớng NL; ứng dụng CNTT&TT trong DHTH.<br /> (3) NL kiểm tra, đánh giá trong DHTH thể hiện ở năng lực thiết kế và sử dụng bộ công<br /> cụ đánh giá NL HS trong DHTH.<br /> Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển NLDHTH cho SVSP<br /> Địa lí, đóng vai trò định hƣớng khi xây dựng các chủ đề DHTH cho SVSP Địa lí trong việc<br /> phát triển NLDHTH. Đây cũng là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá NL cho<br /> ngƣời học. Để quá trình phát triển NLDHTH đƣợc hiệu quả, việc đánh giá cần đƣợc thực hiện<br /> thƣờng xuyên trong suốt QTDH. Dựa trên khung NLDHTH, GV có thể thiết kế các công cụ<br /> đánh giá (GV đánh giá ngƣời học, SV đánh giá bạn học) và tự đánh giá nhƣ bản kiểm quan<br /> sát, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá… Nhờ có các mô tả chi tiết theo các mức độ<br /> cần đạt, ngƣời học luôn theo dõi đƣợc sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập.<br /> Đồng thời ngƣời dạy cũng có đƣợc những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng<br /> giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của ngƣời học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.<br /> 2.2. Thực trạng của việc phát triển năng lực DHTH cho SVSP Địa lí Trường Đại học<br /> Tây Bắc<br /> Để đánh giá trình độ nhận thức, hiểu biết và đánh giá về NLDHTH của SV, từ đó làm<br /> cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực DHTH cho SVSP Địa lí trƣờng Đại học Tây<br /> Bắc, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với SVSP Địa lí năm thứ 3 và 4 bằng các phiếu<br /> khảo sát (K56: 49 Sinh viên; K55: 44 Sinh viên). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:<br /> 118<br /> <br /> 2.2.1. Đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức của SV về DHTH<br /> Từ kết quả cho thấy phần lớn SV đƣợc điều tra (75/93 SV = 80,6%) chọn tích hợp là sự<br /> kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung<br /> một bài học. Một số ít SV (5/93 SV = 5,4%) lại cho rằng tích hợp trong dạy học là phép cộng<br /> đơn giản của nhiều môn học.<br /> Hầu hết các SV đều khẳng định DHTH là một xu hƣớng phù hợp, vốn kiến thức rộng và<br /> tính thực tiễn cao, gây hứng thú ngƣời học (88/93 SV = 94,6%); chỉ một phần rất nhỏ (5,4%)<br /> SV cho rằng DHTH là xu hƣớng không phù hợp do không đánh giá khả năng sử dụng kiến<br /> thức của HS và mỗi môn học rất nặng về lí thuyết.<br /> Kết quả cho thấy SV rất quan tâm đến DHTH mặc dù chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với nội<br /> dung dạy học này.<br /> 2.2.2. Đánh giá về ưu điểm vượt trội và khó khăn khi thực hiện DHTH<br /> Ƣu điểm vƣợt trội đầu tiên đƣợc SV lựa chọn của DHTH là phát triển đƣợc toàn diện về<br /> đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên<br /> hoặc đi vào cuộc sống lao động (28/93SV = %). Tiếp sau là bồi dƣỡng cho ngƣời học phƣơng<br /> pháp học tập, nghiên cứu có tính logic (18/93SV = %), tiết kiệm thời gian công sức<br /> (11/93SV = %) và có một số ít SV (6/93SV = %) lựa chọn ƣu điểm DHTH giúp HS tiếp thu<br /> một cách logic nên nhớ lâu và HS sử dụng thành thạo và có hiệu quả CNTT... Đặc biệt có đến<br /> 30/93 SV lựa chọn DHTH có tất cả các ƣu điểm trên. Nhƣ vậy, DHTH phù hợp với xu hƣớng<br /> đổi mới giáo dục hiện nay là phát triển NL ngƣời học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy<br /> ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp.<br /> Kết quả phân tích cho thấy khó khăn lớn nhất khi thực hiện DHTH do SV chủ yếu đƣợc<br /> đào tạo theo chƣơng trình sƣ phạm đơn môn, chƣa đƣợc trang bị về cơ sở lí luận DHTH liên<br /> môn một cách chính thống, khoa học, vì vậy còn gặp khó khăn khi thực hiện DHTH (48/93<br /> SV = 51,6%). Ngoài ra, chƣơng trình và SGK hiện nay vẫn đƣợc viết theo kiểu đơn môn nên<br /> có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan (32,3%). Một<br /> số SV cho rằng khó khăn khi thực hiện DHTH bao gồm cả việc HS không tích cực không sử<br /> dụng và chƣa sử dụng kiến thức của các môn liên quan trong quá trình dạy học. Nhƣ vậy có<br /> thể khẳng định, việc phát triển NLDH cho SVSP có ý nghĩa rất quan trọng, không thể thiếu<br /> trong chƣơng trình sƣ phạm, nhằm trang bị cho SVSP những nền tảng về NLDHTH, đáp ứng<br /> yêu cầu đổi mới giáo dục, thích ứng với những thay đổi của giáo dục phổ thông.<br /> 2.2.3. Đánh giá về kĩ năng SV được rèn luyện trong đào tạo để áp dụng DHTH<br /> Kết quả phiếu điều tra, cho thấy những kĩ năng SV đƣợc rèn luyện khi áp dụng DHTH<br /> trong dạy học Địa lí thì quan trọng nhất là tính tích cực, chủ động khai thác kiến thức và hệ<br /> thống hóa thành kênh thông tin đa chiều nhƣng thống nhất (23,33%). Vận dụng vác kiên thức<br /> kĩ năng đã học của HS vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công<br /> dân, làm ngƣời lao động (14,16%). Ngoài ra, làm việc nhóm, trình bày thông tin, thuyết<br /> trình thông tin, phản biện… cũng rất quan trọng. Có đến 54,18% SV đồng ý với tất cả các kĩ<br /> năng trên.<br /> 119<br /> <br /> 2.2.4. Nhu cầu DHTH<br /> Hầu hết các SV đều thấy đƣợc sự cần thiết phải đào tạo các vấn đề liên quan đến<br /> DHTH, trong đó nhu cầu tìm hiểu về NL của HS đƣợc SV quan tâm. Việc bổ sung cơ sở lí<br /> luận về DHTH và vận dụng trong quá trình dạy học để hình thành NLDHTH là cần thiết giúp<br /> SV sau khi tốt nghiệp có thể dạy học hiệu quả chƣơng trình mới ở phổ thông, giúp phát triển<br /> năng lực của HS, tự học tập và động não để tìm kiếm kiến thức; giúp SV có thể bắt đầu tiếp<br /> xúc với phƣơng pháp dạy học mới, làm nền tảng cho công việc làm GV sau khi ra trƣờng. Số<br /> SV còn lại (8,6%) thấy thật sự không cần thiết với nhiều lí do đƣợc đƣa ra, tuy nhiên chủ yếu<br /> những SV này đều cho rằng khó khăn lớn trong vấn đề xin việc, không làm GV mà làm các<br /> công việc thuộc các lĩnh vực khác nên cũng không chú trọng đến những vấn đề đào tạo nghiệp<br /> vụ sƣ phạm.<br /> 2.2.5. Ý kiến về những vấn đề cần chú ý để phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí<br /> Có rất nhiều ý kiến quan trọng, đóng góp cho việc phát triển NLDHTH cho SVSP Địa<br /> lí, trong đó quan trọng và có ý nghĩa nhất là ý kiến cần chú ý đến việc hƣớng dẫn cách để SV<br /> có thể vận dụng NLDHTH, các môn mà bộ môn có thể tích hợp, có hƣớng dẫn một số bài cụ<br /> thể; Hƣớng dẫn và tập cho SV soạn và giảng theo phƣơng pháp DHTH, sửa lỗi cho SV rút ra<br /> đƣợc kinh nghiệm dạy học cho bản thân. Ngoài ra còn cần chú trọng các phƣơng pháp dạy<br /> học phát triển NLDHTH cho SV, cần có những thiết bị dạy học cần thiết, phù hợp; cần tổ<br /> chức và thực hiện thƣờng xuyên; có sách và giáo trình viết dành riêng cho các vấn đề có thể<br /> tích hợp trong chƣơng trình học ở phổ thông và vận dụng kiến thức thực tiễn…. Những ý kiến<br /> đóng góp trên thực sự rất quan trọng, giúp tác giả đánh giá đƣợc thực trạng, mức độ cần thiết<br /> của việc phát triển NLDHTH, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nhằm phát triển NLDHTH cho<br /> SVSP Địa lí.<br /> Từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu đƣa ra kết luận nhƣ sau: Đa số SV thấy đƣợc tầm<br /> quan trọng của DHTH đối với sự phát triển NL của HS; Nhu cầu đƣợc đào tạo các vấn đề<br /> DHTH đƣợc SV đánh giá cao và hết sức cần thiết. Từ đó, SV trang bị cho mình hành trang<br /> kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng công cuộc đổi mới nền giáo dục và bắt kịp xu thế hiện<br /> đại với các nƣớc khác.<br /> 2.3. Một số giải pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm<br /> Địa lí Trường Đại học Tây Bắc<br /> Trên cơ sở nghiên cứu về khung năng lực cần hình thành cho SVSP và thực trạng phát<br /> triển năng lực DHTH, nghiên cứu đƣa ra một số biện pháp phát triển NLDHTH cho SVSP<br /> Địa lí trƣờng ĐHTB nhƣ sau:<br /> 2.3.1. Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học về DHTH cho SVSP<br /> - Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP<br /> Theo dự thảo chuẩn đầu ra trình độ đại học khối SP đào tạo GVTHPT, chƣơng trình đào<br /> tạo nghề phải thể hiện NLDHTH, hiện nay các tài liệu hƣớng dẫn về DHTH còn ít. Do đó, việc<br /> xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP nhằm phát triển NLDHTH cho SV một<br /> cách có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết.<br /> 120<br /> <br /> Từ phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung chƣơng trình học phần phƣơng pháp dạy học<br /> Địa lí ở trƣờng phổ thông, chƣơng trình đào tạo cử nhân SP Địa lí ở trƣờng Đại học Tây Bắc<br /> vẫn chƣa có nội dung về DHTH, để đáp ứng yêu cầu về thay đổi chƣơng trình và SGK trong<br /> giai đoạn mới, việc bổ sung nội dung kiến thức và các kĩ năng giúp cho việc phát triển<br /> NLDHTH cho SVSP là cần thiết, giúp SV hiểu biết đầy đủ về khái niệm, các NL mà ngƣời<br /> học cần đạt, các mức độ khác nhau trong DHTH. Vì thế nghiên cứu đã xây dựng tài liệu học<br /> tập về NLDHTH với mục tiêu hƣớng dẫn SV về DHTH ở cấp THPT, hƣớng vào việc nâng<br /> cao năng lực cho SV về DHTH ở THPT. Đây là biện pháp quan trọng nhằm phát triển năng<br /> lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV do thời lƣợng dành cho việc học và nghiên cứu<br /> trong các học phần phƣơng pháp trong chƣơng trình đào tạo không nhiều.<br /> Về kiến thức: SV có đƣợc những hiểu biết cơ bản về NL, NLDHTH, phƣơng thức tích<br /> hợp và phƣơng pháp dạy học tích cực, nguyên tắc lựa chọn nội dung DHTH, quy trình xây<br /> dựng nội dung, tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp; kiểm tra đánh giá giáo dục.<br /> Về kĩ năng: SV phát triển đƣợc kĩ năng xây dựng nội dung chủ đề tích hợp và sử dụng<br /> cách thức và phƣơng pháp dạy học tích hợp ở THPT. Hình thành và phát triển năng lực xây<br /> dựng các chủ đề DHTH, năng lực tổ chức định hƣớng hoạt động dạy học tích hợp và năng lực<br /> kiểm tra, đánh giá trong DHTH cho SV thông qua tài liệu này.<br /> Về thái độ: SV thấy đƣợc sự cần thiết việc phát triển NLDHTH ở THPT.<br /> Tài liệu gồm các nội dung sau:<br /> Mô đun 1: Những vấn đề chung về NL, NLDHTH;<br /> Mô đun 2: Tổ chức dạy học tích hợp;<br /> Mô đun 3: Một số phƣơng pháp dạy học tích hợp;<br /> Mô đun 4: Kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp.<br /> - Sử dụng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP<br /> Tài liệu tự học “Hƣớng dẫn SV về DHTH ở cấp THPT” đƣợc nhóm tác giả bắt đầu biên<br /> soạn từ năm 2016 và đƣợc chỉnh sửa bổ sung, cập nhật thƣờng xuyên. Đây là phiên bản<br /> hƣớng dẫn SVSP Địa lí ở trƣờng ĐHTB về DHTH theo định hƣớng đổi mới Giáo dục phổ<br /> thông giai đoạn mới. Tài liệu này đƣợc dùng để cung cấp cơ sở lí luận về DHTH và hƣớng<br /> dẫn SV thiết kế các chủ đề DHTH, đồng thời cũng làm tài liệu tham khảo cho GV.<br /> Tài liệu sẽ đƣợc GV cung cấp cho SV thông qua bản cứng hoặc bản mềm gửi qua email<br /> chung của tập thể lớp, đảm bảo tất cả SV trong lớp đều có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu. Sau<br /> khi tìm hiểu, nghiên cứu, SV sẽ có buổi báo cáo kết quả nghiên cứu và làm bài kiểm tra nhằm<br /> đánh giá kết quả tự học và mức độ nhận thức của SV về vấn đề DHTH.<br /> 2.3.2. Đề xuất bổ sung nội dung về DHTH cho SVSP trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết<br /> kế bài giảng Địa lí<br /> Chƣơng trình đào tạo GVPT hiện nay ở các trƣờng ĐHSP chỉ đào tạo GV dạy đơn môn,<br /> khó khăn trong việc DHTH cho một số môn cùng lĩnh vực; mới chú trọng kiến thức, kĩ năng,<br /> chƣa coi trọng phát triển NL cho SV. Chính điều này đã làm giảm khả năng phát triển và<br /> 121<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1