Biểu hiện Đục thủy tinh thể
lượt xem 16
download
Đục thủy tinh thể thường là một đám mây đen che thủy tinh thể. Từ Latinh cataracta có nghĩa là “thác nước” - hình ảnh cố nhìn mảng thác nước hoặc cửa sổ bị sương giá hoặc khói mù che phủ. Tầm nhìn bị che phủ có thể gây khó khăn cho việc đọc, lái xe hay quan sát biểu lộ nét mặt của bạn bè. Đục thủy tinh thể thường ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa và gây chói. Bệnh nhân thường không đau, nhìn đôi cả hai mắt hoặc chảy nước mắt bất thường. Loại đục thủy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện Đục thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể Đục thủy tinh thể thường là một đám mây đen che thủy tinh thể. Từ Latinh cataracta có nghĩa là “thác nước” - hình ảnh cố nhìn mảng thác nước hoặc cửa sổ bị sương giá hoặc khói mù che phủ. Tầm nhìn bị che phủ có thể gây khó khăn cho việc đọc, lái xe hay quan sát biểu lộ nét mặt của bạn bè. Đục thủy tinh thể thường ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa và gây chói. Bệnh nhân thường không đau, nhìn đôi cả hai mắt hoặc chảy nước mắt bất thường. Loại đục thủy tinh thể hay gặp nhất có liên quan đến sự lão hóa. Đám mây của thủy tinh thể là một vùng bình thường khi về già, giống như bạc tóc hoặc nếp nhăn. Gần như toàn bộ người Mỹ ở tuổi 65 đều bị đục thủy tinh thể với các mức độ khác nhau. Phần lớn đục thủy tinh thể tiến triển chậm và lúc đầu không ảnh hưởng đến thị lực. Nhưng khi đám mây tiến triển, cuối cùng đục thủy tinh thể gây cản trở khả năng nhìn rõ của bạn.
- Bí quyết để sống chung với bệnh đục thủy tinh thể là biết được thời điểm không phải chịu đựng bệnh thêm nữa. Trong các giai đoạn đầu, ánh sáng mạnh và kính mắt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề thị lực. Nhưng vào một thời điểm nhất định, nếu lối sống thường ngày của bạn bị nguy hiểm do thị lực giảm, bạn có thể cần phẫu thuật. Nhờ có những tiến bộ to lớn trong điều trị bệnh này, loại bỏ đục thủy tinh thể là thủ thuật ngoại khoa an toàn nhất, hiệu quả nhất và thông dụng nhất - là thủ thuật khôi phục thị lực cho hàng triệu người Mỹ. Dấu hiệu và triệu chứng Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm và không gây đau. Trước tiên, đám mây có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của thủy tinh thể, và bạn có thể không thấy giảm thị lực. Tuy nhiên, khi đục thủy tinh thể tiến triển rộng ra, nó che phủ thủy tinh thể nhiều hơn. Khi ánh sáng tới võng mạc ít hơn rõ rệt, thị lực của bạn đã bị suy giảm. Các triệu chứng đục thủy tinh thể bao gồm: Tầm nhìn bị che phủ, che mờ, không rõ ràng Khó nhìn vào ban đêm
- Nhạy cảm với ánh sáng chói và những quầng sáng xung quanh nguồn ánh sang. Cần ánh sáng mạnh hơn để đọc và thực hiện các hoạt động khác. Thường xuyên thay kính mắt hoặc kính áp tròng. Nhạt mầu và nhuốm mầu vàng Song thị hoặc đa thị ở một mắt Nếu bị đục thủy tinh thể, ánh sáng từ mặt trời, đèn hoặc từ đèn pha có thể là quá sáng. Ánh sáng chói và các quầng sáng xung quanh nguồn ánh sáng có thể bất tiện cho việc lái xe và rất nguy hiểm. Bạn có thể bị mỏi mắt hoặc tự thấy rằng nháy mắt nhiều hơn để nhìn rõ hơn. Đục thủy tinh thể thường không gây ra bất kì sự thay đổi nào về vẻ ngoài của mắt hoặc quá trình sản sinh nước mắt. Đau, đỏ, ngứa, rát, đau trong mắt hoặc rử mắt có thể là dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh mắt khác. Đục thủy tinh thể không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mắt trừ phi đục thủy tinh thể trở nên trắng hoàn toàn, một tình trạng được biết là đục
- thủy tinh thể đã chín. Bệnh này có thể gây viêm, đau và đau đầu. Đục thủy tinh thể đã chín rất hiếm gặp, và bạn cần nhanh chóng loại bỏ nó. Nguyên nhân Đục thủy tinh thể có thể tiến triển ở một hoặc cả hai mắt, và bệnh có hoặc không ảnh hưởng tới toàn bộ thủy tinh thể. Thủy tinh thể được định vị ở sau mống mắt và đồng tử. Thủy tinh thể có hình dạng giống như kính lúp - dày ở giữa và mỏng ở cạnh. Các dây chằng nhỏ, là những dải mô dai, giữ nó đúng vị trí. Khi đôi mắt hoạt động hoàn hảo, ánh sáng xuyên qua giác mạc và đồng tử tới thủy tinh thể. Thủy tinh thể tập trung ánh sáng này, tạo ra những hình ảnh rõ, sắc nét trên võng mạc, một màng nhạy cảm với ánh sáng ở thành sau trong của nhãn cầu hoạt động như màn ảnh của máy quay phim. Đám mây trên thủy tinh thể, hay đục thủy tinh thể, phân ánh sáng và cản trở hình ảnh rõ nét tới võng mạc. Thị lực của bạn bị che mờ. Thủy tinh thể gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng (bao) là một màng mỏng. Bên trong, nó bao quanh một thể mềm, trong (vỏ). Trung tâm cứng của thủy tinh thể là nhân. Nếu bạn ví thủy tinh thể như một loại quả thì bao là da, vỏ
- là thịt quả và hạt nhân là hột. Đục thủy tinh thể có thể hình thành ở bất cứ phần nào của thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có 3 thể: Nhân. Đục thủy tinh thể nhân là loại đục thủy tinh thể hay gặp nhất và chủ yếu là do lão hoá. Bệnh xuất hiện ở trung tâm của thủy tinh thể. Ở các giai đoạn đầu, do thủy tinh thể thay đổi theo cách tập trung vào ánh sáng, nên bạn có thể cận thị nặng hơn hoặc thậm chí cải thiện tạm thời thị lực khi đọc. Một số người thật sự không cần đeo kính mắt. Đáng tiếc cái gọi là điều đó biến mất khi thủy tinh thể dần dần chuyển sang màu vàng hoặc hơi xanh và bắt đầu che khuất thị trường. Khi đục thủy tinh thể tiến triển, thậm chí thủy tinh thể còn chuyển sang màu nâu. Bạn có thể có những rối loạn đặc biệt khi nhìn với ánh sáng mờ hoặc gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm. Vỏ. Đục thủy tinh thể vỏ bắt đầu với các đ ường hơi trắng, hình chữ V rìa ngoài vỏ thủy tinh thể. Vì bệnh tiến triển chậm, các đường này mở rộng vào trung tâm và gây cản trở việc truyền ánh sáng qua nhân. Cả nhìn xa và nhìn gần đều bị suy giảm. Những rối loạn tiêu điểm và và méo hình là hay gặp. Bạn cũng có thể gặp những rối loạn với ánh sáng chói và mất độ tương phản. Nhiều người bị bệnh tiểu đường tiến triển đục thủy tinh thể vỏ.
- Đục thủy tinh thể vỏ là loại đục thủy tinh thể duy nhất liên quan tới việc tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Dưới bao. Đục thủy tinh thể dưới bao bắt đầu ở một vùng nhỏ, mờ đục dưới vỏ bao. Bệnh thường hình thành ở sau thủy tinh thể, theo đường dẫn ánh sáng tới võng mạc. Kiểu đục thủy tinh thể này có thể xuất hiện ở cả hai mắt nhưng thường một mắt tiến triển chậm hơn mắt kia. Đục thủy tinh thế dưới bao thường cản trở thị lực khi đọc, làm giảm thị lực với ánh sáng mạnh và gây chói hoặc những quầng xung quanh ánh sáng vào ban đêm. Bạn dễ bị đục thủy tinh thể dưới bao nếu bạn bị bệnh tiểu đường, cận thị, dùng các thuốc corticosteroid hoặc bị tổn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt. Khi về già, thủy tinh thể trở nên kém linh hoạt, kém trong và dày hơn. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và sợi protein. Các sợi protein được sắp xếp một cách chính xác khiến thủy tinh thể trong và cho phép ánh sáng xuyên qua mà không bị cản trở. Do lão hoá, thành phần của thủy tinh thể bị thay đổi và cấu trúc các sợi protein bị phá vỡ. Một vài sợi bắt đầu kết thành khối với nhau, che phủ một vùng nhỏ của thủy tinh thể. Khi đục thủy tinh thể tiếp tục phát triển, đám mây trở nên đặc hơn và cuộn vào vùng thủy tinh thể lớn hơn.
- Các nhà khoa học không biết tại sao thủy tinh thể lại thay đổi theo tuổi. Một khả năng là tổn hại do những phân tử không ổn định được biết là các gốc tự do. Hút thuốc lá và tiếp xúc với ánh sáng UV là hai nguồn gốc tự do. Tổn hại nói chung và rách thủy tinh thể trong nhiều năm cũng có thể gây biến đổi các sợi protein. Những thay đổi thủy tinh thể do tuổi tác không phải là nguyên nhân duy nhất gây đục thủy tinh thể. Một số người sinh ra đã bị đục thủy tinh thể hoặc bị bệnh khi còn thơ ấu. Các trường hợp đục thủy tinh thể này có thể là kết quả của việc người mẹ bị bệnh sởi Đức khi mang thai. Cũng có thể là do mất cân bằng hóa học hoặc rối loạn phát triển tâm thần. Đục thủy tinh thể bẩm sinh, không phải luôn luôn ảnh hưởng đến thị lực, nhưng nếu bị bệnh thì thường được lấy bỏ sớm sau khi phát hiện bệnh. Yếu tố nguy cơ Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị đục thủy tinh thể đơn giản là vì tuổi là một yếu tố nguy cơ đơn thuần lớn nhất. Và ở tuổi 65, mọi người sẽ bị mờ thủy tinh thể ở mức độ nào đó, mặc dù không làm giảm thị lực. Đục thủy tinh thể thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, và gặp ở người da đen nhiều hơn người da trắng.
- Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể bao gồm: Bệnh tiểu đường Tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể. Trước đây đã bị tổn thương mắt hoặc viêm mắt. Đã từng phẫu thuật mắt. Dùng corticosteroid kéo dài. Uống quá nhiều rượu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tiếp xúc với tia xạ ở nồng độ cao, như do điều trị ung thư. Hút thuốc lá Khi nào cần đến khám bác sĩ Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phát hiện và theo dõi sự tiến triển đục thủy tinh thể trong các lần khám mắt định kỳ. Mắt được khám: 2-4 năm/1 lần ở tuổi 40-64
- 1-2 năm/1 lần bắt đầu từ tuổi 65 Bất cứ lúc nào bạn xuất hiện các triệu chứng về mắt mới, không rõ nguyên nhân Nếu bạn tự "chống lại" đôi mắt của mình - chớp mắt nhiều hơn để nhìn rõ những gì bạn cảm thấy như một lớp màng mỏng che phủ trên mắt - hoặc bạn có các triệu chứng khác của đục thủy tinh thể, hãy đến khám bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể chẩn đoán đục thủy tinh thể nhờ khám mắt kĩ. Sàng lọc và chẩn đoán Một cách duy nhất để biết được bạn có bị đục thủy tinh thể hay không đó là khám mắt gồm một số bước sau: Kiểm tra độ nhanh nhạy của thị giác. Độ nhanh nhạy có liên quan đến sự rõ nét của thị lực hoặc bạn nhìn mọi vật rõ như thế nào. Trong xét nghiệm này, bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra khả năng đọc chữ cái của bạn khi đặt ngang trong phòng. Mắt của bạn được kiểm tra từng bên, trong khi mắt kia bị che lại. Dùng bảng chữ cái nhỏ dần từ trên xuống dưới (Bảng Snellen chuẩn), bác sĩ xác định nếu bạn đạt thị lực 20/20 hoặc kém hơn.
- Khám bằng đèn có khe. Đèn có khe cho phép bác s ĩ nhìn được cấu tạo vùng trước của mắt bạn dưới kính phóng đại. Kính hiển vi được gọi là đèn khe vì nó dùng một đường ánh sáng mạnh - khe hở - để chiếu chéo vào giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể và khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc. Khe hở cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc cắt ngang và phát hiện bất cứ bất thường nhỏ nào. Khám võng mạc. Trong thủ thuật này, bác sĩ nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt để đồng tử giãn và tạo ra 1 cửa sổ lớn hơn vào phía sau mắt bạn. Dùng một đèn khe hoặc kính soi đáy mắt, bác sĩ có thể kiểm tra thủy tinh thể xem có dấu hiệu của đục thủy tinh thể hay không và, nếu cần, xác định độ dày của đám mây che phủ. Họ cũng kiểm tra xem có bị tăng nhãn áp (bệnh glôcôm) hay không và, nếu bạn nhìn mờ hoặc khó chịu, với các rối loạn khác bao gồm võng mạc và thần kinh thị giác. Thuốc giãn đồng tử thường giữ đồng tử giãn trong vài giờ trước khi tác dụng của thuốc giảm dần. Đến lúc ấy, bạn sẽ rất khó tập trung vào những đồ vật ở gần, nhưng nhìn xa không bị ảnh hưởng. Khi đồng tử giãn rộng, bạn sẽ cần đeo kính khi trở về nhà, nhất là những ngày trời nắng. Sẽ an toàn hơn nếu để người khác lái xe cho bạn.
- Nếu bị đục thủy tinh thể, bạn cần thảo luận phương pháp điều trị với bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngoài việc bị đục thủy tinh thể - nếu bạn bị tăng nhãn áp nặng hoặc bị bệnh về mắt nặng khác, lấy bỏ thủy tinh thể bị đục có thể không cải thiện được thị lực. Điều trị Cách duy nhất điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả là phẫu thuật lấy bỏ thủy tinh thể bị đục và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo trong. Đục thủy tinh thể không thể chữa khỏi bằng thuốc, bổ sung trong chế độ ăn, tập luyện hoặc đeo kính. Ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng đục thủy tinh thể còn nhẹ, hiểu rõ về bệnh tự nguyện thay đổi lối sống có thể có lợi. Bạn có thể thử một vài cách đơn giản để đối phó với các triệu chứng: Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, phải đảm bảo rằng chúng chính xác nhất theo đơn của bác sĩ. Dùng kính lúp để đọc Cải thiện hệ thống đèn trong nhà bạn với nhiều đèn và đèn sáng hơn, ví dụ, có thể dùng đèn halogen từ 100-150 W. Khi bạn ở ngoài trời, hãy đeo kính râm để đỡ chói.
- Hạn chế lái xe vào ban đêm. Các cách này có thể giúp ích một thời gian, nhưng vì đục thủy tinh thể vẫn tiến triển, thị lực của bạn có thể ngày càng giảm. Khi giảm thị lực bắt đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, bạn cần cân nhắc phẫu thuật đục thủy tinh thể. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện ở những người Mỹ ≥ 65 tuổi. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu ca phẫu thuật thủy tinh thể được thực hiện. Phẫu thuật này rất thành công trong việc hồi phục thị lực - hơn 95% số người được lấy bỏ thủy tinh thể đục cuối c ùng có thị lực tốt hơn. Nhiều người cho rằng không chỉ thị lực tốt hơn mà còn giảm khả năng cần kê đơn cho thủy tinh thể và cải thiện chất lượng sống nói chung của bệnh nhân sau phẫu thuật. Lúc nào là thời điểm thích hợp để lấy bỏ thủy tinh thể đục? Quyết định phẫu thuật đục thủy tinh thể là việc mà bạn và bác sĩ cùng thảo luận. Bạn có thể có nhiều thời gian để cân nhắc và thảo luận kỹ về những lựa chọn của bạn. Phần lớn các trường hợp đợi cho đến khi bạn sẵn sàng phẫu thuật mà không gây tổn hại cho mắt. Bạn có thể không cần phẫu
- thuật trong nhiều năm nếu tất cả đều ổn. Tuy nhiên, ở người trẻ hoặc những người bị tiểu đường, đục thủy tinh thể có thể tiến triển rất nhanh. Quyết định của bạn dựa vào mức độ giảm thị lực và khả năng thực hiện chức năng trong cuộc sống hàng ngày. Nói chung, khuyên phẫu thuật khi kết quả xét nghiệm thị lực là ≤ 20/50, thậm chí có đeo kính, nhưng con số này không cố định. Hãy nghĩ xem đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào. Bạn có thể nhìn để làm việc và lái xe an toàn không? Bạn có thể đọc sách báo hoặc xem ti vi một cách thoải mái không? Bạn có khó khăn khi nấu ăn, mua sắm, làm công việc ở kho, leo cầu thang hay uống thuốc không? Giảm thị lực có ảnh hưởng tới mức độ tự lập của bạn không? Bạn có sợ rằng bạn sẽ vấp, ngã hoặc đâm vào vật gì không? Trả lời cho những câu hỏi này là khác nhau đối với từng người. Người già ít hoạt động thì có thể ít cần thị lực rõ nét hơn so với người trẻ cần lái xe và kiếm sống. Một số người chỉ giảm thị lực rất ít do đục thủy tinh thể có thể muốn phẫu thuật do nhìn chói hoặc nhìn đôi. Đôi khi nên lấy bỏ đục thủy tinh thể ngay cả khi không gây những rối loạn quan trọng về thị lực, ví dụ, nếu nó ngăn ngừa được việc điều trị các bệnh mắt khác, như thoái hóa hoàng điểm do tuổi già, bệnh võng mạc do tiểu đường hoặc bong võng mạc.
- Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả 2 mắt và quyết định phẫu thuật, mỗi lần bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ lấy bỏ thủy tinh thể đục ở 1 mắt. Điều này cho phép có đủ thời gian để mắt thứ nhất lành bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật mắt thứ hai. Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể? Những tiến bộ quan trọng trong kĩ thuật mổ và công nghệ tinh vi hơn giúp cho phẫu thuật là cách điều trị an toàn và hiệu quả đối với đục thủy tinh thể. Hai việc xảy ra trong phẫu thuật thủy tinh thể - thủy tinh thể đục được lấy bỏ, và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo trong. Trước mổ, bác sĩ chuyên khoa mắt đo kích cỡ và hình dạng mắt bạn để xác định thủy tinh thể nhân tạo thích hợp. Việc đo này được thực hiện với xét nghiệm siêu âm không đau. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một thủ thuật điều trị ngoại trú mất < 1 giờ. Phần lớn mọi người tỉnh, thư giãn và thoải mái trong thời gian phẫu thuật, chỉ cần gây mê tại chỗ. Rất ít trường hợp cần gây mê toàn thân. Các phương pháp phẫu thuật lấy bỏ thủy tinh thể đục bao gồm: Tán nhuyễn thủy tinh thể. Đây là thủ thuật được dùng nhiều nhất để lấy bỏ thủy tinh thể đục. Phẫu thuật viên lấy bỏ thủy tinh thể đục
- trong khi để lại hầu hết lớp ngoài (bao thủy tinh thể) tại vị trí của nó. Bao này giúp giữ thủy tinh thể nhân tạo khi nó được cấy vào. Trong tán nhuyễn thủy tinh thể, viết tắt là phaco, phẫu thuật viên rạch một đường nhỏ, khoảng 3 mm, ở vị trí giác mạc gặp kết mạc và luồn 1 đầu dò có kim nhỏ. Sau đó bác sĩ dùng que thăm, chuyển động nhờ sóng siêu âm để làm vỡ (nhuyễn) thủy tinh thể đục và hút các mảnh vỡ. Bao thủy tinh thể được đặt đúng vị trí để giữ thủy tinh thể nhân tạo. Lấy thủy tinh thể ngoài bao. Nếu bệnh đục thủy tinh thể của bạn ở giai đoạn muộn hơn thời điểm mà tán nhuyễn thủy tinh thể có thể tán thủy tinh thể một cách hiệu quả, bác sĩ có thể lấy thủy tinh thể ngoài bao. Thủ thuật này cần đường rạch lớn, khoảng 10 mm, ở vị trí giác mạc và kết mạc gặp nhau. Qua đường rạch này, bác sĩ mở bao thủy tinh thể, lấy bỏ nhân thành từng phần và làm sạch phía ngoài vỏ thủy tinh thể mềm, đặt vỏ bao đúng vị trí. Khi đục thủy tinh thể được lấy bỏ nhờ phương pháp tán nhuyễn thủy tinh thể hoặc ngoài bao, thủy tinh thể nhân tạo được đưa vào bao thủy tinh thể rỗng để đặt vào vị trí của thủy tinh thể đục ban đầu. Thủy tinh thể nhân tạo này, cũng được gọi là thủy tinh thể trong mắt (IOL), được làm bằng chất dẻo, acrylic hoặc silicon. Nó không cần phải chăm sóc và trở thành một phần
- vĩnh cửu của mắt. Bất kể trước mổ bạn có đeo kính hay không, sau mổ bạn cần đeo kính đọc sách. Một số IOL là chất dẻo cứng và được cấy qua một đường rạch cần một vài mũi khâu để đóng lại. Tuy nhiên, nhiều IOL rất mềm, cho phép một đường rạch nhỏ hơn mà không cần khâu. Bác sĩ có thể gập loại thủy tinh thể này và luồn vào bao trống ở vị trí của thủy tinh thể ban đầu. Khi ở đúng vị trí, thủy tinh thể mở ra khoảng 6 mm. Sau mổ thủy tinh thể Với phẫu thuật phaco và thủy tinh thể nhân tạo có thể gấp lại được, đường rạch là rất nhỏ, và không cần khâu. Nếu tất cả đều ổn và liền vết mổ nhanh, thị lực của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vài ngày. Nếu ca phẫu thuật cần đường rạch lớn và phải khâu, thời gian liền hoàn toàn khoảng 4 tuần. Bình thường bạn có thể về nhà ngay trong ngày mổ, nhưng bạn không thể lái xe, vì vậy phải đảm bảo có người đưa về nhà. Bạn sẽ phải đến bác sĩ chuyên khoa mắt vào ngày sau mổ và trong 4-6 tuần sau đó để bác sĩ kiểm tra quá trình lành vết mổ. Bình thường có thể thấy hơi khó chịu trong 2 ngày sau mổ. Tránh chà xát hoặc ấn vào mắt. Làm sạch mí mắt bằng khăn giấy hoặc bông để lấy bỏ
- rử mắt. Bạn có thể đắp miếng che mắt hoặc lưới chắn bảo vệ trong ngày mổ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phòng tránh nhiễm trùng và kiểm soát nhãn áp. Sau 2 ngày, tất cả những khó chịu sẽ hết. Hãy đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây sau phẫu thuật thủy tinh thể: Giảm thị lực Đau kéo dài mặc dù đã dùng thuốc giảm đau không cần đơn Đỏ mắt tăng rõ rệt Ánh sáng chói hoặc nhiều chấm (mây trôi) trước mắt Buồn nôn, nôn hoặc ho nhiều Phần lớn mọi người cần đeo kính sau phẫu thuật thủy tinh thể. Loạn thị rất phổ biến nhưng ít gặp khi phẫu thuật với đường rạch nhỏ. Bạn thường cần dùng kính mắt theo đơn trong 3-6 tuần sau mổ. Biến chứng sau phẫu thuật thủy tinh thể tương đối hiếm gặp, và phần lớn có thể điều trị được. Các biến chứng bao gồm viêm, nhiễm trùng, xuất huyết, sưng nề, bong võng mạc và tăng nhãn áp. Các nguy cơ này gặp nhiều nhất ở những người có các bệnh mắt khác hoặc bệnh trầm trọng. Đôi khi,
- phẫu thuật thủy tinh thể không cải thiện được thị lực do các bệnh như tăng nhãn áp và thoái hóa hoàng điểm. Điều quan trọng là đánh giá và điều trị các bệnh mắt khác, nếu có thể, trước khi quyết định phẫu thuật đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể thứ phát Bạn có thể đã từng nghe đến đục thủy tinh thể thứ phát. Bệnh xuất hiện khi phía sau bao thủy tinh thể - phần thủy tinh thể không được lấy bỏ khi phẫu thuật và hiện vẫn giữ thủy tinh thể nhân tạo – cuối cùng bị đục và giảm thị lực. Thuật ngữ khác dùng cho bệnh này là đục bao sau (POC). POC có thể tiến triển trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bệnh xảy ra ở khoảng 15-20% thời gian. Đục từ từ là kết quả của sự phát triển tế bào phía sau bao. Điều trị POC rất đơn giản và nhanh. Nó gồm một kỹ thuật được gọi là cắt bao bằng laser YAG, trong đó dùng một chùm tia laser để mở một đường nhỏ trong bao bị đục để ánh sáng đi qua. Cắt bao bằng laser là một thủ thuật ngoại trú không đau thường mất < 5 phút. Sau thủ thuật, bạn cần nằm tại phòng khám khoảng 1 giờ để đảm bảo nhãn áp không tăng. Ở một số bệnh nhân, nhất là những người bị tăng nhãn áp hoặc cận thị nặng, phẫu thuật bằng laser YAG có thể làm tăng nhãn áp.
- Các biến chứng khác rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra, bao gồm nề hoàng điểm và bong võng mạc. Phòng tránh Nhìn chung, phần lớn các trường hợp đục thủy tinh thể xuất hiện khi về già và không thể tránh được. Khám mắt thường xuyên vẫn là chìa khóa để phát hiện bệnh sớm. Bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của đục thủy tinh thể: Không hút thuốc lá. Khói thuốc lá sản sinh các gốc tự do, làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Ăn chế độ ăn cân xứng có nhiều hoa quả và rau. Hạn chế uống rượu. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Tia cực tím có thể góp phần gây bệnh đục thủy tinh thể. Tốt nhất là đeo kính râm khi ở ngoài trời. Tuân thủ kế hoạch điều trị nếu bạn bị tiểu đường hoặc bị các bệnh khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi
5 p | 172 | 27
-
Xoa bóp chữa suy giảm thị lực
3 p | 112 | 19
-
BIỂU HIỆN BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
7 p | 103 | 16
-
Đục thuỷ tinh thể và bệnh đái tháo đường
5 p | 187 | 14
-
Loạn dưỡng cơ tiến triển (Progressive muscular dystrophies) (Kỳ 4)
6 p | 124 | 12
-
Hội chứng suy chức năng tuyến yên (Kỳ 1)
5 p | 127 | 12
-
Rối loạn tâm thần do glucocorticoid
4 p | 110 | 10
-
Thuốc điều trị đục thể thủy tinh
5 p | 100 | 7
-
Bài thuốc chữa đục thuỷ tinh thể của Hải Thượng Lãn Ông
6 p | 90 | 6
-
Biến đổi giác mạc sau phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo
5 p | 61 | 6
-
Hội chứng suy chức năng tuyến yên
10 p | 105 | 5
-
Khảo sát tỷ lệ một số biểu hiện tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
5 p | 25 | 5
-
Đục nhân mắt trẻ nhỏ
5 p | 82 | 4
-
Đo lường biểu hiện gen như một phương pháp khảo sát khả năng sống của nang noãn trong kỹ thuật trữ lạnh mô buồng trứng
11 p | 9 | 4
-
Để có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh
2 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn