YOMEDIA
ADSENSE
Biện pháp quản lí sâu bệnh 1 phải 5 giảm
433
lượt xem 108
download
lượt xem 108
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
“ 1 Phải 5 Giảm” là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp được giải pháp kỹ thuật “ 3 Giảm 3 Tăng” và bổ sung thêm 2 Giảm (Giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch). Còn “1 Phải” là phải sử dụng cấp xác nhận.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp quản lí sâu bệnh 1 phải 5 giảm
- G1 Biện pháp quản lí sâu bệnh 1 phải 5 giảm Ngô Thị Bích Nguyễn Thị Diệu Đang Nguyễn Quốc Đạt Dương Tấn Kiệt Nguyễn Hữu Nghị 1
- Nội dung 1 1 phải 5 giảm là gì ? 2 Hiệu quả kinh tế của 1 phải 5 giảm 3 Các loại sâu bệnh của 1 phải 5 giảm 4 Kết luận và kiến nghị www.big4.com 2 G1
- 1. 1 phải 5 giảm là gì ? “ 1 Phải 5 Giảm” là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp được giải pháp kỹ thuật “ 3 Giảm 3 Tăng” và bổ sung thêm 2 Giảm (Giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch). Còn “1 Phải” là phải sử dụng cấp xác nhận. Lượng giống Phân đạm Phải Giống xác nhận Giảm Thuốc bảo vệ thực vật Nước tưới Thất thoát sau thu hoạch www.big4.com 3 G1
- 2. Hiệu quả kinh tế của 1 phải 5 giảm ? “Giảm chi phí, tăng lợi nhuận, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hạn chế ô nhiễm môi trường”. Kết quả thực hiện trong vụ Hè Thu 2009 tại tỉnh An Giang cho thấy, nếu người nông dân áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, người nông dân sẽ giảm được 24,5 kg giống lúa/ ha, 6,5 kg phân đạm/ha, 8,4 kg phân lân/ha, 0,3 kg phân kali/ha, 2,4 lần phun thuốc trừ sâu/vụ, 1,3 lần phun thuốc trừ bệnh/ vụ, 2,0 lần bơm nước/ vụ, 11,5% tỷ lệ đổ ngã nhưng tăng năng suất 190 kg lúa/ha và tăng lợi nhuận 615.000 đồng/ ha so với tập quán canh tác của nông dân. Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng mô hình” 1 phải 5 giảm” trong sản xuất lúa tại An Giang năm 2009. Sở Nông Nghiệp & PTNT An Giang www.big4.com 4 G1
- 2. Cont… www.big4.com 5 G1
- 3. Các loại sâu bệnh của 1 phải 5 giảm 3.1. Cỏ. 3.2. Chuột. 3.3. Ốc bươu vàng. 3.4. Rầy nâu. 3.5. Sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục thân… 3.6. Bệnh khô vằn (đốm vằn hay ung thư). 3.7. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá). www.big4.com 6 G1
- Quản lý cỏ dại Sử dụng hạt giống cấp xác nhận không lẫn hạt cỏ dại và lúa cỏ. Làm đất đánh bùn kỹ, san bằng mặt ruộng tốt. Sạ lúa theo hàng, dốc. Đưa nước vào ruộng sớm để ém cỏ. Kết hợp cấy dặm, tỉa lúa và nhổ cỏ vào giao đoạn 15-18 ngày sau khi sạ. Cắt các bông cỏ còn sót trên ruộng, không để cỏ trổ bông và rụng hạt. Không để cỏ dại tạo hạt trên bờ ruộng và kênh mương dẫn nước. Luân phiên sử dụng thuốc diệt cỏ và theo nguyên tắc “4 đúng” www.big4.com 7 G1
- Nguyên tắc 4 đúng Đúng loại. Đúng liều lượng và nồng độ. Đúng thời điểm. Đúng cách. www.big4.com 8 G1
- 3.1. Cỏ Các loại cỏ quan trọng trên ruộng lúa nước tại vùng ĐBSCL bao gồm: Cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, lúa cỏ; cỏ chác, cỏ cháo, lác rận thuộc nhóm cỏ lác; rau mương, rau mác bao, cỏ xà bông (thuộc nhóm cỏ lá rộng). Cỏ lồng vực Cỏ chác Cỏ đuôi phụng www.big4.com 9 G1
- 3.2. Chuột Chuột hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nặng nhất vào giai đoạn trổ, lúc này chúng ăn đòng non (có vị ngọt) hay cắn ngang hạt lúa. Trong nhiều trường hợp, chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Ở giai đoạn hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ để ăn đòng. Tên khoa học Rattus spp. Chuột hại là một trong những dịch hại quan trọng nhất của cây lúa, chúng gây thiệt hại trong tất cả các mùa vụ và trên hầu hết mọi cánh đồng. www.big4.com 10 G1
- Chuột Việc quản lý này nên được thực hiện các cách sau: Vệ sinh đồng ruộng cắt nguồn thức ăn của chuột. Gieo sạ đồng loạt trên từng cánh đồng theo khuyến cáo của chính quyền địa phương. Tích cực tham gia phong trào diệt bắt chuột do địa phương phát động, tiến hành trong suốt giai đoạn làm đất hoặc trong 2 tuần đầu vụ khi chuột chưa sinh sản. Hoạt động cộng đồng tập trung vào những nơi rậm rạp như bờ đê, kênh mương dẫn nước, …. Thường xuyên kiểm tra bờ đê không cho chuột đào hang làm ổ. Tuyệt đối không dùng điện để bắt chuột. Thiết lập hệ thống bẫy cây trồng ở những nơi chuột gây hại nặng sẽ cho hiệu quả cao. Có thể liên hệ với cán bộ BVTV địa phương để biết thêm thông tin về hệ thống bẫy cây trồng. www.big4.com 11 G1
- 3.3. Ốc bươu vàng Ốc bươu vàng là loài ốc sống ở nước ngọt, rất phàm ăn. Chúng ăn tất cả các phần của cây cỏ, rau cải, nhất là chất hữu cơ mục nát và mạ non. Một con ốc có thể sống đến 3 năm. Ốc đẻ trứng thành từng cụm cách mặt nước hoặc mặt đất khoảng 0,3 m, thường đẻ vào sáng sớm hoặc chiều tối. Con trưởng thành có thể đẻ 200-300 trứng/tuần hay 1000-1200 trứng/tháng với tỉ lệ nở 80%. www.big4.com 12 G1
- Ốc bưu vàng Thường xuyên bắt ốc và đập nát ổ trứng. Cần làm đều khắp các ruộng. Đặt, cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng, dọc theo các rãnh nước để thu các ổ trứng. Đặt các lưới chắn ở mương dẫn nước, không cho ốc bươu vàng theo nước vào ruộng. Thả vịt vào ruộng trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc non. Đào rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung trong rãnh có nước bắt hay xử lý thuốc. Có thể dùng thuốc gốc Metaldehyde, Niclosamid,……. Để trừ ốc bươu vàng, nhưng cần tuân thủ các yêu cầu về mực nước ruộng lúc xử lý thuốc cũng như liều lượng sử dụng. www.big4.com 13 G1
- 3.4. Rầy nâu Rầy nâu không phải là đối tượng gây hại chính trên cây lúa, mật số rầy nâu luôn bị khống chế bởi các loài thiên địch, ký sinh và ít khi xảy ra hiện tượng bộc phát trên diện rộng Rầy nâu sinh sống ở gốc lúa, chích hút nhựa gây cháy rầy và truyền virus gây bệnh lùn xoắn lá và bệnh lúa cỏ cho cây lúa. Kể từ cuộc cách mạng "xanh" về giống lúa, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo để đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ, giải quyết nhu cầu lương thực cho con người. Việc phòng trừ sâu hại, đặc biệt là sâu ăn lá ở giai đoạn đầu của cây lúa (0 40 ngày sau sạ); đã giết chết các loài thiên địch, ký sinh và rầy nâu đã trở thành đối tượng gây hại chính trên cây lúa www.big4.com 14 G1
- Rầy nâu Rầy nâu chỉ gia tăng mật số cao và nhanh khi: - Trồng lúa liên tục trong năm. - Dùng giống nhiễm rầy. - Gieo sạ mật độ dày. - Bón dư thừa phân đạm. - Phun thuốc trừ sâu không đúng cách. www.big4.com 15 G1
- 3.5. Sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục thân… Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa. Nhện gié gây hại ở hầu hết các bộ phận trên mặt đất của cây lúa như gân lá, bẹ lá, thân, bông và hạt. Lúa ở giai đoạn mạ cho tới khi có đòng, sâu non đục vào thân cắn đứt ngang đọt lúa làm đọt lúa bị héo. Lúa ở giai đoạn trổ, sâu cắn đứt ngang cuống bông làm lúa không kết hạt được gây ra hiện tượng bông lúa bị lép trắng. www.big4.com 16 G1
- 3.7. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) Cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae): Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻ nhánh đến trổ và chín sữa. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen. www.big4.com 17 G1
- 3.6. Bệnh khô vằn (đốm vằn hay ung thư) Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Trong giai đoạn đầu bệnh có khuynh hướng lây ngang, nhiễm sang các chồi lân cận; ở giai đọan trổ trở về sau, bệnh có khuynh hướng lan dọc nhanh chóng, làm cháy khô các lá bên trên, kể cả lá cờ. Khi bệnh phát triển lên đến lá cờ, năng suất có thể giảm 20-25 % . www.big4.com 18 G1
- Biện pháp quản lý rầy nâu và hạn chế bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá. Vệ sinh đồng ruộng hoặc cày vùi rơm rạ để diệt trứng rầy, tàn dư bệnh virus còn lại trên rơm rạ. Tiêu diệt ký chủ phụ như cỏ rác ở xung quanh. Gieo sạ đồng loạt trên cùng cánh đồng theo khung mùa vụ hướng dẫn của chính quyền địa phương. Không trồng lúa liên tục trong năm, cách ly giữa 2 vụ lúa ít nhất 15 ngày, không để vụ lúa chét. Phải chuẩn bị đất sẵn và xuống giống tập trung để có khoảng thời gian ngắn vụ nhằm cắt nguồn thức ăn của rầy tránh sự gia tăng mật số rầy. Phải theo dõi rầy vào đèn để “ né rầy” khi rầy di cư đến vì mỗi tháng chỉ có một lứa rầy với mật số cao. Gieo sạ ngay sau khi rầy vào đèn giảm, cây lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành khi truyền bệnh. www.big4.com 19 G1
- Biện pháp quản lý rầy nâu và hạn chế bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá. Gieo sạ mật độ vừa phải, bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm. Ruộng phải quản lý tốt cỏ dại nhất là cỏ lồng vực. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và theo dõi diễn biến mật số rầy nâu trong ruộng. Không phun thuốc sớm trừ sâu ăn lá từ 0-40 ngày sau sạ để bảo vệ thiên địch. Chỉ phun thuốc trừ rầy khi phát hiện mật độ rầy cám cao quá 3con/tép. Dùng thuốc hóa học theo 4 đúng, tránh ảnh hưởng đến tập đoàn thiên địch trên ruộng. Khi phun phải hướng vòi phun vào thân lúa và phun đủ dung dịch thuốc khoảng 400 lít/ha. www.big4.com 20 G1
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn