BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BỒI DUỠNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO<br />
CÁN BỘ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC<br />
Training Workshop of Information Literacy Capacity Building for<br />
Vietnamese Academic Librarians<br />
Hà Nội, 8-12/5/2006<br />
<br />
D ược sự tài trợ của UNESCO, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã phối hợp<br />
với Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm Tài nguyên Tri thức<br />
Phát triển Úc (ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức khóa bồi<br />
dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện của một số trường đại<br />
học tại Việt Nam. Khoá bồi dưỡng diễn ra từ ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006 tại trường<br />
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội với sự tham dự của khoảng 20 cán bộ thư viện đến từ các<br />
trường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà nội, Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Y tế Công cộng Hà Nội,<br />
Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học An<br />
Giang và Thư viện Trung tâm Đại học Quốc Gia TP.HCM.<br />
Mục đích của khóa học nhằm:<br />
• Tạo cơ hội cho các cán bộ thư viện gặp gỡ và thảo luận về Kiến thức thông tin<br />
(Information Literacy) và các vấn đề liên quan đến việc đào tạo kiến thức thông tin<br />
trong các trường đại học tại Việt Nam.<br />
• Phát triển kỹ năng thông tin cho cán bộ thư viện đại học Việt Nam<br />
• Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho các cán bộ thư viện đại học,<br />
giúp người học khai thác một cách hiệu quả nhất những tài nguyên thông tin sẵn<br />
có cũng như đào tạo lại cho các đồng nghiệp.<br />
• Tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thư viện trong phạm<br />
vi quốc gia và quốc tế.<br />
Yêu cầu của khóa học đối với các thư viện tham gia được quy định khá chặt chẽ và mang<br />
tính thiết thực:<br />
• Thư viện phải đang tiến hành hoặc mong muốn tiến hành các khóa tập huấn, đào<br />
tạo người sử dụng thư viện về kiến thức thông tin.<br />
• Sau khi tham dự hội thảo và tập huấn, người tham gia hội thảo và thư viện của họ<br />
phải có kế hoạch về việc triển khai các lớp tập huấn cho người sử dụng thư viện về<br />
kiến thức thông tin tại thư viện của mình và gởi kế hoạch này cho đơn vị tổ chức<br />
hội thảo.<br />
Có thể nói đây là một hội thảo và tập huấn mang dáng dấp khác hẳn những hội thảo được<br />
tổ chức trước đây về mặt nội dung lẫn phương pháp học tập. Lịch học tập dành cho phần<br />
thực hành và thảo luận chiếm hơn 2/3 thời gian. Người tham dự tập huấn thật sự là trung<br />
tâm, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều điều mới mẻ từ các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Úc,<br />
Lào và Việt Nam, cũng như những kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp từ thư viện<br />
các trường đại học trong nước.<br />
<br />
<br />
<br />
51<br />
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006<br />
<br />
<br />
<br />
• Tiến sĩ Kenneth Haycock hiện là giáo sư và giám đốc Trường Khoa học thông tin<br />
và thư viện thuộc Đại học San José State. Người có kinh nghiệm lâu năm trong<br />
lãnh vực nghiên cứu về kiến thức thông tin trong các trường học ở Bắc Mỹ. Ông<br />
đã mang đến hội thảo một hình ảnh khá đầy đủ về môn học “Kiến thức thông tin –<br />
Information Literacy” còn khá mới mẻ đối với cán bộ thư viện Việt Nam nói<br />
chung và cán bộ thư viện đại học nói riêng. Sự cần thiết phải cung cấp những kỹ<br />
năng thông tin cho học sinh và sinh viên, cách thức để tiến hành một chương trình<br />
hay kế hoạch đào tạo về kiến thức thông tin trong các trường đại học. Đặc biệt<br />
nhấn mạnh sự hợp tác giữa cán bộ thư viện và giảng viên thông qua việc đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên chính là điều cốt lõi mang lại thành<br />
công cho chương trình đào tạo kiến thức thông tin. Cần hiểu rõ về một khái niệm:<br />
Người cán bộ thư viện thầy giáo (teacher-librarian).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bà Gail Parr, GĐ Thư viện ADS và Ông Chansy Phuongsouketh, GĐ Thư viện ĐHQG Lào<br />
<br />
<br />
• Ông Chansy Phuongsouketh – giám đốc Thư viện Trung tâm, Đại học Quốc gia<br />
Lào. Ông đã trao đổi một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và triển khai<br />
chương trình đào tạo Information Literacy tại Đại học Quốc gia Lào trong hai năm<br />
trở lại đây. Bao gồm các nội dung cơ bản về việc sử dụng thư viện của sinh viên<br />
Lào, vai trò của kiến thức thông tin trong phát triển kinh tế xã hội, sự cần thiết của<br />
môn học Information Literacy đối với sinh viên đại học…Đồng thời ông cũng<br />
khẳng định lại một lần nữa việc phát triển kiến thức thông tin trong trường đại học<br />
chỉ thành công khi có sự hợp tác giữa giảng viên và cán bộ thư viện, môn học kiến<br />
thức thông tin được giảng dạy chính thức trong chương trình giảng dạy của trường<br />
đại học, có sự khác biệt giữa chương trình dành cho cử nhân, thạc sĩ và các<br />
chương trình phải có tính linh hoạt. Diễn giả mô tả khá chi tiết chương trình giảng<br />
dạy kiến thức thông tin tại Đại học Quốc gia Lào, học viên tham dự đã gặt hái<br />
được nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng trong trường đại học của chúng ta vì Đại<br />
học Việt Nam và Lào có nhiều điểm khá tương đồng.<br />
• Bà Gail Parr – Giám đốc Thư viện Trung tâm Tài nguyên Tri thức Phát triển Úc.<br />
Người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển kiến thức thông tin. Qua<br />
những câu chuyện thực tế mà bà từng trãi qua cũng như những câu hỏi gợi ý của<br />
bà vối vai trò hoạt náo viên là người học hết sức hứng thú trong phát biểu ý kiến<br />
<br />
52<br />
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006<br />
<br />
<br />
<br />
và thảo luận về các nội dung của kiến thức thông tin và triển vọng triển khai của<br />
môn học này ở các trường đại học Việt Nam.<br />
• Ông Nghiêm Xuân Huy – giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân<br />
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông dã phác họa một bức tranh khá đầy đủ về việc<br />
triển khai kiến thức thông tin tại các trường đại học Việt Nam. Sự cần thiết phải<br />
tích hợp kiến thực thông tin vào chương trình đại học, cơ sở để thực hiện và mục<br />
tiên của kiến thức thông tin. Những thuận lợi cũng như những giải pháp tổng thể<br />
và giải pháp triển khai. Đặc biệt nhấn mạnh về khía cạnh đạo đức trong sử dụng<br />
thông tin (cách ghi tài liệu tham khảo của sinh viên và đánh giá tài liệu tham khảo<br />
của giảng viên trong các bài tập hoặc các bài nghiên cứu khoa học), tôn trọng<br />
quyền tác giả. Tuy còn ở mức độ lý thuyết nhưng cũng là những cơ sở để cán bộ<br />
thư viện tham khảo khi thiết kế cho mình một kế hoặc hành động tại các trường<br />
đại học tham gia hội thảo.<br />
Qua hai ngày làm việc với 4 chuyên gia trong lãnh vực kiến thức thông tin, chúng tôi<br />
nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết của môn kiến thức thông tin đối với học sinh,<br />
sinh viên và cả những đối tương khác trong việc hình thành những kỹ năng thông tin cần<br />
thiết cho việc học tập hôm nay và hướng tới việc học tập suốt đời (life-long learning) của<br />
mỗi cá nhân và cả cộng đồng.<br />
Chúng tôi đến với hội thảo với tâm thế của người muốn tiếp thu những cái mới để phát<br />
triển thư viện, nâng cao hiệu quả phục vụ người sử dụng và chúng tôi đã gặt hái được khá<br />
nhiều thành công cho bản thân và thư viện của mình qua ba ngày làm việc theo nhóm<br />
theo sự hướng dẫn của Cô Gail và thầy Huy.<br />
• Lớp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 người, chúng tôi mỗi người đọc hai bài<br />
báo về Information Literacy và tóm tắt nội dung. Sau đó những người đọc chung<br />
hai bài trong mỗi nhóm lại tụ thành một nhóm khác. Nhóm này thảo luận về hai<br />
bài mình đã đọc và hoàn thành một số kết luận rút ra từ những gì mình đọc và<br />
hiểu. Lần thứ ba, trở lại với nhóm ban đầu, lần lượt mỗi người trình bày lại nội<br />
dung của hai bài mình đã lĩnh hội để mọi người nghe và góp ý. Hoàn tất buổi thảo<br />
luận, mỗi người nắm vững nội dung kiến thức của 8 bài báo về Information<br />
Literacy, một kết quả tuyệt vời của hình thức học theo nhóm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Buổi trao đổi kinh nghiệm tại Khóa tập huấn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
53<br />
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006<br />
<br />
<br />
<br />
• Thảo luận được điều khiển hoàn toàn bởi người học, nhóm 4 người đến từ các Thư<br />
viện Đại học An Giang, Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, Đại học Cần Thơ<br />
và Trường Y tế Cộng cộng Hà Nội lần lượt trình bày những kinh nghiệm trong<br />
quá trình phát triển dịch vụ thư viện, đào tạo người sử dụng, kết quả bước đầu.<br />
Đồng thời cũng nêu bật những khó khăn đang gặp phải và định hướng trong tương<br />
lai gần tại cơ quan mình đang công tác. Các bạn học đã có rất nhiều điều chia sẻ,<br />
đặc biệt là những trăn trở làm thế nào để có thể tích hợp và triển khai kiến thức<br />
thông tin vào chương trình giảng dạy đại học, bí quyết nào để thuyết phục lãnh<br />
đạo nhà trường?, hình thức nào để tạo được mối quan hệ giữa thư viện và giảng<br />
viên, đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá để tạo đòn bầy cho việc sử dụng<br />
thư viện một cách hiệu quả? Bản thân cán bộ thư viện phải tự làm mới hình ảnh<br />
của mình và thư viện như thế nào? Hàng trăm câu hỏi được đưa ra thảo luận và<br />
chính chúng tôi – những người học đã cùng nhau trả lời. Một diễn đàn trên<br />
Internet mang tên nhóm Information Literacy Việt Nam đã được hình thành, hàng<br />
ngày chúng tôi có thể trao đồi, chia sẻ và thông báo cho nhau về kế hoạch, tình<br />
hình triển khai, khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm…từ thực tế đơn vị mình đang<br />
công tác.<br />
• Mỗi nhóm gồm 4 người đến từ các thư viện khác nhau, chúng tôi cùng hợp tác<br />
phác thảo một kế hoạch hành động cho việc triển khai một số nội dung trong Kiến<br />
thức thông tin với một đối tượng người sử dụng tại một trường đại học cụ thể.<br />
o Nhóm 1: Training 1st year students to use library resources at Ha Noi<br />
University of Education<br />
o Nhóm 2: Information literacy action plan Economic school Can Tho<br />
University<br />
o Nhóm 3: Developing IL for lecturers at Da Nang Polytechnical University<br />
o Nhóm 4: Library training course for the 1st year undergraduate students at<br />
HUT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học tập và thảo luận nhóm<br />
<br />
Tuy đây là lần đầu tiên học viên thiết kế một kế hoạch hành động nhưng chúng tôi đã<br />
cố gắng vận dụng những nội dung mình đã gặt hái được trong hội thảo, các bản kế<br />
hoạch có thể chưa được hoàn hảo này sẽ là nền tảng, hay nói cách khác là các khuôn<br />
<br />
<br />
54<br />
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006<br />
<br />
<br />
<br />
mẫu để khi trở về với các trường đại học chủ quản, chúng tôi sẽ phát triển một bản kế<br />
hoạch chi tiết, hoàn chỉnh và thiết thực hơn.<br />
• Thật thú vị khi toàn bộ thành viên tham gia hội thảo và lãnh đạo Trường Đại<br />
học Ngoại ngữ Hà Nội đã có một buổi tối liên hoan và giao lưu đầy ý nghĩa.<br />
Những vấn đề nảy sinh trong hội thảo lại được cởi mở trao đổi, sự cảm thông<br />
giữa các cán bộ thư viện đại học từ Nam ra Bắc lại càng sâu sắc. Một điều<br />
không nói ra nhưng ai cũng hiểu là tất cả những người đang ngồi với nhau đều<br />
có chung “cái tâm “ với nghề thư viện, mong muốn phát triển thư viện, ước<br />
mơ đem đến những dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng, cho nền giáo dục nước<br />
nhà.<br />
• Trước khi kết thúc khóa học, mỗi học viên được 15 phút để trình bày kế hoạch<br />
hành động sắp đến khi quay về cương vị công tác của mình. Hầu như ai cũng<br />
có tâm trạng háo hức muốn làm viết thật nhiều, muốn nói thật nhiều và làm<br />
thật nhiều để đưa môn học kiến thức thông tin vào chương trình giảng dạy ở<br />
các trường đại học. Gần 20 bản kế hoạch cá nhân đã được trình bày trong ngày<br />
bế giảng hội thảo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giảng viên cùng học viên trong buổi lễ bế giảng Khóa tập huấn<br />
<br />
Một tuần lễ tuy ngắn ngủi đã trôi qua thật nhanh, những điều học được thì khá nhiều<br />
và hết sức quý báu. Tất cả đang mở ra một cơ hội cho cán bộ thư viện đại học Việt<br />
Nam để họ thật sự trở thành người thầy thứ hai sau giảng viên, thuật ngữ teacher-<br />
librarian sẽ ngày càng trở nên thân thuộc với sinh viên và cộng đồng người sử dụng.<br />
Trách nhiệm của cán bộ thư viện đại học càng trở nên nặng nề với vai trò mới nhưng<br />
chúng tôi tin rằng với tâm huyết của mình, sự ủng hộ của lãnh đạo, sự cộng tác của<br />
giảng viên và các phòng chức năng, người sử dụng, việc tích hợp và triển khai môn<br />
học Kiến thức thông tin trong các trường đại học Việt Nam sẽ thành công. Góp phần<br />
hình thành kỹ năng thông tin phục vụ việc học tập suốt đời cho các thế hệ tương lai<br />
của Việt Nam. Để kết thúc bài viết của mình, chúng tôi xin phép được sử dụng một<br />
câu ngạn ngữ của Trung Quốc: “Cho một con cá anh ta chỉ có một bữa ăn, nếu dạy<br />
cho anh ta cách câu cá, anh ta sẽ có cá ăn suốt đời”.<br />
<br />
DƯƠNG THÚY HƯƠNG ghi<br />
<br />
<br />
55<br />