intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) trong các trường phổ thông (THPT) nói chung và các trường THPT Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều bất cập như: Nhận thức của nhà quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học; hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao; số lượng, chất lượng TBDH tại các trường học chưa phân bố đủ và đáp ứng yêu cầu dạy học... Bài báo, đánh giá thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0196 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 170-179 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TRONG BỔI CẢNH HIỆN NAY Phùng Thị Lý Hằng Phòng Quản trị - Thiết bị, Học viện Quản lý giáo dục Tóm tắt. Hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) trong các trường phổ thông (THPT) nói chung và các trường THPT Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều bất cập như: nhận thức của nhà quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học; hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao; số lượng, chất lượng TBDH tại các trường học chưa phân bố đủ và đáp ứng yêu cầu dạy học... Bài báo, đánh giá thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Tôi khảo sát xin ý kiến 568 người (trong đó: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THPT: 88 người; Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên TBDH thuộc các trường THPT là 240 người; Học sinh 9 trường THPT là 240 người). Từ các kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 7 giải pháp khả thi cho quản lí sử dụng TBDH trong nhà trường THPT nhằm đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Quản lí thiết bị dạy học, giải pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học, giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Với những thành tựu của khoa học kĩ thuật và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại, đa dạng, các phương tiện dạy học nói chung và các thiết bị dạy học nói riêng đã được đưa vào sử dụng trong dạy học ngày càng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường. Thiết bị dạy học (TBDH) hay đồ dùng dạy học (ĐDDH) là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà người giáo viên (GV) sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS). Đồng thời, chúng là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Đặc biệt, TBDH có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc thông qua việc sử dụng TBDH có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng nhất không những trong việc hình thành tư duy khoa học cho HS mà còn góp phần phát triển kĩ năng nghề nghiệp của chính người GV. TBDH có mối quan hệ với các thành tố khác như: phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học. Trong chương trình dạy học phổ thông, hệ thống TBDH ở nhà trường bao gồm các hệ thống TBDH theo môn học gồm có các loại TBDH sau: các vật thật, các phương tiện miêu tả đối tượng, hiện tượng trong không gian hai chiều, đa chiều hoặc bằng ngôn ngữ tự nhiên và nhân tạo, các thiết bị để tái tạo hay các phương tiện kĩ thuật dùng để truyền tải thông tin ghi trong các phương tiện nghe nhìn, kiểm tra mối liên hệ ngược… [1]. Cho dù hiểu dưới góc độ nào thì việc sử dụng TBDH từ phía người dạy và người học đều nhằm mục đích đảm bảo chất lượng dạy học, đặc biệt là hình thành các năng lực chung và năng Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018. Tác giả liên hệ: Phùng Thị Lí Hằng. Địa chỉ e-mail: hangpl70@gmail.com 170
  2. Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay lực chuyên biệt cho người dạy và người học. Thực tế, quản lí hoạt động sử dụng TBDH của Hiệu trưởng được đánh giá bằng kết quả tương tác giữa người dạy và người học để phát triển năng lực, sự đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển hiệu quả tương tác với TBDH [2]. Trong hệ thống trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề công tác quản lí TBDH hiệu quả. Tình trạng có trường thiếu thốn TBDH nhưng cũng vẫn còn có nhiều trường thì TBDH còn vẫn chưa từng sử dụng lần nào vì chưa được chuyển giao công nghệ hoặc quá mất nhiều thời gian để sử dụng nó trong giờ dạy của GV. Một trong những nguyên nhân quan trọng ở đây chính là do chưa có sự phối kết hợp giữa đội ngũ làm công tác TBDH và GV, bởi vì có thể những giờ dạy thực hành thì HS lại phải làm việc với đội ngũ này là chủ yếu. Trong khi có những bộ môn mà giờ thực hành nhiều thì gần như là không đủ phòng thực hành hoặc thiếu cán bộ TBDH có năng lực hướng dẫn nên hiệu quả sử dụng trong các giờ thực hành chưa cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Nguyên nhân cơ bản là: chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành; phương pháp thi kiểm tra đánh giá năng lực HS; trách nhiệm của giáo viên bộ môn có giờ thực hành; điều kiện đảm bảo; phương pháp quản lí. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Môi trường dạy học và hiệu quả sử dụng TBDH trong trường phổ thông Tác giả David Dwyer (2004) [5] đã nêu quan điểm về sử dụng TBDH hiệu quả khi nhà quản lí coi TBDH như là công cụ, chỉ báo phục vụ cho công tác đánh giá, dự báo chất lượng dạy học của nhà trường và môi trường dạy học của nhà trường. Ở Hoa Kỳ, ngay từ những giờ học đầu tiên về ngôn ngữ, các thiết bị dạy học hiện đại đã được đưa vào giảng dạy, những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, ở bậc tiểu học, học sinh sử dụng trang Web Youtube.com như một tài nguyên học đường. Giáo viên cung cấp cho học sinh giọng đọc qua một video clip để dạy về ngôn ngữ cho học sinh; giáo viên đã sử dụng máy tính, máy chiếu trong lớp học để hiển thị giọng đọc từ video clip cho lớp học [2]. Hội nghị chuyên đề các nước Châu Á - Thái Bình Dương ở New Delhi năm 1972 về TBDH khoa học cho nhà trường đã bàn về yêu cầu sư phạm và tính kinh tế, sự cần thiết của TBDH cho hoạt động dạy và học.Chủ đề hội nghị “Phát triển các phương tiện thích hợp để dạy và học” được đưa ra thảo luận giữa các nước Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Tokyo năm 1979 đề cập đến những yêu cầu khi trang bị và sử dụng TBDH. 2.2. Tiếp cận mô hình năng lực vận dụng vào quản lí hoạt động sử dụng thiết bị dạy học trường THPT Dựa trên các học thuyết kinh điển của K. Marx: muốn truyền đạt những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm quản lí hoạt động sử dụng thiết bị dạy học trường THPT đến được với các nhà quản lí, lãnh đạo, phải thực hiện một quá trình ngược lại: phi vật thể hóa năng lực người (theo cách nói của K. Marx). Tức là “rút cái năng lực người trước đây gửi gắm vào đồ vật, xử lí nó thành kiến thức, kĩ năng, thái độ về một hoạt động cụ thể” hay còn gọi kinh nghiệm của xã hội loài người. Tập hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ của người GV hiện nay được coi như là công cụ và cách thức hoạt động, đó vừa là kết quả vừa là sản phẩm phi vật thể hóa nền văn hóa xã hội. Nghiên cứu này là cơ sở phát triển mô hình năng lực sau này; Quản lí dạy học dựa trên tác phẩm “Dictionnaire actuel de l’éducation. R. Legendre. Guérin (1993) [3], quan niệm “Đổi mới quản lí giáo dục tất yếu phải bắt nguồn từ đổi mới cách dạy, cách học theo định hướng chiến lược là “phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào bài giảng”…muốn thực hiện điều này, phải được bắt đầu từ năng lực của người GV; Tổng hợp các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài đến từ Australia, CHLB Đức, EU, Hoa Kỳ: Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông (communication) được thiết lập giữa người 171
  3. Phùng Thị Lý Hằng phát (thầy giáo) và người thu (học sinh) trong đó, những thông điệp (kiến thức) được chuyển tải từ thầy giáo đến học sinh để đạt được mục đích của quá trình dạy học. Quá trình truyền thông dưới góc độ mô hình công nghệ được biểu hiện bằng các thuật ngữ “thông điệp”, “đầu ra”, “đầu vào”… để chỉ quá trình truyền đạt kiến thức từ người giáo viên đến học sinh. Quá trình trên không thể thực hiện được nếu như không có các phương tiện để chuyển tải thông tin, mà các phương tiện đó trong bối cảnh hiện nay là không thể thiếu được các thiết bị dạy học nói chung và các thiết bị hiện đại nói riêng. Trước yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay, thiết bị dạy học có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học [4]. Từ năm 1990 các chuyên gia giáo dục, nhà quản lí đã tham gia nghiên cứu việc quản lí TBDH và ĐDDH theo tiếp cận năng lực của một số nước: Hoa Kỳ ở các bang Minesota, Arizona, New Jersey, Ilinois, Wisconssin, Alaska (1999-2003). CHLB Đức, EU (2004); Australia: Bang Queensland (2005); Đại học Mellbourne (2003); Trung Quốc (2001). Ở các trường đại học ở Hoa Kỳ, máy tính và máy chiếu là một thiết bị dạy học rất phổ biến tại phòng học, đối với sinh viên cũng như các giảng viên, đây là những phương tiện không thể thiếu. Tuy nhiên, việc làm chủ và sử dụng những tiện ích của phương tiện dạy học hiện này mới là điều quan trọng. Giảng viên chuẩn bị để có sự hỗ trợ bằng hình ảnh tốt nhất từ nhà của mình và sử dụng máy chiếu trong giờ học để hiển thị các định nghĩa, nội dung bài học ghi chép, hoặc hình ảnh hữu ích phục vụ cho quá trình tiếp cận và lĩnh hội kiến thức một cách sinh động. Ở Hoa Kỳ, giáo viên đã sử dụng máy chiếu thay vì sử một bảng đen một cách rất tự nhiên, giáo viên ghi nhận những diễn biến trong quá trình học tập của lớp trên máy tính và trình chiếu những nội dung ghi chép này cho cả lớp xem, máy tính kết nối máy chiếu đã trợ thủ đắc lực cho giáo viên khi mở ra diễn đàn học thuật trên lớp học. Một điểm đặc biệt khác của quá trình sử dụng công nghệ hiện đại trong các lớp học ở Hoa Kỳ, ngoài việc sử dụng máy tính, máy chiếu là việc đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin; toàn bộ khuôn viên của trường học được sử dụng phần mềm Sakai, một phần mềm giáo dục cộng đồng. Mỗi sinh viên đều có một tài khoản trên phần mềm Sakai và được liên kết đến một trang của Sakai dành cho mỗi lớp học mà sinh viên đó đang học. Sakai có nhiều lựa chọn khác nhau, giáo viên cũng sử dụng Sakai nhưng có sự khác biệt (so với sinh viên); ví dụ như có nhiều giáo viên đã đưa bài học đến với sinh viên thông qua hệ thống giáo trình trên các tab của Sakai. Ở đó, sinh viên có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về kế hoạch cho mỗi lớp học ở từng học kỳ, từ đó sinh viên biết được những gì mình cần thiết phải chuẩn bị để đáp ứng cho mỗi giờ học, thời hạn cuối nộp các bài tập…. 2.3. Thực trạng quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông trong bổi cảnh hiện nay 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Khách thể khảo sát: - Tổng số người được gửi phiếu xin ý kiến là 568 người (trong đó: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THPT: 88 người; Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên TBDH thuộc các trường THPT là 240 người; Học sinh 9 trường THPT là 240 người). Nội dung khảo sát - Khảo sát về thực trạng sử dụng TBDH và về thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT Việt Nam. Phương pháp và công cụ khảo sát 172
  4. Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay - Ngoài phương pháp thu thập và xử lí số liệu trong các văn bản, để nhận biết thực trạng sử dụng và bảo quản TBDH, tác giả đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với việc soạn thảo phiếu trưng cầu ý kiến. - Công cụ xử lí số liệu là sử dụng các thuật toán của phương pháp thống kê toán học [1] để tính giá trị trung bình cộng có trọng số X (còn gọi là trung bình gia quyền) của các mức độ cần đánh giá đối với 1 tiêu chí phải đánh giá theo công thức sau: n  f ix i 1 i Xj = n ; trong đó: f i 1 i Với j là thứ tự của các tiêu chí hoạt động cần đánh giá; X j là giá trị trung bình cộng có trọng số của các mức độ được đánh giá đối với tiêu chí cần đánh giá thứ j (hoạt động cần đánh giá thứ j); x1, x2, ..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá); f1, f2, ...,fn là số lượng các ý kiến đồng ý đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2, ..., xn ). - Thu thập và xử lí số liệu: tổng hợp các số liệu trong 568 phiếu thu được và sắp xếp riêng từng loại Tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), Trung bình (2 điểm) và Còn yếu (1 điểm) vào một phiếu tổng hợp cho mỗi bảng câu hỏi.Sau đó tiến hành tính tính giá trị trung bình cộng có trọng số bằng phép toán đã có. Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình như sau: Giá trị X j 1,00-1,75 1,76-2,50 2,51-3,25 3,26-4,00 Không quan Ít Mức độ quan trọng Rất quan trọng trọng quan trọng Quan trọng Mức độ thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt Không ảnh Ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng hưởng nhiều 2.3.2. Thực trạng sử dụng TBDH ở các trường THPT 2.3.2.1. Thực trạng trang bị thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình trang bị TBDH cho các trường THPT, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên và học sinh. Kết quả khảo sát như Bảng 1. Số liệu khảo sát thể hiện ở Bảng 1 cho thấy rằng khoảng 50,2% các đối tượng được khảo sát khẳng định các TBDH đã được trang bị cho các trường THPT hiện nay là đủ. Tuy nhiên có đến 43,3% các đối tượng được hỏi cho rằng việc trang bị các TBDH hiện nay cho các trường THPT là còn thiếu, thậm chí có đến 6,5% các đối tượng được khảo sát khẳng định còn quá thiếu TBDH phục vụ cho các hoạt động dạy học ở trường THPT. Điều này còn thể hiện rõ hơn qua điểm đánh giá trung bình của cả 3 đối tượng được khảo sát chỉ là =2,437 đạt mức trung bình. Mặc dù 2 đối tượng là CBQL và học sinh đánh giá mức độ trang bị TBDH ở các trường THPT đều đạt loại khá (với điểm đánh giá trung bình của CBQL là =2,581 và của học sinh là =2,580) nhưng đối tượng giáo viên là những người trực tiếp sử dụng TBDH vào các hoạt động giảng dạy của mình thì cho rằng mức độ trang bị TBDH cho các trường THPT chỉ đạt loại trung bình với điểm đánh giá trung bình là =2,243. 173
  5. Phùng Thị Lý Hằng Bảng 1. Tỉ lệ ý kiến đánh giá về tình hình trang bị TBDH cho các trường THPT Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp Đối tượng đánh giá Quá Quá Đủ Thiếu thứ tự nhiều thiếu Số lượng - 54 31 3 CBQL 2,581 1 % - 61,6 34,9 3,5 Số lượng - 92 114 34 Giáo viên 2,243 3 % - 38,3 47,7 14,0 Số lượng - 139 101 - Học sinh 2,580 2 % - 58,0 42,0 - Tổng hợp ý kiến Số lượng - 285 246 37 2,437 3 đối tượng % - 50,2 43,3 6,5 2.3.2.2. Thực trạng chất lượng TBDH đã được trang bị cho các trường THPT Trong những năm vừa qua, bằng các nguồn kinh phí khác nhau, các trường THPT đã được trang bị nhiều thiết bị dạy học phục vụ cho chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tiễn trang bị TBDH cho giáo dục phổ thông nói chung và các trường THPT nói riêng đang tồn tại nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chất lượng TBDH. Có tình trạng TBDH được đưa về các trường THPT nhưng không sử dụng được, phải “đắp chiếu” và dần dần bị hư hỏng. Có TBDH sử dụng được nhưng chỉ trong vòng thời gian ngắn cũng bị hư hỏng và phải thanh lí. Chất lượng một số thiết bị dạy học do các đơn vị sản xuất cung ứng về chưa đảm bảo như bộ mẫu, chẳng hạn: nẹp tranh, ảnh; cân hiện số chưa chính xác, thiết bị thủy tinh đa dạng ống không có bảo vệ, một số hoá chất không đảm bảo chất lượng... Chất lượng của đồ dùng dạy học tự làm chưa đảm bảo, còn chồng chéo, nghèo nàn về chủng loại, đơn điệu về hình thức, tính thẩm mỹ và tính sư phạm chưa cao, chưa thuận tiện trong việc sử dụng, hiệu quả hỗ trợ giảng dạy còn thấp. Chương trình phổ thông hiện nay bình quân một năm chỉ dành từ 5 đến 7 giờ thực hành, thí nghiệm (tùy theo cấp lớp) ở các bộ môn sinh, hóa, lí. Trong khi nhiều giáo viên bộ môn hóa, sinh cũng phản ánh thực tế chất lượng TBDH chưa đạt yêu cầu, chỉ tạm đáp ứng việc thực hành ở mức độ giản đơn, chứ để tìm tòi và tiến hành các thí nghiệm phức tạp thì chưa thể. Nhiều thiết bị chưa chắc chắn, chất liệu không phù hợp, dễ hư hỏng. Chẳng hạn như mô hình xương động vật làm bằng thạch cao nên dễ sứt mẻ, chỉ dùng được vài lần là các bộ phận không thể gắn được vào nhau; kính hiển vi mờ đục, các mẫu cấu tạo cơ thể động vật, hay các lọ ống nghiệm, thủy tinh để làm các phản ứng hóa học cũng không bền, dễ vỡ... Sau một thời gian sử dụng là các trường lại phải thay thế, rất tốn kém. 2.3.2.3. Thực trạng sử dụng TBDH của giáo viên ở các trường THPT Sử dụng TBDH trong hoạt động giảng dạy của giáo viên là một biện pháp hữu hiệu có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển năng lực, tư duy khoa học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của TBDH, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã quan tâm đầu tư mua sắm và trang bị các TBDH cho các trường, chỉ đạo các trường tạo điều kiện để giáo viên sử dụng TBDH vào hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Có thể nói rằng, đội ngũ giáo viên các trường THPT đã có ý thức cao về sử dụng thiết bị dạy học một cách thường xuyên nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Các giáo viên thường xuyên khai thác các thiết bị dạy học sẵn có và tự làm thêm TBDH, sưu tầm các tranh ảnh, mẫu vật 174
  6. Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay liên quan đến bài dạy để bài giảng của mình càng thêm sinh động và hiệu quả hơn. Giáo viên đã có ý thức sử dụng đồ dung dạy học một cách có nề nếp, khá hiệu quả, biết khai thác các phòng chức năng Lí- Hóa - Sinh. Có thể nói rằng giáo viên các bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học và Ngoại ngữ đã sử dụng khá tốt các phòng thực hành bộ môn. Trong khi đó các bộ môn thuộc khoa học xã hội như Văn-Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất các tranh ảnh, bang đĩa giáo khoa. Rõ ràng là phần lớn đội ngũ giáo viên nhận thức tốt về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH trên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học nói riêng cũng như quá trình giáo dục nói chung. Điều này cho thấy ý thức về sử dụng TBDH của đội ngũ giáo viên các trường THPT không kém, họ vẫn đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng TBDH, chưa hài long về chính mình và vẫn muốn tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng giáo viên chủ yếu thuyết trình, giảng giải, ngại sử dụng TBDH còn khá nhiều vì họ cho rằng mất thời gian cho công tác chuẩn bị. Việc sử dụng TBDH chủ yếu phát huy hiệu quả trong các giờ hội giảng, hội thi trong các đợt thanh tra, kiểm tra của cấp trên và của nhà trường. Nhiều giáo viên mới chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu TBDH, chưa khai thác triệt để nội dung kiến thức, học sinh chưa thực sự lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, thực hành. Do vậy, TBDH chưa được sử dụng hợp lí, giảm hiệu quả sư phạm, giảm chất lượng giáo dục. Nguyên nhân có thể do trình độ và kĩ năng sử dụng TBDH của một số giáo viên còn yếu, chưa tích cực sử dụng, ngại khó tìm tòi nghiên cứu các TBDH sử dụng công nghệ hiện đại, chưa cân đối được thời gian và công sức đầu tư chuẩn bị dẫn đến còn e dè trong việc sử dụng. Bảng 2. Tỉ lệ ý kiến đánh giá về mức độ giáo viên hiểu tính năng và tác dụng TBDH của bộ môn Mức độ đánh giá Điểm Đối tượng trung Xếp Hiểu chưa Không thứ đánh giá Hiểu đầy Ít hiểu bình thực sự đầy hiểu tự đủ, rõ ràng biết đủ biết Số lượng 25 52 11 - CBQL 3,164 3 % 28,4 59,6 12,0 - Số lượng 87 149 4 - Giáo viên 3,342 2 % 36,0 62,2 1,8 - Số lượng 124 92 24 3,417 1 Học sinh % 51,7 38,3 10,0 - Tổng hợp ý kiến 3 Số lượng 236 293 39 - 3,346 đối tượng % 41,5 51,6 6,9 - Tình trạng có một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhiệt tình sử dụng TBDH trong các giờ giảng của mình một phần cũng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết tính năng và tác dụng của TBDH bộ môn. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2 cho thấy rằng có đến 51,6% các đối tượng được hỏi cho rằng giáo viên hiểu chưa thực sự đầy đủ về tính năng và tác dụng của TBDH bộ môn, mặc dù có đến 41,5% ý kiến cho là giáo viên đã hiểu đầy đủ, rõ ràng. Ở đây cần lưu ý có 6,9% ý kiến khẳng định giáo viên ít hiểu biết và các tính năng và tác dụng của TBDH bộ môn. Tuy nhiên, điểm đánh giá trung bình của cả 3 đối tượng đối với sự hiểu biết về tính năng và tác dụng của TBDH bộ môn là = 3,346 đạt mức tốt. Chỉ có đối tượng CBQL cho rằng sự hiểu biết của giáo viên về tính năng và tác dụng TBDH bộ môn đang sử dụng trong trường mới đạt ở mức khá với = 3,164. Mặc dù việc sử dụng TBDH bộ môn trong hoạt động dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với 175
  7. Phùng Thị Lý Hằng giáo viên, nhưng thực tiễn cho thấy nhiều giáo viên không mấy mặn mà sử dụng TBDH trong các tiết dạy của mình. Có nhiều nguyên nhân của tính trạng này, trong đó có nguyên nhân giáo viên chưa thực sự thành thạo sử dụng TBDH, thường bị động và phụ thuộc sự trợ giúp của nhân viên quản lí TBDH. Bảng 3. Tỉ lệ ý kiến đánh giá về mức độ thành thạo của giáo viên khi sử dụng TBDH bộ môn Mức độ đánh giá Điểm Chưa trung Xếp Đối tượng đánh giá Chưa Thành thực sự Lúng biết cách bình thứ tự thạo thành túng sử dụng thạo Số lượng 6 55 22 5 CBQL 2,714 3 % 7,5 62,1 24,7 5,7 Số lượng 28 140 66 6 Giáo viên 2,791 2 % 11,6 58,5 27,3 2,6 Số lượng 53 159 28 - 3,100 1 Học sinh % 21,9 66,2 11,9 - Tổng hợp ý kiến 3 Số lượng 87 354 116 11 2,909 đối tượng % 15,3 62,3 20,4 2,0 Để có ý kiến đánh giá khách quan hơn về kĩ năng sử dụng TBDH của giáo viên các trường THPT vào các tiết dạy của mình, tác giả đã khảo sát các đối tượng CBQL, giáo viên và học sinh các trường THPT. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3 cho thấy chỉ có 15,3% các đối tượng được hỏi cho rằng giáo viên thành thạo và tự tin trong việc sử dụng TBDH bộ môn, trong khi có đến 62,3% ý kiến được hỏi khẳng định giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng TBDH vào bài giảng của mình, thậm chí có đến 20,4% ý kiến nói rằng giáo viên còn lúng túng khi sử dụng thiết bị dạy học. Điểm đánh giá trung bình của cả 3 đối tượng được hỏi về sự thành thạo của giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học chỉ đạt loại khá với = 2,909. Một trong những nguyên nhân của việc giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng TBDH vào bài giảng của mình là do giáo viên chưa được hướng dẫn, luyện tập kĩ năng sử dụng TBDH mà chủ yếu là do họ tự trao đổi, học hỏi lẫn nhau và do tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách hướng dẫn về TBDH. 2.3.3. Những khó khăn của giáo viên các trường THPT khi sử dụng thiết bị dạy học Thực tế hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường còn không ít khó khăn.Có thực trạng vẫn còn không ít nhân viên phụ trách phòng thiết bị chưa thực sự nắm chắc chuyên môn, tuy được đào tạo nhưng chưa nắm hết các danh mục thiết bị hiện có; các thao tác thực hành của giáo viên chưa chuẩn xác kết quả thí nghiệm chưa có tính khoa học nên chưa có tính giáo dục cao.Một số giáo viên ngại sử dụng TBDH, trình độ thực hành còn hạn chế. Có giáo viên dạy Vật lí ngại đồ dùng cồng kềnh nên không mang lên lớp. Một số giáo viên khi lên lớp thiếu sự chuẩn bị, thấy đồ dùng hư hỏng nhẹ cũng không sửa lại để phục vụ giảng dạy. Trong khi đó, việc sử dụng thiết bị dạy học đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo cẩn thận, phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, phải làm trước các thí nghiệm sao cho đạt kết quả mong muốn. Thêm một tế khác là nhiều giáo viên khi lên lớp chưa sử dụng được các phương tiện hiện đại một cách thường xuyên như đèn chiếu, băng hình. Một số giáo viên chưa được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn đồ dung dạy học hoặc chưa được học tập nghiên cứu tốt các tài liệu hướng dẫn sử dụng đồ dung dạy học cũng như các phương tiện nghe nhìn. 176
  8. Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay Nguyên nhân của những hạn chế trên là do trang thiết bị không đồng bộ; chất lượng của TBDH còn kém, có TBDH mà không sử dụng được hoặc chỉ sử dụng 1 vài lần là hỏng; thời gian bố trí một tiết thực hành chưa hợp lí; các trường thiếu giáo viên phụ trách thiết bị. Chế độ thi cử còn nặng nề lí thuyết, chưa quan tâm đúng mức đến thực hành.Hiện nay một số trường THPT chưa có phòng học bộ môn, có cán bộ phụ trách thí nghiệm nhưng chưa giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt và thực hiện tốt các bài thí nghiệm thực hành do đó việc sử dụng thiết bị của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. 2.4. Giải pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay 2.4.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh đối với việc sử dụng thiết bị dạy học trong bối cảnh hiện nay Làm cho CBQL, GV, nhân viên và học sinh nhận thức rõ về vai trò và lợi ích của việc sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học ở trường THPT, đặc biệt là tác dụng và giá trị của sử dụng TBDH trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Trong đó, việc sử dụng TBDH có hiệu quả là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến việc thực hiện tốt nội dung đổi mới phương pháp dạy học. 2.4.2. Xây dựng Bộ tiêu chí quản lí sử dụng TBDH trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Giúp cho Lãnh đạo nhà trường THPT quản lí sử dụng TBDH theo những quy định và tiêu chí đề ra nhất, khoa học và phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. - Giúp cho lãnh đạo nhà trường THPT dễ dàng quản lí và xác định được hiệu quả quản lí sử dụng TBDH bằng các chỉ số định tính và định lượng. - Vận dụng Bộ tiêu chí quản lí sử dụng thiết bị dạy học THPT cho các nhà quản lí trong nhà trường THPT. 2.4.3. Xây dựng mô hình liên kết các cụm trường, các cơ sở giáo dục khác về sử dụng TBDH và phòng học bộ môn THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Giải pháp này nhằm tạo ra cơ hội sử dụng TBDH và phòng học bộ môn giữa nhà trường THPT và các cụm trường, các cơ sở khác có TBDH phù hợp với môn học. - Hình thành cơ chế liên kết giữa nhà trường và các cơ sở giáo dục CĐ ĐH, viện nghiên cứu, xưởng sản xuất và các tổ chức cá nhân... hỗ trợ tăng cường nguồn lực TBDH cho các nhà trường. - Thay đổi phương thức đầu tư TBDH kiểu truyền thống và thay đổi nhận thức về TBDH và sử dụng TBDH trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.4.4. Xây dựng “Khung năng lực viên chức làm công tác TBDH” trường THPT Xây dựng “Khung năng lực viên chức làm công tác TBDH” có ý nghĩa quan trọng đến nhiều khâu tiếp theo của công tác phát triển đội ngũ viên chức làm công tác TBDH như quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, chế độ chính sách, kiểm tra đánh giá đội ngũ viên chức làm công tác TBDH…. “Khung năng lực viên chức làm công tác TBDH” làm cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức làm công tác TBDH; là căn cứ để đội ngũ viên chức TBDH tự đánh giá từ đó có kế hoạch tự học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu để đạt và vượt khung năng lực; là cơ sở để các cơ quan QLGD và CBQL nhà trường đánh giá viên chức TBDH hàng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức TBDH, đề xuất chế độ chính sách đối với họ thông qua kết quả đánh giá. “Khung năng lực viên chức làm công tác TBDH” làm cơ sở để Bộ GD&ĐT hoàn chỉnh thành “Chuẩn nghề nghiệp viên chức làm công tác TBDH” và áp dụng trong thực tiễn hoạt động và quản lí nhà trường. Đây là vấn đề lớn và rất quan trọng trong công tác cán bộ ở tầm quốc gia cần 177
  9. Phùng Thị Lý Hằng phải được nghiên cứu công phu, kĩ lưỡng và huy động đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lí tham gia, sao cho đảm bảo tính hệ thống, khoa học đối với Chuẩn nghề nghiệp của các công chức, viên chức khác ở nhà trường THPT mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. “Khung năng lực viên chức làm công tác TBDH” là công cụ rất quan trọng trong phát triển đội ngũ viên chức làm công tác TBDH. 2.4.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH phù hợp mục tiêu, nội dung và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Giải pháp này nhằm xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH phù hợp mục tiêu, nội dung và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phục vụ nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Thông qua kế hoạch này để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, tăng cường trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời dựa vào kế hoạch để xây dựng một hệ thống TBDH đồng bộ, tương xứng với tầm phát triển của nhà trường với yêu cầu của công tác dạy học. 2.4.6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và viên chức làm công tác TBDH ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Với giải pháp này sẽ giúp cho các trường THPT nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị, nâng cao hiểu biết về tính năng, quy trình sử dụng TBDH, thích ứng với thiết bị đa năng cũng như cách bảo quản TBDH có hiệu quả nhất. Giáo viên và nhân viên thiết bị biết lựa chọn và sử dụng TBDH thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo nên hứng thú cho học sinh. Khích lệ được tinh thần học tập tự giác và tạo bầu không khí làm việc thoái mái, hang say trong đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị nhà trường. Giáo viên và nhân viên thiết bị sử dụng TBDH có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng dạy học, kéo dài tuổi thọ của TBDH, tránh tình trạng TBDH hư hỏng nhiều, lãng phí tiền để sửa chữa, bảo dưỡng. 2.4.7. Tăng cường đầu tư TBDH trường THPT bằng nguồn vốn tự có và xã hội hóa Kinh phí là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cần có cuối cùng của việc cung ứng TBDH đủ, chất lượng, kịp thời.Vì vậy việc huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài nhà trường sẽ góp phần: + Giảm bớt những khó khăn về nguồn vốn đối với việc đầu tư, bổ sung, nâng cấp, sửa chữa, duy tu thiết bị dạy học. + Phát huy nội lực, tính tự chủ của nhà trường trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bảo quản TBDH. + Phát huy vai trò chủ động,sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường. Tận dụng trí tuệ, sức lực của tập thể để tạo ra ngày càng nhiều cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. + Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân tham gia công tác dạy-học. 3. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu của có thể khẳng định rằng hoạt động quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những ưu điểm nhất định, như: Cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sử dụng TBDH trong quá trình dạy học. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về công tác TBDH tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, công tác TBDH được các cấp lãnh đạo ở địa phương, nhất là lãnh đạo ngành giáo dục-đào tạo các tỉnh, thành phố quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lí TBDH ở các trường THPT Việt Nam, như: nhiều giáo viên còn e ngại sử dụng TBDH, các tiết học 178
  10. Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay phải sử dụng TBDH thì giáo viên thường sử dụng qua loa, đại khái, mang tính hình thức và đối phó. Việc kiểm kê, đánh giá chất lượng TBDH hằng năm chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất được số lượng và chất lượng hiện có của thiết bị dạy học. Một bộ phận CBQL còn hạn chế trong việc am hiểu về lí luận và thực tiễn trong quản lí sử dụng TBDH và chưa thực sự quan tâm đầy đủ và có chế độ thỏa đáng với đội ngũ viên chức phụ trách TBDH của nhà trường. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn về TBDH và công tác quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT Việt Nam, tác giả đã đề xuất 7 giải pháp. Các khảo nghiệm cho thấy các giải pháp quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT mà tác giả đã đề xuất có tính cần thiết và có tính khả thi cao. Trong những năm qua, vấn đề sử dụng TBDH đã được quan tâm theo yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức giáo dục ở bậc THPT, nhưng về cơ bản công tác quản lí sử dụng TBDH ở trường THPT vẫn chưa được chuyển biến cơ bản đúng mức và đầy đủ. Vì vậy, 7 giải pháp trên cần được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả cao và bền vững. Trong quá trình thực hiện, tùy hoàn cảnh thực tế của từng trường THPT, người hiệu trưởng có thể linh động vận dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lí sử dụng TBDH trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thành Vinh, Đặng Quốc Bảo, 2012. Khoa học quản lý đại cương. Nxb Giáo dục Việt Nam. [2] Phan Kim Anh, 2008. Để quản lý, phát huy hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học ở trường tiểu học.Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 37 tháng 9. [3] R. Legendre, 1993. Dictionnaire actuel de l'éducation, 2' édition, Montréal, Guérin. [4] Lê Thanh Giang, 2009. Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [5] David D. Dubois, William J. Rothwell., 2004. Competency based Human resource management. Davies-Black Publishing © 2004, ISBN: 0891061746. ABSTRACT Solutions for management of teaching and learning facilities at high school in the current context Phung Thi Ly Hang Department of Equipment Management, National Academy of Education Management Currently, the use of teaching and learning facilities in high schools in general and Vietnamese high schools in particilar is facing a number of obstacles such as: the awareness of managers and teachers about the roles of teaching and learning facilities in teaching process, the effectiveness of using teaching and learning facilities has not been as expected, the quality of teaching and learning facilities is not high and poorly equipped... This paper assesses the situation of using teaching and learning facilities at high schools in the current context. I interviewed and questioned 568 persons (including 88 high school principals and vice principals, 240 head subject teachers, teachers and staff of high schools; 240 students of 9 high schools. Based on the results of surveys, the author proposes 7 solutions feasible for the use and management of teaching and learning facilities at high schools to meet the innovation requirement in the current context. Key words: Managment of teaching and learning facilities, solutions for management of teaching and learning facilities, general education. 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2