intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bìu to và có “ba hột”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bậc cha mẹ khi đưa bệnh nhi tới bệnh viện khám với sự căng thẳng và lo lắng vì bìu của con mình bị to, căng hoặc nắn có "ba hòn cà". Ðây là bệnh gì, có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới tương lai sau này không và chữa trị như thế nào? Nhiều bậc cha mẹ khi đưa bệnh nhi tới bệnh viện khám với sự căng thẳng và lo lắng vì bìu của con mình bị to, căng hoặc nắn có "ba hòn cà". Ðây là bệnh gì, có nguy hiểm không, có ảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bìu to và có “ba hột”

  1. Bìu to và có “ba hột” Nhiều bậc cha mẹ khi đưa bệnh nhi tới bệnh viện khám với sự căng thẳng và lo lắng vì bìu của con mình bị to, căng hoặc nắn có "ba hòn cà". Ðây là bệnh gì, có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới tương lai sau này không và chữa trị như thế nào? Nhiều bậc cha mẹ khi đưa bệnh nhi tới bệnh viện khám với sự căng thẳng và lo lắng vì bìu của con mình bị to, căng hoặc nắn có "ba hòn cà". Ðây là bệnh gì, có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới tương lai sau này không và chữa trị như thế nào? Xin được trả lời những băn khoăn của các bậc phụ huynh: Ðây là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ trai, dễ chữa và sẽ hoàn toàn bình thường về hình thể cũng như chức năng của bộ phận sinh dục sau mổ. Nắn có "ba hòn cà" là bệnh nang thừng tinh.
  2. Một hoặc hai bên bìu to căng mọng như túi nước là bệnh tràn dịch màng tinh hoàn. Cả hai bệnh lý trên là do còn tồn tại ống phúc tinh mạc và có sự tích tụ một lượng dịch bất thường ở phần ống phúc tinh mạc đó. Ngay sau đẻ, khoảng 60-80% trẻ sơ sinh và 100% trẻ sơ sinh thiếu tháng vẫn còn ống phúc tinh mạc, nhưng ống này sẽ tự bịt kín dần và cuối năm đầu bịt kín 60% các trường hợp. Tuy nhiên khi ống không bịt kín cũng có thể không gây bệnh lý. Vậy phát hiện bệnh như thế nào và khi nào mới điều trị? Cách khám và xác định bệnh Nang thừng tinh (trẻ được đưa đi khám vì "có ba tinh hoàn"). Khi khám phát hiện có một khối tròn, căng, trơn, nhẵn, di động, không đau nằm ở cạnh phía trên tinh hoàn. Khối này có thể thay đổi thể tích nhưng không mất đi lúc khám. Khối này có thể nhìn rõ được, vẫn nắn tách riêng được tinh hoàn và mào tinh khỏi khối u nang trên. Siêu âm có khối loãng âm ở cạnh phía trên tinh hoàn - mào tinh.
  3. Tràn dịch màng tinh hoàn: Thể bệnh hay gặp, chiếm 90% các trường hợp, ống phúc tinh mạc gần như bịt kín, thông với ổ bụng về mặt vi thể. Biểu hiện của bệnh lý là: bìu căng, mất các nếp nhăn; ít thay đổi kích thước khi nằm nghiêng cũng như chạy nhảy, ho, khóc; khi nắn bóp vào bìu, bìu không thu nhỏ lại; không kẹp được màng tinh; không sờ nắn thấy tinh hoàn và mào tinh; dùng đèn chiếu ngược vào bìu thấy có dịch. Ðiều trị bệnh Với bệnh tràn dịch màng tinh hoàn, nang thừng tinh mổ khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Trừ trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn có kết hợp thoát vị bẹn hoặc ở thể rất to dưới phúc mạc thì mổ sớm. Cần phân biệt với bệnh thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn cần được mổ sớm ngay sau khi có chẩn đoán. Kỹ thuật mổ: với đường mổ nhỏ ở nếp dưới bụng, thẩm mỹ đẹp, thời gian điều trị 1-2 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2