TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN <br />
TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
Lê Thị Kim Liên<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trang trại là một <br />
hình thức sản xuất nông nghiệp khá phổ biến nó đóng góp một vai trò quan trọng <br />
trong sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế của một quốc gia.<br />
Ở Việt Nam kinh tế trang trại đã, đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Phát <br />
triển kinh tế trang trại nhằm góp phần tích cực vào khai thác, sử dụng có hiệu quả <br />
đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến <br />
khích mọi tầng lớp dân cư làm giàu đồng thời với việc xóa đói nghèo giảm nghèo, <br />
phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.[1]<br />
Trong những năm gần đây nhiều trang trại hoạt động đã đem lại hiệu quả kinh <br />
tế, tuy vậy nhiều trang trại còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lý <br />
sản xuất kinh doanh trong đó vấn đề hạch toán kinh tế nói chung và công tác kế toán <br />
nói riêng còn rất tùy tiện và lúng túng.[2],[3] Trong thực tế các trang trại còn gặp rất <br />
nhiều khó khăn khi tính toán các chi phí bỏ ra, bằng cách nào để biết được thực lực <br />
tài chính, theo dõi được tình hình về vốn cũng như việc sử dụng vốn làm cơ sở cho <br />
các chủ trang trại có thể lựa chọn phương án đầu tư, thay đổi phướng hướng sản <br />
xuất, kinh doanh, dịch vụ... đang là vấn đề cần được khảo cứu để có những giải <br />
pháp thích hợp giúp các trang trại trong công tác kế toán một cách có hiệu quả. Mặt <br />
khác các trang trại nếu thực hành tốt công tác kế toán sẽ giúp các cơ quan quản lý các <br />
cấp, các ngành theo dõi được hoạt động của các trang trại một mặt có thể giúp trang <br />
trại làm ăn hiệu quả, mặt khác có thể thúc đẩy các trang trại đòng góp nghĩa vụ với <br />
nhà nước.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
73<br />
Đề tài được điều tra 70 trang trại trong tổng số 314 trang trại của tỉnh Thừa <br />
Thiên Huế. Các trang trại được phân theo các vùng sinh thái đồng bằng, trung du <br />
miền núi, đầm phá và cát ven biển. Bao gồm 7 trang trại chăn nuôi, 28 trang trại thủy <br />
sản, 10 trang trại trồng trọt, 9 trang trại tổng hợp, 6 trang tr ại hoa cây cảnh và 10 <br />
trang trại thuộc loại hình khác như nuôi chim cút, nấm...Ngoài việc lựa chọn các <br />
trang trại điều tra theo vùng sinh thái và loại hình còn chú ý đến trình độ học vấn của <br />
chủ trang trại.<br />
Số liệu của đề tài một mặt do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của <br />
tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban Kinh tế thành phố Huế cung cấp. Mặt khác đề tài chủ <br />
yếu dựa vào số liệu phỏng vấn các chủ trang trại theo các phiếu điều tra đã có sẵn <br />
và các câu hỏi mở rộng được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2003.<br />
<br />
III. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC TRANG TRẠI <br />
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
3.1. Các loại hình sản xuất kinh doanh của các trang trại chủ yếu<br />
Các trang trại ở Thừa Thiên Huế bắt đầu khởi sắc theo tinh thần chỉ thị <br />
100/CT TƯ của Ban Bí Thư Trung ương ngày 1311981. Giai đoạn tiếp theo được <br />
đánh dấu từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 541988 và Nghị quyết Hội <br />
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tháng 3 năm 1989. Đặc biệt các <br />
trang trại đã phát triển mạnh mẽ sau năm 1993 khi nhà nước ban hành luật đất đai, <br />
trong đó đặc biệt là Nghị định 64/CP ngày 27 9 1993 về giao đất nông nghiệp và <br />
Nghị định số 02/CP ngày 571994 về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, <br />
cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp[1],[2] [3]. <br />
Từ khi kinh tế hộ gia đình được khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ, nông dân <br />
được sử dụng đất lâu dài, hộ gia đình có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho <br />
thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng ruộng đất, cũng như được quyền sử hữu các <br />
tư liệu sản xuất chủ yếu khác, được tự do kinh doanh, được tự do mua bán vật tư và <br />
tiêu thụ sản phẩm[2]. <br />
Nhìn chung loại hình sản xuất kinh doanh của các trang trại khá đa dạng và <br />
phong phú. Trong những năm qua các trang trại của tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả về <br />
chiều rộng lẫn chiều sâu thể hiện tăng rất nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, <br />
mỗi một trang trại có quy mô ngày càng mở rộng. <br />
Do điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có diện tích ven biển và đầm phá khá <br />
lớn nên trong những năm gần đây các trang trại nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh <br />
74<br />
mẽ chiếm 42,2 % trong tổng số các trang trại điều tra. Các trang trại trồng trọt phát <br />
triển mạnh trên tất cả các vùng sinh thái chủ yếu sản xuất cây công nghiệp như tiêu, <br />
điều, một số cây ăn quả như thanh trà, nhãn, dứa đây là nguồn cung cấp rau quả và <br />
trái cây rất lớn cho thành phố Huế và các vùng khác trong cả nước chiếm 15,9 %. <br />
Trang trại chăn nuôi phát triển nhiều nhất ở vùng núi chủ yếu chăn nuôi bò, lợn, gà... <br />
chiếm 11,23% <br />
3.2. Lao động trong các trang trại<br />
Bảng 1: Tình hình lao động trong các trang trại điều tra<br />
<br />
Lao động BQ LĐ thuê BQ trong 1 trang trại Tiền thuê <br />
Loại hình trang <br />
trong 1 trang trại công LĐ 1 <br />
trại Số LĐ BQ (LĐ) (%)<br />
(LĐ) ngày (đồng)<br />
1. Trồng trọt 8 6,0 75,0 22.000<br />
2. Chăn nuôi 4 1,5 37,5 20.000<br />
3. Thủy sản 5 2,7 54,0 28.000<br />
4. Tổng hợp 10 7,0 70,0 21.000<br />
5. Hoa cây cảnh 3 0,5 16,7 18.000<br />
6. Khác 4 2,5 62,5 20.000<br />
Nguồn: Điều tra năm 2003<br />
Các trang trại ở Thừa Thiên Huế có qui mô nhỏ nên lao động chủ yếu sử dụng <br />
nguồn lao động trong gia đình như vợ, chồng và con cái trong gia đình. Lao động thuê <br />
ngoài thường tập trung vào lúc thời vụ căng thẳng, thời điểm thu hoạch hoặc đòi hỏi <br />
chăm sóc đặc biệt, vì vậy việc thuê lao động trong các trang trại có tính biến động <br />
lớn, thiếu ổn định. Trong các trang trại hầu hết lao động có trình độ văn hóa còn rất <br />
thấp bình quân lớp 7. Số lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học còn rất hạn chế <br />
chiếm 4%. Lao động có trình độ chuyên môn trong các trang trại còn quá ít, trong các <br />
trang trại điều tra chỉ có 1 lao động có trình độ Đại học, 4 lao động có trình độ trung <br />
cấp và 8 lao động có trình độ sơ cấp.<br />
3.3.Tổng số vốn của các trang trại<br />
Bảng 2: Tình hình vốn theo các lọai hình trang trại Đơn vị tính: (%)<br />
<br />
Loại hình trang trại<br />
<br />
Chăn nuôi Hoa cây <br />
Tổng số vốn Tổng hợp Thủy sản Trồng trọt<br />
cảnh<br />
(triệu đồng)<br />
100.000 14,2 33,6 11,2 75,0 30,0<br />
Nguồn: Điều tra năm 2003<br />
Tổng số vốn trong các trang trại biến động không theo qui luật nhất định. Tuy <br />
nhiên theo xu thế những năm gần đây tổng số vốn trong các trang trại ngày càng tăng <br />
lên đặc biệt là các trang trại có số vốn trên 100 triệu đồng.<br />
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN <br />
TRONG CÁC TRANG TRẠI<br />
Khi trang trại phát triển mở rộng về qui mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu, có thể <br />
quyền sử hữu về trang trại không phải chỉ bó hẹp trong một gia đình mà của nhiều <br />
người, đặc biệt khi trang trại có thể tham gia vào các thị trường vốn trong xã hội và <br />
thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, thì công tác kế toán trong một trang <br />
trại trở nên bức bách, có một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các <br />
trang trại. Hiện nay công tác kế toán trong các trang trại còn chưa được quan tâm một <br />
cách đúng mức và thậm chí nhiều chủ trang trại còn chưa biết đến công tác kế toán <br />
là làm cái gì và đưa lại lợi ích gì cho các trang trại.<br />
Qua điều tra phỏng vấn một số trang trại về những vấn đề cơ bản trong công <br />
tác kế toán chúng tôi có được một số kết quả ban đầu như sau:<br />
4.1. Sổ sách kế toán sử dụng trong các trang trại <br />
Bảng 3: Tình hình sử dụng sổ sách kế toán trong các trang trại<br />
Đơn vị tính: trang trại<br />
<br />
Loại trang trại Có sử dụng Không sử dụng<br />
1. Trồng trọt 6 4<br />
2. Chăn nuôi 6 1<br />
3. Thủy sản 19 9<br />
4. Tổng hợp 4 5<br />
5. Hoa cây cảnh 4 2<br />
6. Khác 7 3<br />
Nguồn: Điều tra năm 2003<br />
<br />
76<br />
Qua số liệu điều tra đã có 46 % trang trại sử dụng sổ sách kế toán. Trong đó <br />
hầu hết các loại sổ này chưa được xác nhận bởi một cơ quan hoặc tổ chức nào có <br />
tính pháp lý và hầu hết không theo đúng mẫu qui định của chế độ kế toán. Hầu hết <br />
các trang trại chỉ sử dụng 1 sổ dạng thu chi đơn thuần. Trong đó, 15% các sổ phản <br />
ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, đã ghi chép được một số <br />
các khoản chi tiêu và thu nhập của trang trại song còn chưa đầy đủ thiếu tính cập <br />
nhật. Còn lại các trang traị tuy có sử dụng sổ sách nhưng việc ghi chép còn rất tùy <br />
tiện, sơ sài, thiếu hệ thống, không đảm bảo nguyên tắc nhật ký của sổ kế toán. Vì <br />
vậy, chưa phản ánh được các khoản chi phí bỏ ra, công nợ, tình hình về vốn cũng <br />
như quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. <br />
Các trang trại chưa sử dụng sổ kế toán chiếm 54%, tập trung chủ yếu vào các <br />
trang trại có chủ trang trại trình độ văn hóa còn thấp, sự hiểu biết về quản lý nói <br />
chung, công tác kế toán nói riêng còn rất hạn chế. Vì vậy, khi được giải thích về sự <br />
cần thiết phải sử dụng sổ kế toán họ mới bắt đầu cảm nhận và có mong muốn được <br />
hướng dẫn sử dụng.<br />
4.2. Nhu cầu về lập chứng từ để theo dỏi nguyên vật liệu và sản phẩm <br />
xuất bán trong các trang trại<br />
Bảng 4: Nhu cầu về lập chứng từ trong các trang trại<br />
Đơn vị tính: Chủ trang trại<br />
<br />
Loại trang trại Có mong muốn được sử dụng Không muốn sử dụng Không trả <br />
lời<br />
1.Trồng trọt 6 4<br />
2.Chăn nuôi 4 2 1<br />
3.Thủy sản 16 5 7<br />
4.Tổng hợp 6 3<br />
5.Hoa cây cảnh 1 2 3<br />
6.Khác 2 5 3<br />
<br />
Nguồn: Điều tra năm 20033<br />
Tuy hầu hết các trang trại chưa sử dụng các chứng từ để theo dõi tình hình sử <br />
dụng nguyên vật liệu, thuốc trừ sâu, thuốc thú y... và sản phẩm xuất bán trong quá <br />
trình sản xuất nhưng khi được đề cập vấn đề này một số chủ trang trại đã trả lời <br />
cần thiết phải sử dụng, bên cạnh đó nhiểu chủ trang trại vẫn thấy chưa có nhu cầu <br />
sử dụng hoặc không muốn trả lời.<br />
4.3. Nhu cầu cần theo dõi vốn, nguồn vốn, chi phí, công nợ và kết quả <br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại<br />
Bảng 5: Nhu cầu cần theo dõi vốn, nguồn vốn, chi phí, công nợ và kết quả hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của các trang trại<br />
77<br />
Đơn vị tính: Chủ trang trại<br />
Loại trang trại Có mong muốn được theo dõi Không muốn theo dõi Không trả <br />
lời<br />
1.Trồng trọt 8 2<br />
2.Chăn nuôi 6 1 3<br />
3.Thủy sản 20 5 1<br />
4.Tổng hợp 6 2 1<br />
5.Hoa cây cảnh 3 2 1<br />
6.Khác 5 4<br />
<br />
Nguồn: Điều tra năm 2003<br />
Việc tính toán chi phí bỏ ra và kết quả thu được hiện nay tại các trang trại chủ <br />
yếu là các chủ trang trại ước tính và nhẩm đoán nên thiếu chính xác. Khi được đề <br />
cập có thể sử dụng một số sổ sách theo qui định để theo dõi chi phí, và kết quả hoạt <br />
động sản xuất kinh doanh được nhiều chủ trang trại có mong muốn được sử dụng <br />
để theo dõi chính xác và khoa học hơn. Đặc biệt là việc theo dõi các công nợ để kịp <br />
thời trả nợ cho các ngân hàng cũng như khách hàng.<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Hình thức kinh tế trang trại tuy mới ra đời và phát triển ở Thừa Thiên Huế, <br />
nhưng trong những năm gần đây đã phát triển rất mạnh mẽ và có ý nghĩa rất lớn <br />
trong quá trình phát triển kính tế xã hội của tỉnh đặc biệt là ở các vùng nông thôn. <br />
Trong nhưng năm qua do trình độ của các chủ trang trại còn thấp, số vốn bỏ ra để <br />
đầu tư vào các trang trại chưa cao, quyền sử hữu về các tài sản trong trang trại chủ <br />
yếu là thuộc một chủ, sự quản lý của nhà nước đối với các trang trại chưa hoàn toàn <br />
bằng biện pháp tài chính, mặt khác nhận thức về công tác kế toán còn chưa được rõ <br />
ràng nên công tác kế toán trong các trang trại chưa được chú trọng thực hiện. Để <br />
trang trại có thể ổn định lâu dài và phát triển cần đề cập đến việc thực hiện công tác <br />
kế toán từ đó giúp các trang trại tính toán đúng đắn, chính xác các khoản chi phí đã bỏ <br />
ra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi, tính toán đúng kết quả và hiệu quả sản xuất <br />
kinh doanh. Đồng thời thông qua các số liệu kế toán sẽ cung cấp thông tin quan trọng <br />
giúp cho chủ trang trại lựa chọn phương hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh hiệu <br />
quả nhất. Việc thực hiện công tác kế toán trong các trang trại cũng sẽ giúp các cấp <br />
quản lý biết được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh trên <br />
cơ sở đó thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối với các trang trại <br />
một đơn vị kinh tế độc lập với đầy đủ tư cách pháp nhân. Với ý nghĩa đó, cần phải <br />
tiến tới xây dựng chế độ kế toán vận dụng thống nhất trong các trang trại, trên cơ sở <br />
chế độ kế toán chung.<br />
<br />
78<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Đình Đấu. Đánh giá tình hình kinh tế trang trại, đề xuất định <br />
hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên <br />
Huế, Báo cáo kết quả đề tài cấp tỉnh (10/2001).<br />
2. Nguyễn Đình Hương. Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế <br />
trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam , NXB Chính trị <br />
Quốc gia Hà Nội (2000) 124 132<br />
3. Lê Trọng. Phát triển và quản lý trang tại trong kinh tế thị trường, NXB <br />
Nông nghiệp Hà nội (2000)<br />
4. Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại. Nhà xuất bản Chính trị quốc <br />
gia Hà nội (2001)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau từ cơ chế <br />
chính sách đến những biện pháp cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang <br />
trại. Trong thực tế hoạt động kinh tế của các trang trại còn khá đơn giản từ cơ cấu sản xuất <br />
cho đến trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình <br />
trạng này trong đó nguyên nhân cơ bản vẫn là trình độ quản lý của các chủ trang trại còn <br />
rất yếu kém và bất cập. Một trong những vấn đề quan trong trong công tác quản lý là xác <br />
định được đúng kết quả và hiệu quả kinh doanh hàng năm, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố <br />
trong đó công tác kế toán là một công cụ vô cùng quan trọng. Hầu hết các trang trại qua <br />
điều tra đều cho thấy công tác kế toán chưa được quan tâm đúng mức, từ sổ sách kế toán <br />
việc ghi chép, theo dõi vốn liếng, tài sản, chi phí sản xuất kinh doanh đến hạch toán giá <br />
thành và hiệu quả kinh doanh còn rất tùy tiện, không rõ ràng do vậy không tạo ra được thông <br />
tin chính xác trong công tác quản lý của các trang trại.<br />
<br />
<br />
<br />
A FIRST SURVEY ON ACCOUNTING AT FARMS<br />
IN THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Le Thi Kim Lien<br />
College of Economics, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
<br />
<br />
79<br />
There are many problems to be solved for farm economics development. The fact shows <br />
that farm management is still very simple leading to low economic efficiency. The problems <br />
rooted from many factors, of which bookkeeping is utmost important. <br />
This exploratory study learns that bookkeeping in the farms is not clear and less <br />
systematic. The farm owners do not know how to take notes of capital, expenses, costs and <br />
turnovers, hence production results. This is the problem need to be resolved for improvement of <br />
farm management. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />