intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bổ sung loài Salvia japonica Thunberg cho hệ thực vật Việt Nam

Chia sẻ: NI NI | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra khóa định loại của 9 loài thuộc chi Xôn (Salvia) và đặc điểm để nhận dạng loài Xôn nhật (Salvia japonica Thunberg) ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bổ sung loài Salvia japonica Thunberg cho hệ thực vật Việt Nam

TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 41-44<br /> <br /> BỔ SUNG LOÀI SALVIA JAPONICA THUNBERG<br /> (HỌ BẠC HÀ - LAMIACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM<br /> Đỗ Thị Xuyến*, Vũ Xuân Phương<br /> Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam,<br /> *xuyendoiebr@gmail.com<br /> TÓM TẮT: Ghi nhận loài Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật cho hệ thực vật Việt Nam. Đây là loài có<br /> lá phân thùy dạng kép lông chim, trước kia mới chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc. Loài này<br /> đã tìm thấy ở tỉnh Vĩnh Phúc của Việt Nam. Hiện các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản<br /> thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và Phòng tiêu bản thực vật của Bảo tàng thiên<br /> nhiên Việt Nam (VNMN). Như vậy, cho đến nay chi Salvia L. ở Việt Nam đã ghi nhận được 9 loài.<br /> Từ khoá: Lamiaceae, Salvia japonica, Xôn nhật, Vĩnh Phúc, Việt Nam.<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Theo H. W Li & Ian C. Hedge, (1994) [6],<br /> chi Salvia L. - Xôn (hay còn gọi là Hoa xôn,<br /> Cửu thảo) thuộc họ Bạc hà - Lamiaceae là một<br /> chi lớn, với khoảng 900 (-1100) loài thường<br /> thấy ở các nước vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở<br /> Việt Nam, theo K. T. Doan (1936) [2] ghi nhận<br /> chi này có 2 loài, về sau Vũ Xuân Phương<br /> (2005) [8] công bố có 8 loài. Trong quá trình<br /> nghiên cứu mẫu vật của chi này và các tài liệu ở<br /> Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện được loài<br /> Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật ở tỉnh<br /> Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo). Loài này<br /> trước kia chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản,<br /> Trung Quốc. Như vậy, đây là loài bổ sung cho<br /> hệ thực vật Việt Nam và chi Salvia L. ở Việt<br /> Nam hiện được ghi nhận có 9 loài. Trong phạm<br /> vi bài báo này, chúng tôi đưa ra khóa định loại<br /> của 9 loài thuộc chi Xôn (Salvia) và đặc điểm<br /> để nhận dạng loài Xôn nhật (Salvia japonica<br /> <br /> Thunberg) ở Việt Nam.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của<br /> chi Salvia L. ở Việt Nam, vật liệu các mẫu khô<br /> được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của<br /> Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN),<br /> Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược<br /> liệu (HNPI), Trường đại học Khoa học tự nhiên,<br /> Hà Nội (HNU), Viện Thực vật Côn Minh<br /> (KUN), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Pa-ri, Pháp<br /> (P) và các mẫu tươi thu được trong các đợt điều<br /> tra thực địa.<br /> Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên<br /> cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây<br /> là phương pháp truyền thống thường được sử<br /> dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ<br /> trước đến nay.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Khóa định loại các loài thuộc chi Salvia L. đã biết ở Việt Nam<br /> 1A. Cỏ thấp. Lá thường tập trung ở gốc sát mặt đất<br /> 2A. Cụm hoa dạng chùm, mỗi đốt thường 2 hoa.....................................................1. S. sonchifolia<br /> 2B. Cụm hoa dạng chùm, mỗi đốt thường 6 hoa.<br /> 3A. Lá đơn, hình bầu dục hay hình trứng. Quả hình bầu dục, dài 2-2,5 mm.....2. S. eberhardtii<br /> 3B. Lá đơn hay lá kép 3 lá chét, hình tim - trứng. Quả hình trứng rộng,<br /> dài 1-1,3 mm............................................................................................3. S. scapiformis<br /> 1B. Cỏ cao hay cây bụi nhỏ. Lá mọc dọc thân<br /> 4A. Lá kép lông chim<br /> 5A. Thân có lông tuyến dài. Chóp lá tù. Lá bắc có lông dày, mịn. Đài mặt trong không có<br /> vòng lông...................................................................................................4. S. miltiorrhiza<br /> 41<br /> <br /> Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong<br /> <br /> 5B. Thân không có lông tuyến. Chóp lá nhọn. Lá bắc không có lông. Đài mặt trong có vòng<br /> lông................................................................................................................5. S. japonica<br /> 4B. Lá đơn<br /> 6A. Tràng dài hơn 2 cm, có màu đỏ.<br /> 7A. Thân và lá nhẵn. Tràng dài 3-4 cm...........................................................6. S. splendens<br /> 7B. Thân và lá có lông dài màu xám. Tràng dài 2-2,5 cm................................7. S. coccinea<br /> 6B. Tràng dài không tới 1,5 cm, không có màu đỏ<br /> 8A. Đài và tràng có lông nhung màu trắng bạc. Lá hình trứng hẹp,<br /> chóp lá nhọn...........................................................................................8. S. farinacea<br /> 8B. Đài và tràng không có lông nhung màu trắng bạc. Lá hình trứng hay hình mũi mác,<br /> chóp lá tù.....................................................................................................9. S. plebeia<br /> Mô tả loài được bổ sung cho hệ thực vật<br /> Việt Nam<br /> Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật<br /> Thunberg, 1784. Syst. Veg. (ed) 14: 72; C.<br /> Y. Wu, 1977. Fl. Reipub. Pop. Sin., 66: 176; H.<br /> W. Li & Ian C. Hedge, 1994. Fl. China, 17:<br /> 219; T. C. Huang, 2001. Fl. Taiw., 4: 523; Q.<br /> M. Hu, 2009. Fl. Hongk. 3: 101.<br /> Cỏ hàng năm, thân đứng, cao 40-60 cm, có<br /> lông tơ mịn khi non, về sau nhẵn, rễ không<br /> phình to thành củ. Lá chia thùy kiểu kép lông<br /> chim; số lượng lá chét nhiều, thường thay đổi;<br /> cuống lá dài 7-9 cm; phiến lá to 6-13 × 5-11 cm<br /> hay hơn, lá trên thân ở phía trên thường là kép<br /> lông chim 1 lần, phía dưới kép lông chim 2 lần;<br /> cuống lá chét ngắn; lá chét phía trên cùng<br /> thường hình thoi hay hình thuôn mũi giáo, cỡ 58 × 2-3,5 cm, có lông tơ ngắn hay nhẵn, gốc lá<br /> hình nêm, mép lá có răng tù; lá chét bên cuống<br /> ngắn hay gần như không cuống, hình trứng-mũi<br /> giáo, cỡ 1,5-5 × 1-2,5 cm, gốc lá tròn nhưng<br /> thường lệch, chóp lá nhọn. Cụm hoa mọc thành<br /> chùm ở đỉnh cành, mỗi vòng thường có 2-6 hoa,<br /> cuống chung của cụm hoa mang nhiều lông tơ<br /> và lông tuyến. Lá bắc và lá bắc con hình mũi<br /> giáo, cỡ 2-5 × 0,5-1 mm, nhẵn, mép nguyên.<br /> Cuống hoa dài 1-1,5 mm, có lông. Đài hình ống,<br /> dài 5-8 mm, mặt ngoài có lông tơ và lông tuyến<br /> rải rác, mặt trong ở họng có vòng lông tơ màu<br /> trắng; 2 môi, môi trên 3 thùy hàn liền gần như<br /> nguyên, thùy tiêu giảm nhỏ dạng như răng hay<br /> gai; môi dưới có 2 thùy nhọn, cỡ 2-3 × 3 mm,<br /> dài hơn môi trên. Tràng màu xanh hay trắng, dài<br /> <br /> 42<br /> <br /> 1,0-1,5 cm, mặt ngoài có lông tơ dài và lông<br /> tuyến dày đặc, ống tràng dài 9-11 mm, có một<br /> vòng lông không đều ở phía trong, 2 môi, môi<br /> trên xẻ 2 thùy nông hay chỉ có sóng, ngắn hơn<br /> môi dưới; môi dưới 3 thùy với thùy giữa rộng,<br /> hơi có khuyết ở đỉnh, 2 thùy bên hẹp. Nhị hữu<br /> thụ 2, đính trên ống tràng, chỉ nhị dài 6-8 mm,<br /> có phần phụ nhỏ và lông ở gốc; nhị bất thụ 2,<br /> tiêu giảm nhiều, rất nhỏ. Bầu nhẵn, vòi nhuỵ dài<br /> hơn hay bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy không bằng<br /> nhau. Bế quả màu nâu, hình bầu dục, khoảng<br /> 1,5-1,7 × 0,5-0,6 mm.<br /> Loc. class.: Japan; Lectotypus: Mak sine<br /> num. (152342) (MAK).<br /> Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa và quả<br /> tháng 4- 9. Cây gặp ở trong rừng núi đất, nơi<br /> bóng, dưới tán rừng, ẩm, ở độ cao tới 1300 m.<br /> Phân bố: Mới nghi nhận có ở Vĩnh Phúc<br /> (Vườn quốc gia Tam Đảo). Còn có ở Nhật Bản,<br /> Trung Quốc.<br /> Mẫu nghiên cứu: Vĩnh Phúc (vườn quốc<br /> gia Tam Đảo): QB 631a (HN); QB 631b<br /> (VNMN); Phương 5527a, 5527b & 5527c (HN);<br /> Phương 5527d (VNMN); Phương 5528 a, 5528<br /> b, 5528 c, 5528 d & 5528 e (HN).<br /> Bàn luận: Loài Xôn nhật (S. japonica) gần<br /> gũi nhất với loài Đan sâm (S. miltiorrhiza) vì có<br /> đặc điểm lá kép. Còn tất cả các loài khác thuộc<br /> chi này đều là lá đơn. Để nhận dạng được loài<br /> Xôn nhật (S. japonica), chúng tôi lập bảng so<br /> sánh một số đặc điểm khác biệt giữa hai loài<br /> gần gũi nhau là Xôn nhật và Đan sâm.<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 41-44<br /> <br /> Salvia japonica Thunberg<br /> 1. dạng sống; 2. một đoạn thân; 3. hoa; 4. tràng mở; 5. hoa tách tràng với đài mở<br /> (vẽ theo mẫu Phương 5527a, HN, người vẽ Lê Kim Chi)<br /> Các đặc điểm khác biệt giữa hai loài Xôn nhật (S. japonica) và Đan sâm (S. miltiorrhiza)<br /> Đặc điểm<br /> Rễ<br /> Thân<br /> Lá<br /> Lá bắc<br /> Đài và tràng<br /> Quả<br /> <br /> Xôn nhật (S. japonica)<br /> không phình to thành củ<br /> Không có lông tuyến<br /> chóp lá nhọn; cuống lá dài 7-9 cm; có<br /> lông tơ ngắn rải rác hay nhẵn<br /> không lông<br /> đài mặt trong có vòng lông; tràng xanh<br /> hay trắng<br /> dài 1,5-1,7 mm<br /> <br /> Đan sâm (S. miltiorrhiza)<br /> phình to thành củ<br /> có lông tuyến dài<br /> chóp lá tù; cuống lá dài 1,5-7,5 cm;<br /> có lông tơ và lông tuyến dài dày đặc<br /> có lông dày, mịn<br /> đài mặt trong không có vòng lông;<br /> tràng xanh đến tím nhạt<br /> dài 2-3 mm<br /> <br /> Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng Thiên nhiên<br /> Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi về mặt mẫu vật trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.<br /> 43<br /> <br /> Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 6. Hu Q. M., 2009. Flora of Hong Kong, 3:<br /> 97-122. Hong Kong.