intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu tượng người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của Colum McCann

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland – Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó là con người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nên những điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nối yêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rất thành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu tượng người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của Colum McCann

BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐI DÂY”<br /> CỦA COLUM MCCANN<br /> LÊ VĂN HÒA - THÁI PHAN VÀNG ANH<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland –<br /> Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó là<br /> con người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nên<br /> những điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nối<br /> yêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rất<br /> thành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể.<br /> Từ khóa: người đi dây, biểu tượng, tự sự đa chủ thể<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1.1. Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học trước hết mang đặc trưng hình tượng –<br /> gián tiếp. Bất cứ nghệ sĩ nào khi sáng tác văn chương cũng hướng đến kiến tạo những<br /> biểu tượng để chuyển tải thông điệp thẩm mĩ trong tác phẩm của mình. Không có biểu<br /> tượng sẽ không có nghệ thuật.<br /> Khái niệm biểu tượng thường được hiểu là “hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện<br /> xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang<br /> tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá<br /> khứ và tương lai” (Từ điển tâm lý học). Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải<br /> thích rằng: biểu tượng là “Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh<br /> của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm<br /> dứt” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Tuấn – Biểu tượng thơ Nguyễn Anh Nông).<br /> Từ điển biểu tượng định nghĩa: “Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm<br /> người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”.<br /> Tính chất đa nghĩa của biểu tượng được làm nên không chỉ từ góc độ sáng tạo mà còn từ<br /> góc độ tiếp nhận. Kiến tạo biểu tượng do đó trở thành xu hướng tất yếu của quá trình<br /> mã hóa thông tin trong các tác phẩm văn chương.<br /> 1.2. “Người đi dây” (Let the great world spin) của Colum McCann là tác phẩm đạt giải<br /> thưởng quốc gia dành cho tiểu thuyết năm 2009 và giải thưởng văn học quốc tế IMPAC<br /> Dublin năm 2011. Tiểu thuyết kể về câu chuyện một thanh niên biểu diễn trò đi dây giữa<br /> hai tòa tháp đôi trên độ cao tầng 110. Tất cả dân chúng Manhattan và những nơi khác trên<br /> nước Mĩ dõi theo anh. Họ hồi hộp và tham gia bàn luận. Người cho rằng anh giống như<br /> một thiên tài. Kẻ bảo anh chỉ là thằng điên đang coi thường mạng sống… Thông qua câu<br /> chuyện ấy, Colum McCann phơi bày những mảng hiện thực khác nhau của nước Mĩ thập<br /> niên 70 của thế kỉ XX, những cảnh đời khác biệt, riêng lẻ nhưng lại có sự gắn bó đến<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 63-69<br /> <br /> 64<br /> <br /> LÊ VĂN HÒA – THÁI PHAN VÀNG ANH<br /> <br /> không ngờ. Từ đó tác giả chuyển đến người đọc thông điệp đầy ý nghĩa: “Hãy vượt lên<br /> chính mình, hãy sống bằng nghị lực, niềm tin và sự kết nối yêu thương”.<br /> Hình tượng thể hiện tập trung bức thông điệp ấy chính là nhân vật người đi dây. Có thể<br /> nói, để kiến tạo biểu tượng này, nhà văn đã chọn phương thức trần thuật đầy hiệu quả:<br /> tự sự đa chủ thể.<br /> 2. NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY<br /> “Như là ngôn ngữ của cái bất tri giác, biểu tượng là “một sự so sánh kéo dài” (J.<br /> Lemaitre), là sự thể hiện gián tiếp một ý tưởng bằng một hình ảnh hay một câu chuyện có<br /> nội dung tương tự với ý tưởng ấy” (Lautréamon)… Đặc điểm chung nhất của mọi dạng<br /> thức biểu tượng là sự thông qua một hình ảnh cụ thể để biểu hiện một điều trừu tượng,<br /> “biểu hiện một cái gì khác căn cứ vào một tương ứng loại suy” (Agndré Lalande)” [1].<br /> Biểu tượng bao giờ cũng có tính ước lệ, tính đại diện và gợi liên tưởng. Chiều sâu tư<br /> tưởng của tác phẩm do đó một phần lớn được thể hiện qua các biểu tượng mà nhà văn xây<br /> dựng. Mỗi tác phẩm, mỗi nghệ sĩ sẽ có một hướng kiến tạo biểu tượng riêng, sao cho vừa<br /> dung chứa tốt nhất ý đồ nghệ thuật, lại vừa hấp dẫn người đọc, người xem.<br /> 2.1. Tái hiện một sự kiện có thật trong lịch sử<br /> Người đi dây trước hết được gợi lên từ một sự kiện có thật trong lịch sử. Đó là sự kiện<br /> nghệ sĩ người Pháp Philippe Petit đi dây giữa hai tòa tháp đôi ngày 7 tháng 8 năm 1974.<br /> Thông qua đó tác giả tạo sự liên tưởng rất khéo tới sự kiện khủng bố 11/9 ở Mĩ.<br /> Từ năm 18 tuổi, ông đã bắt đầu thu thập thông tin về tháp đôi và ấp ủ ước mơ thực hiện<br /> buổi đi dây nối giữa hai tòa tháp ấy. Sau sáu năm tìm kiếm tài liệu song song với quá<br /> trình tập luyện, buổi sáng mùa hè năm 1974, ông và nhóm bạn đã thực hiện kế hoạch<br /> mạo hiểm này. Trước đêm biểu diễn, họ đã bí mật đem vật dụng lẫn trong hàng hóa lên<br /> bằng thang máy. Họ đã sử dụng dây cung và một mũi tên gắn với một đoạn dây thừng<br /> để chăng cáp qua hai tòa nhà. Và rồi sáng hôm sau, buổi biểu diễn 45 phút của ông đã<br /> thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng và cả nhà chức trách. Họ không chỉ thuyết<br /> phục ông mà còn đe dọa dùng trực thăng tiếp cận buộc ông phải dừng cuộc biểu diễn.<br /> Sự kiện đi dây của Philippe Petit đã đi vào điện ảnh. Bởi đó không đơn thuần là một trò<br /> mạo hiểm mà còn là hành động kì vĩ của con người. Cảm hứng ấy cũng đã miên man<br /> chảy trong tiểu thuyết “Người đi dây” của Colum McCann.<br /> 2.2. Tự sự đa chủ thể<br /> 2.2.1. Tự sự đa chủ thể với việc xây dựng nhân vật trung tâm – người đi dây<br /> Nhân vật trung tâm là nhân vật “xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa.<br /> Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của<br /> tác phẩm”. Bởi tầm quan trọng ấy, nhân vật trung tâm thường được khắc họa một cách<br /> đủ đầy, từ chi tiết, hình ảnh chân dung đến ngôn ngữ, hành động; từ suy nghĩ, tâm lí, ý<br /> thức đến mối quan hệ với môi trường xung quanh; từ điểm nhìn bên trong đến điểm<br /> nhìn bên ngoài; từ điểm nhìn của một chủ thể tự sự đến đa điểm nhìn trần thuật…<br /> <br /> BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐI DÂY”...<br /> <br /> 65<br /> <br /> Người đi dây trong tiểu thuyết chúng ta đang xem xét được xây dựng như một nhân vật<br /> trung tâm như thế.<br /> Trên cái nền sự kiện lịch sử, Colum McCann khắc họa nhân vật đi dây cho tác phẩm của<br /> mình. Ở câu chuyện thứ nhất, từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi 3, một ấn tượng<br /> mạnh bạt vào tri giác người đọc khi người kể chuyện giới thiệu về nhân vật một cách<br /> khá mơ hồ: “Anh ta đứng ở rìa tòa nhà, thân hình tối sẫm tương phản trên nền xám của<br /> buổi sáng. Một thợ lau chùi cửa sổ chăng. Hay công nhân xây dựng. Hay nghệ sĩ nhào<br /> lộn?” [6, tr. 5].<br /> Cảm thức mơ hồ ấy thả người đọc vào những liên tưởng khác nhau; để hồi hộp dõi theo<br /> câu chuyện, cũng là dõi theo từng động tác của anh ta, hòa vào điểm nhìn của trăm ngàn<br /> dân chúng Manhattan trong buổi sáng mùa hè hôm ấy. Mặc công việc, mặc thời gian.<br /> Chỉ còn lại cái ngước nhìn sững lặng! Sự hoài nghi, phán đoán về anh ta chỉ được người<br /> kể chuyện tường minh hóa ở phần cuối câu chuyện thứ nhất, khi “người đàn ông đã<br /> đứng thẳng lên, tay cầm một thanh dài và mỏng, đưa đẩy nhẹ, lượng sức nặng của nó,<br /> thử nâng nó giữa không trung…” [6, tr. 13]; và “Không khí đột nhiên ngập tràn thông<br /> cảm. Người đàn ông phía trên là một thông điệp mà họ chừng như đã biết, mặc dù trước<br /> đây chưa từng nghe qua” [6, tr. 13].<br /> Nếu như ở phần đầu này, người kể chuyện đứng từ điểm nhìn bên ngoài để kể về người<br /> đi dây thì ở phần “Hãy để thế giới trượt mãi đi” điểm nhìn của người kể chuyện đã bắt<br /> đầu hành trình dịch chuyển vào trong nhân vật. Bên cạnh những câu kể mang tính chất<br /> khách quan về công việc luyện tập của “gã” như “Gã đi tới giữa sợi dây, chỗ thách thức<br /> nhất. Gã tập nhảy lò cò, chuyển từ chân nọ sang chân kia. Gã cầm một cái sào nặng giúp<br /> giữ thăng bằng…” [6, tr. 271], “Khoảnh khắc yêu thích của gã là chạy dọc sợi dây mà<br /> không cần đến sào thăng bằng…” [6, tr. 271]; kể về công việc chuẩn bị cho buổi đi dây<br /> giữa hai tòa tháp đôi như “Gã bàn bạc kế hoạch với những người bạn. Họ sẽ phải lẻn<br /> vào tòa tháp kia, đặt những trụ đỡ vào đúng chỗ…” [6, tr. 280] là những câu văn xuất<br /> phát từ chính điểm nhìn của nhân vật. Ở những câu văn ấy, người kể chuyện men theo<br /> tâm trạng, suy nghĩ của người đi dây. Ví như: “Chỉ đến khi trở lại căn nhà gỗ, gã mới<br /> nghĩ ra cây sào trong tay gã chính là một cột thu lôi…” [6, tr. 272], “Gã cảm thấy vô<br /> cùng thoải mái, dù cho lũ chuột cào lên ván sàn loạt soạt” [6, tr. 272], “Gã tự hỏi chúng<br /> đã nhìn gì và cảm nhận ra sao về cảnh trước mắt” [6, tr. 272], “Gã băn khoăn không biết<br /> liệu chúng có đến và cọ mình lên những cọc gỗ khổng lồ mà gã đã đóng xuống đất làm<br /> trụ…” [6, tr. 273]. Một đặc điểm dễ nhận thấy là nhà văn sử dụng khá nhiều từ ngữ<br /> mang tính chất độc thoại khi kể về nhân vật. Dấu hiệu ấy cho thấy rõ nhất sự dịch<br /> chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện ngôi ba vào nhân vật này. Vậy là với mảnh ghép<br /> thứ hai, với người kể chuyện thứ hai, câu chuyện về người đi dây hoàn thiện thêm một<br /> bước với hành trình luyện tập, công tác chuẩn bị cho buổi biểu diễn, và đặc biệt hơn,<br /> người kể chuyện đã dần khám phá phần nội tâm nhân vật.<br /> Bản thể người đi dây tiếp tục được phơi bày trong mảnh ghép thứ ba: Trên nhịp đường<br /> rầy tiến bộ. Người kể chuyện phác họa thêm một đặc điểm của anh ta: nhanh nhẹn, trí<br /> nhớ tốt và được nhiều người ngưỡng mộ, nhất là phụ nữ. Đồng thời kể tiếp về buổi biểu<br /> <br /> 66<br /> <br /> LÊ VĂN HÒA – THÁI PHAN VÀNG ANH<br /> <br /> diễn của anh ta. Tuy nhiên, người kể chuyện dường như tập trung nhiều vào suy nghĩ và<br /> tâm trạng của nhân vật. Vẫn là lối kể nhằm lột tả anh ta nghĩ gì. Có thể nói, nhờ những<br /> câu văn đặc tả suy nghĩ và tâm trạng này, ý nghĩa biểu tượng người đi dây sáng rõ hơn.<br /> Thì ra, có những điều kì diệu được làm nên từ khoảnh khắc “đánh mất mình”, phút giây<br /> không cảm thấy mình là sự đốn ngộ và tận cùng trải nghiệm.<br /> 2.2.2. Tự sự đa chủ thể với những đánh giá đa chiều<br /> Tính đa thanh, phức điệu là một đặc điểm tiêu biểu của văn học hiện đại và hậu hiện<br /> đại. Theo Bakhtin, một tác phẩm có tính đa thanh phức điệu là một tác phẩm “tồn tại<br /> không hòa đồng nhiều tiếng nói và ý thức độc lập, bình quyền, đầy đủ giá trị, nơi tiếng<br /> nói của nhân vật bình đẳng với tiếng nói tác giả, tác giả không chỉ nói về nhân vật mà<br /> còn nói với nhân vật, quan hệ đối thoại với nhân vật” [2, tr. 12]. Ông ví văn bản tiểu<br /> thuyết giống như bản tổng phổ một tác phẩm giao hưởng, “ở đấy có rất nhiều bè, nhiều<br /> bộ với những cách đi bè, phối khí phức tạp” [2, tr. 21].<br /> Ở tác phẩm này, chúng ta thấy tự sự đa chủ thể không chỉ giúp khắc họa thành công<br /> nhân vật mà còn giúp nhà văn đưa ra những nhận định khác nhau, thậm chí trái chiều từ<br /> những chủ thể và điểm nhìn khác biệt. Tính chất đa thanh, phức điệu của tác phẩm một<br /> phần làm nên từ đó.<br /> Đám đông Manhattan trong khoảnh khắc hồi hộp, hứng khởi đã phát lộ nhiều quan điểm<br /> trước hiện tượng anh chàng chăng mình giữa không trung trên chiếc dây nối liền hai tòa<br /> tháp. Nhiều người cùng chung một niềm cảm thán: “Trời đất ơi, chuyện gì thế này” hay<br /> “Lạy Chúa tôi” [6, tr. 8]. Ai đó thiếu kiên nhẫn tỏ ra khó chịu, “cố gào lên giọng để nó<br /> vang xa: Nhảy mẹ nó đi, thằng kia!” [6, tr. 11]. “Những người muốn anh ta ở nguyên<br /> đó, dính lấy sợi dây, ở đó thôi chứ đừng xa hơn – cảm thấy kinh tởm những lời gào thét<br /> ấy: họ muốn người đàn ông an toàn quay trở vào trong vòng tay của cảnh sát chứ không<br /> phải bầu trời” [6, tr. 12]. Và hiệu ứng trái chiều quả thật vô cùng rõ nét:<br /> “Nhảy đi, mẹ kiếp!<br /> Đừng nhảy!” [6, tr. 12]<br /> Với điểm nhìn của nhân vật Tillie – một cô gái điếm chấp nhận nhận tội thay con để<br /> cháu mình có mẹ thì hình tượng người đi dây chẳng có ý nghĩa gì trong hoàn cảnh hiện<br /> tại của bà. Bởi đơn giản “những đứa trẻ có ý nghĩa hơn nhiều so với chiếc vòng đeo<br /> khóa, hơn cả cú nhào lộn trên không trung” [6, tr. 116].<br /> Với điểm nhìn của Claire – một bà mẹ mất con trong chiến tranh ở Việt Nam, đang rất<br /> mong muốn được kể về con mình trong buổi họp mặt bè bạn, không muốn mọi người vì<br /> chú ý vào người đi dây mà lãng quên con mình - thì người đi dây chẳng qua là sự dại<br /> dột đánh cược với mạng sống của mình: “Cuối cùng cũng đến thế. Thật trắng trợn với<br /> cơ thể mình. Khiến nó trở nên rẻ mạt. Trò xiếc rối… Sao anh ta lại dám làm vậy với<br /> chính cơ thể của mình chứ? Vứt mạng sống chính mình vào mặt mọi người? Khiến cái<br /> chết của con trai bà trở nên tầm thường?” [6, tr. 196].<br /> <br /> BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐI DÂY”...<br /> <br /> 67<br /> <br /> Với Solomon – vị thẩm phán quyền uy, bỏ lỡ màn trình diễn đi dây ngoạn mục – thì “anh<br /> ta đang dùng chính cơ thể mình để đưa ra một tuyên ngôn” [6, tr. 419]. Ông cho rằng<br /> người đi dây ấy là một thiên tài, “một tượng đài trong chính bản thân anh ta. Anh ta tự<br /> biến mình thành tượng đài, không những thế còn là tượng đài hoàn hảo cho New York<br /> hoàn hảo…” [6, tr. 418]. Chính Solomon là người giải mã bí mật cuối cùng về người đi<br /> dây. Qua câu chuyện về người đi dây và những câu chuyện cá nhân khác, người kể<br /> chuyện đã cho người đọc biết về cuộc sống, tài năng và màn trình diễn đi dây của anh ta.<br /> Nhưng có một điều, vì sao anh ta có thể chăng một sợi dây gần trăm kí giữa hai tòa tháp<br /> thì không ai lí giải. Quyền uy giải mã ấy được trao cho người hết sức ngưỡng mộ anh, kể<br /> về anh bằng cái niềm say sưa khó tả, cũng là người nghĩ ra hình thức phạt anh vô cùng<br /> độc đáo: mười xu cho mỗi tầng, và phải biểu diễn một buổi đi dây khác. Có thể nói, nhờ<br /> những bộc bạch của Solomon, câu chuyện về người đi dây hoàn kết trên thực tế. “Anh ta<br /> khai tất tật quy trình! Đầu tiên một tay trong nhóm bắn một dây câu qua. Bằng cung tên.<br /> Mà gió như thế. Nhắm đúng góc. Trúng ngay bờ tường. Rồi họ tuồn những sợi dây qua<br /> dần cho đến khi bó dây chịu được sức nặng” [6, tr. 539].<br /> 3. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY<br /> Trước khi trở thành một bộ phận của bản thể tác phẩm văn học, biểu tượng hiện đã hiện<br /> hữu trong đời sống con người, như là kết quả tất yếu của quá trình tư duy. Tuy vậy, từ<br /> hình tượng đến biểu tượng là một quá trình khái quát hóa cao độ hàm lượng giá trị tư<br /> tưởng và tính biểu tượng trong bản thân hình tượng đó. Việc kiến tạo và sử dụng biểu<br /> tượng vì thế tất yếu nhằm để tôn giá trị của ý tưởng bằng sức mạnh của hình ảnh. Như<br /> mọi biểu tượng khác, người đi dây hàm chứa ý nghĩa bề sâu của tác phẩm và ý nghĩa ấy<br /> ít hay nhiều tùy thuộc phần lớn vào vai trò tiếp nhận của độc giả.<br /> Biểu tượng này đặt cạnh biểu tượng tháp đôi – hình ảnh tượng trưng cho tài năng, trí<br /> tuệ, sự giàu có và phát triển của nước Mỹ. Đối với riêng người đi dây, tháp đôi là sự<br /> ngưỡng mộ nhưng cũng là thách thức. Anh muốn chinh phục nó, song để làm được điều<br /> đó quả thật chẳng dễ dàng.<br /> Đi dây là một việc làm mạo hiểm, thậm chí có thể là phạm pháp. Để làm được điều đó<br /> không chỉ cần có tài năng, mà đôi khi còn cần bản lĩnh vượt lên chính bản thân mình.<br /> Đó không chỉ là hành trình chinh phục mà còn là hành trình kết nối lẫn nhau. Nhưng<br /> thực tế là giữa bon chen của cuộc sống đời thường New York buổi giao thời, biết bao<br /> con người vẫn đi dây. Có những người đi dây bằng khát vọng và sự dấn thân như<br /> Corrigan, Carian, Sam Perter, Solomon và nó. Có những người đi dây bằng tình yêu<br /> thương và nỗi đau hậu chiến như Claire, Gloria, Adelita. Lại có những người đi dây<br /> bằng nỗi đau trụy lạc như mẹ con Jazzlyn, Lara. Vậy là tất cả đã, đang và vẫn sẽ đi dây.<br /> Sợi dây thử thách cũng là sợi dây quấn bện mỗi cuộc đời bên những cuộc đời.<br /> Không đơn thuần là một hình tượng nhân vật, người đi dây trở thành biểu tượng cho con<br /> người giữa cuộc đời này. Chúng ta đang đi dây, và đang rất cần phải giữ thăng bằng, rất<br /> cần được giúp đỡ để giữ thăng bằng. Có người thành công để tìm ra hạnh phúc, cũng có<br /> người thất bại và rơi xuống đáy vực sâu. Đi dây – một trò xiếc của cuộc đời, một hành<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2