intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ tài liệu phong thủy trong xây dựng 18

Chia sẻ: Cindy Cindy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

391
lượt xem
271
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bồi bổ cho phổi bằng cách trồng cây trong nhà: Bạn đừng nghĩ chỉ môi trường bên ngoài mới ô nhiễm; căn nhà bạn đang ở cũng chứa đầy khí độc hại. Bằng việc trồng cây xanh, bạn sẽ giúp phổi khỏe hơn và toàn cơ thể nhờ đó cũng "được nhờ".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ tài liệu phong thủy trong xây dựng 18

  1. Bồi bổ cho phổi bằng cách trồng cây trong nhà 14/06/2007, 09:44 (GMT+7) Bạn đừng nghĩ chỉ môi trường bên ngoài mới ô nhiễm; căn nhà bạn đang ở cũng chứa đầy khí độc hại. Bằng việc trồng cây xanh, bạn sẽ giúp phổi khỏe hơn và toàn cơ thể nhờ đó cũng "được nhờ". Trung bình mỗi ngày chúng ta, từ trẻ em đến người già, đều trải qua 20 giờ giữa bốn bức tường phân chia của ngôi trường, văn phòng làm việc, căn hộ… Và bên trong những bức tường này đang tồn tại một dạng ô nhiễm tiềm ẩn cũng nguy hại không kém tình trạng ô nhiễm bên ngoài. Khoa học đã chứng minh được rằng đa số các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đều ít nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của những người đang sống hằng ngày trong môi trường đó. Căn nhà hoặc căn phòng càng hiện đại thì nguy cơ ô nhiễm càng cao, do các chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất gây ô nhiễm thoát ra từ các loại keo dán, sơn, giấy dán tường, các chất tẩy rửa… Một số hóa chất gây ô nhiễm được xếp vào loại có thể gây ung thư. Tính độc hại của từng chất được biết một cách riêng lẻ, nhưng người ta không rõ tác động sẽ ra sao nếu chúng tập hợp lại trong một bầu không khí nhỏ hẹp. Xương rồng loại trừ tác hại của sóng điện từ. Trong số những giải pháp đặt ra, người ta đề cao đến việc trồng cây trong nhà. Ở các nước công nghiệp phát triển, giới khoa học nghiên cứu tìm ra được những loại cây trồng có khả năng lọc và loại thải ô nhiễm không khí trong nhà. Những kết quả thu được rất hứa hẹn bởi vì chỉ cần 3 loại cây trồng là đủ lọc sạch 60 mét khối không khí trong một giờ. 431
  2. Cây trồng có thể chuyển đổi các khí độc hại bằng cách vận chuyển nó xuống đến tận rễ để cho các vi sinh vật có trong đất làm nhiệm vụ loại trừ. Để hỗ trợ cây trồng lọc khí thật hiệu quả, bạn phải làm sao cho không khí lưu chuyển tốt ở phần rễ cây và cây luôn được giữ ẩm tốt vì nhờ đó m à không khí đi qua dễ hơn. Bạn nên nhớ rằng cây càng tiêu thụ nhiều nước thì càng làm phát sinh độ ẩm và giúp loại thải các chất gây ô nhiễm. Nhưng cũng phải lưu ý đến tình trạng ẩm mốc của phần rễ và có thể hình thành ở m ặt đất. Giải pháp hữu hiệu là rải lên m ặt đất trồng một lớp sỏi nhỏ dày 2-4 cm, nhờ đó mà nước tưới thẩm thấu dễ, đồng thời tránh sự xuất hiện của nấm mốc trên chậu cây. Còn để tránh ẩm mốc ở phần rễ cây, chú ý không tạo ra những khu vực ẩm bên dưới chậu, chẳng hạn không để nước ứ trong đĩa lót chậu, đặc biệt khi bạn đặt chậu cây trên nền nhà lát gỗ hoặc trải thảm. Vấn đề quan trọng còn lại là bạn tìm mua các loại cây thích hợp trồng trong nhà (tốt nhất là hỏi chuyên gia về cây trồng). Một số loài cây có đặc tính loại trừ ô nhiễm không khí rất tốt như: - Cúc: Hút chất trichlorethylene có trong sơn và các chất dung môi, nên đặt trong những căn phòng vừa mới sơn. - Cây sung cảnh: Trung hòa formol thường có trong các keo dán, các lớp mousse cách nhiệt. - Xương rồng: Rất lý tưởng trong việc loại trừ tác động có hại của sóng điện từ phát ra từ màn hình của tivi hoặc máy vi tính, nên đặt gần các sản phẩm này. - Các loại cây leo: Loại trừ benzene có trong sơn, mực, nhựa dẻo hoặc chất tẩy rửa, có thể đặt trong bếp hoặc ở hành lang. 432
  3. T rang trí nội thất theo cung 25/05/2007, 04:34 (GMT+7) Bát quái đồ được chia thành 8 cung, tương ứng với tám hướng nhà. Hãy lựa chọn, sắp xếp đồ đạc phù hợp với mỗi vị trí để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Những giá sách nho nhỏ thế này ở hướng đông bắc cũng giúp bạn "phất" ở cung Học Thức. Ảnh: Home Visions. Cung Gia Đạo (hướng đông): Nên treo những hình ảnh về gia đình ở hướng này, sẽ có tác dụng cải thiện, hoặc thắt chặt hạnh phúc gia đình. Cung Tài Lộc (hướng đông nam): đây là cung mang lại tiền tài, sự sung túc về vật chất. Chính vì vậy, ở hướng đông nam nên treo những xâu tiền cổ, vài bình gốm rỗng, để thu hút tiền tài về cho gia đình bạn. Cung Học Thức (hướng đông bắc): Không có đồ vật nào thích hợp hơn một chiếc giá sách, hoặc bàn làm việc ở hướng này. 433
  4. Cung Tử Tức (hướng tây): Hình ảnh con cái và các thành quả công việc sẽ mang đến cho các thành viên nhà bạn một tương lai tươi sáng. Cung Tình Duyên (hướng tây nam): Những vật trang trí "sóng đôi" như hai lọ hoa, tượng đôi tình nhân, ảnh hai vợ chồng, bạn bè, đôi lứa... sẽ giúp cuộc sống tình cảm của người cư ngụ thêm mặn nồng. Cung Quý Nhân (hướng tây bắc): Hãy đặt cuốn danh bạ hoặc danh thiếp của bạn bè, đối tác tại đây, bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc. Cung Danh Vọng (hướng nam): Vị trí này thích hợp với việc treo bằng khen, giấy chứng nhận thành quả công việc. Chúng sẽ giúp công việc của bạn luôn suôn sẻ và thuận lợi. Cung Quan Lộc (hướng bắc): Hãy đặt những tập sách, tài liệu liên quan đến công việc ở vị trí này. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến, thành đạt. 434
  5. 435
  6. Phong thủy Bố trí các căn phòng trong nhà 10/07/2007, 10:09 (GMT+7) Trong nghệ thuật Phong Thủy, người ta không chỉ chú ý đến nguyên tắc bố trí mặt bằng của ngôi nhà, mà còn quan tâm khá tỉ mỉ đến từng bộ phận cấu thành ngôi nhà, từ bếp núc, nhà vệ sinh đến cả việc đặt cây chổi, cây lau nhà ở đâu cho có lợi nhất. Sự khác biệt giữa hai cách bố trí Tham khảo hai bản vẽ minh họa của hai căn nhà dưới đây, bạn sẽ thấy các căn phòng trong hai gia đình được bố trí khác nhau. Căn phòng sinh hoạt gia đình của ngôi nhà thứ nhất ở giữa trung tâm nên mang đến nhiều điều tốt lành, hòa thuận cho các thành viên trong gia đình so với vị trí căn phòng sinh hoạt gia đình của ngôi nhà thứ hai. Để xác định phương hướng cho mỗi căn phòng, bạn nên vẽ hình Lạc Thư như trong hình minh họa. Cách bài trí căn phòng sinh hoạt gia đình Phòng sinh hoạt gia đình ở góc trái của ở giữa, tạo được bầu không khí hòa căn nhà, không mang lại những điều tốt thuận, gắn bó và đoàn kết giữa các thành đẹp cho mọi người cư ngụ trong đó. viên trong nhà. Dựa vào hình vẽ này, bạn có thể xác định được vị trí trung tâm của ngôi nhà, và nên đặt căn phòng sinh 436
  7. hoạt gia đình nằm tại vị trí này vì đây là vị trí tốt nhất, không chỉ mang lại sự hòa thuận, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, mà còn khiến tình cảm vợ chồng càng thắm thiết, hòa hợp. Bạn nên hạn chế xây cầu thang ở vị trí trung tâm. Nên xây cầu thang thẳng hoặc uốn cong, tuyệt đối không xây cầu thang hình xoắn ốc. Dạng cầu thang xoắn như khoan vào “quả tim” của ngôi nhà. Cũng không nên trải thảm màu đỏ hoặc xanh lục lên cầu thang. Nhà bếp và phòng ngủ không nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì chúng gây ảnh hưởng không tốt đến việc ăn và ngủ của mọi người trong gia đình. Nhà bếp ở giữa có thể sẽ đè nén toàn bộ tài lộc của gia đình. Còn đối với phòng ngủ, năng lượng ở đây sẽ bị tù túng, trì trệ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giấc ngủ. Nhắm hướng đặt bếp lò Trường phái Phong Thủy la bàn không cho phép đặt bếp lò ở hướng Tây Bắc của nhà bếp hoặc của ngôi nhà. Cách an toàn nhất là không nên xây nhà bếp ở hướng Tây Bắc, còn nếu như nhà bếp đã ở hướng Tây Bắc thì không nên đặt bếp lò ở góc Tây Bắc. Góc Tây Bắc tượng trưng cho người cha hoặc người trụ cột của gia đình, cho nên đặt bếp lò ở đó thì sẽ đốt cháy vận may của người quan trọng nhất gia đình. Ngoài ra, đặt bếp lò tại đây sẽ khiến của cải của gia đình bị mất mát. Theo Phong Thủy, bếp lò tượng trưng cho Hỏa, là hành duy nhất có khả năng hủy diệt hành Kim ở hướng Tây Bắc. 437
  8. Khi bài trí nhà bếp, nên chú ý không đặt bếp lò kế bên hoặc đối diện với bồn rửa chén. Trong hình trên, bồn rửa chén không đối diện với bếp lò Nhà bếp là nơi hội tụ của hai hành xung khắc nhất, Hỏa (các loại bếp lò, nồi cơm điện…) và Thủy (tủ lạnh, máy rửa chén bát và bồn rửa chén…). Hai hành này không nên đặt cạnh nhau, hoặc không đối diện nhau. Tuy nhiên, Thủy đối diện với Hỏa sẽ nguy hiểm hơn khi ở cạnh nhau. 438
  9. Nhà đất hành Hỏa 09/07/2007, 04:45 (GMT+7) Hành Hỏa mang tính nóng ẩm của mùa hè, tượng trưng cho buổi trưa và màu đỏ. Hình thế của hành Hỏa là hình nhọn (tam giác, góc nhọn, hình chóp...). Hành Hỏa được sinh bởi Mộc và bị Thủy khắc. Hỏa lại sinh Thổ và xung khắc với Kim. Đối với nhà đất, nên nhớ những đặc tính này để hành Hỏa phát huy lợi điểm và hạn chế nhược điểm. Thế nhà đất hành Hỏa Những thế đất có dạng tam giác theo phong thủy là thế Hỏa thịnh, không phù hợp cho việc xây cất nhà ở thông thường do có nhiều góc nhọn làm nội khí tù hãm, dễ va chạm và khó sử dụng hiệu quả không gian. Những khu đất rộng mà bên trong được chia ra nhiều lô nhỏ vuông vức thì không ảnh hưởng, thậm chí trường hợp này Hỏa sinh Thổ thành "vượng địa". Một số khu nhà có kích thước đất xéo thường xử lý sân trong làm hồ nước, trồng cây... để giảm bớt góc nhọn, tạo mảng thông thoáng tốt hơn. Khá nhiều công trình tôn giáo, công viên, khách sạn... được bố trí tại các điểm "mũi tàu". Nhà đất hành Hỏa và các công trình có cấu trúc hành Hỏa (mái nhọn, vươn cao, có chóp đỉnh...) luôn phù hợp với không gian sinh hoạt mang tính dẫn dắt, nổi bật và thu hút. Ta cũng có thể thấy khá nhiều công trình tôn giáo, công viên, khách sạn... được bố trí tại các điểm "mũi tàu", vừa có tính nhấn mạnh, vừa không làm che khuất tầm nhìn giao thông (nhờ khoảng lùi lộ giới) tại các góc nhọn, thay vì làm nhà ở sẽ bất lợi hơn. 439
  10. Giải pháp cho ngôi nhà hành Hỏa Khi khu đất hoặc ngôi nhà mang hành Hỏa thì có thể được khắc chế bớt nhờ bo tròn các góc nhọn, dùng tủ kệ, bồn hoa, để xóa góc Hỏa. Tránh trổ cửa hay sử dụng không gian sinh hoạt tại các mũi nhọn mà nên giữ sao cho không gian chính ở vị trí trung tâm, dùng các đường cong (Thủy khắc Hỏa) hoặc góc vuông để lấy lại thế cân bằng và giảm xung sát. Có thể được khắc chế bớt góc Hỏa nhờ bo tròn các góc nhọn, dùng tủ kệ, bồn hoa... Khi gặp thế Hỏa theo chiều cao, ví dụ như một cầu thang đi xéo lên, một dầm nghiêng trên giường nằm ngủ, cách khắc phục là hạn chế sử dụng dưới góc chéo nhọn ấy. Nếu vì tận dụng diện tích, bạn phải làm dịu góc nhọn bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm cong, kê vật dụng và chỗ nằm ngủ ra bên ngoài khoảng vát chéo, dùng cây xanh che chắn để giảm tầm nhìn. Không nên tận dụng gian áp mái để làm nơi ở vì sẽ nóng bức và tù túng. Nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hành Hỏa khá mạnh, không như các nước phương Tây và phương Bắc là hàn đới lạnh khô, nên phương Tây rất hay dùng gian áp mái làm phòng ngủ. Vì thế, gian áp mái và gầm thang trong điều kiện nhà ở Việt Nam phù hợp để làm kho và các không gian sinh hoạt không thường xuyên. 440
  11. Ngũ hành cho không gian chức năng 22/06/2007, 09:17 (GMT+7) Xác định tính chất ngũ hành cho nội thất nên phân biệt chính phụ. Mỗi không gian sử dụng trong nhà đều mang một (hoặc nhiều) đặc trưng ngũ hành. Nắm được tính chất ngũ hành của các không gian chính sẽ giúp việc bố trí nội thất hài hòa hơn. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (nếu có nhà tầng) thì các không gian chính sẽ có tên gọi theo ngũ hành như sau: - Phòng khách: hành Thổ, tính trung hòa, cộng thêm với không gian tiền sảnh có thể mang đặc trưng Thổ hoặc Kim (nếu có vòm tròn). - Phòng sinh hoạt gia đình: thuộc Thổ và một phần Mộc (nếu như tính chất sinh hoạt là uống trà, nơi đọc sách hoặc trò chuyện). Nếu bạn bố trí thêm chỗ xem TV hoặc các thiết bị nghe nhìn khác... thì tính chất là Thổ cộng Kim. Khi phòng này có bàn thờ thì bổ sung thêm hành Hỏa, tương tự với phòng thờ cũng thuộc hành Hỏa. Khu bếp hành Mộc, có tăng tính Hỏa nếu gần bếp. Ảnh: HL 441
  12. - Phòng ăn: Khi chỗ ăn cạnh bếp thì tính Hỏa tăng, ngược lại phòng ăn mang tính Mộc là chính. Nếu có thêm thiết bị nghe nhìn hoặc kết hợp bếp kiểu công nghiệp đơn giản thì hành Kim sẽ xen vào. - Gian bếp: đặc trưng hành Hỏa. Nếu bạn nấu bếp theo kiểu truyền thống dùng bếp lò, than, củi... càng nhiều thì tính Hỏa càng tăng. Ngược lại, nếu bếp mang tính công nghiệp, gọn nhẹ và thiết bị tối tân như lò vi ba, bếp điện... thì thêm tính Kim. Nếu bếp có kết hợp chỗ ăn thì bổ sung hành Mộc. - Phòng làm việc: Chủ yếu là hành Kim (nơi tư duy, có nhiều thiết bị, dụng cụ...) và thêm hành Thổ hoặc Mộc tùy trường hợp. Ví dụ phòng làm việc kết hợp thư viện, tủ sách nhiều thì tăng Mộc, có chỗ tiếp khách thì thêm Thổ. Phòng ngủ đặc trưng hành Mộc. Ảnh: HL - Phòng ngủ: Đây là không gian đặc trưng của hành Mộc. Tùy theo tính chất trang trí và vật dụng mà sẽ thêm hành khác. Ví dụ như trong phòng ngủ có bàn làm việc thì hành Kim xuất hiện, có hồ cá, cây cảnh thì thêm hành Thủy.... - Giếng trời: Tuy không phải là không gian để ở nhưng giếng trời đóng vai trò quan trọng để cân bằng và nối tiếp khí trong nhà. Đặc trưng ngũ hành của giếng trời là hành Thổ (nhất là giếng trời có hình vuông) nhưng cũng có thêm tính Mộc (giếng trời hình ống dài và có trồng cây) hoặc hành Thủy (có hồ hoặc thác nước nhân tạo). 442
  13. Thiết kế tầng hầm để xe 14/06/2007, 09:54 (GMT+7) Tầng hầm là giải pháp hiệu quả khi xây nhà vì giải quyết được chỗ để xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như cách ẩm khá tốt cho tầng trên và tăng diện tích sử dụng. Tuy nhiên, nếu bố trí không hợp lý, tầng hầm có thể gây ra một số trở ngại và ảnh hưởng về Phong thủy. Tầng bán hầm tạo lớp cách ẩm tốt. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam, nên làm hầm nửa nổi nửa chìm (bán hầm) hơn là làm hầm chìm hoàn toàn như các nước xứ lạnh hoặc các biện thự thời Pháp xây dựng ở nước ta. Bán hầm dễ thông thoáng, không phải đi xuống sâu, nên giải quyết kỹ thuật tốt hơn. Về mặt Phong thủy, bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trên như phòng khách, nhà bếp mà vẫn không bị tù hãm sinh khí. Tương ứng quy mô Làm hầm nên cân nhắc đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Nếu nhà có nhiều tầng và cần khu vực để xe rộng, thì làm hầm sẽ đắc lợi. Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm, vừa dễ giải quyết các yếu tố thông thoáng chiếu sáng. Nếu nhà làm theo kiểu lệch tầng, có thể đặt bếp ở phía sau cao hơn hầm mà thấp hơn 443
  14. phòng khách, phía trước dùng để đỗ xe và làm lối vào, phía sau làm hầm phân tự hoại, hồ nước ngầm hoặc máy phát điện. Cách làm này tạo thế trước thấp sau cao, phù hợp với nguyên tắc Phong thủy truyền thống là nhà có điểm tựa vững vàng phía sau. Nhà xây tại vùng đất yếu, hầm đồng nghĩa với một mảng móng bè, giúp chống thấm ngược, tránh được tình trạng lún không đều nếu làm móng theo kiểu độc lập. Tránh ngập nước, tăng ánh sáng Bên ngoài tầng hầm có thể được "ngụy trang" như một đồi cỏ. Nhà có tầng hầm cũng như được đứng trên một phần đế cao ráo, bên ngoài hầm có thể "ngụy trang" như một đồi cỏ. Khi bố trí hầm, cần chú ý trước tiên đến việc chống ngấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài. Để tránh thấm từ ngoài vào, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất). Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng. Nền ẩm cũng khá ẩm thấp nên cũng rất cần ánh sáng trực tiếp, đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời (Dương quang) cho trường khí vốn thịnh âm này. Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, bạn có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường. Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng để dẫn khí được tốt hơn. 444
  15. Nước và những giá trị Phong thủy 21/05/2007, 04:15 (GMT+7) Theo mô hình không gian Ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương Bắc, m àu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng hành Thủy là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong. Hiểu đúng, vận dụng đúng, DOOL tin chắc đọc giả sẽ tìm thấy cho mình một giải phải ứng dụng hành thủy trong nội thất qua bài viết được đăng tải trên tạp chí Nhà Đẹp. Hành Thủy phát huy khá hiệu quả trong các công trình du lịch - nghỉ ngơi - giải trí. Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như khiếm khuyết yếu tố nuôi dưỡng cho hành Mộc và hạn chế tính Hỏa vượng. Hành Thủy được hành Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì bị khắc chế bớt. Tuy nhiên người xưa cũng nói "nhất Thủy nhì Hỏa" - hành Thủy luôn đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống nhưng cũng đứng đầu trong các hiểm họa thiên nhiên mà con người luôn phải biết chung sống một cách cẩn trọng. Hành Thủy trong chọn lựa nơi cư trú và tổ chức cảnh quan 445
  16. Khí của cuộc đất về cơ bản chính là do Thủy khí tạo nên. Thủy thế có uốn lượn nhu hòa thì mới gia tăng lợi ích cho cư dân. Ngược lại, nhà xây sát bên những con sông lớn mà nước chảy xiết, thẳng tuột hoặc có những khúc cua quẹo gấp thì lại bất lợi vì không phù hợp với nhịp sinh học của con người và sinh vật trong vùng. Tính chất "bên lở bên bồi" cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thổ trạch. Nếu biết khai thác Thủy khí đúng mức trong quy hoạch tổng thể, kết hợp giữa đường cong và đường thẳng thì sẽ vừa tránh được Trực Xung thẳng hàng vừa tạo tuyến giao thông - cảnh quan hài hòa tốt với môi trường thiên nhiên hơn, nhất là đối với những đô thị có đặc trưng cảnh quan sông nước như Sài Gòn - TP HCM. Do châu Á, phương Đông vốn thuộc Mộc, kiến trúc luôn nương nhờ thiên nhiên nên hành Thủy (sinh Mộc) được ưa chuộng khi bố cục cảnh quan, từ lối đi quanh co đến bờ ao giếng nước, từ non bộ hồ cảnh đến tranh sơn thủy nội gia, làm nên đặc trưng văn hóa cư trú của dân vùng nông nghiệp lúa nước. Thời hiện đại, trong nhà ở và công trình phục vụ du lịch (nghỉ ngơi, giải trí…), Thủy khí được phát huy như một yếu tố làm dịu đi các góc cạnh, tăng tính Mộc (che chở nuôi dưỡng, Thủy sinh Mộc) như các khu 446
  17. resort rất chuộng cách bố trí xoay quanh hồ bơi trung tâm. Ở phương Tây, sân vận động Allianz Arena tại Munich (Đức) cho kỳ World Cup vừa qua là một tổ hợp hình khối dạng Kim - Thủy khá giản đơn mà lại độc đáo. Nhà hát Opera ở Sydney (Úc) cũng là một ví dụ về công trình đặc trưng hành Thủy với những mái cong gợn sóng tương thích với thể loại công trình biểu diễn và rất hài hòa với cảnh quan biển trời xung quanh. Thủy khí - bao nhiêu cho vừa? Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về Phong Thủy - phong là gió, thủy là nước mà (?!). Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây cất thường hay thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng, cần phải khéo chọn lọc khu vực và kỹ thuật xây dựng phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta vốn là nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ. Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi dòng nước được luân chuyển và trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt chung quanh. Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông - hồ - ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy - căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông rộng hay hẹp). Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ đất vừa tạo cảnh quan. Gió và Nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết vừa phải, chọn lọc lấy phần trong lành nhất để hữu dụng bền lâu. 447
  18. Vận dụng Thủy khí trong bài trí nhà ở Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy. Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục - thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại - tức là cách tiếp cận không trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn. Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực Xung Đối Môn, vừa tạo một khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà. Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng. Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc, bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại như bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc bông sắt dạng gợn sóng. Đôi khi trong một không gian sinh hoạt chung chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ đổ nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng thêm sự mềm mại và tính thiên nhiên vào nội thất, bổ sung Thủy khí hữu hiệu. 448
  19. Tất nhiên xét về Ngũ hành, khoa học Phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không quá thiên về một hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững. 449
  20. Bể cá treo tường theo phong thủy 25/04/2008, 02:13 (GMT+7) Quan niệm của người Việt Nam về phong thủy rất được coi trọng. Chính vì vậy, bất cứ vật dụng trang trí trong nội thất đều được cân nhắc không những về thẫm mỹ mà còn ở khía cạnh phong thủy. Từ lâu, việc mang bể cá vào từng không gian sống đã trở nên quen thuộc. Bể cá không chỉ làm cho không gian ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên mà theo phong thủy, bể cá cũng có thể đem lại tài lộc cho nhà của bạn nếu được đặt hợp với phong thủy. Ông Mai Ngọc Bang - một cao niên có kinh nghiệm chơi bể cá và cây cảnh ở Giáp Bát (Hà Nội) cho biết: mỗi bể cá cảnh treo tường đều nên tôn trọng cung phong thủy, như chắn hướng gió, chắn tà khí. "Khi đặt bể cá treo tường đúng hướng, trong bể có những loại cá, những loại hình ảnh đúng phong thủy có thể đem lại tài lộc, hạnh phúc hay sức khỏe cho những thành viên trong gia đình", ông Bang góp ý. Vì thế với những người buôn bán, đặt bể cá trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và phát tài cho gia chủ. Vì nước (thủy) là yếu tố quan trọng trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) có tác dụng điều hòa âm dương. Một số lời khuyên khi chơi bể cá treo tường Nên đặt bể ở nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi càng ít ánh sáng càng tốt. Nên đặt bể ở các vị trí: theo đường cửa vào, phía sau cửa, phía góc nhà, ngăn giữa các phòng trong nhà. Không nên đặt ngay ngoài cửa ra vào, giữa hai cánh cửa, sát trần nhà, hay đối diện với bếp. 450
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2