intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn cho cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn cho cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus) được nghiên cứu nhằm bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn hỗn hợp và đánh giá sự cải thiện sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho loài cá được nuôi phổ biến này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn cho cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus)

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0060 BỔ SUNG AXIT AMIN METHIONINE VÀ LYSINE VÀO THỨC ĂN CHO CÁ TRÊ LAI (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus) Nguyễn Quang Huy1, Trần Thị Hữu Nghĩa1, Dương Thị Anh Đào1, Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Dương Nhật Vi1, Nguyễn Thị Hồng Trang1, Trần Thị Hà Linh1, Nguyễn Phúc Hưng1, Tóm tắt. Nguồn nguyên liệu thực vật sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản thường mất cân bằng và thiếu hụt axit amin thiết yếu, đặc biệt là methionine và lysine. Trong thực tế sản xuất thức ăn hỗn hợp được thương mại hóa trên thị trường, các nguyên liệu thực vật như khô đậu tương thường chiếm tỉ lệ cao trong các công thức thức ăn nhằm hạ giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến thức thức ăn hỗn hợp thiếu hụt axit amin thiết yếu, đặc biệt là methionine và lysine, so với nhu cầu của động vật thủy sản. Trong nghiên cứu này, hai khẩu phần được sử dụng, bao gồm: khẩu phần thí nghiệm là thức ăn thức ăn hỗn hợp được bổ sung methionine và lysine (MET+LYS); khẩu phần đối chứng là thức ăn thức ăn hỗn hợp không được bổ sung methionine và lysine (DC). Methionine và lysine được bổ sung vào thức ăn thức ăn hỗn hợp với tỉ lệ 5 g/kg cho mỗi loại axit amin. Cá trê lai có khối lượng cơ thể trung bình 100 ± 2,5 g/con được lựa chọn ngẫu nhiên và chuyển vào 4 bể nuôi có thể tích 500 L (6 con/bể) và cho ăn các khẩu phần thí nghiệm. Mỗi khẩu phần được thử nghiệm với hai lần lặp lại, tương ứng với hai bể thí nghiệm. Cá thí nghiệm được cho ăn không hạn chế, 2 lần/ngày (9:00 sáng và 16:00 chiều) và kéo dài trong 10 tuần. Kết quả cho thấy, thức ăn thức ăn hỗn hợp có thể thiếu hụt axit amin thiết yếu so với nhu cầu của cá trê lai. Việc bổ sung methionine (5 g/kg) và lysine (5 g/kg) vào thức ăn thức ăn hỗn hợp cải thiện rõ rệt cân nặng cuối kỳ, tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá. Tuy nhiên, bổ sung hai axit amin này vào thức ăn thức ăn hỗn hợp không ảnh hưởng đến chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc bổ sung axit amin thiết yếu vào thức ăn thức ăn hỗn hợp là cần thiết, nhằm cải thiện sức sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn, qua đó nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Từ khóa: Bổ sung, cá trê lai, lysine, methionine, thức ăn hỗn hợp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó, thức ăn là yếu tố quan trọng nhất (Goddard, 1996). Đối với thức ăn thủy sản, bột cá là nguyên liệu được sử dụng phổ biến và là nguồn cung cấp protein chính. Tuy nhiên, bột cá có giá thành cao và ngày càng khan hiếm, do đó nguyên liệu này thường được thay thế bằng các nguồn protein thực vật có giá thành rẻ hơn và nguồn cung cấp dồi dào hơn. Trong các nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá, khô đậu tương là nguyên liệu được sử dụng 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: hungnp@hnue.edu.vn
  2. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 551 phổ biến, do bã đậu tương có hàm lượng protein cao, giá thành hợp lí và nguồn cung dồi dào (Storebakken và cộng sự, 2000). Một trong những trở ngại khi sử dụng nguồn nguyên liệu thực vật để sản xuất thức ăn thủy sản là sự mất cân bằng và thiếu hụt axit amin thiết yếu. Trong các axit amin thiết yếu, methionine và lysine thường là hai axit amin có hàm lượng tương đối thấp trong các nguyên liệu thực vật, đặc biệt là các phụ phẩm từ hạt đậu tương (Kim và cộng sự, 2012; Lagos và Stein, 2017). Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc thay thế bột cá bằng khô đậu tương trong thức ăn làm giảm sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và xuất hiện các bất thường về giải phẫu và sinh lý của nhiều loài cá, bao gồm: cá rô phi Oreochromis niloticus (Pervin và cộng sự, 2020), cá trê Clarias gariepinus (Warith và cộng sự, 2020), cá chép Cyprinus carpio (Wang và cộng sự, 2009), cá cam sọc Seriola quinqueradiata (Nguyen và cộng sự, 2017), cá hồi vân Oncorhynchus mykiss (Romarheim và cộng sự, 2008), cá tráp Pagrus major (Takagi và cộng sự, 2002), cá nóc hổ Takifugu rubripes (Lim và cộng sự, 2011) và cá vược miệng rộng Micropterus salmoides (He và cộng sự, 2020). Ngược lại, khi thức ăn được sản xuất từ các nguyên liệu thực vật, đồng thời được bổ sung axit amin thiết yếu thì sức sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và các chỉ tiêu sinh lý của cá được cải thiện rõ rệt (Takagi và cộng sự, 2010; Han và cộng sự, 2014; Khaoian và cộng sự, 2014; Salze và Davis, 2015; Nguyen và cộng sự, 2020). Trong thực tế sản xuất thức ăn hỗn hợp được thương mại hóa trên thị trường, các nguyên liệu thực vật như khô đậu tương thường chiếm tỉ lệ cao trong các công thức thức ăn nhằm hạ giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến thức ăn thiếu hụt axit amin thiết yếu, đặc biệt là methionine và lysine, so với nhu cầu của động vật thủy sản. Do đó, việc bổ sung axit amin thiết yếu vào thức ăn hỗn hợp có thể nâng cao sức sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy sản, qua đó nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Cá trê lai (C. gariepinus x C. macrocephalus) là loài cá ăn tạp thiên về động vật và có phổ thức ăn khá rộng. Chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sức chống chịu bệnh tốt, thịt thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao (Bạch Thị Quỳnh Mai, 1999). Do có những ưu điểm vượt trội nên cá trê lai là một trong những đối tượng nuôi phổ biến ở nước ta, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho cá da trơn, bao gồm cả cá trê lai, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu được thực hiện nhằm bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn hỗn hợp và đánh giá sự cải thiện sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho loài cá được nuôi phổ biến này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thức ăn cho cá thí nghiệm Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn một loại thức ăn hỗn hợp phổ biến, đang lưu hành trên thị trường và được sử dụng cho nuôi cá da trơn (tên công ty sản xuất thức ăn không được cung cấp). Thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn bao bì được thể hiện trong Bảng 1. Trong nghiên cứu này, hai khẩu phần được sử dụng, bao gồm: khẩu phần thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp được bổ sung methionine và lysine (MET+LYS); khẩu phần đối chứng là thức ăn hỗn hợp không được bổ sung methionine và lysine (DC). Methionine và lysine được bổ sung vào thức ăn hỗn hợp với tỉ lệ 5 g/kg cho mỗi loại axit amin. Việc bổ sung methionine và lysine
  3. 552 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM được tiến hành như sau: 5 g methionine và 5 g lysine được hòa tan trong 100 ml nước cất, sau đó dung dịch này được trộn đều với 1 kg thức ăn hỗn hợp để hỗn hợp axit amin được hút đều vào các viên thức ăn. Khẩu phần DC là thức ăn hỗn hợp cũng được trộn đều với nước cất (100 ml/kg), nhưng không được bổ sung axit amin methionine và lysine. Các loại thức ăn thí nghiệm được bảo quản ở nhiệt độ - 20 ºC đến khi sử dụng. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Thành phần dinh dưỡng (%) Độ ẩm 11,0 Protein tổng số 30,0 Xơ tổng số 6,0 Canxi 1,5 Phốt pho tổng số 1,2 Lysine tổng số 1,4 Methionine + Cysteine 1,0 Lipid tổng số 5,0 Ethoxyquin (ppm) 150,0 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2880,0 2.2. Cá thí nghiệm và điều kiện nuôi Cá trê lai giống được cung cấp bởi cơ sở sản xuất giống, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thí nghiệm được tiến hành tại Khu Thí nghiệm Thủy Sinh vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cá trê lai có khối lượng cơ thể trung bình 100 ± 2,5 g/con được lựa chọn ngẫu nhiên và chuyển vào 4 bể nuôi có thể tích 500 L (6 con/bể) và cho ăn các khẩu phần thí nghiệm. Mỗi khẩu phần được thử nghiệm với hai lần lặp lại, tương ứng với hai bể thí nghiệm. Cá thí nghiệm được cho ăn không hạn chế, 2 lần/ngày (9:00 sáng và 16:00 chiều), kéo dài trong 10 tuần. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được ghi chép vào nhật ký thí nghiệm. Các bể thí nghiệm được cấp nước và sục khí liên tục. Trong thời gian nuôi, nhiệt độ của nước và nồng độ oxy hòa tan trong nước dao động tương ứng trong khoảng 26,8 - 29,3 ºC và 5,2 - 6,1 ppm. 2.3. Thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm và xử lý số liệu Kết thúc thí nghiệm, cá được nhịn đói 24 giờ trước khi lấy mẫu. Tất cả cá trong các bể thí nghiệm được cân để xác định khối lượng cơ thể cuối kỳ và đo chiều dài cơ thể cuối kỳ. Sau đó, 3 cá trong mỗi bể được giết mổ để thu mẫu gan và túi mật để xác định khối lượng, qua đó xác định chỉ số gan và chỉ số túi mật. Các công thức tính toán các chỉ tiêu thí nghiệm như sau: Tăng trọng (%) = 100 × [khối lượng trung bình cơ thể cuối kỳ (g/con) – khối lượng trung bình cơ thể đầu kỳ (g/con)]/khối lượng trung bình cơ thể đầu kỳ (g/con). Thức ăn thu nhận (% khối lượng cơ thể/ngày) = 100 × tổng lượng thức ăn thu nhận theo vật chất khô (g/bể)/[tổng khối lượng cơ thể đầu kỳ (g/bể) + tổng khối lượng cơ thể cuối kỳ (g/bể)]/2/tổng số ngày cho ăn.
  4. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 553 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn = tổng khối lượng thức ăn thu nhận theo vật chất khô (g/bể)/[tổng khối lượng cơ thể cuối kỳ (g/bể) – tổng khối lượng cơ thể đầu kỳ (g/bể)]. Chỉ số điều kiện = 100 × khối lượng cơ thể (g)/(chiều dài cơ thể, cm)3. Chỉ số gan = 100 × khối lượng gan (g)/khối lượng cơ thể (g). Chỉ số túi mật = 100 × khối lượng túi mật (g)/khối lượng cơ thể (g). Số liệu được phân tích phương sai một chiều (ANOVA). T-test được sử dụng để so sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình với mức ý nghĩa 0,05 bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sinh trưởng của cá thí nghiệm Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cá thí nghiệm thông qua khối lượng cơ thể cuối kỳ (Hình 1) và tăng trọng cơ thể (Hình 2). 500 b Khối lượng cơ thể cuối kỳ a 400 (g/con) 300 200 100 0 DC MET + LYS Khẩu phần Hình 1. Khối lượng cơ thể cuối kỳ của cá thí nghiệm Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các cột với các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) 400 350 b a 300 Tăng trọng (%) 250 200 150 100 50 0 DC MET + LYS Khẩu phần Hình 2. Tăng trọng của cá thí nghiệm Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các cột với các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05)
  5. 554 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Kết quả cho thấy, sau 10 tuần nuôi, khối lượng cơ thể của cá ăn khẩu phần được bổ sung methionine và lysine (MET+LYS) cao hơn rõ rệt so với cá ăn khẩu phần DC (P < 0,05). Tương tự, tăng trọng của nhóm ăn khẩu phần MET+LYS được cũng cải thiện so với nhóm ăn khẩu phần DC và sự sai khác giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thay thế bột cá bằng nguyên liệu thực vật, cụ thể là khô đậu tương trong thức ăn làm giảm sinh trưởng và hiệu quả sử dung thức ăn của cá nước ngọt và cá biển (Takagi và cộng sự, 2002; Romarheim và cộng sự, 2008; Lim và cộng sự, 2011; Nguyen và cộng sự, 2017; Warith và cộng sự, 2020). Hơn nữa, cá ăn khẩu phần có khô đậu tương còn xuất hiện các bất thường về sinh lý và giải phẫu của cơ thể, bao gồm: thiếu máu, giảm hàm lượng cholesterol trong huyết tương, giảm hàm lượng axit mật, giảm hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, giảm tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng và xuất hiện bất thường về cấu trúc mô ruột và mô gan (Refstie và cộng sự, 2005; Romarheim và cộng sự, 2008; Matsunari và cộng sự, 2015; Novriadi và cộng sự, 2018; Murashita và cộng sự, 2018; He và cộng sự, 2020). Nguyên liệu thực vật, đặc biệt là khô đậu tương, thường thiếu hụt methionine và lysine (Yamamoto và cộng sự, 2010) và điều này là một nguyên nhân làm giảm sinh trưởng của cá. Trong nghiên cứu này, việc bổ sung methionine và lysine vào thức ăn hỗn hợp giúp cải thiện rõ rệt khả năng sinh trưởng của cá trê lai. Khối lượng cơ thể cuối kỳ và tăng trọng của cá ăn khẩu phần MET+LYS cao hơn rõ rệt so với cá ăn khẩu phần DC (P < 0,05). Kết quả này chỉ ra rằng, thức ăn hỗn hợp có thể thiếu hụt hai axit amin methionine và lysine so với nhu cầu của cá trê lai và khi bổ sung hai axit amin này vào thức ăn thì sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá được cải thiện. Lysine và methionine thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa, đặc biệt là protein. Ngoài ra, hai axit amin này cũng được chứng minh là làm tăng cường sự biểu hiện gen tổng hợp hormone GH và IGF, thúc đẩy sự phát triển mô cơ và xương (Jiang và cộng sự, 2017). Do đó, sự cải thiện sinh trưởng của cá trê lai khi được bổ sung methionine và lysine vào thức ăn trong nghiên cứu này có thể là do cá được đáp ứng đủ nhu cầu axit amin, qua đó thúc đẩy các quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng cường sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác, khi axit amin thiết yếu được bổ sung vào khẩu phần thì sức sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và các chỉ tiêu sinh lý của cá được cải thiện. Trên cá hồi vân, bổ sung hỗn hợp các axit amin thiết yếu trong khẩu phần được phối trộn bằng khô đậu tương lên men giúp cải thiện các chỉ tiêu huyết học, hàm lượng axit mật, tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Yamamoto và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2015) cho thấy, bổ sung axit amin thiết yếu là taurine và methionine vào khẩu phần sử dụng khô đậu tương lên men làm tăng hàm lượng axit mật, hoạt tính của enzyme tiêu hóa, tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá cam sọc. Azarm và Lee (2014) đã tiến hành nghiên cứu trên cá tráp đen Acanthopagrus schlegeli và báo cáo rằng, khô đậu tương lên men có thể thay thế 40 % bột cá trong khẩu phần khi được bổ sung các axit amin thiết yếu là methionine, lysine và taurine. 3.2. Thu nhận thức ăn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá thí nghiệm Thu nhận thức ăn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá thí nghiệm lần lượt được thể hiện trên Hình 3 và Hình 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá ăn khẩu phần DC có
  6. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 555 lượng thức ăn thu nhận cao hơn so với cá ăn khẩu phần MET+LYS. Ngược lại, hiệu quả chuyển hóa thức ăn của nhóm ăn khẩu phần MET+LYS lại tốt hơn so với nhóm ăn khẩu phần DC và sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 2.0 b a (% khối lượng cơ thể/ngày) 1.5 Thức ăn thu nhận 1.0 0.5 0.0 DC MET + LYS Khẩu phần Hình 3. Thức ăn thu nhận của cá thí nghiệm Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các cột với các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) 2.0 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn 1.5 b a 1.0 0.5 0.0 DC MET + LYS Khẩu phần Hình 4. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn cá thí nghiệm Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các cột với các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cá ăn khẩu phần được sản xuất từ nguyên liệu thực vật có sức sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, nhưng thu nhận thức ăn lại cao
  7. 556 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM hơn (Nguyen và cộng sự, 2011; 2015). Nguyên nhân của việc này có thể do quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cá không tốt, dẫn đến cá ăn nhiều để bù lại nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Trong nghiên cứu này, thu nhận thức ăn của cá trê lai ăn khẩu phần không được bổ sung methionine và lysine cao hơn so với cá ăn khẩu phần được bổ sung hai axit amin này. Do đó, có thể quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của nhóm ăn khẩu phần DC thấp hơn so với nhóm ăn khẩu phần MET+LYS. Mặc dù nghiên cứu này của chúng tôi không tìm hiểu tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, tuy nhiên, rất cần có nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thiếu hụt axit amin thiết yếu với tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng và mức thu nhận thức ăn ở cá. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn là tỉ lệ giữa lượng thức ăn thu nhận và mức tăng trọng cơ thể và là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Trong nghiên cứu này, hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá ăn khẩu phần được bổ sung methionine và lysine được cải thiện rõ rệt so với cá ăn khẩu phần không được bổ sung hai axit amin này (P < 0,05). Nguyên nhân của việc cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn là do khẩu phần cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, từ đó cá tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn và tăng trọng cơ thể cao hơn. Nguyen và cộng sự (2020, 2021) cũng báo cáo rằng, cá ăn khẩu phần được bổ sung axit amin thiết yếu cải thiện rõ rệt hiệu quả chuyển hóa thức ăn. 3.3. Hệ số điều kiện, chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá thí nghiệm Các số liệu về hệ số điều kiện, chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2. Hệ số điều kiện được tính toán dựa trên mối tương quan chiều dài và khối lượng cơ thể của cá. Hệ số này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như: giai đoạn phát triển, đặc điểm dinh dưỡng, sự phát triển của tuyến sinh dục hay các áp lực từ môi trường (Hà Mạnh Linh và cộng sự, 2021). Kết quả cho thấy, hệ số điều kiện của cá ăn khẩu phần MET+LYS và DC không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, việc bổ sung axit amin methionine và lysine vào thức ăn hỗn hợp không ảnh hưởng đến tương quan chiều dài và khối lượng cơ thể của cá trê lai. Bảng 2. Hệ số điều kiện, chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá thí nghiệm Khẩu phần Chỉ tiêu thí nghiệm DC MET + LYS Hệ số điều kiện 0,61 ± 0,05 0,66 ± 0,03 Chỉ số gan (% trọng lượng cơ thể) 1,86 ± 0,20 1,65 ± 0,80 Chỉ số túi mật (% trọng lượng cơ thể) 0,27 ± 0,03 0,27 ± 0,10 Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Hệ số điều kiện (n = 12), chỉ số gan và chỉ số túi mật (n = 6). Chỉ số gan và chỉ số túi mật là hai chỉ tiêu quan trọng, có liên quan đến tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ khẩu phần và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Kết quả cho thấy, chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá ăn khẩu phần được bổ sung methionine và lysine không khác biệt so với nhóm ăn khẩu phần đối chứng. Điều này chứng tỏ, việc bổ sung hai axit amin này vào thức ăn hỗn hợp không làm ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung axit amin thiết yếu là taurine vốn thiếu hụt trong nguyên
  8. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 557 liệu thực vật (Yamamoto và cộng sự, 2010) giúp cải thiện rõ rệt chỉ số túi mật, hàm lượng axit mật và sinh trưởng của cá biển (Nguyen và cộng sự, 2015; 2017; 2020). Taurine là thành phần cấu thành nên axit mật, do đó, khi bổ sung axit amin này thì hàm lượng axit mật được cải thiện và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu lipid từ khẩu phần và nâng cao sức sinh trưởng của cá (Goto và cộng sự, 1996; Takagi và cộng sự, 2010; Khaoian và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này của chúng tôi, taurine không được bổ sung vào thức ăn hỗn hợp, do đó, cần có nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung axit amin này vào thức ăn hỗn hợp và đánh giá sự cải thiện chỉ số túi mật của cá. 4. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy, thức ăn hỗn hợp có thể thiếu hụt axit amin thiết yếu so với nhu cầu của cá trê lai. Việc bổ sung methionine (5 g/kg) và lysine (5 g/kg) vào thức ăn hỗn hợp cải thiện rõ rệt cân nặng cuối kỳ, tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá. Tuy nhiên, bổ sung hai axit amin này vào thức ăn hỗn hợp không ảnh hưởng đến chỉ số gan và chỉ số túi mật của cá thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc bổ sung axit amin thiết yếu vào thức ăn hỗn hợp là cần thiết, nhằm cải thiện sức sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn, qua đó nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Azarm H. M., Lee S. M., 2014. Effects of partial substitution of dietary fish meal by fermented soybean meal on growth performance, amino acid and biochemical parameters of juvenile black sea bream Acanthopagrus schlegeli. Aquaculture Research, 45: 994-1003. Bạch Thị Quỳnh Mai, 1999. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp – TP. Hồ Chí Minh. Goddard S., 1996. Feeds in Intensive Aquaculture. In: Feed Management in Intensive Aquaculture. Springer, Boston, MA, pp. 189. Goto T., Ui T., Une M., Kuramoto T., Kihira K., Hoshita T., 1996. Bile salt composition and distribution of D-cysteinolic acid conjugated bile salts in fish. Fisheries Science, 64: 606-609. Hà Mạnh Linh, Tạ Thị Thủy, Trần Đức Hậu, 2021. Tương quan chiều dài - khối lượng và hệ số điều kiện ở cá: thực trạng và định hướng nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21: 47-56. Han Y., Koshio S., Jiang Z., Ren T., Ishikawa M., Yokoyama S., Gao J., 2014. Interactive effects of dietary taurine and glutamine on growth performance, blood parameters and oxidative status of Japanese flounder Paralichthys olivaceus. Aquaculture, 434: 348-354. He M., Li X., Poolsawat L., Guo Z., Yao W., Zhang C., Leng X., 2020. Effects of fish meal replaced by fermented soybean meal on growth performance, intestinal histology and microbiota of largemouth bass (Micropterus salmoides). Aquaculture Nutrition, 26(4): 1058-1071.
  9. 558 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Jiang J., Xu S., Feng L., Liu Y., Jiang W., Wu P., Wang Y., Zhao Y., Zhou X., 2017. Lysine and methionine supplementation ameliorates high inclusion of soybean meal inducing intestinal oxidative injury and digestive and antioxidant capacity decrease of yellow catfish. Fish Physiology and Biochemistry, 44: 319-328. Khaoian P., Nguyen H. P., Ogita Y., Fukada H., Masumoto T., 2014. Taurine supplementation and palm oil substitution in low-fish meal diets for young yellowtail Seriola quinqueradiata. Aquaculture, 421: 219-224. Khaoian P., Ogita H., Watnabe H., Nishioka M., Kanosue F., Nguyen H.P., Fukada H., Masumoto T., 2014. Effects of taurine supplementation to low fish meal practical diet on growth, tissue taurine content and taste of 1 year yellowtail Seriola quinqueradiata. Aquaculture Science, 62: 415-423. Kim E. J., Utterback P. L., Parsons C.M., 2012. Comparison of amino acid digestibility coefficients for soybean meal, canola meal, fish meal, and meat and bone meal among 3 different bioassays. Poultry Science, 91(6): 1350-1355. Lagos L. V., Stein H. H., 2017. Chemical composition and amino acid digestibility of soybean meal produced in the United States, China, Argentina, Brazil, or India. Journal of Animal Science, 95(4): 16-26. Lim S. J., Kim S. S., Yong G., Song J. W., Oh D. H., Kim J. D., Kim J. U., Lee K. J., 2011. Fish meal replacement by soybean meal in diets for Tiger puffer, Takifugu rubripes. Aquaculture, 313: 165-170. Matsunari H., Iwashita Y., Amano S., Suzuki N., Furuita H., Yamamoto T., 2015. Effects of alcohol treatment of dietary soybean meal on growth performance and hepatopancreatic histology of juvenile red sea bream Pagrus major. Aquaculture Science, 63: 71-78. Murashita K., Matsunari H., Furuita H., Ronnestad I., Oku H., Yamamoto T., 2018. Effects of dietary soybean meal on the digestive physiology of red seabream Pagrus major. Aquaculture, 493: 219-228. Nguyen H. P., Khaoian P., Fukada H., Nakamori T., Furuta H., Masumoto T., 2011. Effects of different soybean proteins on lipid digestion and growth of yellowtail Seriola quinqueradiata. Fisheries Science, 77: 357-365. Nguyen H. P., Khaoian P., Nagano J., Fukada H., Suzuki N., Masumoto T., 2015. Feeding fermented soybean meal diet supplemented with taurine to yellowtail Seriola quinqueradiata affects growth performance and lipid digestion. Aquaculture Research, 46: 1101-1110. Nguyen H. P., Khaoian P., Furutani T., Nagano J., Fukada H., Masumoto T., 2017. Effects of alcohol extract of defatted soybean meal on growth performance and digestive physiology of yellowtail Seriola quinqueradiata. Fisheries Science, 83: 99-106. Nguyen H. P., Do T. V., Tran H. D., 2020. Dietary replacement of fish meal by defatted and fermented soybean meals with taurine supplementation for pompano fish: effects
  10. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 559 on growth performance, nutrient digestibility and biological parameters in a long-term feeding period. Journal of Animal Science, 98: 1-9. Nguyen H. P., Do T. V., Tran H. D., Nguyen T. T., 2021. Replacement of fish meal with defatted and fermented soybean meals in pompano Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) diets. Annals of Animal Science, 21: 575-587. Novriadi R., Rhodes M., Powell M., Hanson T., Davis D. A., 2018. Effects of soybean meal replacement with fermented soybean meal on growth, serum biochemistry and morphological condition of liver and distal intestine of Florida pompano Trachinotus carolinus. Aquaculture Nutrition, 24: 1066-1075. Pervin M. A., Jahan H., Akter R., 2020. Appraisal of different levels of soybean meal in diets on growth, digestive enzyme activity, antioxidation, and gut histology of tilapia (Oreochromis niloticus). Fish Physiology and Biochemistry, 46: 1397-1407. Refstie S., Sahlstrom S., Brathen E., Baeverfjord G., Krogedal P., 2005. Lactic acid fermentation eliminates indigestible carbohydrates and antinutritional factors in soybean meal for Atlantic salmon (Salmo salar). Aquaculture, 246: 331-345. Romarheim O. H., Skrede A., Penn M., Mydland T. L., Krogdahl A., Storebakken T., 2008. Lipid digestibility, bile drainage and development of morphological intestinal changes in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fed diets containing defatted soybean meal. Aquaculture, 274: 329-338. Salze G. P., Davis D. A., 2015. Taurine: a critical nutrient for future fish feeds. Aquaculture, 437: 215-229. Storebakken T., Refstie S., Ruyter B., 2000. Soy products as fat and protein sources in fish feeds for intensive aquaculture. In: Drackley JK (ed) Soy inanimal nutrition. Federation of Animal Science Societies, Savoy, IL, USA, 127-170. Takagi S., Murata H., Goto T., Endo M., Yamashita H., Miyatake H., Ukawa M., 2010. Necessity of dietary taurine supplementation for preventing green liver symptom and improving growth performance in yearling red sea bream Pagrus major fed non- fishmeal diets based on soy protein concentrate. Fisheries Science, 76: 119-130. Takagi S., Tiba K., Kuramoto T., Ukawa M., Goto T., 2002. Biliary bile salts reduction in red sea bream fed on soybean meal diet. Suisanzoshoku, 50: 239-240. Wang G. Q., Guo G. L., Sun L., Li Z. P., Niu X. T., Lu H. M., 2009. Effect of replacing fish meal with full-fat raw soybean meal on growth, feed utilization and carcass composition of common carp (Cyprinus carpio L.) fingerlings. Journal of Shanghai Jiaotong University, 27: 353-357. Warith A. A., Younis E. M., Al-Asgah N. A., Mahboob S., 2020. Effect of replacing fish meal by full fat soybean meal on growth performance, feed utilization and gastrointestinal enzymes in diets for African catfish Clarias gariepinus. Brazilian Journal of Biology, 80(3): 535-543.
  11. 560 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Yamamoto T., Iwashita Y., Matsunari H., Sugita T., Furuita H., Akimoto A., Okamatsu K., Suzuki N., 2010. Influence of fermentation conditions for soybean meal in a non- fish meal diet on the growth performance and physiological condition of rainbow trout Oncorhynchus mykiss. Aquaculture, 309: 173-180. SUPPLEMENTATION OF METHIONINE AND LYSINE IN DIETS FOR HYBRID CATFISH (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus) Nguyen Quang Huy1, Tran Thi Huu Nghia1, Duong Thi Anh Dao1, Nguyen Thi Bich Ngoc1, Duong Nhat Vi1, Nguyen Thi Hong Trang1, Tran Thi Ha Linh1, Nguyen Phuc Hung1,* Abstract: Plant ingredients used in aquafeeds are lack of some essential amino acids, especially methionine and lysine. In production of commercial feeds, plant ingredients such as soybean meal account for high proportions in order to reduce feed costs. This may lead to essential amino acid deficiencies in aquafeeds, such as methionine and lysine. In this study, two experimental diets were used, including: a commercial feed supplemented with methionine and lysine (MET+LYS) and a commercial feed without supplementation of methionine and lysine (DC). Methionine and lysine were added to the commercial feed at the rate of 5 g/kg for each amino acid. Hybrid catfish with an initial body weight of 100 ± 2.5 g/fish were randomly selected and transferred to 500 L tanks (6 fishes/tank) and fed the experimental diets (2 tanks/diet). The fish were fed ad bilitum, twice daily (9:00 am and 16:00 pm), for 10 weeks. The results showed that the commercial feed might be insufficient in methionine and lysine for their requirements of hybrid catfish. Supplementation of methionine (5 g/kg) and lysine (5 g/kg) to the commercial feed significantly improved the final body weight, weight gain and feed conversion ratio of the fish. However, supplementation of the two amino acids in commercial feed did not affect condition factor, hepatosomatic index and gallbladder somatic index of the experimental fish. The results of the present study suggest that supplementation of essential amino acids to commercial feed is necessary to improve growth performance and feed conversion ratio, thereby improving aquaculture efficiency. Keywords: Commercial feed, hybrid catfish, lysine, methionine, supplementation. 1 Hanoi National University of Education * Email: hungnp@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1