<br /> <br /> 1. Backer C. A., Bakhuizen C. R., 1965. Flora<br /> of Java, 2: 614-640. Netherlands.<br /> 2. Doan K. T. in H. Lecomte, 1936. Flore<br /> générale de L’Indo-chine, 4: 915-1046.<br /> Paris.<br /> 3. Hook J. D., 1885. Flora of British India, 4:<br /> 604-705. London.<br /> 4. Huang T. C., 2001. Flora of Taiwan, 4: 432548. Taiwan.<br /> 5. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam,<br /> 2: 865 - 866. Nxb. Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 7. Li H. W, Ian C. Hedge, 1994. Flora of<br /> China, 17: 195-222. Science Press &<br /> Missouri Botanical Garden Press. USA.<br /> 8. Vũ Xuân Phương, 2000. Thực vật chí Việt<br /> Nam, 2: 115-126. Nxb. Khoa học và Kỹ<br /> thuật, Hà Nội.<br /> 9. Vũ Xuân Phương, 2005. Danh lục các loài<br /> thực vật Việt Nam, 3: 334-335. Nxb. Nông<br /> nghiệp, Hà Nội.<br /> 10. Wu C. Y., 1977. Flora Reipublicae Popularis<br /> sinicae, 66: 70-196. Science Press, Beijng.<br /> <br /> A NEW OCCURRENCE SPECIES SALVIA JAPONICA THUNBERG<br /> (LAMIACEAE) OF THE FLORA OF VIETNAM<br /> Do Thi Xuyen, Vu Xuan Phuong<br /> Institute of Ecology and Biological resources, VAST<br /> SUMMARY<br /> Recently, the genus Salvia L. comprises about 900 (-1100) species mainly distributed in the tropics, there<br /> were 8 Salvia species recorded in Vietnam. In this paper, we reported Salvia japonica Thunberg newly<br /> recorded for the flora of Vietnam.<br /> The Salvia japonica is anmual plant, that has stems erect, 40-60 cm tall, sparsely villous or subglabrous.<br /> Leaves 1-2-pinnate; petiole 7-9 cm long; leaf blade 6-13 × 5-11 cm; upper stem leaves 1-pinnate, under stem<br /> leaves 2-pinnate, short petiolate; terminal leaflet lanceolate or rhombic, pilose or glabrous, base cuneate,<br /> margin obtusely serrate; lateral leaflets ovate-lanceolate, 1.5-5 × 1-2.5 cm, base obliquely rounded, apẽ acute.<br /> Verticillasters 2-6-flowered, in terminal panicles; rachis densely glandular pilose and pilose; bracts and<br /> bracteoles lanceolate, glabrous, margin entire. Calyx tubular, 5-8 mm, sparsely glandular pilose and pilose,<br /> white hirsute annulate on throat inside, 2-lipped; upper lip nearly tooth, under lip ưith 2 acute lobes. Corolla<br /> bluish or white, ca. 1.0-1.5 cm, densely villous and glandular pilose; tube pilose annulate inside; upper lip 2<br /> lobes or crenulate, lower lip 3 lobes with large mid-lobe. Stamens 2, filaments ca. 6-8 mm long with appen<br /> and tomentosa at the base; ovary glabrous, style as long as stamens or more, 2 lobes at apex. Nutlets brown,<br /> ellipsoid, ca. 1.5-1.7 × 0.5-0.6 mm.<br /> Is close to S. miltiorrhiza but differs from the others by stem without glandular; apex of leaf acute;<br /> bractea glabrous; sepal with tomentosa line in inner, fruit with 1.5-1.7 mm long.<br /> Voucher specimens were collected in Vinhphuc province (Tam Dao national park), deposited in the<br /> Herbarium of the Institute of Ecology and biological Resources, Hanoi, Vietnam (HN) and herbarium of<br /> Vietnam Museum National (VNMN).<br /> Kewwords: Lamiaceae, Salvia japonica, Vinh Phuc, Vietnam.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 25-1-2013<br /> <br /> 44<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2