Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 21-31<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU<br />
DÒNG HẢI LƯU TÂY BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG BẰNG MÔ HÌNH SỐ<br />
Phạm Xuân Dương<br />
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về dòng hải lưu tây bắc<br />
Thái Bình Dương bằng mô hình số (ROMS). Sử dụng công nghệ OpeNDAP<br />
(Open-source Project for a Network Data Access Protocol) truy cập lấy số<br />
liệu toàn cầu ở khu vực nghiên cứu làm đầu vào cho mô hình. Các kết quả<br />
nghiên cứu bước đầu cho thấy: Tồn tại dòng hải lưu mạnh (dòng xiết phía<br />
tây) chảy liên tục sát bờ tây Biển Đông và bờ đông Philippin. Tốc độ dòng<br />
hải lưu bờ đông Philippin thường lớn hơn tốc độ dòng hải lưu bờ đông Việt<br />
Nam. Xuất hiện nhiều vực xoáy ở các vùng khác nhau ở vùng phía tây bắc<br />
Thái Bình Dương với đường kính có thể lên tới 50 km đến hàng trăm<br />
kilômet. So sánh dòng hải lưu do tính toán ở phía tây Biển Đông với tài liệu<br />
của Bộ tư lệnh Hải quân năm 1985, về hướng di chuyển của vật nổi cho thấy<br />
có sự phù hợp.<br />
<br />
THE INITIAL STUDY ON CIRCULATION AT NORTH-WEST PACIFIC<br />
BY NUMERICAL MODEL<br />
Pham Xuan Duong<br />
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br />
Abstract<br />
<br />
This paper shows the results of the initial study on circulation at North-West<br />
Pacific by numerical model (ROMS). Using OpeNDAP (Open-source<br />
Project for a Network Data Access Protocol) access to global data obtained<br />
in the study area as input to the model. The first results showed that there<br />
were strong currents flowing continuously near the west coast of the East<br />
Sea and the east coast of the Philippines. The velocity of circulation at the<br />
east coast of Philippines was often greater than that at the west coast of<br />
Vietnam. In the North-Western Pacific, there was more turbulence appeared<br />
in the different regions with diameter of 50 kilometers to hundreds of<br />
kilometers. Calculation on the circulation in the West of East Sea compared<br />
with the documents of the Naval Command in 1985 showed that the<br />
direction of movement of floating objects was similar.<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoàn lưu<br />
khí quyển và khí hậu ở các vùng khác nhau<br />
của Trái Đất. Phía tây bắc Thái Bình Dương<br />
có rất nhiều biển lớn như biển Hoàng<br />
Hải, Hoa Đông, biển Philippine, biển Nhật<br />
Bản, Biển Đông, biển Sulu, biển Tasman,<br />
<br />
Dòng chảy đóng vai trò to lớn trong đời<br />
sống đại dương, làm tăng khả năng trao đổi<br />
nước, phân bố lại nhiệt độ và độ muối, làm<br />
biến đổi bờ biển, di chuyển bùn cát..., nó<br />
21<br />
<br />
cộng đồng khoa học, lượng người nghiên<br />
cứu sử dụng và phát triển tăng nhanh. Minh<br />
chứng cho việc này, trước đây ở Việt Nam<br />
chỉ có Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn<br />
và Môi trường sử dụng và phát triển mã<br />
nguồn mở ROMS chạy trên hệ điều hành<br />
Linux. Bây giờ phát triển ra rất nhiều Viện,<br />
Trường nghiên cứu về Hải dương học sử<br />
dụng như: Viện Hải dương học, Viện Tài<br />
nguyên Môi trường, Trường Đại học Khoa<br />
học Tự nhiên Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí<br />
Minh, Trường Đại học Thủy lợi, Trường<br />
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội...<br />
Độ tin cậy của mô hình ROMS được đánh<br />
giá cao trong các mô hình nghiên cứu Đại<br />
Dương. Cơ sở nghiên cứu, tính toán dòng<br />
hải lưu tây bắc Thái Bình Dương là triển<br />
khai áp dụng và phát triển mô hình ROMS.<br />
Các phương trình chi phối của ROMS được<br />
thiết lập dựa trên ba hệ tọa độ: Đề Các Sigma - Cong trực giao. Hệ tọa độ Đề Các;<br />
với x tăng theo hướng đông, y tăng theo<br />
hướng bắc và z tăng theo hướng thẳng đứng<br />
từ dưới lên. Bề mặt tự do của biển được xác<br />
định tại vị trí z = ζ (x,y,t)<br />
và đáy tại vị trí z<br />
r<br />
= - H(x,y). Trong đó, v là vector vận tốc<br />
theo phương ngang với các thành phần (u,<br />
v), w là thành phần thẳng đứng, T-S là<br />
thành phần nhiệt - muối và ∇ là toán tử<br />
gradient theo phương ngang. Khi đó ROMS<br />
đưa ra bảy phương trình: Phương trình liên<br />
tục đối với chất lỏng không nén được, hai<br />
phương trình động lượng theo phương<br />
ngang, phương trình động lượng theo<br />
phương thẳng đứng, phương trình trạng<br />
thái, phương trình khuếch tán nhiệt đô,<br />
phương trình khuếch tán độ muối (Phạm<br />
Xuân Dương, 2014).<br />
Đáy biển ở Thái Bình Dương có các khu<br />
vực sâu thẳm với độ sâu trung bình khoảng<br />
4.270 m và xen kẽ ở khu vực lòng chảo là<br />
các ngọn núi dưới mặt nước độ dốc lớn và<br />
đỉnh bằng. Phần phía tây của nền gồm các<br />
rặng núi mọc lên trên mặt biển tạo thành<br />
các hòn đảo, như đảo Solomon và New<br />
Zealand, và các vực sâu, như vực<br />
Mariana, vực Philippine, và vực Tonga.<br />
Hầu hết các vực nằm sát với rìa ngoài của<br />
thềm lục địa phía tây rộng lớn. Vì vậy để<br />
<br />
và eo biển Malacca nối Thái Bình Dương<br />
và Ấn Độ Dương. Các nghiên cứu dòng hải<br />
lưu phía tây bắc Thái Bình Dương tương<br />
tác với dòng hải lưu Biển Đông cũng chưa<br />
thật nhiều vì vùng Đại Dương này quá lớn,<br />
số liệu ngoài Biển Đông nhất là về dòng<br />
chảy hầu như chúng ta còn thiếu nhiều. Do<br />
vậy việc áp dụng mô hình số trị ROMS để<br />
nghiên cứu dòng hải lưu tây bắc Thái Bình<br />
Dương hiện nay là cần thiết để cho chúng ta<br />
có được những hiểu biết nhiều hơn nữa về<br />
tính chất, quy luật, hình thái của các dòng<br />
hải lưu Thái Bình Dương cả về mặt định<br />
tính cũng như định lượng có tác động tới<br />
dòng hải lưu Biển Đông như thế nào.<br />
Sử dụng ROMS (Regional Ocean<br />
Modeling System) trong nghiên cứu vì các<br />
lí do sau: Do tính hiệu quả, nên ROMS là<br />
một trong số mô hình hoàn lưu đại dương<br />
được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng<br />
khoa học những năm gần đây đặc biệt tại<br />
các nước và các cơ quan nghiên cứu có<br />
năng lực tính toán thấp. Là một mô hình<br />
mang tính cộng đồng được sử dụng với<br />
nhiều qui mô không gian và thời gian khác<br />
nhau, từ dải ven bờ tới các đại dương thế<br />
giới, cho phép triển khai một cách hiệu quả<br />
các tính toán có độ phân dải cao. ROMS<br />
cho phép nhiều lựa chọn về sơ đồ đối lưu,<br />
gradient áp suất, khép kín rối, điều kiện<br />
biên và thậm chí cả sơ đồ đồng hóa dữ liệu.<br />
ROMS sử dụng hệ tọa độ Sigma có mô<br />
phỏng được ảnh hưởng của địa hình tới<br />
dòng chảy trung thực hơn các mô hình sai<br />
phân thông thường. Đặc biệt ROMS không<br />
phải là phần mềm thương mại mà là mã<br />
nguồn mở và nó còn tích hợp với công nghệ<br />
OpeNDAP (Open-source Project for a<br />
Network Data Access Protocol) truy cập lấy<br />
số liệu toàn cầu cho khu vực cần nghiên<br />
cứu. Vậy dùng ROMS để nghiên cứu khu<br />
vực rộng lớn của Đại Dương ở đây là khu<br />
vực tây bắc Thái Bình Dương là cần thiết<br />
và hợp lý.<br />
II. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Hệ phương trình chi phối<br />
ROMS là mã nguồn mở của mô hình hoàn<br />
lưu đại dương được sử dụng rộng rãi trong<br />
22<br />
<br />
dụng các toán tử x' = x , y ' = y ,<br />
z −ζ<br />
σ=<br />
(z = ζ “ σ = 0”, z =-H “ σ =-1”),<br />
H +ζ<br />
chúng ta thực hiện các phép biến đổi hệ tọa<br />
độ Đề Các sang hệ tọa độ Sigma ở mặt biển<br />
z = ζ đến đáy biển z = -H có tọa độ không<br />
thứ nguyên σ = 0 và σ = -1. Hệ phương<br />
trình trong hệ tọa độ Sigma có dạng:<br />
<br />
tránh những khó khăn gặp phải khi sử dụng<br />
phương pháp tính toán dòng chảy theo các<br />
tầng đẳng sâu có thể bị đổ vỡ bài toán khi<br />
gặp địa hình có tính chất phức tạp, biến đổi<br />
đột ngột, sử dụng hệ tọa độ không thứ<br />
nguyên Sigma sẽ loại trừ được bất lợi đó.<br />
Bằng cách biến đổi từ tọa độ Đề Các (x, y,<br />
z) sang hệ tọa độ không thứ nguyên (Sigma)<br />
theo phương thẳng đứng (x’, y’, σ ), sau đó<br />
<br />
sử<br />
<br />
∂ H z ∂ (H z u ) ∂ (H z v ) ∂ (H z Ω )<br />
+<br />
+<br />
+<br />
=0<br />
∂t<br />
∂x<br />
∂y<br />
∂s<br />
<br />
(1)<br />
<br />
r<br />
∂u<br />
∂φ gρ ∂z<br />
∂ζ<br />
− fv + {v .∇u = − − − g<br />
+ Fu + Du<br />
∂t<br />
∂x ρ0 ∂x<br />
∂x<br />
<br />
(2)<br />
<br />
r<br />
∂v<br />
∂φ gρ ∂z<br />
∂ζ<br />
<br />
+ fu + v .∇ v = −<br />
−<br />
− g<br />
+ Fv + D v<br />
∂t<br />
∂ y ρ 0 ∂ y<br />
∂y<br />
ρ = ρ (T , S , P)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
∂φ − gH z ρ <br />
<br />
=<br />
∂s ρ 0 <br />
<br />
(5)<br />
<br />
r<br />
∂T<br />
+ v .∇ T = FT + D T<br />
∂t<br />
∂S r<br />
+ v .∇ S = F S + D S<br />
∂t<br />
<br />
r<br />
Ở đây: v = (u,v, Ω ) ,<br />
<br />
(4)<br />
<br />
(6)<br />
(7)<br />
<br />
r<br />
∂<br />
∂<br />
∂<br />
v .∇ = u + v + Ω ,<br />
∂s<br />
∂x<br />
∂y<br />
<br />
1 <br />
∂ζ<br />
∂z<br />
∂z <br />
−u −v <br />
w − (1 + s )<br />
Hz <br />
∂t<br />
∂x<br />
∂y <br />
∂z<br />
∂z<br />
∂z<br />
và w =<br />
+ u + v + ΩH z<br />
∂t<br />
∂x<br />
∂y<br />
Các kí hiệu trong 7 phương trình chi xác định. Các hệ số đo m và n của hệ tọa độ<br />
phối của ROMS trong hệ tọa độ Sigma cong trực giao liên kết các khoảng cách sai<br />
(Arakawa và Lamb, 1977).<br />
phân theo hướng ξ, η với các cung thực tế,<br />
Trong hệ tọa độ cong trực giao, bằng thay thế và biến đổi các phương trình của<br />
cách sử dụng các toán tử ξ, η vuông góc và ROMS trong hệ tọa độ Đề Các sẽ được 7<br />
các biên của miền tính trùng với các đường phương trình tương ứng trong hệ tọa độ<br />
đẳng ξ, η, khi hàm ánh xạ được xác định thì cong trực giao (Marchesiello và cs., 2001).<br />
các hệ số đo m(ξ ,η ) , n(ξ ,η ) cũng được<br />
Ω( x , y , s , t ) =<br />
<br />
- Tại bề mặt biển z = ζ (x , y , t ) , sử dụng điều kiện biên:<br />
K m ∂u<br />
K m ∂v<br />
K m ∂S<br />
= τ sx ( x, y, t );<br />
= τ sy ( x, y, t );<br />
= (E − P )S ;<br />
H z ∂s<br />
H z ∂s<br />
H z ∂s<br />
K m ∂T<br />
Q<br />
1 dQT<br />
(T − Tref );<br />
= T +<br />
H z ∂s ρ 0 c P ρ 0 c P dT<br />
<br />
23<br />
<br />
(8)<br />
<br />
- Tại đáy biển z = H ( x , y , t ) ,<br />
K m ∂u<br />
K ∂v<br />
K ∂T<br />
K ∂S<br />
= τ bx ( x, y, t ) , m<br />
= τ by (x, y, t ) , T<br />
=0, S<br />
=0<br />
(9)<br />
H z ∂s<br />
H z ∂s<br />
H z ∂s<br />
H z ∂s<br />
Biên lỏng phía biển sử dụng công thức độ dâng mực nước biển có dạng:<br />
n<br />
<br />
ζ i = H 0 + ∑ H i Fi cos[qi t + ϕi + pi (t )]<br />
<br />
(10)<br />
<br />
i =1<br />
<br />
Biên lỏng phía sông sử dụng biểu thức: V<br />
<br />
CuaSong<br />
<br />
=<br />
<br />
Q<br />
D<br />
<br />
(11)<br />
<br />
(Q – lưu lượng, D – diện tích mặt cắt ướt ngang sông).<br />
(Phạm Xuân Dương, 2013; http://www.ocean-modeling.org).<br />
<br />
2. Nguồn số liệu<br />
<br />
Mô hình TPXO7 sử dụng dữ liệu từ<br />
TOPEX / Poseidon toàn cầu phiên bản 7.1<br />
(TPXO7.1), đây là một mô hình thủy triều<br />
đại dương toàn cầu rất hữu ích cho nghiên<br />
cứu đại dương thế giới. Trong mô hình này<br />
các sóng thành phần sẽ được tính toán và<br />
nội suy cho các điểm lưới của vùng Thái<br />
Bình Dương (Da Silva và cs., 1994).<br />
Thông lượng nước ngọt bề mặt<br />
(freshwater flux), nhiệt độ, lượng bay hơi,<br />
lượng mưa, hệ số sức căng bề mặt biển theo<br />
suốt thời gian trong năm được lấy từ<br />
COADS.<br />
Biên lỏng hướng sông không được sử<br />
dụng, vì độ sâu nhỏ nhất trong miền tính<br />
được lấy là hmin = 30 m.<br />
<br />
Số liệu nhiệt muối ở Thái Bình Dương<br />
được sử dụng lấy từ các số liệu phân tích<br />
NOMADS (NOAA Operational Model<br />
Archive and Distribution System) do Trung<br />
tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia (NCDC),<br />
Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia<br />
(NCEP) và Phòng Thí nghiệm Thủy động<br />
lực (GFDL) cùng phối hợp xây dựng. Mục<br />
tiêu chính của NOMADS là tạo điều kiện<br />
cho mọi người truy cập vào các mô hình số<br />
trị dự báo thời tiết (NWP) cũng như hoàn<br />
lưu đại dương (GCM), phát triển mối liên<br />
kết giữa các cộng đồng nghiên cứu mô hình<br />
và hợp tác cộng đồng giữa các nhà khoa<br />
học biển, thời tiết và khí hậu. Số liệu gió<br />
được lấy thông qua mô hình khí quyển<br />
(COAMPS) và từ số liệu vệ tinh<br />
scatterometers (QuikSCAT). Chuỗi số liệu<br />
gió bề mặt được trích từ bộ số liệu Khí<br />
quyển – Đại dương tổng hợp (The<br />
Comprehensive Ocean – Atmospheric Data<br />
Set – COADS). Đây là cơ sở dữ liệu được<br />
xây dựng và duy trì tại Mỹ bởi Trung tâm<br />
Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR)<br />
và Cục Khí quyển – Đại dương Quốc gia<br />
(NOAA), đặc biệt là Trung tâm Chẩn đoán<br />
Khí hậu (Climate Diagnostics Center<br />
CDC), Viện hợp tác Nghiên cứu các Khoa<br />
học Môi trường (Cooperative Institute for<br />
Research in Environmental Sciences CIRES) thuộc trường Đại học Tổng hợp<br />
Colorado và Trung tâm Dữ liệu Khí hậu<br />
Quốc gia (National Climatic Data Center –<br />
NCDC).<br />
Tại biên lỏng số liệu thủy triều được tính<br />
từ mô hình thủy triều toàn cầu TPXO7.1.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Trong nghiên cứu dòng hải lưu Thái Bình<br />
Dương được tính toán bằng mô hình ROMS<br />
cho khoảng thời gian dài hàng năm. Kết<br />
quả tính toán, dữ liệu dòng chảy, nhiệt độ,<br />
độ muối, dao động mực nước cho toàn vùng<br />
nghiên cứu được ghi vào một file có đuôi<br />
.nc (thaibinhduong_his_0001.nc) liên tục<br />
06 giờ một lần (từ 0 giờ ngày 1/1/2013 –<br />
31/12/2013). Việc đọc và xử lý lấy số liệu<br />
của file thaibinhduong_his_0001.nc cho<br />
từng thời điểm cũng khá dễ dàng bằng<br />
matlab hoăc bằng cách lập trình gọi ra. Ví<br />
dụ, trong một năm, 6 giờ một lần ghi vậy<br />
máy tính sẽ lưu 1.460 lần (time). Vậy nếu<br />
cần biết dòng chảy vào thời điểm 6 h/31/5<br />
thì ta lấy times = (31+28+31+30+30)x4 + 1.<br />
Các điều kiện thời tiết Thái Bình Dương tại<br />
những thời điểm cụ thể trong quá khứ, đã<br />
sử dụng số liệu về điều kiện biên khai thác<br />
24<br />
<br />
được từ các mô hình và cơ sở dữ liệu toàn<br />
cầu (OGCM). Tại biên lỏng sử dụng các số<br />
liệu từ Atlas biển toàn cầu, với các biên<br />
lỏng có thủy triều (mực nước và dòng triều)<br />
được tính từ mô hình thủy triều TPXO7.1.<br />
Các kết quả nghiên cứu được thể hiện qua<br />
bản đồ phân bố trường vector dòng chảy thể<br />
hiện dòng hải lưu có tốc độ trên 50 cm/s và<br />
dưới 50 cm/s (nhằm mục đích xem trường<br />
dòng chảy được rõ xu thế hơn).<br />
Do hạn chế về đường truyền Internet và<br />
hạn chế về cấu hình của máy tính nên việc<br />
truy cập số liệu cả vùng Thái Bình Dương<br />
là rất khó khăn. Do vậy, trong nghiên cứu<br />
dòng hải lưu tây bắc Thái Bình Dương, tác<br />
giả chỉ nghiên cứu dòng hải lưu trong phạm<br />
vi 3 - 400 N và 980 - 1290 E chia thành 118<br />
x 162 điểm nút với kích thước bước lưới dx<br />
dao động trong khoảng 21,27 - 27,75 km<br />
và dy khoảng 21,36 - 27,74 km. Địa hình<br />
đáy biển được nội suy từ số liệu địa hình<br />
đáy biển toàn cầu ETOPO-2 có độ phân dải<br />
2’ và được chia thành 7 lớp theo hệ tọa độ<br />
Sigma [hệ tọa độ Sigma (Arakawa và<br />
Lamb, 1977)]. 7 lớp Sigma được kí hiệu<br />
như sau: Lớp đáy - Z1, lớp trên của lớp đáy<br />
- Z2, lớp ngay dưới lớp giữa - Z3, lớp giữa<br />
- Z4, lớp ngay trên lớp giữa - Z5, lớp dưới<br />
sát lớp mặt - Z6, lớp mặt - Z7 (Z7 = 0m- độ<br />
sâu/7, Z6 = độ sâu /7 - 2x độ sâu /7...)<br />
(Hình 1-7). Từ kết quả, bước đầu cho phép<br />
nhận định trường dòng chảy tây bắc Thái<br />
Bình Dương có đặc điểm như sau:<br />
Tồn tại dòng hải lưu mạnh chảy liên tục<br />
từ bắc xuống nam đi dọc từ vùng biển phía<br />
đông bờ Đài Loan – Trung Quốc xuống dọc<br />
bờ biển Việt Nam xuất hiện ở các tầng mặt<br />
xuống tầng sát đáy. Ở các tầng sâu từ Z5 –<br />
Z2, dòng hải lưu mạnh này còn phân hóa rõ<br />
rệt thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất, đi từ<br />
vùng biển phía đông Đài Loan đi sang phía<br />
tây nam Đài Loan đi men bờ phía nam<br />
Trung Quốc qua bờ Hải Nam và men theo<br />
đường bờ Việt Nam chảy xuống phía nam.<br />
Nhánh thứ hai, đi từ vùng biển phía đông<br />
Đài Loan men theo bờ phía đông Philippin<br />
xuống phía nam. Các kết quả nghiên cứu,<br />
phù hợp với nghiên cứu của Stomel về hiện<br />
tượng cường hóa bờ phía tây Đại Dương và<br />
<br />
ông đã giải bài toán này cho Đại Dương giả<br />
định, một chiều xấp xỉ bằng bán kính trái<br />
đất và một chiều 10.000 km. Kết quả của<br />
ông đã vẽ ra được đường xiết dòng chảy bờ<br />
phía tây.<br />
Theo thời gian dòng hải lưu mạnh phía<br />
tây biến đổi không nhiều, dòng hải lưu luôn<br />
nằm trong một dải và có hướng tập trung<br />
(dòng xiết bờ phía tây). Dòng hải lưu nhánh<br />
thứ nhất ở Biển Đông ngư dân Việt Nam<br />
thường gọi là dòng bắc nam (chảy từ bắc<br />
xuống nam). Theo tính toán tốc độ của<br />
dòng hải lưu nhánh thứ nhất có tốc độ nhỏ<br />
hơn dòng hải lưu nhánh thứ hai.<br />
Xuất hiện và tồn tại nhiều vực xoáy ở<br />
các vùng khác nhau ở vùng phía tây bắc<br />
Thái Bình Dương với đường kính có thể lên<br />
tới 50 km đến hàng trăm kilômet, theo thời<br />
gian các xoáy nước này dịch chuyển sang<br />
ngang, lên và xuống. Nhiều (không phải tất<br />
cả) vực xoáy xuất hiện đều có điểm chung;<br />
phần phía tây vực xoáy thường là dòng hải<br />
lưu mạnh phía tây tạo nên. Các vực xoáy<br />
lớn có thể kể đến là các vực xoáy xuất hiện<br />
ở vùng biển Đài Loan – Philippin, vùng<br />
biển phía đông Philippin nằm trong khoảng<br />
vĩ độ 14 - 17,50N, vực xoáy phía đông bắc<br />
đảo Hải Nam và các vực xoáy ở Biển Đông<br />
và các vực xoáy thể hiện rõ nét hơn khi ở<br />
các tầng sâu (Hình 3-6).<br />
So sánh kết quả tính toán với các công<br />
bố quỹ đạo vật nổi<br />
Xem xét các kết quả bước đầu nghiên<br />
cứu dòng hải lưu tây bắc Thái Bình Dương<br />
có phù hợp với thực tế hay không. Chúng<br />
tôi so sánh kết quả trường vector dòng chảy<br />
ở Biển Đông so với quỹ đạo của vật nổi<br />
ở Đông, Tây, Bắc, Nam đảo Hải Nam (quỹ<br />
đạo vật nổi được KS. Doãn Mạnh Dũng<br />
đăng trên trang web http://kinhtebien.vn/<br />
index.php?option=com_content&view=arti<br />
cle&id=796:s-hinh-thanh-y-tng-qmay-phatin-bng-dong-hi-luq-&catid=123:nng-lngdong-hi-lu-&Itemid=27 được ông trích từ<br />
tài liệu của Bộ tư lệnh Hải quân năm 1985<br />
khi thả các vật nổi ở Đông, Tây, Bắc, Nam<br />
đảo vật nổi). Các kết quả so sánh giữa hai<br />
hình 8a (tính toán) và 8b (quỹ đạo vật nổi<br />
thả trôi) cho thấy là có sự phù hợp.<br />
25<br />
<br />