HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0021<br />
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 28-37<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN<br />
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC<br />
CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG NHÀ TRƯỜNG<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích những bất cập trong thực trạng phát triển nghề nghiệp<br />
giáo viên ở nước ta và ý nghĩa của việc phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên<br />
theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường, bài viết đi sâu phân<br />
tích 4 biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Đó là: “nâng cao nhận<br />
thức về phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV và vai trò của cộng đồng học tập<br />
trong phát triển nghề nghiệp cho GV”; “xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai bồi<br />
dưỡng phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV tại chỗ”; “xây dựng kế<br />
hoạch và triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” và<br />
“xây dựng môi trường làm việc cộng tác, chia sẻ giữa GV”. Các biện pháp đã được<br />
252 giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trường THPT khẳng định là cần thiết ở mức<br />
độ cao.<br />
Từ khóa: Biện pháp, phát triển nghề nghiệp, giáo viên, cộng đồng học tập, nhà trường.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nghiên cứu của các nhà giáo dục về “mô hình trường học thế kỉ XXI” đã chỉ ra một trong<br />
ba đặc trưng cơ bản là trường học phải thay đổi về chức năng, trở thành trung tâm giáo dục và<br />
văn hóa ở cộng đồng địa phương, thúc đẩy giáo viên (GV) phát triển năng lực nghề nghiệp.<br />
“Trường học phải trở thành nơi GV hoạt động như là những nhà giáo dục chuyên nghiệp, cùng<br />
học hỏi lẫn nhau (cộng đồng học tập chuyên môn)…” [1; tr.22]. Điều đó có nghĩa, nhà trường<br />
phải trở thành một cộng đồng học tập (CĐHT) chuyên môn, nơi mà GV không chỉ đơn giản<br />
giúp đỡ nhau mà quan trọng là thiết lập một văn hóa chia sẻ trong toàn trường nhằm tạo ra<br />
sự cộng tác, sự lôi cuốn và phát triển liên tục, tập trung vào suy ngẫm thực tiễn để nâng<br />
cao kết quả học tập của học sinh (HS)… và cái đích cuối cùng là tất cả những GV làm<br />
trong và ngoài lớp học đều hướng đến phát triển năng lực chuyên môn và kết quả học tập<br />
của người học [1]. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta, phát triển nghề nghiệp GV tại chỗ thông<br />
qua xây dựng CĐHT chuyên môn trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức và có<br />
rất nhiều bất cập [2]. Bài viết đi sâu phân tích sự cần thiết, ý nghĩa và một số biện pháp<br />
phát triển năng lực nghề nghiệp GV theo phương thức tổ chức CĐHT trong nhà trường.<br />
Ngày nhận bài: 4/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 27/3/2019.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung. Địa chỉ e-mail: kimdung28863@gmail.com<br />
28<br />
<br />
Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên thpt theo phương thức tổ chức cộng đồng…<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Sự cần thiết phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo<br />
phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
2.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo phương<br />
thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
Các nghiên cứu cho thấy, thông qua CĐHT, các GV được trao đổi, chia sẻ về chuyên<br />
môn, nghiệp vụ với những GV có kinh nghiệm và với nhau - những người cùng trải<br />
nghiệm những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông. Bên<br />
cạnh đó, việc tham gia hàng ngày tại nơi làm việc là nguồn học tập không chính thức rất<br />
lớn (informal learning resourses) đối với GV khi họ nhận được sự hỗ trợ và phản hồi từ<br />
các đồng nghiệp giúp họ tự tin hơn, gắn kết với nhà trường, với nghề nghiệp hơn. Các<br />
thành viên tin tưởng, tôn trọng, gần gũi nhau…tạo ra môi trường hợp tác, thân thiện giúp<br />
GV và cán bộ quản lí dễ dàng trao đổi quan điểm và các vấn đề thực tiễn. Các cộng đồng<br />
học tập giúp người tham gia học hỏi lẫn nhau và khuyến khích họ chủ động hơn trong<br />
việc học của mình…. Vì thế, các CĐHT có ảnh hưởng lớn đến thực tiễn dạy học và là<br />
động lực của GV và cán bộ quản lí trong việc học tập. Hình thức phát triển nghề nghiệp<br />
này vừa đáp ứng được nhu cầu cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu tập thể và như vậy<br />
giúp cho các GV kiến tạo các quá trình học tập sao cho thích ứng với những thay đổi xã<br />
hội trong bầu không khí cởi mở và cộng tác [3].<br />
Nhiều nghiên cứu trên thế giới (Manabu Sato & Masaaki Sato, 2012; E. Saito; Poulos<br />
và cộng sự, 2014; Tam, 2015; Sims & Thornton & Cherrington, 2014; Davidson & Dwyer,<br />
2014; Penny, 2014); Richmond & Manokore, 2011; Woodland & Mazur, 2015; Susanne<br />
Mary Owen, 2015; Linda Darling - Hammond, 2017….) đã chỉ ra rằng việc phát triển<br />
năng lực nghề nghiệp cho GV thông qua tổ chức CĐHT trong nhà trường là phương thức<br />
hiệu quả nhất trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV cũng như kết<br />
quả học tập của HS. L.D Hammond cho rằng CĐHT là một mô hình phát triển nghề<br />
nghiệp GV hiệu quả và hỗ trợ kết quả học tập của HS [4].<br />
Kinh nghiệm của VVOB - một tổ chức phi chính phủ của Bỉ có trên 35 năm kinh<br />
nghiệm trong việc cải thiện chất lượng, hiệu suất và hiệu quả của giáo dục một cách bền<br />
vững, cho rằng, CĐHT là một mô hình phát triển chuyên môn hiệu quả về mặt chi phí,<br />
góp phần tạo nên động lực và sự hài lòng cho GV khi làm việc. “Những quốc gia có mong<br />
muốn cải thiện hiệu quả công tác phát triển chuyên môn cho GV nên gia tăng số lượng và<br />
hình thức bồi dưỡng chuyên môn tại trường, như tư vấn và hỗ trợ, tạo ra mạng lưới GV<br />
cùng nhau học hỏi, hợp tác nghiên cứu, và giải quyết vấn đề” [5].<br />
Kết quả nghiên cứu về CĐHT và tác động từ ba trường học là các điển hình nghiên<br />
cứu của dự án đổi mới của OECD (01 tiểu học, 01 THCS và 01 THPT) cho thấy chi tiết<br />
về những tác động của CĐHT đến phát triển nghề nghiệp GV. Cụ thể là CĐHT tác động<br />
đến: quá trình học và thay đổi trong niềm tin của GV và thực tiễn; Những tác động đến<br />
quá trình học của HS như nâng cao kết quả học tập và học sâu, tạo sự gắn kết của HS với<br />
hoạt động học tập, mối quan hệ tích cực giữa GV với HS…; tác động đến việc phát triển<br />
nhiều kĩ năng xã hội cần thiết cho người học của TK 21 như hợp tác, giao tiếp và nhiều kĩ<br />
năng xã hội tích cực khác nhất là với những HS có khuyến khuyết xã hội hay “cô lập”.<br />
Ngoài ra, CĐHT còn giúp phát triển sự tự tin, sáng tạo cho cả GV và HS [6].<br />
29<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
Bên cạnh đó, theo khảo sát của chúng tôi tiến hành năm 2018 tại 8 tỉnh bao gồm Hà<br />
Nội, Bắc Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Trà Vinh với<br />
252 GV và cán bộ quản lí trường THPT về tác động của các hình thức bồi dưỡng đến<br />
phát triển năng lực nghề nghiệp GV cho thấy: mức độ tác động mạnh nhất là “Chia sẻ,<br />
trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp”, “Tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu”,<br />
“Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường” và thấp nhất là những hình thức bồi dưỡng tập<br />
trung, các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn (Bảng 1) trong cả ý kiến đánh giá của<br />
chính GV và của cán bộ quản lí. Điều đó khẳng định sự cần thiết phải tạo ra một CĐHT<br />
ngay trong nhà trường, nơi mà tự học tập và chia sẻ, cộng tác cùng nhau phải trở thành<br />
nét văn hóa của nhà trường.<br />
Bảng 1. Ý kiến đánh giá của GV và CBQL về tác động của các hình thức PTNN<br />
đến phát triển năng lực của GV (Điểm TB) – 0 – không tác động; 4 là tác động nhiều<br />
Stt<br />
1<br />
<br />
Các hình thức phát triển nghề nghiệp GV<br />
Tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu<br />
<br />
GV CBQL Chung<br />
3,17 3,24<br />
3,19<br />
<br />
2<br />
<br />
Dự giờ, quan sát đồng nghiệp trong trường<br />
<br />
2,98<br />
<br />
3,28<br />
<br />
3,04<br />
<br />
3<br />
<br />
GV cốt cán hướng dẫn đồng nghiệp<br />
<br />
2,43<br />
<br />
2,74<br />
<br />
2,50<br />
<br />
4<br />
<br />
Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường<br />
<br />
2,92<br />
<br />
3,19<br />
<br />
2,98<br />
<br />
5<br />
<br />
Tham gia các khóa học trực tuyến<br />
<br />
1,69<br />
<br />
2,11<br />
<br />
1,78<br />
<br />
6<br />
<br />
Bồi dưỡng thường xuyên tập trung<br />
<br />
1,97<br />
<br />
2,48<br />
<br />
2,08<br />
<br />
7<br />
<br />
Tham gia học tập theo nhóm<br />
<br />
2,01<br />
<br />
2,3<br />
<br />
2,07<br />
<br />
8<br />
<br />
Tham gia nghiên cứu khoa học<br />
<br />
1,8<br />
<br />
2,26<br />
<br />
1,90<br />
<br />
9<br />
<br />
Tham gia khóa học cấp chứng chỉ, nâng ngạch<br />
<br />
1,83<br />
<br />
2,13<br />
<br />
1,90<br />
<br />
10<br />
<br />
Quan sát/dự giờ ở trường khác (liên trường, cụm trường)<br />
<br />
1,93<br />
<br />
2,02<br />
<br />
1,95<br />
<br />
11<br />
<br />
Hội nghị, hội thảo chuyên môn<br />
<br />
2,17<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2,24<br />
<br />
12<br />
<br />
Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp 3,21<br />
<br />
3,24<br />
<br />
3,22<br />
Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài B2018-SP4-03HT<br />
Nói tóm lại, phát triển năng lực nghề nghiệp GV mang tính bền vững, liên tục và hiệu<br />
quả nhất là thông qua CĐHT trong nhà trường. Vậy làm thế nào để xây dựng được CĐHT<br />
trong nhà trường là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục của các trường phổ thông.<br />
2.1.2. Thực trạng bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở Việt<br />
Nam còn nhiều bất cập, chưa gắn với nhà trường phổ thông<br />
Trong những năm qua, việc bồi dưỡng thường xuyên GV phổ thông được tổ chức<br />
định kì với các bước: (1) Tập huấn GV cốt cán tại trung ương; (2) GV cốt cán tập huấn<br />
đại trà cho GV ở cơ sở - tức là theo hình thức “Kim tự tháp”. Trong cả hai bước này,<br />
hình thức bồi dưỡng GV tại các lớp tập huấn là hình thức cơ bản. Như vậy, đa phần GV<br />
thường không được tham dự các lớp tập huấn trực tiếp từ các chuyên gia mà từ GV cốt<br />
cán tập huấn lại. Rất nhiều nội dung được chuyển tải trong mỗi đợt tập huấn với thời<br />
lượng có hạn nên khó tránh khỏi việc các GV tham dự tập huấn không lĩnh hội được đầy<br />
đủ các nội dung. Điều này dễ dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” khi tập huấn lại cho<br />
30<br />
<br />
Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên thpt theo phương thức tổ chức cộng đồng…<br />
<br />
các GV khác và đôi khi còn có thể tập huấn không chính xác các nội dung mà họ tiếp thu được.<br />
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt<br />
được, công tác bồi dưỡng GV theo chu kì này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là<br />
về chất lượng bồi dưỡng GV từ các lớp tập huấn GV cốt cán ở trung ương đến các lớp<br />
bồi dưỡng đại trà cho GV tại các địa phương [7].<br />
Nội dung bồi dưỡng thường bị áp đặt, định trước mà không xuất phát từ nhu cầu,<br />
điều kiện thực tế của GV nên tính ứng dụng của chương trình đối với GV là khá hạn chế,<br />
đã xảy ra tình trạng một thời gian ngắn sau bồi dưỡng, các kĩ năng, kiến thức được tập<br />
huấn bị rơi vào lãng quên hoặc ít có điều kiện áp dụng [8]. Bên cạnh đó, các nội dung bồi<br />
dưỡng đại trà chung cho tất cả mọi GV sẽ khác xa so với nhu cầu và thực tế những khó<br />
khăn mà mỗi GV gặp phải trong quá trình dạy học - giáo dục ở nhà trường.<br />
Kết quả khảo sát của chúng tôi tiến hành năm 2018 cũng cho thấy các nội dung GV<br />
được bồi dưỡng khá phong phú như: “đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá”,<br />
“tổ chức hoạt động trải nghiệm”, “Giáo dục HS bằng phương pháp kỉ luật tích cực”, “GD<br />
kĩ năng sống”, “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”… Tuy nhiên<br />
khi đánh giá về mức độ đáp ứng của những nội dung bồi dưỡng với nhu cầu của GV thì<br />
đa số các nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình. Điều đặc biệt là có một số nội<br />
dung có tỉ lệ không đáp ứng khá cao như “Tổ chức dạy học theo mô hình VNEN”;<br />
“Tư vấn, tham vấn học đường”; “công tác chủ nhiệm lớp” …<br />
<br />
2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương<br />
thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường<br />
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về phát triển năng lực nghề nghiệp và vai<br />
trò của cộng đồng học tập trong phát triển nghề nghiệp<br />
Nhận thức là khâu đầu tiên và là tiền đề cho hành động đúng. Vì vậy trong phát triển<br />
năng lực nghề nghiệp GV, phải coi việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của<br />
GV - chủ thể của phát triển năng lực nghề nghiệp, là một yếu tố vô cùng quan trọng và là<br />
điều kiện tiên quyết đầu tiên quyết định thành công của phát triển chuyên môn nghiệp vụ<br />
của GV.<br />
Ban giám hiệu nhà trường phải làm thế nào để giúp GV nhận thức đầy đủ và đúng<br />
đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phát triển chuyên môn nghề nghiệp như là<br />
điều kiện sống còn của mỗi nhà trường, của mỗi GV trong việc nâng cao chất lượng giáo<br />
dục HS; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; hiểu rõ các nội dung, hình thức phát<br />
triển năng lực nghề nghiệp để các hoạt động này trở thành nhiệm vụ thường xuyên và nhu<br />
cầu của từng GV trong nhà trường.<br />
Để đạt được mục tiêu trên, ban giám hiệu nhà trường cần:<br />
(i) Ngay từ đầu năm học, dựa trên các quy định của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT về<br />
nhiệm vụ năm học, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức quán triệt kế hoạch và các văn<br />
bản liên quan đến mục đích, nội dung và hình thức phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho<br />
tất cả các GV trong toàn trường. Cần xác định rõ phát triển nghề nghiệp là nhiệm vụ bắt<br />
buộc đối với GV. Nội dung của nhiệm vụ này phải được đưa vào kế hoạch năm học của<br />
nhà trường, của từng tổ chuyên môn cũng như kế hoạch của từng cá nhân GV.<br />
31<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
