Biểu tượng giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932-1945
lượt xem 3
download
Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh, qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung, giấc mơ là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ, tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ, sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu tượng giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932-1945
- BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 PHAN THỊ HOÀNG YẾN - TÔN THẤT DỤNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh, qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung, giấc mơ là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ, tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ, sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức. Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, trong các tác phẩm của mình đã chỉ ra giấc mơ như một cổ mẫu qua những biểu hiện khác nhau: Giấc mơ – sự lặp lại của những kí ức, ám ảnh đời thường, giấc mơ – sự mở rộng không gian sống, giấc mơ – sự dự cảm, linh ứng với tương lai và giấc mơ – sự trỗi dậy của những ẩn ức kìm nén. Tìm về với những giấc mơ, con người chìm đắm trong vùng không gian và thời gian tâm thức - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại của những đau đáu nghệ thuật. Từ khóa: Mẫu gốc, biểu tượng giấc mơ, chiêm mộng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giấc mơ chứa đựng những biểu tượng đầy sức ám gợi, và đến lượt mình, bản thân giấc mơ cũng là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình về với thuở nguyên sơ của loài người, trở về với thế giới biểu tượng “mãi mãi gợi cảm đến cái bất tận”, tìm về với sự “ngơi nghỉ, sự an toàn” và “sự tái sinh”, là “cõi ẩn náu vĩ đại của loài người, đó chính là Mẹ vĩ đại”, tìm về với những trầm tích văn hóa dân gian ẩn sau từng con chữ, và sau nhiều mệt mỏi, va vấp, khi hiện thực không thể khỏa lấp niềm khao khát thì con người tìm sự bù đắp trong mộng, lắng mình trong những giấc mơ đẹp đẽ, tìm về với chính bản thân mình, hay chính là tìm về với thế giới Mẫu gốc qua cây cầu văn chương. Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh, hóa thân trong tác phẩm văn học thành văn nhiều thế kỉ, cho đến nay, biểu tượng giấc mơ đã có một hành trình rất dài cùng nhân loại. Có thể nói, trải nghiệm về giấc mơ là một trong những trải nghiệm đầu tiên của người nguyên thủy. Trải nghiệm ấy gắn với ý niệm về “linh hồn” và sự tách biệt của linh hồn trong lúc ngủ. 2. GIẤC MƠ, CHIÊM MỘNG Giấc mơ được hiểu là chiêm mộng - theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu vào trong tâm khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta” [1, tr. 165]. Giấc mơ chính là bản thể của vô thức. Nếu như các biểu tượng khác hoạt động độc lập thì biểu tượng giấc mơ là một biểu tượng vô cùng phức tạp không phải chỉ vì nó gắn với vùng tiềm thức, vô thức mà con người khó nắm bắt được, mà còn là vì để cắt nghĩa giải thích giấc mơ, người ta phài thông qua các biểu tượng khác - các biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ, vẫy gọi những hướng tiếp cận khác nhau. Tựa như sợi dây gắn kết con người ở các nền văn hóa khác nhau, giấc mơ đã tồn tại và không ngừng tái sinh cùng thời gian. Theo đó, quá khứ xa xăm của dân tộc và nhân loại, thế giới nguyên khởi và tinh mật của vũ trụ, vạn vật rộng cánh ùa về. Thông qua những chiêm mộng, mơ tưởng phần nào khai lộ thế giới vô thức đầy uẩn khúc, trắc trở trong tâm hồn nhân vật, từ Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 332-336
- BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 333 đó tái hiện bộ mặt tinh thần của con người. Giấc mơ cũng chính là một cách thức đặc biệt để nhà văn vừa phản ánh hiện thực đời sống, vừa đào sâu mở rộng chiều kích của chính hiện thực đó. “Đi tới tận cùng của cái vô thức, cùng với nhà thơ, hãy tìm thấy lại những giấc mơ nguyên thủy” (G. Bachelard). 3. GIẤC MƠ NHƯ MỘT CỔ MẪU Nếu như trong văn học dân gian và văn học cổ, giấc mơ thường mang chức năng điềm báo, hoặc màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng,… thì đến văn học hiện đại, giấc mơ trở thành một phần của đời sống tâm linh con người, nó hé lộ trạng huống hiện sinh, phản chiếu ảo ảnh của chính con người. Tìm hiểu tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy giấc mơ như một ám ảnh nghệ thuật, nó trở đi trở lại trên trang viết. Ở đó giấc mơ được sử dụng như một phương thức để khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Thế giới giấc mơ là thế giới mở tuyệt đối, là thế giới mà mọi ước thúc tâm lý đều bị gạt bỏ, nhường chỗ cho những suy tư, trăn trở, những khát vọng, ẩn ức tự do bộc lộ. 3.1. Giấc mơ - sự lặp lại của những kí ức, ám ảnh đời thường Đi ra từ hiện thực, diễn tiến trong sự bất định của tâm trí và kết thúc trong sự chiêm nghiệm của con người, giấc mơ mang trong nó cả cõi thực lẫn cõi mộng. Tìm kiếm con người bên trong con người, tìm kiếm những sự thật tiềm ẩn đằng sau sự thật chính thức, giấc mơ đã nói thật hồn nhiên những góc khuất tâm hồn con người. Giấc mơ thực chất cũng là một thứ ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức, bởi đó là nơi ghi lại những ảm ảnh, những cảm xúc của nhân vật. Giấc mơ của con người có khi cũng là kết quả của niềm khao khát, mong mỏi chảy bỏng đến tận cùng của nhân vật. Sống ở thực tại, một thực tại với quá nhiều xô bồ, hỗn tạp, Hồng (Những ngày thơ ấu) thường hay mơ. Trong những giấc mơ bất chợt mà dai dẳng ấy luôn có bóng hình Thu, người con gái có sức mạnh cứu vớt tâm hồn em, “dưới ánh trăng bàng bạc bỗng hiện ra một bóng người mảnh dẻ, nhẹ bước trên bóng những cành lá soan tây mờ mờ xao động suốt dải đường nhựa lấp loáng… Tôi và cô bé có một da thịt ấm áp và những tiếng nói âu yếm thơm tho kia đầu tựa vai nhau, im lặng trong con mắt nhìn thẫn thờ như xót thương, như san sẻ, như chia đắp cho nhau…” [3, tr. 280]. Thiếu vắng tình thương, Hồng tìm thấy cái gọi là tình người trong những giấc mơ. Ở với bà nội ghẻ lạnh, bà cô độc ác, thiếu ăn thiếu mặc, cái rét thấm vào da thịt khiến Hồng càng tê buốt về cả thể xác lẫn tinh thần, chỉ khi chìm vào giấc mơ em mới thôi không nghĩ đến cảnh đời đày đọa. Những giấc mơ của Hồng cứ mờ tỏ nhưng cái khao khát một chốn bình yên như trong cõi hư vô mộng ảo lại thật hiện hữu. Trong thế giới nội tâm của Hồng, sau những bấn loạn của cuộc mưu sinh là những khoảng lặng đầy khao khát. Vũ Trọng Phụng đặt cả làng Quỳnh Thôn vào giấc mộng khủng khiếp “cả làng đều nằm mê thấy toàn những ngục tù, hình phạt” [4, tr. 431]. Có những điều nó ám ảnh nhân vật hàng ngày rồi đi cả vào trong giấc mơ, không chỉ tồn tại trong ý thức của con người mà còn xuất hiện cả trong vô thức của con người. Kiện cáo, nay quan đòi mai quan hỏi trở thành nỗi sợ hãi thường trực trong tâm trí người làng. Xã hội Việt Nam những năm 1932 - 1945 đầy biến động, hỉ nộ ái ố xen lẫn, pha tạp tác động rất lớn đến những người dân thấp cổ bé họng. “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa người nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại” [5, tr. 83]. 3.2. Giấc mơ - sự mở rộng không gian sống Trong Những ngày thơ ấu, đó là giấc mơ “nhẹ nhàng và man mác như khói thổi cơm chiều lặng xuống… Biết bao nhiêu cảm giác, bao nhiêu ý hướng đằm thắm và say sưa đã rung động và
- 334 PHAN THỊ HOÀNG YẾN – TÔN THẤT DỤNG mơn man cõi lòng tôi,… hai đứa trẻ sắp sống một cuộc đời phiêu lưu giữa rừng núi sâu thẳm theo sự tưởng tượng ngây ngô của chúng” [3, tr. 285], có rừng, cù lao, hang núi, có cả hùm beo, thú dữ. Chính trong cuộc sống ao tù nước đọng, con người càng cố vùng vẫy để thoát ra thì nó càng bám lấy, kéo xuống tận đáy ấy, Hồng đã tìm thấy trong giấc mơ của mình một không gian sống mới: chốn rừng thiêng, nơi chỉ có hai anh em Hồng, tuy có nguy hiểm vất vả nhưng hai anh em biết nương tựa nhau để sống, để chống chọi với thú dữ bằng thứ tình cảm cao thượng “là đàn ông, tôi phải biết hi sinh cho người bạn gái trôi dạt với mình” [3, tr. 286]. Là một không gian xa vời, rừng là biểu tượng cho khát vọng kiếm tìm cuộc sống, khát vọng vượt thoát ra khỏi cái đời thường nhàm tẻ, cũ mòn. Ý nghĩa biểu trưng này trở nên sáng tỏ khi đặt rừng trong tương quan đối lập với biểu tượng không gian tù đọng của ngôi nhà, căn buồng chật hẹp. Những giấc mơ tốt lành đó đã giúp Hồng vượt qua những tháng ngày cơ cực của tuổi thơ đầy nước mắt. 3.3. Giấc mơ - sự dự cảm, linh ứng với tương lai C. Jung cho rằng “Không nên quên rằng người ta chiêm mộng trước tiên và hầu như chỉ về mình và thông qua mình”. Bính trong Bỉ vỏ bị ám ảnh mãi bởi giấc mơ khủng khiếp“một người đàn bà trơ trọi ở nơi bán trôn nuôi miệng,… một xác chết thối rữa trên chiếc giường mọt gãy,… một cỗ áo quan mỏng manh đu đi đu lại dưới chiếc đòn gánh chạy cót két ra một bãi tha ma” [3, tr. 68]. Từ khi bị Tham Chung lừa, cuộc đời Bính gắn chặt với căn buồng chật hẹp, tăm tối nơi nhà mụ Tài sế cấu. Ám ảnh, khiếp sợ, cả tủi nhục, bao nhiêu đấy làm Bính thêm gầy mòn, héo hon, và trong những giấc mơ khủng khiếp Bính thấy cuộc đời mình chẳng đi về đâu, một cái chết không ai thương tiếc. Sau này cái chết kết liễu đời Ba Bay thường ám ảnh tâm trí Bính, lắm đêm ròng Bính không sao chợp mắt được, trông đâu cũng thấy xác Ba Bay rũ rượi trên vai Năm dưới bóng trăng nhợt nhạt. Cuộc đời Bính là chuỗi dài nước mắt trong những giấc mơ như dự báo, linh cảm về tương lai của những người chạy vỏ, những người bán trôn nuôi miệng - tương lai mịt mù như chính cuộc đời của họ, sống hôm nay không biết đến ngày mai. 3.4. Giấc mơ - sự trỗi dậy của những ẩn ức kìm nén Có khi giấc mơ vừa che đậy vừa hé lộ những ham muốn bản năng, những phần nhân bản nhất trong mỗi con người. Đúng như F. Gausen từng nói “chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta” [1, tr. 167]. Giấc mơ là nơi phóng chiếu những ẩn ức kìm nén của Năm Sài Gòn trong Bỉ vỏ,“hắn đương mơ màng trong một giấc mơ đỏ rực, hai tay hoa lưỡi dao nhọn đẫm máu người” [3, tr. 87]. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Năm lớn lên giữa những mánh lới, mưu mô nơi đầu đường xó chợ, Năm không biết sợ là gì. Là một tay anh chị gian ác, liều lĩnh với cái án tích kê chật một tờ giấy trong Sở Liêm Phóng, giết người không ghê tay, vào tù ra tội, dày dặn những lốt dao chém trên mặt, trên lưng, Năm mong ước được thể hiện uy quyền của mình bằng bạo lực, bằng chém giết. Trong giấc mơ của Năm, phần người đã lặn xuống để phần con trỗi dậy, hung dữ, táo tợn. Bản chất của văn học là hướng đến con người trong đó bao gồm con người tự nhiên và con người xã hội. Văn học truyền thống quá thiên về con người xã hội, con người “sắm vai” nên con người tự nhiên chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan. Nhìn nhận con người tự nhiên suy cho cùng là đưa con người trở về đúng bản chất của nó. 4. KẾT LUẬN Giấc mơ không phải chỉ là tạo cho tác phẩm sự phiêu linh mà nó còn chứa đựng những nhu cầu bức thiết khác. Đó là những ẩn dụ, ám dụ, mang tính tư tưởng. Giấc mơ bao giờ cũng ẩn chứa những ham muốn vô thức. Bao khao khát bản năng, yêu ghét thường tình,… không bộc lộ được bởi sự ngăn trở của văn hóa, của lẽ phải thông thường, của hữu thức. Nó bị đẩy
- BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 335 lùi vào tiềm thức, rồi vô thức và bị nhốt vào quên lãng. Nhưng rồi khi đêm đến, sự kiểm soát bị lơi lỏng, những dồn nén đó bung ra, thăng hoa thành giấc mơ, thành sáng tạo nghệ thuật. Bản thân motip giấc mơ không phải mới nhưng với tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945, nó được tái hiện dưới nhiều dạng thức và được sử dụng như một hình tượng khá độc đáo. Một mặt, hình tượng ấy là sự tiếp nối nguồn mạch cảm hứng văn học dân gian, văn học cổ trung đại; mặt khác nó thấm đượm cảm quan hiện đại. Giấc mơ mang theo hơi thở, nhịp sống của con người, những giằng xé âm thầm, những chua chát đắng cay, những góc khuất tăm tối của cuộc đời cứ thế hiện ra, sắc lẹm. Những giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã phần nào khai lộ thế giới vô thức đầy uẩn khúc, trắc trở trong tâm hồn nhân vật, từ đó tái hiện bộ mặt tinh thần của con người. Giấc mơ cũng chính là một cách thức đặc biệt để nhà văn vừa phản ánh hiện thực đời sống, vừa đào sâu mở rộng chiều kích của chính hiện thực đó. Và một lần nữa, giấc mơ quay trở lại bắc nhịp cầu kết nối đời sống tâm linh con người với con người, mặc cho sự cách biệt về thời đại. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình vào khu rừng Mẫu gốc làm nên một cuộc hội ngộ “gặp hôm nay nhưng hẹn tự ngàn xưa” trên các trang viết. Với ý nghĩa “các mẫu gốc chỉ bắt đầu sống lại khi người ta nỗ lực và kiên trì phát hiện tại sao và làm thế nào chúng có một ý nghĩa đối với từng sinh thể như vậy” [2, tr. 165] bản thân đã vận dụng lý thuyết Mẫu gốc của C. Jung giúp phát hiện được nhiều vẻ đẹp độc đáo vô song nương mình trong tác phẩm. Nhưng bề rộng và bề sâu của nó dường như vượt ra ngoài giới hạn cho mọi sự lý giải. Giấc mơ vì thế mãi là một thế giới vô tận vẫy gọi những hành trình khám phá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jean Chevalier (và Alain Gheerbrant), (Nhóm tác giả dịch) (2002) Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. [2] Nhiều tác giả (2009). Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức, NXB Thế giới, Hà Nội. [3] Nguyên Hồng (2001). Những ngày thơ ấu - Bỉ vỏ, NXB Văn hóa thông tin. [4] Vũ Trọng Phụng (1997). Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội. [5] Đỗ Lai Thúy (biên soạn và giới thiệu) (2004). Phân tâm học và văn học nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Title: THE DREAM SYMBOL IN THE VIETNAMESE REALISTIC NOVEL BETWEEN 1932 AND 1945 Abstract: Dream itself is an obsession and it becomes more mystical in literature. According to Jung's theory, the dream is an archetype, linking the spiritual lives from generation to generation. Novels of Vietnamese Realistic between 1932 and 1945 made a journey that immersed people in dreams, found a very important source in aid of exploring unconscious contents- dreams, a direct product of the unconscious activity. Vu Trong Phung and Nguyen Hong pointed out the dream is an archetype expressed by different manifestations in their work: the dream - the repetition of memories, the obsession of the daily life; the dream - the expansion of the living space; the dream - the presage of the future and the dream - the rise of hidden memories. Looking back at dreams, people are immersed in the conscious where the unanswered questions of the art have been posed but never closed. Key words: archetype, dream symbols PHAN THỊ HOÀNG YẾN Học viên Cao học, chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, ĐT: 0122 550 4729, Email: hoangyen.sp2010@gmail.com TS. TÔN THẤT DỤNG, ĐT: 0914 020 651, Email: dungsuphamhue@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Con người Nhật Bản cô đơn trong một số tiểu thuyết của Haruki Murakami
8 p | 118 | 10
-
Kiểu loại không gian nghệ thuật đặc trưng trong các phương thức dự báo (khảo sát trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam)
10 p | 58 | 4
-
Thủ pháp giấc mơ trong tiểu thuyết màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy
11 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn