Bối cảnh xã hội Việt Nam và Phong trào Đông Du<br />
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng<br />
Luân Đôn<br />
<br />
<br />
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam bắt đầu có<br />
những sự thay đổi. Tại các thành thị xuất hiện một lớp<br />
doanh nhân mới.<br />
Tại Hà Nội có những cửa hàng lớn như Đồng Lợi<br />
tế, Hồng tân hưng và những công ty hùn vốn như Quảng<br />
Hưng Long, Đồng Thành Hưng; tại Nghệ An có Triêu<br />
dương thương quán; tại Quảng Nam có Quảng Nam hiệp<br />
thương công ty; tại Phan Thiết có công ty Liên Thành; tại<br />
Sài Gòn và Cần Thơ có Nam Đồng hương, Minh Tân công Lộ trình Đông Du của các<br />
nghệ xã... Những công ty và cửa hàng này phần lớn là do nhân vật ái quốc hồi đầu thế<br />
những nhà nho cấp tiến, chịu ảnh hưởng của trào lưu mới kỷ 20<br />
do thu nhập những tư tưởng mới của Âu Tây qua sách báo<br />
Trung Quốc đăng tải. Họ thường thường là bán đồ nội hóa, nông lâm thổ sản cùng sản<br />
xuất những đồ công nghệ cổ truyền như làm nước mắm, làm mũ, dệt vải, làm đồ sơn cùng<br />
những hoạt động tiểu công nghệ khác.<br />
Các năm 1906-1908 chính là cao trào của phong trào đổi mới cấp tiến này vậy.<br />
Tại miền Nam, Gilbert Chiếu thành lập nhiều khách sạn tại Sài Gòn và Mỹ Tho “đóng vai<br />
trò liên lạc và cung cấp các bài văn chống thực dân Pháp” tại Quảng Nam, Nguyễn Hàm<br />
một trong những nhà sáng lập ra Duy Tân hội thành lập 72 cơ sở thương mại.<br />
Tại Phan Thiết, công ty Liên Thành dùng tiền lời sản xuất nước mắm để tài trợ<br />
cho một trường tư thục, trường Đức Thành, nơi các văn thơ cách mạng được giảng dậy.<br />
Và song song với những hoạt động kinh tế, các nhà Nho này còn chú trọng đến việc canh<br />
tân văn hóa xã hội.<br />
Duy Tân Hội ra đời<br />
<br />
Tháng tư năm 1904, Phan Bội Châu và một số nhà nho cấp<br />
tiến khác như Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân, Lê Võ, Tăng<br />
Bạt Hổ và khoảng 20 người khác thành lập Duy Tân hội,<br />
lấy một người trong hoàng tộc, hậu duệ của hoàng tử Cảnh<br />
là Cường Để làm hội chủ.<br />
Với cái tên “Duy Tân”, những nhà cách mạng này<br />
cho thấy họ muốn đưa cuộc đấu tranh chống Pháp vào một<br />
con đường mới không chỉ “Cần vương” mà thôi. Con Các Tân Thư của Khang<br />
đường mới này bao gồm cả việc thay đổi trong xã hội mà Hữu Vi và Lương Khải Siêu<br />
một trong những hoạt động nhằm vao việc đó là gởi người từ Trung Quốc đã tác động<br />
đi học tại nước ngoài. đến tư duy chính trị Việt<br />
Đầu năm 1905, lấy cớ về quê ăn Tết và thăm mộ Nam<br />
để đánh lừa tai mắt của Pháp, Phan Bội Châu và Tăng Bạt<br />
Hổ xuống tàu, giả làm thương khách qua Hương Cảng. Trên chiếc tầu này, ông đã chiêu<br />
mộ được Lý Tuệ, đầu bếp chính của con tầu trở thành một người giúp dỡ đắc lực. Trong<br />
1<br />
nhiều năm sau này, Lý Tuệ là người chính giữ việc liên lạc, chuyển tiền và thông tin giữa<br />
trong nước và nước ngoài, đưa các học sinh Việt Nam ra khỏi nước, cũng như là báo lại<br />
cho tổ chức biết những biện pháp đàn áp của Pháp tại những cảng mà con tầu của ông đến<br />
thăm.<br />
Tháng 8 năm 1905, Phan Bội Châu bí mật quay trở lại Việt Nam đưa Cường Để<br />
và nhóm học sinh Đông du đầu tiên gồm chín người ra khỏi nước. Trong khi đó, tại trong<br />
nước, những ủng hộ viên của Duy Tân hội đã vận động được sự hưởng ứng mạnh mẽ ở<br />
trong nước để tài trợ cho các học sinh du học.<br />
Cơ sở kinh tế cho Đông Du<br />
Ở Sài Gòn có Nam Đồng hương, ở Hà Nội có Đồng Lợi tế, ở Mỹ Tho có Minh<br />
Tân công nghệ xã, tất cả những cơ sở này đều là những nơi vừa lo tiền, vừa lo gởi các học<br />
sinh du học. Những người được gởi đi đều đưọc lựa chọn kỹ càng với tiêu chuẩn như đã<br />
được Phan Bội Châu đặt ra là “thông minh, chuyên cần, cứng rắn can đảm và có lòng yêu<br />
nước vững chắc”.<br />
Phần lớn những học sinh đầu tiên được gởi đi là con cháu của những nhà Cần<br />
Vương cũ, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh, mà chính<br />
ông biết rất rõ gia đình của họ.<br />
<br />
Nhưng với miền Nam là nơi tài trợ chính cho phong trào<br />
Đông Du, dần dà trên một nửa số học sinh sang Nhật du<br />
học là xuất phát từ miền Nam (trên 100 trong số 200<br />
người). Một phần lý do cho sự hưởng ứng mạnh mẽ của<br />
dân miền Nam này là thứ nhất ảnh hưởng của Cường Để<br />
vốn có rất nhiều người theo trong số những đại gia giầu có<br />
tại miền Nam. Báo Nhật Yomuiri Shinbun<br />
Thứ hai là nhờ vào những cố gắng của Gilbert thời nay viết về Phan Bội<br />
Chiếu (Trần Chánh Chiếu) chủ các tờ báo Nông Cổ Mín Châu<br />
Đàm và Lục Tỉnh Tân văn vốn là một trong những nhà trí<br />
thức có ảnh hưởng mạnh nhất tại miền Nam thời đó. Năm 1906, Gilbert Chiếu đã sang<br />
Hồng Kông và gặp Phan Bội Châu để bàn việc tổ chức và gởi các học sinh miền Nam và<br />
Công giáo sang Nhật.<br />
Phong trào Đông Du bắt đầu và kéo dài cho đến khi Nhật Bản thỏa hiệp với Pháp<br />
năm 1908 và bắt đầu trục xuất các sinh viên Việt Nam về.<br />
Nhiều người đã về nước dù chưa học xong, số còn lại hoặc chạy sang Trung<br />
Quốc hoặc giả danh là người Hoa để ở lại Nhật Bản. Tháng Ba 1909 chính cụ Phan Bội<br />
Châu cũng bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản.<br />
..........<br />
Trong các bài tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị phân tích của TS Lê<br />
Mạnh Hùng về xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX và Phong trào Đông Du.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />