intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bổ sung axit folic theo khuyến nghị của figo và các yếu tố liên quan tại 2 bệnh viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Một nghiên cứu cắt ngang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu hụt axit folic trước giai đoạn bắt đầu tam cá nguyệt (TCN) II gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ thai phụ có bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bổ sung axit folic theo khuyến nghị của figo và các yếu tố liên quan tại 2 bệnh viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Một nghiên cứu cắt ngang

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 BỔ SUNG AXIT FOLIC THEO KHUYẾN NGHỊ CỦA FIGO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 2 BỆNH VIỆN KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG Nguyễn Thị Thanh Tiên*, Nguyễn Duy Phong*, Trương Thị Thùy Dung* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu hụt axit folic trước giai đoạn bắt đầu tam cá nguyệt (TCN) II gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Mặc dù, việc bổ sung axit folic đã được nghiên cứu rộng rãi và cụ thể trên phạm vi quốc tế, nhưng các nghiên cứu gần đây báo cáo tỷ lệ thai phụ có bổ sung axit folic theo các khuyến nghị trong hiệu quả phòng ngừa dị tật ống thần kinh còn khá thấp và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ có bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 400 thai phụ từ tuần thai thứ 14 trở lên (TCN II, TCN III) trong khoảng thời gian từ tháng 03 – 06/2019. Bộ câu hỏi tự phát triển được chỉnh sửa hoàn chỉnh thông qua phỏng vấn thử 20 thai phụ tại mỗi bệnh viện. Sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, thai phụ được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi hoàn chỉnh để đưa vào phân tích. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO được xác định bằng mô hình hồi quy Poisson đa biến. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic gồm: 28,3% trước mang thai; 92,8% bổ sung trong TCN I, nhưng chỉ có 26,3% theo khuyến nghị của FIGO. Mô hình hồi quy poisson đa biến xác định các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ bổ sung axit folic theo FIGO: từng nghe/đọc axit folic; dự định và khám tiền mang thai; trình độ học vấn thai phụ (≥THPT); Thu nhập gia đình (≥10 triệu); Nơi ở (Tỉnh thành). Kết luận: 26,3% thai phụ đáp ứng đúng nhu cầu về bổ sung axit folic cho thời kỳ mang thai. Các phát hiện nhấn mạnh sự cần thiết của việc truyền thông giáo dục sức khỏe, hệ thống chăm sóc tiền sản và nhân viên y tế cần khuyến nghị việc bổ sung axit folic phù hợp cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hướng đến một nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho thai kỳ khỏe mạnh. Từ khóa: axit folic, dị tật ống thần kinh, thai kỳ, bổ sung ABSTRAST FOLIC ACID SUPPLEMENTATION ACORDING TO FIGO RECOMMENDED AND DETERMINANTS AMONG PREGNANT WOMEN IN TWO HO CHI MINH CITY HOSPITALS: A CROSS SECTIONAL STUDY Nguyen Thi Thanh Tien, Nguyen Duy Phong, Truong Thi Thuy Dung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No 1- 2020: 73 - 81 Background: Right before the second trimester, folic acid supplementation has a significant impact on the health of both pregnant women and their unborn babies. Although folic acid usage for prevention of NTDs were studied internationally; but, the proportion of folic acid supplementation among pregnant women acording to recommendations for effective prevention of NTDs is still low affected by related factors. Objectives: To investigate the status of folic acid (FA) supplementation acording to recommended by International Federation of Gynecology and Obsteries (FIGO) and determinants among pregnant women. *Khoa YTCC Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Thanh Tiên ĐT: 0379350214 Email: thanhtienduong2204@gmail.com 73
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học Method: An institution based cross-sectional study was conducted on 400 pregnant women who visted Hung Vuong and Tu Du Hopitals. Women in second and third trimester of pregnancy were included in the study, from March to June, 2019. Right after pregnant women signed the consent form, questionaires were used to collect information of paticipants and FA supplementation. Indepent variables were analysed as predictors of intake using chi-square statistical test and mutinomail poisson regression. Results: Percentage of folic acid supplementation includes: 28.3% before pregnancy; 92.8% during the first trimester; but, only 26.3% of pregnant women took the supplement by FIGO recomemended at a protective period against neural tube defects. In mutinomail poisson regression: heard/read about FA, prenancy intention, preconception health visit, education status (≥Secondary School), family monthly income (≥10 milions), residence were significantly associated with folic acid usage acording to recommended by FIGO. Conclusion: There are 26.3% pregnant women meet the need for folic acid for pregnancy. The findings highlight the need for health education communication, antenatal care systems, and health workers to recommend women of reproductive age towards a proper nutritional needs for a healthy pregnancy. Key words: folic acid, neural tube defects, pregnancy, supplementation ĐẶT VẤN ĐỀ sung axit folic theo khuyến nghị trên với tỷ lệ Thiếu hụt axit folic là một trong những thiếu còn khá thấp và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hụt vitamin phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi liên quan (cá nhân, gia đình, môi trường). Tại Việt Nam, các thông tin về axit folic liên quan sinh sản (PNTĐTSS) và mang thai(1). Nhiều bằng đến thai kỳ chưa được phổ biến rộng rãi và rõ chứng về dịch tễ và lâm sàng cho thấy thiếu hụt ràng trong cộng đồng(18). Việc bổ sung axit folic axit folic trước giai đoạn bắt đầu tam cá nguyệt phụ thuộc chủ yếu vào các nhân viên y tế được (TCN) II gây những ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tập huấn về dinh dưỡng thai kỳ. Các nghiên cứu cho cả thai phụ và thai nhi: như khó khăn trong về axit folic chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu việc thụ thai(2); thiếu máu nguyên hồng cầu được lồng ghép trong các chủ đề dinh dưỡng. to(3,4,5); tăng nồng độ homocystein trong máu liên Một số nghiên cứu độc lập về axit folic được tìm quan đến các kết quả thai kỳ kém ở cả thai phụ thấy, tuy nhiên việc bổ sung axit folic không và thai nhi như tiền sản giật - sản giật, sinh non, tuân theo các khuyến nghị về thời gian cần bắt nhẹ cân(6,7,8,9), dị tật bẩm sinh (DTBS) hay cụ thể đầu và kết thúc trong hiệu quả với thai kỳ và dị tật ống thần kinh (DTOTK)(10,11,12). Bên cạnh đó, thai nhi(18). việc bắt đầu bổ sung axit folic từ sau TCN I chưa Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tìm thấy hiệu quả đối với thai kỳ và đồng thời có nghiên cứu quyết định thực hiện nghiên cứu thể gây ra những tác hại đáng kể đến sức khỏe ở tại Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ. Đây là 2 cả bà mẹ và trẻ: tăng nguy cơ tự kỷ(13) và dị ứng ở bệnh viện đầu ngành về chăm sóc và quản lý trẻ(14), tăng sinh khối u và suy giảm nhận thức ở thai kỳ ở khu vực phía Nam, tập trung đa bà mẹ(15). dạng các đối tượng thai phụ đến khám thai Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa mỗi năm. Nghiên cứu nhằm đưa ra những số quốc tế (FIGO), cho thấy sự cần thiết trong việc liệu cụ thể về tỷ lệ thai phụ có bổ sung axit bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 folic theo khuyến nghị của FIGO, cũng như tháng và duy trì liên tục hàng ngày cho đến cuối đánh giá thực trạng hiện tại những yếu tố liên 3 tháng đầu thai kỳ(16). Tuy nhiên, nhóm nghiên quan ảnh hưởng đến tỷ lệ này. Nghiên cứu là cứu chỉ ghi nhận được 2 nghiên cứu gần đây tại cơ sở để góp phần làm tốt hơn trong công tác Ethiopiavà Trung Quốc về tỷ lệ thai phụ có bổ tư vấn ở thai phụ, cũng như đề ra các chiến sung axit folic theo khuyến nghị trong phòng lược can thiệp phù hợp, góp phần nâng cao ngừa DTOTK(1,17). Đồng thời, thực trạng có bổ chất lượng trong công tác quản lý thai kỳ, 74
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 chăm sóc trước sinh tại bệnh viện và cộng đồng. thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ). Thai phụ được Mục tiêu nghiên cứu tiếp cận tham gia nghiên cứu trong các khâu của Xác định tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo quy trình khám thai: chờ tới lượt khám sau khi khuyến nghị của FIGO và các yếu tố liên quan ở đăng ký khám; chờ quay lại lượt khám đọc các thai phụ đến khám thai tại 2 bệnh viện Từ Dũ và kết quả cận lâm sàng và kết thúc khám. Chỉ thu Hùng Vương. thập thông tin thai phụ, không thu thập thông tin từ người thân. ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Công cụ thu thập số liệu Đối tượng nghiên cứu Bộ câu hỏi tự soạn có cấu trúc được duyệt Thai phụ đến khám thai tại 2 bệnh viện thông qua Hội đồng Y đức của Trường Đại học Hùng Vương (khám thường khu B và khám dịch Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi gồm các vụ A) và Từ Dũ (khu chăm sóc trước sinh M) từ phần sau: tháng 03/2019 – 06/2019. Yếu tố cá nhân ở thai phụ và chồng/bạn tình Phương pháp nghiên cứu (gồm 11 câu); Thiết kế nghiên cứu Tiền sử sản khoa (gồm 10 câu); Nghiên cứu cắt ngang. Đặc điểm trong thai kỳ lần này (gồm 3 câu); Cỡ mẫu Kiến thức cơ bản về axit folic (gồm 6 câu); Nghiên cứu sử dụng công thức ước lượng Chăm sóc thai kỳ về khám thai và bổ sung một tỷ lệ với xác suất sai lầm loại 1 là 5% và tỷ lệ axit folic theo FIGO (gồm 14 câu). thai phụ bổ sung axit folic trong hiệu quả phòng Sổ khám thai của thai phụ: xác nhận tuổi ngừa DTOTK tại Thiên Tân – Trung Quốc là thai, PARA, tiền sản phụ khoa khác và toa thuốc 14,1%. Với k=2, tính ra cỡ mẫu cần thiết là 400 có chứa axit folic trong TCN I (nếu có). thai phụ. Phân tích số liệu Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Tần suất, tỉ lệ (%) được sử dụng để thống kê trong việc lựa chọn phòng khám và chọn mẫu mô tả cho các biến số định tính. không xác suất (thuận tiện) khi lựa chọn thai Đối với biến số định lượng có phân phối phụ tham gia vào nghiên cứu (vì phụ thuộc vào bình thường: dùng trung bình, độ lệch chuẩn. tuổi thai). Đối với biến số định lượng có phân phối Cỡ mẫu được chia đều cho mỗi bệnh viện, không bình thường: dùng trung vị, khoảng tứ khu khám và phòng khám. Mỗi bệnh viện có 200 phân vị. thai phụ thỏa tiêu chí được đưa vào phân tích (từ 18 tuổi trở lên, mang thai từ tuần thứ 14 trở Các kiểm định Chi bình phương, Fisher, lên, có khả năng giao tiếp, đủ sức khỏe, hoàn poisson đơn biến được dùng khi phù hợp. thiện các câu hỏi về bổ sung axit folic). Mô hình hồi quy poisson đa biến được thực hiện với các biến có giá trị p
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ Độ tuổi của thai phụ tham gia nghiên cứu dao động trong độ tuổi sinh sản, khoảng từ 18–46 tuổi. Phần lớn thai phụ là dân tộc Kinh và không theo tôn giáo. Thai phụ phân bố gần như đồng đều nhau ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành khác. Thai phụ trong nghiên cứu hầu như đã từng mang thai. Trong thai kỳ hiện tại: tỷ lệ thai phụ ở giai đoạn TCN II; III khá đồng đều, khám thai dịch vụ chiếm chủ yếu. Phương tiện truyền thông là nguồn thông tin tiếp cận được axit folic nhiều nhất. Tuy nhiên, thai phụ cần cẩn thận với nguồn thông tin này vì độ chính xác từ nhiều nguồn còn hạn chế. Axit folic (FA) trong nghiên cứu được bổ Hình 2: Nguồn bổ sung axit folic sung vào các thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Mô hình hồi quy đơn biến với các yếu tố liên quan Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, thai phụ bắt Thai phụ với nhóm tuổi từ 25-29 và 30-34 có đầu bổ sung axit folic chiếm tỷ lệ rất thấp với tỷ lệ bổ sung axit folic cao hơn lần lượt là 3,11 và 28,3%. Phần lớn thai phụ đều bắt đầu bổ sung 3,18 lần so với thai phụ ≤24 tuổi. Tuy nhiên, chưa khi phát hiện có thai (TCN I) và theo toa của ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa NVYT. Chính vì thế, việc bổ sung axit folic theo thai phụ trên 35 tuổi. Thai phụ sống ở khu vực khuyến nghị của FIGO còn khá thấp (26,3%) thành phố của Tỉnh khác có tỷ lệ bổ sung axit (Hình 1, 2). folic cao hơn nhóm sống tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ bổ sung axit folic tăng tỷ lệ thuận với 92.8 mức độ trình độ học vấn ở thai phụ và chồng/bạn tình. Thai phụ với nghề nghiệp kinh Trước mang thai doanh hay nhân viên văn phòng/công nhân viên chức và thu nhập cá nhân trên mức lương tối Trong giai đoạn thiểu quy định (>3.980.000 VNĐ/tháng) hay thu TCN I nhập gia đình (thai phụ và chồng/bạn tình) từ Theo khuyến 28.3 10.000.000 VNĐ/tháng có mối liên quan tích cực 26.3 nghị FIGO với việc bổ sung axit folic. Trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập ở thai phụ là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến điều kiện, khả năng tiếp cận dịch vụ khám thai và sàng lọc Hình 1: Tỷ lệ bổ sung axit folic theo giai đoạn sớm trong thai kỳ (Bảng 1). Bảng 1: Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO Bổ sung axit folic Đơn biến Đặc tính Có (%) Không (%) p PR Nhóm tuổi ≤ 24 tuổi 7 (10,94) 57 (89,06) 1 Từ 25 – 29 tuổi 47 (34,06) 91 (65,94) 3,11 [1,49-6,51] 0,001 Từ 30 – 34 tuổi 41 (34,75) 77 (65,25) 3,18 [1,51-6,67] ≥ 35 tuổi 10 (12,50) 70 (87,50) 1,14 [0,46-2,84] 76
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Bổ sung axit folic Đơn biến Đặc tính Có (%) Không (%) p PR Nơi ở Tỉnh thành 57 (32,02) 121 (67,98) 1,48 [1,07-2,06] 0,019 TP. HCM 48 (21,62) 174 (78,38) 1 Khu vực Thành phố 28 (43,75) 36 (56,25) 1,72 [1,13-2,62] 0,012 Nông thôn 29 (25,44) 85 (74,56) 1 TĐHV THPT 68 (41,21) 97 (58,79) 4,15 [2,58-6,69] Nghề nghiệp Nội trợ/Nông dân/Thất nghiệp 12 (12,77) 82 (87,23) 1 Công nhân 27 (21,43) 99 (78,57) 1,68 [0,9-3,14] 0,001 NVVP/Công chức 46 (38,98) 72 (61,02) 3,05 [1,72-5,43] Kinh doanh 20 (32,26) 42 (67,74) 2,53 [1,33-4,8] Thu nhập Trên MLTT 93 (31,00) 207 (69,00) 2,58 [1,48-4,51] 0,001 MLTT 12 (12,00) 88 (88,00) 1 TĐHV chồng/bạn tình Thấp 13 (10,32) 13 (10,32) 1 Trung bình 33 (28,70) 33 (28,70) 0,001 1,73 [1,40-2,14] Cao 59 (37,11) 59 (37,11) 3,01 [1,96-4,60] Thu nhập < 10 triệu 7 (11,29) 55 (88,71) 0,006 1 < 30 triệu 86 (28,01) 221 (71,99) 1,75 [1,28-2,39] ≥ 30 triệu 12 (38,71) 19 (61,29) 3,07 [1,64-5,72] Bảng 2: Mối liên quan giữa các đặc điểm trong thai kỳ với tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO Bổ sung axit folic Đơn biến Đặc tính Có (%) Không (%) p PR Từng bổ sung Có 60 (28,17) 153 (71,83) 2,04 [1,04-4,02] 0,025 Không 8 (13,79) 50 (86,21) 1 Điều trị vô sinh* Có 4 (100,0) 0 (0,00) 3,92 [3,31-4,64] 0,001 Không 101 (25,51) 295 (74,49) 1 Dự định * Có 104 (33,55) 206 (66,45) 30.19 [4,27-213,36] 0,001 Không 1 (1,11) 89 (98,89) 1 Tìm hiểu SKSS/DD Có 90 (32,26) 189 (67,74) 2,60 [1,57-4,30] 0,001 Không 15 (12,40) 106 (87,60) 1 *: Kiểm định Fisher exact Thai phụ từng bổ sung viên thuốc chứa axit có dự định mang thai được tiên đoán là yếu tố folic trong ít nhất 1 lần mang thai trước đây và nguy cơ làm tăng tỷ lệ bổ sung ở thai phụ nhiều được điều trị vô sinh hiếm muộn trước thai kỳ nhất. Đồng thời, thai phụ có tìm hiểu các kiến lần này có mối liên quan thuận với việc bổ sung thức về sức khỏe sinh sản/dinh dưỡng cho thai axit folic theo khuyến nghị của FIGO. Thai phụ kỳ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau với khả 77
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học năng bổ sung axit folic (Bảng 2). nghe/đọc khi có thai lần trước hoặc trước mang Thai phụ từng nghe/đọc về axit folic thì tỷ lệ thai lần này có tỷ lệ bổ sung cao hơn gấp 10 lần bổ sung axit folic cao hơn gấp 4 lần so với nhóm so với thời điểm nghe/đọc ở TCN I trong thai kỳ chưa từng nghe/đọc. Đồng thời, thời điểm lần này (Bảng 3). Bảng 3: Mối liên quan giữa các yếu tố về kiến thức axit folic với tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO Bổ sung axit folic Đơn biến Đặc tính Có (%) Không (%) p PR Từng nghe/đọc Có 90 (37,50) 150 (62,50) 4,00 [2,41-6,65] 0,001 Không 15 (9,38) 145 (90,62) 1 Thời điểm nghe đọc Trước TCN I 86 (51,81) 80 (48,19) 1 0,001 Trong TCN I 4 (5,41) 70 (94,59) 0,10 [0,04-0,27] Bảng 4: Mối liên quan giữa chăm sóc thai kỳ trước giai đoạn TCN II với tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo khuyến nghị của FIGO Bổ sung axit folic Đơn biến Đặc tính Có (%) Không (%) p PR Khám trước mang thai Có 60 (68,97) 27 (31,03) 4,8 [3,54-6,51] 0,001 Không 45 (14,38) 268 (85,62) 1 NVYT tư vấn trước mang thai Có 44 (84,62) 8 (15,38) 1,85 [1,27-2,70] 0,001 Không 16 (45,71) 19 (54,29) 1 NVYT tư vấn trong TCN I Có 44 (39,29) 68 (60,71) 1,8 [1,31-2,47] 0,001 Không 61 (21,86) 218 (78,14) 1 Thai phụ có khám tiền mang thai và được nghe/đọc về axit folic, dự định mang thai và NVYT tư vấn thì có khả năng bổ sung axit folic khám trước khi có thai lần này. Với cùng các đặc cao hơn nhiều so với thai phụ không khám tiền tính có trong mô hình đa biến, nghiên cứu ghi mang thai hoặc không được tư vấn. Đồng thời, nhận thấy thai phụ với dự định mang thai có khi phát hiện có thai, thai phụ được NVYT tư khả năng chủ động, tiếp cận chăm sóc thai kỳ tốt vấn trong thời điểm ở TCN I có liên quan thuận hơn rất nhiều hay cụ thể về việc bổ sung axit với việc bổ sung axit folic (Bảng 4). folic (Bảng 5). Mô hình hồi quy poisson đa biến với tỷ lệ thai Bảng 5: Mô hình hồi quy poisson đa biến về mối liên phụ bổ sung axit folic theo FIGO quan giữa tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic theo Mô hình hồi quy poisson đa biến được xây khuyến nghị FIGO với các yếu tố liên quan p
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 PR hiệu Ethiopia về axit folic rất thấp: 78,7% chưa nhận Đặc tính p KTC 95% chỉnh được thông tin và 9,4% có nhận được một số Trên MLTT 1,37 [0,49-3,82] Nghề nghiệp thông tin nhưng không đầy đủ, khuyến nghị có Nông dân/Nội trợ/Thất bổ sung axit folic ở các dịch vụ chăm sóc sức 0,830 1 nghiệp khỏe sinh sản chưa được quan tâm trong các Công nhân 0,818 1,12 [0,41-3,07] hoạch định chính sách y tế nên axit folic không NVVP/Công chức 0,548 0,89 [0,32-2,47] được kê toa bởi các NVYT tại đây. Kinh doanh/Khác 0,830 0,74 [0,27-1,99] Thu nhập gia đình Nhóm nghiên cứu chỉ ghi nhận được 28,3% < 10 triệu 1 thai phụ bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất 1 10 đến dưới 30 triệu 0,016 1,41 [1,07-1,80] tháng trước khi có thai lần này. Kết quả này ≥ 30 triệu 1,99 [1,14-3,24] tương đồng với nghiên cứu tại Ý(19), nhưng cao Dự định mang thai hơn so với các nghiên cứu ở Ethiopia(17); Không 1 0,002 Nigeria(20); An Giang(18). Bởi vì, nghiên cứu của Có 21,41 [3,16-144,95] Từng nghe/đọc axit folic chúng tôi ghi nhận thấy thai phụ được điều trị Không 1 vô sinh, đã từng sinh con, dự định và khám 0,001 Có 2,52 [1,57-4,05] tiền mang thai có bổ sung axit folic trước mang Khám trước mang thai thai cao hơn. Chính vì vậy, nguồn bổ sung axit Không 1 folic ở thời điểm này chủ yếu từ bản thân thai 0,001 Có 2,72 [1,98-3,73] phụ và NVYT. BÀN LUẬN Thai phụ tham gia nghiên cứu chủ yếu bắt Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic đầu bổ sung vào các thời điểm khác nhau trong Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế (FIGO) đã giai đoạn TCN I của thai kỳ, phù hợp với tỷ lệ khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên thai phụ khám thai lần đầu ở TCN I và nguồn bổ được bổ sung 400 µg/ngày trước khi mang thai ít sung hầu hết từ NVYT. Kết quả này khá tương nhất 30 ngày và duy trì liên tục hàng ngày cho đồng so với nghiên cứu tại Ý(19); Trung Quốc(1); đến TCN I cho một thai kỳ khỏe mạnh(18). Tuy An Giang(18). Đồng thời, nghiên cứu của chúng nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tôi chỉ ghi nhận được 9 trường hợp khám thai khảo sát được liều lượng bổ sung axit folic thích lần đầu và bổ sung axit folic ở thời điểm TCN II. hợp. Bởi vì, thứ nhất là các chế phẩm thuốc chứa Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu axit folic rất đa dạng về loại và liều lượng mỗi; tại Ethiopia(17) và Nigeria(20), bởi vì phần lớn thai thứ hai, phác đồ tùy thuộc CSYT và loại dịch vụ phụ khám thai lần đầu ở TCN II và TCN III. theo BHYT hay tự chi trả. Kết quả nghiên cứu Mô hình đa biến với các yếu tố liên quan với chỉ ghi nhận được 26,3% thai phụ bổ sung axit bổ sung axit folic theo khuyến nghị FIGO folic phù hợp theo khuyến nghị FIGO. Kết quả Dựa theo mô hình đa biến, các yếu tố nguy có thể tương đương so với nghiên cứu cắt ngang cơ như nhóm thai phụ sống tại Tỉnh khác; trình của tác giả Yan Jing và cộng sự tại Thiên Tân – độ học vấn ở thai phụ (≥THPT); Thu nhập gia Trung Quốc (14,4%) – dựa theo bổ sung theo đình (≥10 triệu/tháng); đã từng nghe/đọc về axit khuyến nghị của Uỷ ban Quốc gia về Kế hoạch folic; dự định và khám trước khi có thai lần này hóa gia đình và Sức khỏe sinh sản (NHFPC) với làm tăng tỷ lệ bổ sung axit folic theo khuyến ít nhất 3 tháng trước khi có thai và đến cuối TCN nghị của FIGO. Có thể vì thực tế một phần thai I(1). Tuy nhiên, kết quả của tác giả Dessie MA tại phụ sống tại TP. HCM chủ yếu tạm trú, với mục Ethiopia có 1,92% bổ sung ít nhất 1 tháng trước đích tìm kiếm công việc (lao động tay chân) và khi có thai đến cuối TCN I(17). Có thể, do mức độ TĐHV ở mức thấp và trung bình. Mặt khác, nhận thức của thai phụ trong nghiên cứu tại phần lớn thai phụ đang sống ở Tỉnh khác đang 79
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương Sciences, 30(10):737-748. 2. Ebisch IMW, Thomas CMG, Peters W HM, Braat DDM, tại TP. Hồ Chí Minh là nhóm chủ động tìm kiếm Steegers-Theunissen RPM (2007). The importance of folate, zinc dịch vụ chăm sóc thai kỳ cao hơn. Yếu tố quyết and antioxidants in the pathogenesis and prevention of subfertility. Oxford Academic, 13(2):163-174. định nhiều nhất tới tỷ lệ bổ sung axit folic theo 3. Hibbard BM (1964). The Role of Folic Acid in Pregnancy With FIGO chủ yếu ở thai phụ có dự định và khám Particular Reference to Anaemia, Abruption and Abortion. trước khi có thai. Nghiên cứu gợi ý khi bản thân International Journal of Obstetrics and Gynaecology, 71(4):529-542. 4. Nguyễn Tấn Bỉnh (2015). Huyết học lâm sàng, pp.62-63. NXB Y thai phụ mong muốn, chủ động có thai và nhận học Thành phố Hồ Chí Minh. được chăm sóc sớm trước khi có thai tại CSYT 5. Phạm Thị Minh Thư, Lê Thị Thủy (2015). Hóa Sinh, pp.187-190. thì nhận thức và bổ sung axit folic cao hơn. Kết NXB Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 6. James GA, Stacey BJ, Guan Y, Yu H (2011). Folic Acid quả nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa thu Supplementation and Pregnancy: More than Just Neural Tube nhập gia đình với bổ sung axit folic theo FIGO, Defect Prevention. Reviews in Obstetrics & Gynecology, 4(2):52-59. 7. Leeda M, Riyazi N, Vries JIP, Jakobs C, Geijn HPV, Dekker AG khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu (1998). Effects of folic acid and vitamin B6 supplementation on của tác giả Yan J tại Thiên Tân – Trung Quốc(1). women with hyperhomocysteinemia and a history of Mặt khác, nghiên cứu tại Thiên Tân cũng ghi preeclampsia or fetal growth restriction. American Journal of Obstetrics Gynecology, 179(1):135-139. nhận thêm các yếu tố làm tăng tỷ lệ bổ sung axit 8. Bukowski R, Malone FD, Porter FT, Nyberg DA, Comstock CH, folic trong phòng ngừa DTOTK, nhưng chưa ghi Hankins GDV, et al (2009). Preconceptional Folate nhận được trong mô hình đa biến ở nghiên cứu Supplementation and the Risk of Spontaneous Preterm Birth: A Cohort Study. PLOS Medicine, 6:5. này: độ tuổi từ 30-34; có việc làm và mang thai 9. Sholl TO, Hediger ML, Khoo JI, Fischer RL (1996). Dietary and lần đầu; TĐHV ở chồng/bạn tình (CĐ/ĐH)(1). serum folate: their influence on the outcome of pregnancy. The American Journal of Clinical Nutrition, 63(4):520-525. KẾT LUẬN 10. Liu J, Zhang L, Li Z, Jin L, Zhang Y, Ye R, et al (2016). Prevalence and trend of neural tube defects in five counties in Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên Shanxi province of Northern China, 2000 to 2014. Clinical and cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc truyền Molecular Teratology, 106(4):267-274. thông giáo dục sức khỏe, hệ thống chăm sóc tiền 11. Santos LMP, Lecca RCR, Escalante JJC, Sanchez MN, Rodrigues HG (2016). Prevention of neural tube defects by the fortification sản và nhân viên y tế để khuyến nghị phụ nữ of flour with folic acid: a population-based retrospective study trong độ tuổi sinh sản (PNTĐTSS) có nguy cơ và in Brazil. Bulletin of the World Health Organization, 94(1):22-29. mong muốn có thai được hướng đến một nhu 12. Rakaf MSA, Kurdi AM, Ammari AN, Hashem AMA, Shoukri MM, Garne E, et al (2015). Patterns of folic acid use in pregnant cầu dinh dưỡng phù hợp cho thai kỳ khỏe Saudi women and prevalence of neural tube defects — Results mạnh. Nhằm tăng tỷ lệ bổ sung axit folic theo from a nested case–control study. Preventive Medicine Reports, 2:572-576. FIGO: khuyến nghị PNTĐTSS cần khám SKSS 13. Wu WS, Rennicks RW, Rybak N, Gaudet LM, Robson S, Hague trước khi dự định có thai và khám thai sớm W, et al (2018). Effect of high dose folic acid supplementation in trong những tuần đầu ngay khi phát hiện có pregnancy on pre-eclampsia (FACT): double blind, phase III, randomised controlled, international, multicentre trial. BMJ, thai, để được thăm khám sức khỏe, tư vấn chế pp.362. độ dinh dưỡng, thuốc bổ sung các VCDD cần 14. Johns Hopkins Bloomerg School of Public Health (2016). Too thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh; CBYT cần tư Much Folate in Pregnant Women Increases Risk for Autism, Study Suggests. URL: https://www.jhsph.edu/news/news- vấn axit folic thường quy tránh chỉ tư vấn về releases/2016/too-much-folate-in-pregnant-women-increases- Sắt/Canxi hay bổ sung axit folic đơn chất trong risk-for-autism-study-suggests.html 15. Wooldridge AL, Bischof RJ, Liu H, Heinemann GK, Hunter DS, những tuần đầu thai kỳ tránh tác dụng phụ; Giles LC, et al (2017). Late-gestation maternal dietary methyl truyền thông và tư vấn trực tiếp về các biện donor and cofactor supplementation in sheep partially reverses pháp tránh thai, dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả protection against allergic sensitization by IUGR. American Journal of Physiology-Regulatory Integrative and Comparative trong phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Physiology, 314(1):22-33. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16. FIGO International Federation of Gynecology and Obstetrics. Folic Acid Supplementation. URL: 1. Yan J, Yu ZZ, Lu CJ, Yu LY, Wen L, Guo HW (2017). https://www.figo.org/sites/default/files/uploads/OurWork/FIG Periconceptional Folic Acid Supplementation in Chinese O%20GCPMFM%20WG%20- Women: A Cross-sectional Study. Biomedical and Environmental %20Folic%20Acid%20Suplemntation.pdf. 80
  9. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 17. Dessie MA, Gebeye EZ, Bitew SW, Worku AB (2017). Folic acid preconception folic acid use: An Italian multicenter survey. usage and associated factors in the prevention of neural tube Italian Journal of Pediatrics, 42:65. defects among pregnant women in Ethiopia: cross-sectional 20. Akeem LT, Olufemi AA (2014). Determinants of folic acid intake study. BMC Pregnancy & Childbirth, 17:313. during preconception and in early pregnancy by mothers in 18. Néang Oanh Ly (2018). Tỷ lệ sử dụng axit folic và các yếu tố liên Ibadan, Nigeria. Pan African Medical Journal, 19:113. quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Tri Tôn tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, pp.28-30. Ngày nhận bài báo: 15/11/2019 19. Nilsen RM, Leoncini E, Gastaldi P, Allegri V, Agostino R, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2019 Faravelli F, et al (2016). Prevalence and determinants of Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0