TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH FDG PET/CT<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỐNG CỦA CƠ TIM<br />
Lê Mạnh Hà*; Nguyễn Kiều Ly*; Lê Ngọc Hà*<br />
TÓM TẮT<br />
Đánh giá quy trình chụp và tìm hiểu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT vÒ khả năng sống của cơ<br />
tim trên 35 bệnh nhân (BN) sau nhåi m¸u c¬ tim (NMCT) tại Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ<br />
108 từ 11 - 2011 đến 8 - 2013. Phân tích đặc điểm hình ảnh và quy trình chụp PET bằng FDG, đối<br />
chiếu với hình ảnh SPECT xạ hình tưới máu cơ tim Tc99m-sestamibi. Kết quả: quy trình chụp FDG<br />
PET sử dụng nghiệm pháp kích thích insulin nội sinh bằng glucose đường uống hoặc kết hợp với<br />
insulin liều FDG trung bình 6,5 ± 0,6 mCi, thời điểm thu nhận hình ảnh sau tiêm FDG 75 ± 7,5 phút.<br />
Hình ảnh FDG PET đáp ứng yêu cầu phân tích kết quả ở 100% BN. Hình ảnh FDG PET được đối<br />
chiếu với xạ hình SPECT Tc99m-sestamibi cho thấy các vùng tổn thương cơ tim có đặc điểm phức<br />
tạp với tình trạng đông miên và sẹo hóa phân bố chủ yếu ở vùng cơ tim bị chi phối của động mạch<br />
liên thất trước (LAD) và ®éng m¹ch vµnh phải (RCA). Sử dụng FDG PET kết hợp với xạ hình<br />
SPECT tưới máu cơ tim Tc99m - MIBI chỉ ra 25,7% vùng có tim khảo sát có khả năng hồi phục.<br />
Trong khi, tỷ lệ này là 11,4% nếu chỉ phân tích bằng xạ hình SPECT tưới máu cơ tim đơn thuần.<br />
* Từ khóa: Nhåi m¸u c¬ tim; Khả năng sống của cơ tim; FDG PET/CT; Xạ hình SPECT tưới máu<br />
cơ tim.<br />
<br />
Preliminary evaluation of characteristic imaging of<br />
18F-fluorodeoxyglucose positron emission computed<br />
tomography in myocardial viability assessment<br />
SUMMARY<br />
The objective of the study was to characterize the imaging of FDG PET/CT myocardial viability<br />
assessment. 35 ischemic heart disease patients including known MI with heart failure (LVEF at rest<br />
34 ± 11.1%) were underwent FDG PET/CT scan for myocardial viability assessmet in Nuclear<br />
Medicine Department, 108 Hospital. The FDG metabolic mycocardial imagings were correlated to<br />
Tc99m-sestamibi SPECT myocardial perfusion imaging. Results: acquyring FDG metabolic PET<br />
were good and excellent imagings with 6.5 ± 0.6 mCi 18 F - FDG. Acquysition was performed 75 ± 7.5<br />
minutes on average after FDG injection. Related to severe perfusion defects, FDG uptake patterns<br />
were complicated with myocardial hibernation and scars distributed mostly in LAD and RCA regions.<br />
Mismatch perfusion - metabolic patterns in FDG PET and SPECT MPI revealed 25.7% of regional<br />
myocardial viability compared to only 11.4% recovery predicted functional regions in SPECT MPI.<br />
* Key words: Myocardial infarction; Myocardial viability; F-18 FDG; SPECT myocardial perfusion<br />
imaging.<br />
<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi: (Corresponding): Lê Ngọc Hà (lengocha108@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/1/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/1/2014<br />
<br />
168<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiều BN mắc bệnh động mạch vành<br />
(ĐMV), đặc biệt sau NMCT có giảm nặng<br />
chức năng thất trái, do tình trạng cơ tim<br />
đông miên (hibernating) hoặc sẹo cơ tim.<br />
Những BN này có nguy cơ cao bị tai biến<br />
tim mạch, suy tim và tử vong. Nghiên cứu<br />
trên thế giới cho thấy phát hiện khả năng<br />
sống của cơ tim có ý nghĩa rất lớn trong lựa<br />
chọn chiến thuật điều trị suy tim do bệnh<br />
ĐMV. BN có tổn thương cơ tim đông miên,<br />
giảm chức năng thất trái nên được chẩn<br />
đoán và điều trị tái tưới máu (nong, đặt<br />
stent hoặc phẫu thuật cầu nối chủ vành)<br />
nhằm cải thiện chức năng thất trái, giảm<br />
tỷ lệ tai biến và tử vong. Nói cách khác,<br />
chỉ nên tiến hành thủ thuật tái tưới máu ở<br />
BN cơ tim còn khả năng sống. BN có tổn<br />
thương hoại tử, xơ hóa cơ tim hoặc tổn<br />
thương giải phẫu ĐMV không cho phép tái<br />
tạo ĐMV, nên điều trị nội khoa tích cực và<br />
ghép tim.<br />
Các phương pháp đánh giá khả năng<br />
sống của cơ tim bao gồm siêu âm tim sử<br />
dụng dobutamine, cộng hưởng từ tim. Các<br />
kỹ thuật y học hạt nhân gồm: SPECT (sử<br />
dụng thalium-201 hoặc Tc99m - MIBI...) và<br />
FDG PET. Tiêu chuẩn vàng của những<br />
phương pháp đánh giá cơ tim sống là khả<br />
năng hồi phục chức năng tâm thu thất trái<br />
sau khi can thiệp tái tưới máu. Nhiều<br />
nghiên cứu lớn cho thấy, FDG PET đánh<br />
giá cơ tim sống rất có giá trị trong tiên<br />
lượng cải thiện chức năng thất trái và triệu<br />
chứng lâm sàng đối với BN sau nhồi máu.<br />
Ở Việt Nam, xạ hình tưới máu cơ tim đã trở<br />
thành một xét nghiệm thường quy trong<br />
chẩn đoán bệnh ĐMV ở những trung tâm<br />
lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện<br />
TWQĐ 108. Việc đánh giá khả năng sống<br />
<br />
của cơ tim được đặt ra để chọn lựa chiến<br />
thuật điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc ứng<br />
dụng còn hạn chế về số lượng. Kỹ thuật<br />
chụp PET sử dụng FDG đánh giá khả năng<br />
sống của cơ tim mới được triển khai ở<br />
Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ<br />
108 từ cuối năm 2011. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành đề tài này nhằm: Đánh giá quy trình<br />
chụp và nghiên cứu đặc điểm hình ảnh<br />
FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của<br />
cơ tim.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
35 BN mắc bệnh ĐMV, được chụp FDG<br />
PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim<br />
tại Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ<br />
108 từ 11 - 2011 đến 8 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- BN được chẩn đoán bệnh ĐMV có chỉ<br />
định đánh giá khả năng cơ tim sống theo<br />
hướng dẫn của Hội Tim mạch Hạt nhân<br />
Hoa Kỳ (ASNC, 2010).<br />
- BN có đầy đủ hồ sơ, được thăm khám<br />
lâm sàng và làm xét nghiệm, thăm dò cần<br />
thiết như điện tim, siêu âm tim và chụp xạ<br />
hình SPECT tưới máu cơ tim.<br />
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN có các biểu hiệu biến chứng nặng<br />
của NMCT hoặc bệnh kết hợp, không cho<br />
phép chụp xạ hình FDG PET.<br />
- BN đái tháo đường (ĐTĐ) có đường<br />
máu > 13 mmol/l, không kiểm soát bằng<br />
thuốc uống hoặc sử dụng insulin.<br />
<br />
170<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
- BN có hình ảnh xạ hình FDG PET<br />
nhiễu, xấu, không cho phép phân tích kết<br />
quả.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phân tích tiến cứu.<br />
- Các bước tiến hành: BN được khám<br />
lâm sàng và làm xét nghiệm cần thiết, đăng<br />
ký vào hồ sơ nghiên cứu theo mẫu thống<br />
nhất. Chụp gated SPECT MPI Tc99m-MIBI<br />
quy trình 2 ngày nghỉ - gắng sức.<br />
- Chụp FDG PET đánh giá khả năng<br />
sống của cơ tim:<br />
+ Dược chất phóng xạ: 5 - 12 mCi 18F-FDG<br />
sản xuất tại Trung tâm Gia tốc Cyclotron,<br />
Bệnh viện TWQĐ 108. Phương tiện: máy<br />
PET/CT Discovery STE (Hãng GE, Hoa Kỳ)<br />
đặt tại Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện<br />
TWQĐ 108.<br />
+ Quy trình thực hiện: theo hướng dẫn<br />
thực hành của Hội Tim mạch Hạt nhân Hoa<br />
Kỳ (2009) với quy trình sử dụng glucose<br />
đường uống (glucose loading) hoặc kết hợp<br />
sử dụng insulin.<br />
+ Thu nhận FDG PET và xử lý hình ảnh:<br />
tư thế BN: nằm ngửa, hai tay gác lên giá đỡ<br />
phía trên đầu. Chụp CT scout, chụp CTscanner liều thấp hiệu chỉnh hiệu ứng suy<br />
giảm và chụp PET với chuẩn 3D, 1 bed x<br />
15 phút. Xử lý hình ảnh, tái xử lý, trình<br />
bày hình ảnh chuyển hóa FDG PET/CT và<br />
Tc99m-MIBI SPECT tưới máu cơ tim với<br />
phần mềm chuyên dụng QPS.<br />
+ Đánh giá hình ảnh FDG PET cơ tim<br />
kết hợp với hình ảnh SPECT tưới máu cơ<br />
tim pha nghỉ hoặc gắng sức. Tổn thương<br />
dạng tương đồng (phù hợp) giữa hình ảnh<br />
tưới máu - chuyển hóa (giảm nặng tưới<br />
máu nhưng duy trì, giảm nhẹ chuyển hóa<br />
glucose), có nghĩa cơ tim có khả năng<br />
<br />
sống. Nếu là dạng giảm nặng, mất tưới<br />
máu và chuyển hóa, có nghĩa sẹo NMCT<br />
(cơ tim không hồi phục nếu như tiến hành<br />
can thiệp tái tưới máu).<br />
* X l số liệu theo các thuật toán thống<br />
kê y học bằng chương trình SPSS 22.0 và<br />
Medcalc 12.3.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm lâm sàng và giá trị chẩn<br />
đoán của MPI ở BN bệnh ĐMV.<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG<br />
<br />
SỐ BN<br />
(n = 35)<br />
<br />
%<br />
<br />
62 ± 10,6 (37 - 77)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
29<br />
<br />
82,9<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
6<br />
<br />
17,1<br />
<br />
Không đau ngực<br />
<br />
6<br />
<br />
17,1<br />
<br />
Đau ngực điển<br />
hình<br />
<br />
4<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Đau ngực không<br />
điển hình<br />
<br />
25<br />
<br />
71,4<br />
<br />
Tiền sử NMCT<br />
<br />
22<br />
<br />
62,9<br />
<br />
Tiền sử tai biến mạch não<br />
<br />
2<br />
<br />
5,7<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
16<br />
<br />
45,7<br />
<br />
ĐTĐ<br />
<br />
8<br />
<br />
22,9<br />
<br />
Suy tim (NYHA II - III)<br />
<br />
13<br />
<br />
37,1<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Cơn đau<br />
ngực<br />
<br />
Đa số BN là nam (82,9%), tuổi trung<br />
bình 62 ± 10,6. 4 BN (11,4%) đau ngực<br />
điển hình. Các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất<br />
là tăng huyết áp, ĐTĐ. 13 BN (37,1%) suy<br />
tim phân độ NYHA II - III. 22 BN có tiền<br />
sử NMCT được chẩn đoán - cấp cứu ở các<br />
trung tâm tim mạch. 13 BN không có tiền<br />
sử NMCT, nhưng xạ hình tưới máu cơ tim<br />
nghi ngờ NMCT, được chỉ định chụp FDG<br />
PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim.<br />
<br />
171<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
Bảng 2: Dấu hiệu bệnh lý trên điện tim và siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu.<br />
NHÓM BN<br />
<br />
Ô<br />
n<br />
<br />
(n = 35)<br />
<br />
n = 22<br />
<br />
BIỂU HIỆN CẬN LÂM SÀNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nghi ngờ NMCT trên điện tim nghỉ<br />
<br />
7<br />
<br />
53,8<br />
<br />
20<br />
<br />
90,9<br />
<br />
27<br />
<br />
77,1<br />
<br />
Chi phối liên thất trái<br />
<br />
3<br />
<br />
23,1<br />
<br />
14<br />
<br />
63,6<br />
<br />
17<br />
<br />
48,6<br />
<br />
Chi phối động mạch mũ<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Chi phối ĐMV phải<br />
<br />
4<br />
<br />
30,8<br />
<br />
5<br />
<br />
22,7<br />
<br />
9<br />
<br />
25,7<br />
<br />
9<br />
<br />
69,2<br />
<br />
14<br />
<br />
63,6<br />
<br />
23<br />
<br />
65,7<br />
<br />
Giảm nặng, mất vận động,<br />
vận động đảo ngược<br />
<br />
5<br />
<br />
38,5<br />
<br />
14<br />
<br />
63,6<br />
<br />
19<br />
<br />
54,3<br />
<br />
Giảm vận động toàn bộ<br />
<br />
4<br />
<br />
30,8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Nghi ngờ<br />
NMCT trên<br />
điện tim<br />
nghỉ<br />
<br />
Nghi ngờ NMCT trên siêu âm tim<br />
Rối loạn vận<br />
động thành<br />
tim<br />
<br />
LVEF siêu âm phương pháp Teicholz<br />
<br />
48,78 ± 16,28<br />
<br />
LVEF siêu âm phương pháp Simpson<br />
<br />
40,43 ± 11,82<br />
<br />
48,07 ± 14,08<br />
37,67 ± 10,87<br />
<br />
48,35 ± 14,62<br />
38,88 ± 11,00<br />
<br />
77,1% BN có biểu hiệu nghi ngờ NMCT trên điện tim (dạng QS hoặc sóng Q bệnh lý),<br />
chủ yếu ở các đạo trình tương ứng vùng chi phối của LAD. 65,7% BN có biểu hiện rối loạn<br />
vận động vùng dạng giảm nặng, mất vận động hoặc vận động đảo ngược nghi ngờ do<br />
NMCT.<br />
Bảng 3: Diện NMCT xác định trên xạ hình SPECT theo vùng cơ tim tương ứng với chi<br />
phối tưới máu của các nhánh ĐMV.<br />
NHÓM BN<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH MPI<br />
<br />
KHÔNG NMCT<br />
(n = 13)<br />
<br />
NMCT<br />
(n = 22)<br />
<br />
(n = 35)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Diện NMCT vùng tương ứng<br />
chi phối LAD<br />
<br />
5 - < 10%<br />
<br />
1<br />
<br />
7,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
≥ 10%<br />
<br />
4<br />
<br />
30,8<br />
<br />
13<br />
<br />
59,1<br />
<br />
17<br />
<br />
48,6<br />
<br />
Diện NMCT vùng tương ứng<br />
chi phối LCx<br />
<br />
5 - < 10%<br />
<br />
1<br />
<br />
7,7<br />
<br />
1<br />
<br />
4,5<br />
<br />
2<br />
<br />
5,7<br />
<br />
≥ 10%<br />
<br />
3<br />
<br />
23,1<br />
<br />
4<br />
<br />
18,2<br />
<br />
7<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Diện NMCT vùng tương ứng<br />
chi phối RCA<br />
<br />
5 - < 10%<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
≥ 10%<br />
<br />
6<br />
<br />
46,2<br />
<br />
7<br />
<br />
31,8<br />
<br />
13<br />
<br />
37,1<br />
<br />
(5 - < 10%, ≥ 10%, < 5% tỷ lệ diện cơ tim tổn thương so với toàn bộ cơ tim thất trái)<br />
Tỷ lệ BN có diện thiếu máu cơ tim (khuyết xạ mức độ nhẹ - vừa, có hồi phục) ≥ 10%<br />
diện cơ tim thất trái là 14,3%, 5,7%, 14,3% ở vùng tương ứng chi phối tưới máu của nhánh<br />
liên thất trái, động mạch mũ và ĐMV phải. Tỷ lệ BN có khuyết xạ cố định, mức độ nặng<br />
≥ 10% diện cơ tim thất trái là 48,6%, 20%, 37,1% ở vùng tương ứng chi phối tưới máu của<br />
liên thất trái, đéng mạch mũ và ĐMV phải. Trong nhóm BN không có tiền sử NMCT trên<br />
lâm sàng, tỷ lệ này là 30,8% đối với liên thất trái, 23,1% đối với đéng mạch mũ và 46,2%<br />
đối với ĐMV phải.<br />
Bảng 4: Khuyết xạ thiếu máu cơ tim, nhồi máu xác định trên xạ hình SPECT của các<br />
vùng cơ tim tương ứng chi phối tưới máu của các ĐMV khảo sát.<br />
<br />
172<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
VÙNG KHẢO SÁT<br />
<br />
SỐ LƯỢNG (n = 105*)<br />
<br />
%<br />
<br />
< 5%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
≥ 10%<br />
<br />
12<br />
<br />
11,4<br />
<br />
5 - < 10%<br />
<br />
18<br />
<br />
17,1<br />
<br />
7,68<br />
<br />
±<br />
<br />
4,02<br />
<br />
< 5%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
≥ 10%<br />
<br />
37<br />
<br />
35,2<br />
<br />
5 - < 10%<br />
<br />
4<br />
<br />
3,8<br />
<br />
22,02<br />
<br />
±<br />
<br />
12,39<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH MPI<br />
<br />
Khuyết xạ thiếu máu cơ tim<br />
<br />
Khuyết xạ NMCT<br />
<br />
(* Khảo sát trên 35 BN, mỗi BN được khảo sát 3 vùng chi phối của liên thất trái, động<br />
mạch mũ và ĐMV phải trên xạ hình SPECT; 5 - < 10%, ≥ 10% tỷ lệ diện cơ tim tổn thương<br />
so với toàn bộ cơ tim thất trái)<br />
Khảo sát 105 vùng tương ứng với chi phối của LAD, LCx, RCA trên 35 BN, 11,4% có<br />
thiếu máu cơ tim ≥ 10% cơ tim thất trái và 35,2% nghi ngờ sẹo NMCT ≥ 10% cơ tim thất<br />
trái. Khuyết xạ nghi ngờ NMCT có diện rộng trung bình 22,02 ± 12,39%.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân suất tống máu thất trái đánh giá bằng siêu âm tim phương pháp Teicholz,<br />
phương pháp Simpson và bằng gated SPECT pha nghỉ, pha gắng sức.<br />
Phương pháp gated SPECT cho phép đánh giá phân suất tống máu thất trái (LVEF)<br />
pha nghỉ và pha gắng sức. Trong nghiên cứu, có mối tương quan chặt LVEF của 2 pha<br />
chụp với r = 0,93 (p < 0,001), khác biệt giữa 2 pha không rõ rệt (p > 0,05) và LVEF < 50%,<br />
LVEF pha nghỉ: 34,3 ± 11,1%, pha gắng sức 34,2 ± 10,2%.<br />
Bảng 5: Đặc điểm quy trình chụp FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim.<br />
<br />
173<br />
<br />