(ii) Tổ chức các Hội nghị, các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện chuyên đề với sự<br />
tham gia, hướng dẫn của các chuyên gia hoặc của những GV thành công trong phát triển<br />
nghề nghiệp để những người trong cuộc nói về sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ<br />
tay nghề cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học thành công trong phát triển<br />
nghề nghiệp nhất là con đường tự học, học tập lẫn nhau.... tạo ra một cộng đồng học tập<br />
trong nhà trường. Ngoài ra, cần chia sẻ, trao đổi để giúp GV thấy rõ những lợi ích từ việc<br />
phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua CĐHT trong nhà trường.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi với câu hỏi: “Vì sao cần tạo ra cộng đồng học tập<br />
trong nhà trường?” thì đại đa số các ý kiến đều tập trung vào lí do: Tạo môi trường học<br />
tập cho GV; môi trường để GV cùng nhau học tập, giải quyết những vấn đề còn vướng<br />
mắc trong thực tiễn; Các GV hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ nhau sẽ phát triển năng lực… Những<br />
tác động khác như đề cập trong các nghiên cứu ở mục trên không được GV nêu ra. Điều<br />
này cho thấy, GV chưa nhận thức được tất cả những tác động của CĐHT chuyên môn<br />
trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân cũng như qua đó nâng cao kết quả<br />
học tập của HS.<br />
(iii) Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tổ chức cho GV học tập một cách nghiêm túc<br />
để thấy rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình và của nhà trường trong phát triển năng lực<br />
nghề nghiệp GV. Cũng cần quán triệt các văn bản pháp quy, những chỉ thị nghị quyết có<br />
liên quan đến phát triển nghề nghiệp, nhằm làm cho mọi thành viên trong nhà trường nắm<br />
vững những chủ trương, quy định để từ đó cộng tác với nhau trong tự bồi dưỡng và bồi<br />
dưỡng lẫn nhau để phát triển chuyên môn nghiệp vụ với mục đích cuối cùng là nâng cao<br />
chất lượng giáo dục của nhà trường, của HS.<br />
2.2.2. Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp<br />
cho GV theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập<br />
Học tập phát triển năng lực nghề nghiệp hiệu quả là cam kết lâu dài và thường được tiến<br />
hành tốt nhất trong cộng đồng học tập thúc đẩy việc học cho tất cả thành viên. Nghiên cứu<br />
cho thấy việc học tập của GV hiệu quả hơn khi dựa vào nhà trường và sự cộng tác. Sự phát<br />
triển chuyên môn liên tục mang tính hợp tác có hiệu quả hơn việc học cá nhân trong việc<br />
mang lại những thay đổi tích cực trong thực tiễn, thái độ hoặc niềm tin của GV, trong việc<br />
nâng cao kết quả học tập, hành vi hoặc thái độ của HS [9]. Để đạt được điều này, ban giám<br />
hiệu nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát<br />
triển năng lực nghề nghiệp GV hướng đến xây dựng một CĐHT - nơi mà mọi GV sẵn sàng<br />
chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, cộng tác với nhau vì mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo<br />
dục của nhà trường.<br />
Bản chất của việc xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua<br />
CĐHT là xác định xem trong năm học tới, cá nhân/tổ/nhà trường hướng đến những mục<br />
tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế<br />
nào, khi nào làm và ai sẽ làm. Để đạt được điều đó, khi xây dựng kế hoạch cần làm rõ 4<br />
câu hỏi quan trọng sau:<br />
- Chúng ta là ai và đang ở đâu?<br />
- Chúng ta muốn đi đến đâu?<br />
- Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì? để đến được vị trí<br />
mong muốn?<br />
32<br />
<br />