intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa 2010 - Lý thuyết

Chia sẻ: Vannhatiensinh Vannha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

399
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về hoá học bao gồm hệ thống khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết và một số chất hoá học quan trọng. Đó là: - Khái niệm về chất, mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, về phản ứng hoá học và biến đổi của chất trong phản ứng hoá học. - Khái niệm về biển diễn định tính, định lượng của chất và phản ứng hoá học là công thức hoá học, phương trình hoá học,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa 2010 - Lý thuyết

  1. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC THCS Phần I -Giới thiệu chương trình Môn hoá học lớp 8 I. Cấu trúc: 1. Chương trình môn Hoá học lớp 8 THCS bao gồm các kiến thức về: a) Một số khái niệm cơ bản và Định luật hoá học cơ bản: - Chất, Nguyên tử, Phân tử, công thức hoá học, phương trình hoá học, mol, phản ứng hoá học, Dung dịch, Nồng độ dung dịch và độ tan. - Định luật bảo toàn khối lượng. b) Một số nguyên tố và chất hoá học cụ thể: - Oxi, Hiđro, Oxit, Axit, Bazơ, Muối. c) Một số kỹ năng: - Tính toán theo mol, theo công thức hoá học, theo ph ương trình hoá học và theo dung dịch. - Sử dụng một số dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm hoá học. 2) Chương trình môn Hoá học lớp 8 THCS bao g ồm 6 ch ương, 45 bài (70 tiết), trong đó có: - 44 tiết lý thuyết (chiếm 62,86%). - 13 tiết luyện tập và ôn tập (chiếm 18,57%). - 7 Tiết thực hành (chiếm 10%) và 6 tiết kiểm tra (chiếm 8,57%). II. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. Chương trình hoá học lớp 8 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ lược, có hệ thống về thế giới xung quanh và biến đổi nhiều mặt của nó, trong đó có những biến đổi hoá học. Học sinh b ước đầu làm quen với những quy luật của tự nhiên trong nhà trường, trong phòng thí 1 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  2. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 nghiệm với những ý gắn nội dung học tập trong nhà trường. Đã đưa vào chương trình một số nội dung có tính hiện đại và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống lao động, sản xuất hiện đại. Thí dụ: Nguyên tử cấu tạo từ hạt mang điện dương và electron mang điện âm quay xung quanh thành lớp; phản ứng oxi hoá - khử … Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về hoá học bao gồm hệ thống khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết và một số chất hoá học quan trọng. Đó là: - Khái niệm về chất, mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, về phản ứng hoá học và biến đổi của chất trong phản ứng hoá học. - Khái niệm về biển diễn định tính, định lượng của chất và phản ứng hoá học là công thức hoá học, phương trình hoá học, mol và th ể tích mol của chất khí. - Các kiến thức về thành phần khối lượng không đổi, về hoá trị, định luật bảo toàn khối lượng. - Các khái niệm cụ thể về oxi, hiđro và hợp chất của chúng là n ước, đó là 2 nguyên tố hoá học rất quan trọng, về không khí là h ỗn h ợp c ủa oxi với nitơ và một số chất khác. Thông qua việc nghiên cứu các tính ch ất hoá học của chúng sẽ hình thành được khái niệm về các loại phản ứng hoá h ọc (phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá hoá khử), về sự oxi hoá, sự cháy. Những kiến thức trên nhằm chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở cấp cao hơn hoặc đi vào các lĩnh vực lao động có liên quan đến các ki ến thức đó để có thể hoạt động một cách khoa học và vận d ụng hiệu qu ả trong cuộc sống thực tiễn. 2. Về kĩ năng: - Học sinh phải có được một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập hoá học, làm việc khoa học, đó là kĩ năng cơ bản t ối thi ểu 2 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  3. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 làm việc với các chất hoá học như quan sát, thực nghiệm, phân loại, thu thập, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, kĩ năng phân tích t ổng h ợp, phán đoán, vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn. - Biết qui trình thao tác với các hoá chất đã học, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, bình lọ, cốc, phễu thủy tinh, đèn cồn, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Biết cách hoà tan, gạn, lọc, đun nóng, điều chế và thu vào bình các khí oxi, hiđro. 3. Về thái độ và tình cảm: - Học sinh có lòng ham thích học tập môn hoá học. - Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi c ủa v ật ch ất và hoá học đã, đang và sẽ góp phần nâng cao cuộc sống. - Học sinh có ý thức tuyên truyền và vận d ụng ti ến bộ c ủa khoa h ọc nói chung và hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất ở gia đình và đ ịa phương. - Học sinh có những phẩm chất, thái độ khoa học cần thi ết nh ư c ẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, tình yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội để có thể hoà hợp với thiên nhiên và cộng đồng. III. Nội dung chương trình: Học kì I: 18 tuần x 2 tiết / tuần = 36 tiết. Học kì II: 17 tuần x 2 tiết / tuần = 34 tiết. Cả năm: 70 tiết. * Bài mở đầu: (1 tiết) Đối tượng của hoá học Các hoạt động chủ yếu của học sinh khi học tập hoá học lớp 8, thu thập thông tin (kiến thức), xử lý thông tin, ghi nhớ, vận dụng. * Phương pháp học tập môn hoá học. Chương I: Chất, Nguyên tử, Phân tử: 3 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  4. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 (15 tiết: 10 lý thuyết, 2 luyện tập, 2 thực hành và 1 kiểm tra) 1.1. Chất (2 tiết): Tính chất của chất (tính chất vật lý và tính chất hoá học). Chất tinh khiết và hỗn hợp chất. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Bài thực hành 1: (1tiết): Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học. Giới thiệu một số dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, giấy lọc và phễu. Làm quen cách sử dụng một số hoá chất. 1.2. Nguyên tử, Nguyên tố hoá học (3 tiết): Nguyên tử – thành phần cấu tạo chất, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ electron mang điện tích âm. Các electron đó chuyển động quanh hạt nhân thành lớp. Nguyên tố hoá học – những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Kí hiệu hoá học, Nguyên tử khối. 1.3. Đơn chất; Hợp chất; Phân tử, Phân tử khối (2 tiết): Bài luyện tập 1: (1 tiết). Luyện tập về nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, phân tử. 1.4. Công thức hoá học (1 tiết): Công thức hoá học của đơn chất, của hợp chất và ý nghĩa của chúng. Thành phần không đổi của hợp chất hoá học. 1.5. Hoá trị (2 tiết): Khái niệm về hoá tr ị. Lập công thức theo hoá trị. Bài luyện tập 2 (1 tiết): Luyện tập về công thức hoá học và hoá trị. Bài thực hành 2 (1 tiết): Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Bài kiểm tra 1 (1 tiết): Chương II: Phản ứng hoá học (10 tiết: 7 lý thuyết, 1 luyện tập, 1 thực hành, 1 kiểm tra) 2.1. Sự biến đổi chất (2 tiết). Hiện tượng hoá học. Sự khác nhau giữa hiện tượng hoá h ọc và hi ện tượng vật lý. .2.2. Phản ứng hoá học (2 tiết). 4 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  5. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Định nghĩa: Sự tạo thành chất hoá học mới từ chất ban đầu. Ch ất tham gia, chất tạo thành. Bản chất của phản ứng hoá h ọc – sự thay đ ổi, sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử. Điều kiện và d ấu hiệu c ủa ph ản ứng hoá học. Phản ứng hoá học và sản xuất hoá học. 2.3. Định luật bảo toàn khối lượng các chất (2 tiết). Thí nghiệm: Định luật. Giải thích. áp dụng. 2.4. Phương trình hoá học (2 tiết). Định nghĩa, cách lập và ý nghĩa của phương trình hoá học. Bài luyện tập 3 (1 tiết): Luyện tập về phương trình hoá học. Bài thực hành 3 (1 tiết): Thực hiện phản ứng hoá học: tác dụng của dung dịch đồng sunfat với xút và tác dụng của canxi cacbonat với axit clohiđric. Nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học. Bài kiểm tra 2 (1 tiết). Chương III: Mol và tính toán hoá học 3.1. Mol (3 tiết): Khái niệm mol; khối lượng mol; thể tích mol của chất khí; tỉ khối của chất khí; sự chuyển đổi giữa lượng chất; khối lượng và thể tích. 3.2. Tính theo công thức hoá học (2 tiết). Tìm thành phần các nguyên tố hoá học trong một h ợp ch ất. Tìm công thức hoá học của một chất. 3.3. Tính theo phương trình hoá học (2 tiết). Tìm khối lượng chất tham gia và chất tạo thành trong một ph ương trình hoá học. Tìm thể tích chất khí tham gia và tạo thành. Bài luyện tập 4 (1 tiết): Mol, tính theo công thức hoá học và tính theo phương trình hoá học. Ôn tập học kỳ I (1 tiết) Bài kiểm tra học kỳ I (1 tiết). Chương IV: Oxi. Không khí (10 tiết: 7 lý thuyết, 1 luyện tập, 2 thực hành) 5 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  6. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 4.1. Tính chất của khí oxi (2 tiết). Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng của oxi với phi kim (thí dụ lưu huỳnh, phốt pho) và với kim loại (thí dụ sắt). 4.2. Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. Phản ứng toả nhiệt. ứng dụng của oxi: sự hô hấp, sự đốt nhiên liệu (1 tiết). 4.3. Oxit: Định nghĩa, phân loại, công thức hoá học, cách gọi tên (1 tiết). 4.4. Điều chế khí oxi. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phản ứng phân hủy. Chất xúc tác. Ph ản ứng thu nhiệt (1 tiết). 4.5. Không khí (2 tiết). Thành phần của không khí. Sự cháy và sự oxi hoá chậm. Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy. Sự cháy có lợi, sự cháy có hại. Chống ô nhiễm không khí. Bài luyện tập 5 (1 tiết): Điều chế, tính chất oxi. Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Bài thực hành 4 (1 tiết): Tính chất của oxi. Điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước vào đẩy không khí. Nh ận bi ết khí oxi. Chương V: Hiđro. Nước: (13 tiết: 8 lý thuyết, 2 luyện tập, 2 thực hành, 1 kiểm tra) 5.1. Tính chất của khí hiđro (2 tiết). Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng với oxi, với một số oxit kim loại. Sự khử. ứng dụng của hiđro. 5.2. Phản ứng oxi hoá - khử (1 tiết). Chất khử và chất oxi hoá. Sự khử và sự oxi hoá. Phản ứng oxi hoá - khử. 5.3. Điều chế hiđro; phản ứng thế (1 tiết). 6 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  7. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phản ứng thế. Bài luyện tập 6 (1 tiết): Tính chất của khí hiđro. Ph ản ứng th ế. Ph ản ứng oxi hoá - khử. Bài thực hành 5 (1 tiết): Điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước. 5.4. Nước (2 tiết). Thành phần của nước. Tính chất vật lý. Tính chất hoá h ọc: Tác dụng với kim loại natri, với oxit của kim loại và oxit của phi kim. Chông ô nhiễm nguồn nước. 5.5. Axit. Bazơ. Muối (2 tiết). Định nghĩa. Phân loại. Công thức hoá học. Cách gọi tên. Bài luyện tập 7 (1 tiết): Tính chất của nước và một số khái niệm về axit, bazơ, muối. Bài thực hành 6 (1 tiết): Tính chất hoá học của nước: Tác dụng của nước với Na, CaO và P2O5. Bài kiểm tra 4 (1 tiết). Chương IV: Dung dịch (11 tiết: 6 lý thuyết, 1 luyện tập, 1 thực hành, 2 ôn tập cuối năm, 1 kiểm tra) 6.1. Sự hoà tan. Dung dịch (1 tiết): Ch ất tan, dung môi, dung d ịch. Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. 6.2. Độ tan (1 tiết): Độ tan của chất rắn, chất khí trong nước. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. 6.3. Nồng độ dung dịch (2 tiết): Nồng độ phần trăm, nồng độ mol/lít. 6.4. Pha chế dung dịch (2 tiết): Thực hành về pha ch ế dung d ịch theo nồng độ cho trước, xác định nồng độ dung dịch. Bài luyện tập 8 (1 tiết): Luyện tập về dung dịch. 7 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  8. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Bài thực hành 7 (1 tiết): Thực hành về pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. Bài ôn tập và luyện tập học kỳ 2 (2 tiết). Bài kiểm tra học kỳ 2 (1 tiết). Phần II - Giới thiệu sách giáo khoa môn hoá học lớp 8 I. Những vấn đề chung. 1. Những điểm đổi mới của chương trình và SGK Hoá 8. a) Coi trọng: - Coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, đặc trưng bộ môn. Những kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải là những kiến thức cơ bản có thể áp d ụng đ ược vào trong thực tế cuộc sống và lao động. - Coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tụê cho h ọc sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. - Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học. Khi dạy hoá học theo chương trình mới, thầy cô giáo c ần th ể hiện rõ vai trò là người tổ chức cho học sinh ho ạt đ ộng m ột cách ch ủ động sáng tạo như quan sát, thực nghiệm, tìm tòi, th ảo lu ận nhóm …, qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Nhiều bài hoá học đã được xây dựng dựa trên cơ sở của thí nghiệm hoá học hoặc mô hình, hình vẽ, dữ kiện thực tiễn. Nhiều vấn đề khoa học trong sách giáo khoa mới đ ựơc trình bày theo phương pháp nghiên cứu hoặc phương pháp nghiên cứu tìm tòi từng phần (phương pháp khám phá). Người giáo viên cần t ập luyện cho học sinh biết sử dụng các thí nghiệm, các đ ồ dùng tr ực quan ho ặc các tư liệu để tự rút ra những kết lu ận khoa h ọc c ần thi ết. Giáo viên chú ý định hướng, tổ chức hoạt động học tập, qua đó giúp h ọc sinh t ự lực khám phá những kiến thức mới tạo đi ều kiện cho h ọc sinh không chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn nắm được ph ương pháp 8 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  9. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 đi tới kiến thức đó. Thông qua phương pháp dạy học nh ư v ậy sẽ rèn luyện được cho học sinh phương pháp học, trong đó quan tr ọng là năng lực tự học. Ngày nay, dạy phương pháp học không ch ỉ là m ột cách nâng cao hiệu quả hạy học mà còn trở thành mục tiêu dạy học. Phương pháp suy lý qui nạp thường được sử dụng, đặc biệt ở đầu cấp. Ở đây, thường đề cập một số chất hoá học cụ thể trước khi đi vào những lí thuyết chung. Đồng thời ph ương pháp suy lí di ễn d ịch cũng đựơc sử dụng tăng dần theo thời gian học tập hoá học. Giờ luyện tập, thí nghiệm, ôn tập được tăng thêm t ạo đi ều ki ện cho học sinh tập vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, rèn luyện kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới. - Coi trọng thực hành thí nghiệm: Tăng số lượng thí nghiệm đưa vào các bài học trong sách giáo khoa, chú ý các thí nghiệm do h ọc sinh tự tiến hành, chú ý chọn những thí nghiệm và đồ dùng tr ực quan đòi hỏi những dụng cụ đơn giản và các hóa chất dễ kiếm, giá thành h ạ tạo điều kiện cho giáo viên ở hầu hết các trường học có thể thực hiện được. Tăng số bài thực hành thí nghiệm, thí dụ ở lớp 8 tăng số bài thực hành từ 3 (ở sách giáo khoa cũ) lên 7 bài (ở sách giáo khoa mới). - Coi trọng việc luyện tập và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng làm việc khoa học nói chung và kĩ năng hoá h ọc nói riêng. Đã tăng số giờ luyện tập, ôn tập ở lớp 8 từ 3 lên 10 ti ết. Kĩ năng khoa học được hình thành dần dần khi học vật lí, sinh h ọc l ớp 6, 7 và được củng cố phát triển khi học hoá học ở lớp 8. Đó là nh ững kĩ năng cơ bản của quá trình thực nghiệm khoa học quan sát, đo đạc, thu thập số liệu, lập bảng thông kê, tra cứu số liệu, xử lí số liệu … Chú ý rèn luyện kĩ năng và thói quen tự học cho học sinh. Phần vận d ụng và luyện tập được thực hiện ngay cả trong từng bài lí thuyết. Nội dung các bài luyện tập được xác định thống nhất về cấu trúc. 9 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  10. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Coi trọng yêu cầu kiểm tra, đánh giá về năng lực thực hành v ận dụng tổng hợp kiến thức và thí nghiệm hoá học để buộc học sinh không chỉ học thuộc lí thuyết hoặc chỉ dừng lại ở những hi ểu bi ết lí thuy ết. Coi trọng đánh giá sự phát triển tiềm lực trí tu ệ và năng l ực t ự h ọc của học sinh. b) 4 chú ý: - Chú ý thực hiện yêu cầu giảm tải: Nhờ đựơc tăng giờ ở lớp 8 nên đã chuyển một phần chương trình ở lớp 9 cũ đưa xuống lớp 8, thêm giờ cho các khái niệm cơ bản, trong đó chủ yếu là tăng th ời gian cho yêu cầu thực hành, luyện tập, ôn tập. - Chú ý mối quan hệ giữa đại trà và phân hoá . Sách giáo khoa được biên soạn phục vụ cho học sinh đại trà là chủ yếu. Đối v ới h ọc sinh khá giỏi và những nơi có điều kiện, đã có một s ố bài đ ọc thêm và đ ưa vào giáo trình tự chọn phần vận dụng lí thuyết cấu t ạo nguyên t ử để nghiên cứu các bài về hoá trị, phản ứng oxi hoá - kh ử, tính ch ất các kim loại và phi kim, hệ thống tuần hoàn các nguyên t ố hoá h ọc, liên kết hoá học trong chất vô cơ. Sau này khi các giáo viên hoá h ọc ở trường THCS được bồi dưỡng thêm, những vấn đề này sẽ được chọn lọc đưa thành đại trà. - Chú ý cập nhật hoá kiến thức môn học, bổ sung kiến thức thiết yếu của thời đại mang tính toàn cầu hoặc khu vực hay quốc gia như vấn đề môi trường, các chất độc cho con người. - Chú ý đảm bảo mối liên hệ liên môn giữa hoá học với các môn vật lí, sinh học và công nghệ. Đã tận dụng kiến th ức v ề c ấu t ạo nguyên tử ở giáo trình vật lí, đồng thời đảm bảo tính liên thông v ới cấp tiểu học (đặc biệt là môn khoa học) và với cấp trung h ọc ph ổ thông. 2. Những điểm mới và khó trong sách giáo khoa hoá học lớp 8. 10 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  11. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 * Trong SGK cũ hai bài lí thuyết: Công thức hoá học (bi ểu diễn chất) và Hoá trị (để lập công thức hoá học hợp chất) đặt ở chương II, còn trong SGK mới đặt ở chương I. * Trình tự hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hoá học khác với SGK cũ: Hai khái niệm nguyên tử (A) và nguyên tố hoá học (E) gắn liền với nhau. Tuỳ theo khái niệm A hay E đặt trước mà chọn cách định nghĩa phù hợp. Trong SGK cũ: Khái niệm E đặt trước nên định nghĩa E phải dựa vào khái niệm chung là chất. Khái niệm A đặt sau, được định nghĩa dựa vào khái niệm E. Trong SGK mới: Khái niệm A đặt trước nên ngược l ại v ới trên, định nghĩa A dựa vào khái niệm chung là ch ất và E đ ược đ ịnh nghĩa dựa vào A. Dù theo cách nào đều hiểu là: “Mọi chất đều được tạo nên từ nguyên tử”. * Sự phân loại thành KL và PK, vì phải dựa vào tính chất vật lí nên khác với SGK cũ là được đề cập ở mục đơn chất. Nguyên t ố s ẽ là KL hay PK tuỳ theo đơn chất tương ứng là KL hay PK. * Khái niệm về Chất khác với SGK cũ là: Có nói tới từ vật liệu. Cần phân biệt ba khái niệm là v ật th ể, vật liệu và chất. Nói rõ hơn về tính chất vật lí và tính ch ất hoá h ọc. Làm thí nghiệm thử tính chất dẫn điện, chuẩn bị cho sự phân lo ại đơn chất KL và PK. Không có bài riêng về hỗn h ợp. Khái ni ệm v ề hỗn hợp đặt trong mục chất tinh khiết, nhằm làm rõ ý: Khi nào thì chất có những tính chất nhất định. * Khái niệm về nguyên tử hoàn toàn mới, gồm ba mục: 1) Nguyên tử là gì? Cho biết: Sơ lược về nguyên tử, là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà v ề điện, từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hai thành phần, m ột 11 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  12. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 mang điện tích dương (là hạt nhân), một mang điện tích âm. Kí hiệu, điện tích của electron. 2) Hạt nhân nguyên tử: Nêu: Hạt nhân nguyên t ử t ạo b ởi proton và nơtron. Cho biết: Kí hiệu, điện tích của proton, số proton trong hạt nhân nhằm chuẩn bị cho định nghĩa về nguyên tố hoá học và chuyển đến ý: Số p bằng số e. So sánh khối lượng (không nói tới khối lượng cụ thể) của protron, nơtron và electron nhằm dẫn đến ý: Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 3) Lớp electron. Cho biết: Trong nguyên tử electron sắp xếp thành từng lớp. Theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra số p, số e, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng. Về sự sắp xếp electron thành từng lớp (thực ra là sự phân bố electron vào các l ớp) xem trong SGV trang 28; 29. * Định nghĩa nguyên tố hoá học là định nghĩa m ới. M ột cách đ ại thể là hiểu: Khi nói tới nguyên tố hoá học nào là đ ề c ập t ới nguyên t ử loại ấy, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. * Khái niệm “Nguyên tử khối” khác so với SGK cũ là: Chỉ ra NTK là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Không nói NTK là đại lượng đặc trưng cho mỗi nguyên tố (đặc trưng cho nguyên tố là số proton – số hiệu nguyên tử). Nói: Mỗi nguyên tố có môt NTK riêng bi ệt. Đặt mục nguyên tử khối ở bài bày, vì NTK thực ra là khối lượng trung bình (tính bằng đơn vị C) các đồng vị của một nguyên tố, nên chỉ đề cập sau khi đưa ra khái niệm về NTHH. * Khái niệm đơn chất, hợp chất có một số điểm mới: - Có tiểu mục Đặc điểm cấu tạo. Dựa vào các mô hình phóng đại tượng trưng một số mẫu chất để chỉ ra liên kết giữa các nguyên tử trong đơn chất phi kim và trong hợp chất. 12 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  13. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Trong định nghĩa về phân tử có thêm ý: “Gồm một số nguyên tử liên kết với nhau”. Theo định nghĩa, phải có từ 2 nguyên tử trở lên liên k ết v ới nhau mới gọi là phân tử. Với đơn chất kim loại nói: “nguyên tử có vai trò như phân tử”, hiểu là: Nguyên tử đại diện cho chất về hoá học; hạt h ợp thành của đơn chất kim loại vẫn là nguyên tử. Có mục riêng Trạng thái của chất, nhằm làm rõ thêm về cấu tạo hạt (phân tử, nguyên tử) của chất. * Bài “Công thức hoá học” khác với SGK cũ là chuyển n ội dung định luật thành phần khối lượng không đổi ra Bài đọc thêm. * Vì định nghĩa về phân tử đã khác so với trong SGK cũ nên khi xét ý nghĩa của công thức hoá học phải ngoại trừ đơn chất kim loại và một số phi kim. * Về hoá trị khác với SGK cũ, SGK mới có nói tới hoá trị của nhóm nguyên tử (coi nhóm nguyên tử xử sự như một nguyên tố), thuận lợi cho việc luyện tập về công thức hoá học. * Về phản ứng hoá học: Trong SGK cũ, đề cập tản mạn ở bài 3. Sự biến đổi chất, một phần bài 7. Tổng kết chương I và bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học chương II (số ti ết học lại ít, chưa bằng 1/2). Khác với SGK cũ là: không nói điều kiện của ph ản ứng. Th ực ra, s ự tiếp xúc là tất nhiên, rút ra từ bản chất của phản ứng, phân t ử bi ến đ ổi thì phải có va chạm giữa các phân tử (liên hệ ý này để giải thích vì sao bề mặt tiếp xúc càng lớn phản ứng xảy ra càng dễ). Đun nóng (nâng nhi ệt đ ộ: đốt, nung, chiếu sáng) thì tuỳ mỗi phản ứng. Còn chất xúc tác chỉ làm ph ản ứng nhanh hơn, không có vẫn xảy ra. Vì vậy, chỉ nói điều kiện ở những phản ứng cụ thể. * Về sự biển đổi chất: khác với SGK cũ là: - Khi xét hiện tượng vật lí nói: còn giữ nguyên là ch ất ban đ ầu (là dấu hiệu chung nhất, không chỉ biến đổi về tr ạng thái, v ề hình 13 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  14. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 dạng …; và sự hoà tan cũng có thể là hiện t ượng v ật lí, có khi là hi ện tượng hoá học). - Thêm thí nghiệm biểu diễn với hỗn hợp bột sắt và l ưu huỳnh. Mục đích chính của thí nghiệm là nhận ra sự bi ến đ ổi t ừ ch ất này thành chất khác (hiện tượng hoá học). * Về dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra: Trong SGK cũ không có mục này. Thường dựa vào phản ứng trao đổi coi d ấu hi ệu của phản ứng là có chất kết tủa, chất bay hơi. Trong SGK mới căn cứ vào hai mặt biến đổi của chất: về mặt tiểu phân (tính chất vật lí mới) và về mặt năng lượng (nhiệt, ánh sáng), nên đầy đủ và đúng hơn. * Định luật bào toàn khối lượng khác với SGK cũ là tách riêng thành một bài: Có thí nghiệm biểu diễn, giải thích có cơ sở hơn, làm rõ hơn về áp dụng của định luật. Việc áp dụng định luật là độc lập với phương trình hoá học. * Về phương trình hoá học: khác với SGK cũ là: - Giới thiệu kỹ hơn về các bước lập phương trình hoá học. - Những phản ứng có thể lập PTHH rộng hơn, do có nói t ới nhóm nguyên tử. - Nó rõ và đầy đủ hơn về ý nghĩa của PTHH. Về cách ghi, thay dấu bằng (=) bằng mũi tên ( →) là để chỉ chiều hướng nhưng là mũi tên rời ( ). * Mol và tính toán hoá học là phần kiến thức mới được đưa từ SGK lớp 9 cũ xuống, bao gồm các kỹ năng tính toán theo công th ức và theo phương trình hoá học. Điểm khó là phải rèn luỵên cho h ọc sinh thành thạo việc chuyển đổi giữa số mol, khối lượng và thể tích với t ỷ lệ số mol các chất theo phương trình phản ứng. * Khái niệm phản ứng oxi hoá - khử được phát triển cao hơn SGK cũ là yếu tố dẫn tới khái niệm và sự liên hệ giữa các khái niệm để chuẩn 14 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  15. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 bị cho học sinh tiếp thu bản chất mới theo quan điểm electron (đề cập trong tài liệu theo chủ đề). * Dung dịch là một chương hoàn toàn mới được đưa từ SGK lớp 9 cũ xuống. Điểm khó là phải hình thành các khái niệm: Độ tan, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, nồng độ dung dịch và cách pha chế dung d ịch. Sau đó mới là các kỹ năng tính toán theo dung dịch và th ực hành pha ch ế dung dịch theo yêu cầu. II. Nội dung các chương Bài 1: Mở đầu môn hoá học 1. Giáo viên (GV) cần nắm vững yêu cầu cơ bản của bài học này là cung cấp cho học sinh một số dự kiến, tư li ệu và hình ảnh c ụ th ể giúp học sinh hình dung sơ bộ môn học và ngành khoa h ọc m ới mà các em bắt đầu nghiên cứu là Hoá học. Vì vậy ngay từ bài h ọc đ ầu tiên này học sinh cần được làm quen với phương pháp nhận thức đ ặc trưng của hoá học là thực nghiệm hoá học dù ở mức độ đơn gi ản nhất, học sinh cũng cần áp dụng ngay phương pháp quan sát thực ti ễn để biết rút ra một số nhận xét từ cu ộc sống thực ti ễn xung quanh. Ngay ở bài học đầu tiên này, giáo viên cần chọn lọc cho phù h ợp v ới điều kiện cụ thể của lớp học về cơ sở vật chất và đ ặc đi ểm c ủa h ọc sinh – phương pháp dạy và học cụ thể để cho h ọc sinh làm quen ngay với phương pháp học, nghiên cứu tự chiếm lĩnh ki ến th ức m ới, thông qua hoạt động - đặc biệt là hoạt động tư duy để học tập và phát triển óc suy nghĩ độc lập sáng tạo. 2. Chỉ qua bài mở đầu môn hoá học không thể yêu cầu học sinh hi ểu được đầy đủ về hoá học là gì . Điều này càng khó khăn nếu giáo viên ch ỉ dùng lời nói để kể hoặc thuyết trình về định nghĩa của môn hoá h ọc, về vai trò quan trọng của môn hoá học. Học sinh sẽ r ất khó khăn hình dung được nội dung điều trình bày của thầy cô giáo. Vì v ậy các giáo viên nên cố gắng khắc phục mọi khó khăn đ ể ti ến hành ngay ở bài 15 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  16. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 học đầu tiên của môn học một vài thí nghiệm hoá h ọc nh ư trong sách giáo khoa. Ngoài hai thí nghiệm đã giới thiệu trong sách giáo khoa cũng có thể thay đổi hay làm thêm 1 hoặc 2 thí nghi ệm khác v ề s ự đ ổi màu của các chất tham gia phản ứng, sự tạo thành kết tủa, thí d ụ dùng hơi thở từ miệng thổi vào dung dịch nước vôi trong, cho một mẩu đá vôi vào dấm ăn … Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử a) Tập trung một chủ đề về chất. Sáu bài lí thuyết (xem sơ đồ các bài lí thuy ết trong SGV trang 13) cùng hai bài thực hành đều xuay quanh những khái niệm liên quan đến chất. b) Trình tự hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hoá học. c) Kim loại và phi kim. Liên quan đến từ kim loại (KL) và phi kim (PK) có hai khái ni ệm là: Nguyên tố KL/PK và đơn chất KL/PK. Do đó cần phân biệt hai khái ni ệm nguyên tố và đơn chất. (Xem trong SGV trang 15 và trang 38). Khi xét tính chất hoá học thì có thể nói được nguyên tố còn tính chất vật lí chỉ nói được với đơn chất. Bài 2: Chất (2 tiết). Cần lưu ý: Không đưa ra bất kì định nghĩa nào về chất, chỉ yêu cầu biết là: mỗi chất có (được đặc trưng) một số tính chất nhất định, những tính chất đo được luôn có giá trị không đổi. Bài 3: Bài thực hành 1. Bài 4: Nguyên tử (1 tiết) Một số điểm cần lưu ý: Không thay đổi thứ tự ba mục: 1) Nguyên t ử là gì. 2) Hạt nhân nguyên tử. 3) Lớp electron. Nội dung các mục 1 và mục 2 bổ xung nhau nói về các thành phần cấu tạo của nguyên tử. Nếu chuyển mục 3 lên trước mục 2 là thiếu cơ sở cho mục 3. Trong sơ đồ nguyên tử mỗi dấu + là điện tích của 1 proton; nếu ghi n+ hiểu là trong hạt nhân có n proton. Nói điện tích hạt 16 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  17. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 nhân bằng số p, tức bằng n, là sai. Không dùng các từ ngữ ph ức t ạp: nghiên cứu cấu tạo hạt nhân, nghiên cứu cấu tạo vỏ (sai) … Bài 5: Nguyên tố hoá học (2 tiết) Bài 6: Đơn chất và Hợp chất – Phân tử (2 tiết). Một số điểm cần lưu ý: - Vì tên của nguyên tố và đơn chất thường trùng nhau nên c ần phân biệt chính xác trong diễn đạt. - Trong phần Hợp chất là gì, có nói chất nào là hợp chất vô cơ, chất nào là hợp chất hữu cơ, mục đích cho biết có hai loại hợp ch ất, không có yêu cầu phân loại. Bài 7: Bài thực hành 2: Sự lan toả của chất. (Dùng từ lan toả thay cho từ khuếch tán) Chất lan toả được là do phân tử chuyển động, di dời từ nơi có mật độ cao đến nơi mật độ thấp. Vì vậy nội dung những thí nghi ệm trong bài thực hành được coi là bằng chứng về cấu tạo hạt của chất. Bài 9: Công thức hoá học (1 tiết) Một số điểm cần lưu ý: - Nói: Công thức hoá học dùng biểu diễn ch ất, m ỗi công th ức hoá học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất kim loại …) Không nói: Công thức hoá học biểu diễn một phân tử của ch ất (sai) - Khi xét công thức hoá học của hợp chất không đưa công th ức khái quát cho cả hợp chất 3, 4 nguyên tố: A xBy, xem A và B có thể là nguyên tố hay nhóm nguyên tử (ngoài việc gây khó khăn cho s ự ti ếp thu còn có thể sai về kiến thức). Bài 10: Hoá trị (2 tiết). Cần phân biệt hai ý về hoá trị: - Định nghĩa (hoá trị là gì): khả năng liên kết. - Cách xác định: dựa theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị. 17 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  18. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Cần nhớ, còn phân biệt hoá trị của nguyên tố trong h ợp ch ất với hiđro và trong hợp chất với oxi, trong hợp chất với hiđro nguyên tố khác chỉ thể hiện một hoá trị. Ngoài ra, cần lưu ý hoá trị và quy tắc hoá trị được vận dụng chủ yếu cho hợp chất vô cơ. Chương II: Phản ứng hoá học Tập trung một chủ đề về phản ứng hoá học Tương tự chương I, bốn bài lí thuyết và bài thực hành đều xoay quanh những khái niệm liên quan đến phản ứng hoá học. Do yêu cầu giới thiệu có hệ thống về phản ứng hoá học nên c ần tìm hi ểu đ ầy đ ủ hơn về diễn biến của phản ứng hoá học. Một phản ứng hoá h ọc x ảy ra luôn gắn liền với hai biến đổi: một về mặt ti ểu phân (liên quan đến bản chất của phản ứng), một về mặt năng lượng (liên quan đ ến điều kiện xảy ra, hiệu ứng nhiệt của phản ứng). Bài 12: Sự biến đổi chất (1 tiết) Cần phân tích cho thấy sự khác nhau giữa hỗn hợp (sắt và lưu huỳnh) và hợp chất (sắt (II) sunfua). Trong hỗn hợp mỗi chất còn giữ nguyên tính chất riêng nên có thể tách ra được bằng phương pháp vật lí. Khi s ắt và l ưu huỳnh đã biến đổi thành hợp chất sắt (II) sunfua thì tính ch ất riêng c ủa m ỗi chất, của kim loại sắt cũng như lưu huỳnh, không còn nữa. Lưu ý nói đúng: trong hỗn hợp có đơn chất sắt và đơn chất lưu huỳnh, trong h ỗn h ợp có nguyên tố sắt và nguyên tố lưu huỳnh. Bài 13: Phản ứng hoá học (2 tiết) 1) Định nghĩa. Trong phần này ngoài việc nêu định nghĩa cần rèn vi ết và đ ọc phương trình của phản ứng. Ở khâu kiểm tra bài có thể đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm, phân biệt hiện tượng vật lí và hi ện t ượng hoá học, dựa vào đó thực hiện yê u cầu trên. Cần lưu ý, trong các câu mô tả hiện tượng hoá học cần cho đủ thông tin và tên chất phản ứng và tên sản phẩm (thí dụ, bài tập 3, bài 12 và hai bài tập 5, 6 bài 13). Nếu làm thí 18 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  19. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 nghiệm thì cũng nhằm chỉ ra dấu hiệu của hiện tượng hoá học là có sự biến đổi thành chất khác, và cho biết tên các chất. 2) Diễn biến của phản ứng hoá học. Nội dung dẫn đến kết luận, là bản chất của phản ứng hoá học: “Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. Vì phân tử là hạt đại diện cho ch ất nên phân t ử bi ến đ ổi dẫn đến kết quả là chất biến đổi. Cần phân tích cho rõ ý này. 3) Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? - Tiếp xúc - Đun nóng. - Chất xúc tác. 4) Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. Bài 14: Bài thực hành 3 (Xem trong SGK, trang 66, 67) Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng (1 tiết). Bài 16: Phương trình hoá học (2 tiết) Xem trong SGV trang 71 một số điểm về phương trình hoá học. Chương III: Mol và Tính toán hoá học I. Mục tiêu và cấu trúc của chương. 1. Mục tiêu: Yêu cầu đối với HS là: - Biết những khái niệm mới và quan trọng của chương: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí, tỉ khối của chất khí. - Biết cách chuyển đổi qua lại giữa Khối lượng chất – Số nguyên tử, phân tử của chất – Thể tích của chất (chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn). - Biết cách xác định tỉ khối của chất khí đối với ch ất khí khác và đ ối với không khí. - Biết vận dụng các khái niệm trên để giải các bài t ập hoá h ọc liên quan đến công thức hoá học và phương trình hoá học. 2. Cấu trúc của chương: Chương “Mol và tính toán hoá học” gồm có những bài học sau: 19 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
  20. Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Bài 1 (bài 18 SGK): Mol Sự chuyển đổi giữa khối lượng chất, thể Bài 2 (bài 19 SGK): tích và lượng chất (số mol chất). Tỉ khối của chất khí. Bài 3 (bài 20 SGK): Tính theo công thức hoá học (2 tiết) Bài 4 (bài 21 SGK): Tính theo phương trình hoá học (2 tiết) Bài 5 (bài 22 SGK): Bài luyện tập chương Bài 6 (bài 23 SGK): Bài 18 (1 tiết): Mol Mục tiêu Kiến thức: + Biết và phát biểu đúng các khái niệm mol, kh ối lượng mol, th ể tích mol chất khí. Kĩ năng: + Biết xác định đúng khối lượng mol nguyên tử, phân tử và tính thể tích của n mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu hỏi củng cố: + So sánh 1 mol nguyên tử H và 1 mol phân tử H2 về các mặt sau: a) Số phân tử và nguyên tử. b) Khối lượng mol. + So sánh 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 theo: a) Số phân tử của mỗi chất. b) Khối lượng của mol chất. c) Thể tích các mol chất ở cùng t và p ? ở điều kiện tiêu chuẩn ? Bài 19 (1 tiết): Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol chất Mục tiêu Kiến thức: Biết chuyển đổi theo sơ đồ. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để chuyển đổi một số chất cụ thể. 20 ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1